Vì sao nói Cần Vương chỉ là danh nghĩa tính chất yêu nước chống Pháp mới là chủ yếu

Câu hỏi :Tính chất của phong trào Cần vương là

A. đấu tranh tự phát của nông dân.  

B. yêu nước trên lập trường phong kiến.

C. đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.       

D. yêu nước mang tính chất dân chủ nhân dân

Lời giải

Đáp án đúng: B. yêu nước trên lập trường phong kiến.

Tính chất của phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

Vì sao nói Cần Vương chỉ là danh nghĩa tính chất yêu nước chống Pháp mới là chủ yếu

Để nắm rõ hơn về tính chất phong trào Cần Vương , Toploigiai xin mời các bạn tham khảo nội dung dưới đây nhé.

1. Cần Vương có nghĩa là gì?

- Cần Vương có nghĩa là là giúp vua, phò vua giúp nước. Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên, phong trào này không để lại nhiều dấu ấn. Cho nên khi nhắc tới Cần Vương, người ta thường nghĩa tới phong trào chống Pháp xâm lược.

- Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước nhằm hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Phong trào thu hút được một số quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Tuy nhiên, quy mô của phong trào còn riêng lẻ và mang tính địa phương.

2. Tác dụng của chiếu Cần Vương

  • Chiếu Cần Vương kêu gọi toàn bộ nhân dân cả nước đứng lên cùng đoàn kết để giúp vua chống lại thực dân Pháp xâm lược.
  • Lời kêu gọi đã dẫn lên một loạt phong trào chống Pháp mạnh mẽ khắp cả nước. Trong đó, có thể kể đến một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành – Đinh Công Tráng lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…

Đặc điểm của phong trào Cần Vương

- Mục tiêu: Chống thực dân Pháp, chống phong kiến đầu hàng, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập.

- Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu. Một số cuộc khởi nghĩa đã có những người tài giỏi xuất thân từ nông dân tham gia lãnh đạo bên cạnh các văn thân sĩ phu, tiêu biểu là Cao Thắng bên cạnh Phan Đình Phùng trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê, Cao Điền bên cạnh Tống Duy Tân trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

- Lực lượng tham gia: Văn thân, sĩ phu yêu nước, nông dân.

- Hình thức đấu tranh: Tất cả các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương đều theo hình thức đấu tranh duy nhất là vũ trang bạo động. Đó cũng là truyền thống của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Điều này chứng tỏ phong trào Cần Vương đã kế thừa truyền thống đấu tranh của dân tộc.

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương đã tận dụng mọi loại hình của đấu tranh vũ trang: Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy tận dụng địa bàn rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để tiến hành cuộc chiến tranh du kích với căn cứ chính ở Hưng Yên- Hải Dương và các tỉnh thuộc tả ngạn sông Hồng; khởi nghĩa Ba Đình lại dựa vào điều kiện tự nhiên để xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố; cuộc khởi nghĩa Hương Khê lại lợi dụng địa thế hiểm trở của núi rừng để đánh giặc.

3. Tính chất của phong trào Cần Vương

- Tại sao nói phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX thực chất là một phong trào yêu nước của nhân dân chống Pháp giành độc lập cho đất nước là bởi vì nó là sự tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, không phải từ khi bắt đầu có chiếu Cần Vương (7/1885) mà đã được chuẩn bị ngay sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước Quý Mùi (1883). Đáp lại việc kí hiệp ước đầu hàng, phong trào kháng chiến của nhân dân bùng nổ khắp nơi. Sự phân hóa trong giới quan lại của triều đình đã dẫn đến cuộc tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế và ngay sau đó, khi có chiếu Cần Vương, phong trào hưởng ứng chủ trương Cần Vương cứu nước diễn ra sôi nổi từ 1885 – 1 896.

- Mục đích của phong trào là đánh đuổi quân xâm lược Pháp để khôi phục nhà nước phong kiến đã sụp đổ (trung quân – ái quốc), nhưng mục đích lớn nhất trước hết là đánh giặc cứu nước, đó là yêu cầu chung của cả dân tộc.

- Chính mục đích này chi phối nên sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, từ 1888 – 1896 không cò sự chỉ đạo của triều đình, phong trào vẫn tiếp tục phát triển quyết liệt, quy tụ tại một số trung tâm lớn như các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình và đặc biết là cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

- Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa không phải là các võ quan triều đình như trong thời kì đầu chống Pháp mà chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược.

- Lực lượng tham gia kháng chiến chủ yếu là các văn thân, sĩ phu, nông dân yêu nước.

4. Ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương.

- Phong trào thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí quật cường của nhân dân ta mà chủ yếu là nông dân nhằm thực hiện mục tiêu cao cả chống thực dân Pháp cứu nguy cho tổ quốc, yêu nước là chính, Cần Vương chỉ

- Sự thất bại của phong trào đều do hệ tư tưởng phong kiến chi phối. Điều đó chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra. Do đó, thất bại của phong trào đã chấm dứt thời kì đấu tranh theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến, chấm dứt sứ mệnh lịch sử của giai cấp phong kiến trong việc lãnh đạo phong trào cách mạng. Từ đây phong trào cách mạng của Việt Nam đặt ra yêu cầu cần phải tìm ra con đường đấu tranh mới có thể giành được độc lập dân tộc, nó giúp cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến những ánh sáng tư tưởng mới để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc là phụ.

- Tuy cuối cùng thất bại nhưng phong trào có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh, tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 8 hay nhất