Vì sao tức giận là con dao hai lưỡi

Đôi khi vì sự tức giận, ức chế ta không kiểm soát được lời nói của bản thân. Ta dùng những ngôn từ có thể làm trái tim người khác tan vỡ. Đó có thể giữa hai người từng yêu nhau sâu đậm, đó có thể là con cái với cha mẹ, đó có thể là của ta với những người bạn...Và để rồi ta gây ra cho họ nỗi đau mà chẳng thể nào ta có thể xóa nhòa nó trong trái tim, suy nghĩ của họ.

Lời đã nói ra không thể rút lại.

Tôi đọc khá nhiều bài báo về những vụ án thương tâm, vừa đáng thương nhưng vừa đáng trách. Tất cả chỉ bắt nguồn từ một lời nói, cha la mắng con, con vác dao rượt cha, anh em cãi nhau cầm gậy gộc đánh nhau, hai người bạn thân có tí hơi men rồi đâm chết lẫn nhau... Đôi khi trong cuộc sống, ta gặp những tình huống không ngờ tới, rồi từ miệng ta buông ra những lời cay nghiệt với người đối diện, nếu là người thương yêu bạn, họ sẽ tha thứ. Nhưng những lời nói của bạn sẽ mãi nằm sâu trong tâm trí họ, chẳng thể nào quên vì lời nói của bạn đã làm tan vỡ trái tim họ. Đó là sai lầm mà bạn chẳng thể nào sửa được, bạn không có cách gì để xóa nhòa được, đó là một vết sẹo trong trái tim. Còn đối với người ngoài thì sao, một lời nói của bạn có thể đánh đổi bằng mạng sống của bạn. Bạn tức giận, lời nói của bạn cũng chứa đầy sự cay cú, thù hằn và điều đó làm cho người khác tức giận theo bạn...Và chuyện không ai muốn sẽ xảy ra. Khi đó có hối tiếc cũng chẳng kịp, vì lời đã nói ra không thể rút lại. Nó không giống như bạn mua bó rau, con cá hay bộ quần áo mà bạn không vừa ý và bạn đem trả lại.

Đến nhân vật Chí Phèo của tác giả Nam Cao, một người càn quấy, coi trời đất bằng vung nhưng vẫn muốn nghe những lời nói êm tai mà. Dù có tức giận, khó chịu như thế nào đi chăng nữa. Hãy bình tĩnh suy xét trong mọi tình huống, bạn không thể nói là bạn say bạn không làm chủ được bạn thân hay lỗi là do người đối diện. Trước khi chỉ trích người khác, ta hãy nhìn lại bản thân mình và “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Học cách kiềm chế

Trước đây, bản thân tôi là người khá cộc cằn mặc dù mọi người thường nói tôi là người hiền lành. Nhưng khi có ai làm gì, nói gì không vừa ý tôi. Tôi sẵn sàng dùng lời nói của mình để đáp trả...Và lời nói của tôi khiến người trước mặt im lặng, nhưng tôi nào biết khi tôi quay lưng bỏ đi với sự tức giận như ngọn lửa đang bốc lên ngùn ngụt, thì họ lại rơi nước mắt vì những lời nói của tôi. Khi tôi biết được điều đó, cũng là lúc tôi mất đi những người từng rất thân thiết, yêu thương tôi. Tôi bắt đầu học cách kiềm chế bản thân trước mọi việc. Thế là, tôi được mọi người yêu thương hơn trước, bạn bè tới với tôi bằng tất cả sự chân thành. Một bài học tôi rút ra, một mối quan hệ chân thành không bắt nguồn từ những giá trị vật chất mà ta đã cho họ mà là bắt nguồn từ sự đối xử của ta với họ.

Học cách bình tĩnh không quá khó, đừng quá đề cao cái tôi của mình trong mọi cuộc nói chuyện, điều đó thật sự không hề tốt. Nếu người đối diện bạn đang tức giận, bực mình vì bạn. Họ nói ra lời lẽ khiến bạn chỉ muốn tát cho họ cái bạt tai, nhưng hãy bình tĩnh, hãy để họ nói hết. Trong lúc đó, bạn hãy suy nghĩ về những việc bạn làm nếu bạn đúng hãy nói lại với thái độ nhẹ nhàng, từ tốn để xóa đi sự căng thẳng trong cuộc nói chuyện, còn nếu bạn sai thì hãy bỏ cái tôi qua một bên và nói lời xin lỗi. Nhiều người có thể không biết giá trị của lời xin lỗi, họ cho rằng xin lỗi là hạ thấp bản thân. Không phải như thế, một lời xin lỗi của bạn sẽ làm bạn nhẹ nhõm và chắc chắn hạ cơn giận của người khác. Họ chắc chắn sẽ tha thứ cho bạn và khiến họ cũng sẽ xin lỗi lại bạn vì những lời nói của họ. Một lời xin lỗi sẽ giải quyết tất cả mọi chuyện. Điều đó giúp bạn có được sự tôn trọng lớn hơn từ những người xung quanh bạn.

Vậy nên, hãy suy nghĩ trước khi phát ngôn và hãy bình tĩnh trong mọi việc,sự bĩnh tĩnh sẽ giúp bạn làm chủ mọi cuộc đối thoại. Còn nếu không, thì sẽ xảy ra những việc mà bạn không bao mong muốn nó tới. Bạn thấy đấy, lời nói là con dao hai lưỡi, không cẩn thận bạn sẽ đứt tay.

Hai con sói trong tâm trí

Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức khi bị bạn cùng lớp bắt nạt.

Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết”.

Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn”.

“Nhưng con sói còn lại thì không như thế! Nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc thật nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất kể lúc nào, mà không hề có lý do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông“, người ông cười bảo.

Cậu bé nhìn chăm chú vào mắt người ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?” Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”.

Là đàn ông, đừng để cảm xúc của người khác quyết định hành vi của bạn

Đây là câu chuyện có thực khi tác giả nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn khi dừng chân mua báo ở một quầy tạp chí ven đường.

Một lần, Sydney Harries và một người bạn dừng chân ở một quầy bán báo. Người bạn mua xong rất lịch sự nói lời “cảm ơn” nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền một tiếng cũng không mở miệng.

Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước. Sydney Harries hỏi: “Ông chủ đó có thái độ kỳ quái quá phải không”?

“Cứ mỗi buổi tối là ông ta đều như vậy cả”. Anh bạn trả lời, mắt không rời khỏi tờ báo.

Sydney lại hỏi tiếp: “Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta như thế?”

“Tại sao tôi lại để ông ta quyết định hành vi của mình cơ chứ?”, người bạn quay sang nói rồi mỉm cười.

Nên rút ra điều gì từ hai câu chuyện này?

Cuộc sống này chính là như vậy, bạn không thể kiểm soát những gì xảy ra với mình, nhưng bạn có thể kiểm soát cách bạn phản ứng với nó. Cuộc đời quá ngắn để lãng phí thời gian ghét bỏ ai đó. Hãy khóc nếu muốn nhưng đừng bao giờ cho phép bản thân mình gục ngã.

Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt. Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt. Chân thành không mệt, giả dối mới mệt. Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt. Được mất không mệt, tính toán mới mệt. Thể chất mệt không hẳn là mệt, tâm can mệt mới là mệt. Bạn đã biết vì sao tâm trí mình luôn mệt mỏi chưa?

Vậy nên, sống ở đời, để có thể sống một cách vui vẻ và thanh thản, bạn hãy luôn tâm niệm rằng, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được có chừng có mực, khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lui.

Tham khảo: Firstpeople

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

“Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận cũng là “con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng.Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một bước, cố gắng kiểm soát sự việc, và khiến chúng diễn tiến như cách ta muốn, hoặc lùi lại một bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm ra cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản. Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời. Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào cũng như chất chứa một dòng nham thạch chỉ trực chờ cơ hội là tuôn trào phá hủy tất cả.Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần thiết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng.Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc phải sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác”.

[Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.11-12]​


Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. [0,5 điểm]
Câu 2.Vì sao người viết lại cho rằng sự tức giận là “con dao hai lưỡi”? [0.75điểm]
Câu 3.Theo anh/chị, vì“sao đừng bao giờ”đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời? [1.0 điểm]
Câu 4.Anh/Chị thường làm gì khi giận dữ hoặc chứng kiến cơn giận dữ của người khác? [0,75 điểm]

Reactions: Phạm Đình Tài

“Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận cũng là “con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng.Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một bước, cố gắng kiểm soát sự việc, và khiến chúng diễn tiến như cách ta muốn, hoặc lùi lại một bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm ra cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản. Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời. Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào cũng như chất chứa một dòng nham thạch chỉ trực chờ cơ hội là tuôn trào phá hủy tất cả.Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần thiết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng.Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc phải sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác”.

[Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.11-12]​


Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. [0,5 điểm]
Câu 2.Vì sao người viết lại cho rằng sự tức giận là “con dao hai lưỡi”? [0.75điểm]
Câu 3.Theo anh/chị, vì“sao đừng bao giờ”đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời? [1.0 điểm]
Câu 4.Anh/Chị thường làm gì khi giận dữ hoặc chứng kiến cơn giận dữ của người khác? [0,75 điểm]

Câu 1. Nghị luận
Câu 2. Tác giả cho rằng tức giận là ''con dao hai lưỡi'' vì: Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng.Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Câu 3. Nóng giận là cảm xúc nhất thời, chóng tới chóng tàn nhưng hệ lụy của cơn nóng giận đôi khi sẽ tác động âm ỉ đến những quyết định quan trọng. Vì thế hãy bảo vệ sự bình yên trong tâm hồn để đưa ra những quyết định xác đáng Câu 4. Tùy quan điểm, nên thêm lí do hợp lí

Link tham khảo thêm //diendan.hocmai.vn/threads/but-pha-ngu-van-kttnthptqg-2022-doc-hieu.840270/#post-4093369


Chúc bạn học tốt

Reactions: Yang Yeon and Xuân Hải Trần

Video liên quan

Chủ Đề