Vì sao mặt trăng khi tròn khi khuyết bachkhoatrithuc.vn

Or you want a quick look:

Vì sao mặt trăng khi tròn khi khuyết bachkhoatrithuc.vn

Mặt trăng (nguyệt cầu) là thiên thể gần chúng ta nhất. Từ xưa đến nay, mọi người đều yêu thích nồng nàn nó. Nhưng sự hiểu biết của người xưa đối với mặt trăng còn rất không đủ. Ở nhiều nước vẫn lưu truyền hàng loạt chuyện thần thoại về thế giới trên mặt trăng thời cổ đại của Trung Quốc có các câu chuyện thần thoại như “Hằng Nga lên trăng” “Ngô Cương chặt quế” “Thỏ Ngọc giã thuốc” v.v… Đó là bởi vì người xưa chỉ quan sát bằng mắt thường, khó phân biệt được hình dáng thật của mặt trăng, vì thế, tưởng tượng các phần sáng tối khác nhau trên mặt trăng là những hình tượng Hằng Nga, Ngô Cương, Thỏ Ngọc…

Với sự phát triển của khoa học, loài người đã bước vào thời đại mới, nhận thức được về mặt trăng, đồng thời có thể giải thích một cách khoa học sự thay đổi lúc đầy lúc khuyết của nó. Từ mặt đất nhìn lên, hình dáng của mặt trăng luôn thay đổi: tròn rồi khuyết, khuyết rồi tròn; khi thì trăng cong treo nghiêng, khi thì mâm tròn treo cao.

Bạn đang xem: Vì sao mặt trăng lúc thì tròn, lúc thì khuyết?

Thế thì, tại sao trăng khi tròn khi khuyết? Quả đất và mặt trăng vốn cùng một hệ thống thiên thể, gọi là hệ thống quả đất- mặt trăng. Thông thường khi nói đến sự vận động của hệ thống là nói đến sự chuyển động của mặt trăng xoay xung quanh quả đất.

READ  Định Nghĩa & Ví dụ vuidulich.vn

Khi mặt trăng quay xung quanh quả đất, thì vị trí tương đối giữa mặt trăng, mặt trời, quả đất không ngừng thay đổi. Lúc mặt trăng quay đến vị trí giữa quả đất và mặt trời, lúc đó, phần hướng về quả đất của mặt trăng không nhận được ánh sáng mặt trời; người ta suốt đêm không thể nhìn thấy nó, gọi là không trăng hoặc “ngày Sóc”.

Sau đó trăng quay đến một vị trí khác. Phần được chiếu sáng dần dần hướng về quả đất, mép của nó nhìn cong cong như mày ngài hoặc lưởi liềm, gọi là trăng lưỡi liềm. Qua vài ngày, trăng dần “mập” ra, biến thành gần nửa vòng tròn, như cái cung đó là trăng thượng huyền. Sau đó thì thành trăng lồi.

Xem thêm: Entity Relationship Diagram Là Gì ? Cách Vẽ Erd Cách Vẽ Mô Hình Thực Thể Erd Siêu Đơn Giản

Từ đó về sau, trăng dần dần chuyển đến phía khác đối diện với mặt trời, nửa hướng về quả đất, diện tích nhận được ánh sáng càng ngày càng lớn. Khi quả đất nằm giữa mặt trăng với mặt trời thì phần nhận được ánh sáng của mặt trăng hoàn toàn hướng về quả đất, người ta nhìn thấy trăng tròn. Đó là trăng đầy, còn gọi trăng rằm, ngày “vọng”.

Tại sao trăng dần dần trở thành móc câu? Thời gian trăng tròn sáng trưng chỉ được một hai ngày, vị trí của mặt trăng tiếp tục di chuyển. Phần nhận được ánh sáng hướng về Trái đất của trăng dần dần nhỏ lại. Trước tiên biến thành trăng lồi, rồi biến thành trăng nửa hình tròn. Đó là trăng hạ huyền. Từ đó về sau, trăng dần dần “gầy” đi, biến thành trăng mày ngài cong cong. Rồi một hai ngày sau, không còn nhìn thấy trăng nữa.

READ  Bạn Gái Của Mc Quang Bảo Sinh Năm Bao Nhiêu, Cao Bao Nhiêu?

Khi trăng mới hoặc trăng cuối tháng theo đường nét trăng thường có thể nhìn thấy hình dáng, một vòng tròn. Hiện tượng thiên nhiên thú vị này gọi là “trăng mới ôm trăng cũ”.

Điều này cũng dễ hiểu. Trăng mày ngài là phần trăng được mặt trời chiếu sáng mà người ta nhìn thấy phần mờ kia là phần ẩn của trăng là phần đêm của trăng. Trăng có thể chiếu sáng quả đất, ánh sáng phản chiếu của quả đất cũng có thể chiếu sáng mặt trăng, khiến cho phần ẩn của trăng hiện ra mờ mờ. Điều kỳ diệu là ánh sáng mờ mờ đó rất biến ảo, lúc là màu xanh nhạt, lúc màu vàng nhạt. Đó là do phần lục địa hay phần biển cả ở quả đất hướng về mặt trăng.

See more articles in the category: wiki

Vì sao mặt trăng khi tròn khi khuyết bachkhoatrithuc.vn
Giải thích (Vật lý - Lớp 8)

Vì sao mặt trăng khi tròn khi khuyết bachkhoatrithuc.vn

4 trả lời

Vận tốc của xe B so với xe A (Vật lý - Lớp 10)

1 trả lời

Viết phương trình chuyển động của hai xe (Vật lý - Lớp 10)

1 trả lời

TRĂNG TRÒN TRĂNG KHUYẾT

Chúng ta ngắm nhìn trăng, có lúc cong cong như nết lông mày có lúc lại tròn như chiếc đĩa bạc. Hiện tượng này người ta gọi là biến đổi “nguyệt tướng” (tướng mạo Mặt trăng). Vì sao Mặt trăng lại thường xuyên thay đổi diện mạo?

Mặt trăng cũng như Trái đất, bản thân đều không phát sáng, chỉ phản xạ ánh sáng Mặt trời. Mặt được chiếu sáng sẽ sáng, mặt kia không được chiếu sáng lại tối om. Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất từ tây sang đông.Vị trí tương đối giữa Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng luôn thay đổi làm cho nửa sáng của Mặt trăng lúc thì ngửa hẳn mặt về phía Trái đất, lúc lại quay nghiêng, thậm chí có lúc quay phắt đi. Như vậy là từ Trái đất nhìn lên ta thấy Mặt trăng khi tròn khi khuyết theo một quy luật nhất định.

Cứ ngày mồng l âm lịch, khi mặt trăng chuyển động đến vị trí nằm giữa Mặt trời và Trái đất, mặt tối cua nó sẽ đối diện thẳng với Trái đất, lại cùng mọc cùng lặn với Mặt trời, người ta không thể trông thấy được. Lúc này nguyệt  tướng gọi là  ''sóc'' hoặc ''Trăng non''.

Trăng non quá đi, Mặt trăng dần đần ra khỏi vị trí giữa Trái đất và Mặt trời, lúc đó ta sẽ thấy một phần nhỏ của Mặt trời chiếu sáng cong như lưỡi niềm, nên nguyệt tướng được  gọi là “lưỡi liềm”. Trăng lưỡi liềm chỉ thấy được phía trời tây lúc bảng lảng hoàng  hôn.

Đến khoảng mồng 8 âm lịch Mặt trăng đã  di chuyển đến 90o phía đông của Mặt trời, lúc  đó ta thấy Mặt trăng sáng nửa mặt ở phía tây lúc đó nguyệt tướng gọi là ''Thượng huyền''. Trăng thượng huyền mọc vào lúc nửa đêm về trước, còn nửa đêm về sáng trăng đã lặn mất rồi.

 Sau thượng huyền, trăng tròn dần, ta có thể thấy nửa lớn mặt sáng của Mặt trăng. Nguyệt tướng gọi là ''lồi''.

Đến ngày 15, 16 âm lịch, Mặt trăng đến vị trí 180o trên thiền cầu so với Mặt trời, lúc đó Trái đất nằm giữa Mặt trăng với Mặt  trời. Từ Trái đất nhìn lên, toàn bộ mặt sáng của trăng chiếu thẳng xuống. Khi đó ta gọi là ''vọng'' hoặc “trăng tròn”. Lúc hoàng hôn, trăng mọc từ phương đông đến bình minh trăng  lặn ở  phương tây.

Sau trăng tròn vị trí giữa Mặt trăng và Mặt trời dần đến gần nhau, Mặt trăng ''gầy'' đi, lúc đó nguyệt tướng lại trở về với bộ mặt “lồi”, ''hạ huyền'' và '' lưỡi liềm''.

Trăng lưỡi liềm vào cuối tháng, ta vẫn quen gọi là ''Trăng tàn''.

Nguyệt tướng của trăng “thượng huyền” và “hạ huyền” giống nhau và lưỡi liềm đầu tháng với lưỡi liềm cuối tháng cũng  giống nhau trăng non với trăng tàn cũng vậy thôi, nhưng thời gian xuất hiện vị trí và tướng quay của mặt sáng lại khác nhau. Trăng non xuất hiện lúc hoàng hôn trăng thượng huyền xuất hiện lúc nửa đêm ở phương tây, “mặt” của trăng hướng về phía tây, có nghĩa là sáng ở nửa phía tây. Trăng tàn xuất hiện lúc bình minh ở phương đông  trăng hạ huyền xuất hiện lúc nửa đêm về sáng ở phương đông. Mặt của nó hướng về phía đông tức là sáng ở  nửa phía đông.

Người ta vẫn thường căn cứ vào nguyệt  tướng của trăng để tính ngày giờ theo âm lịch.

Thời gian Mặt trăng từ vị trí trăng non trở lại vị trí trăng non trung bình hết 29, 53 ngày, có nghĩa là nguyệt tướng thay đổi theo chu kỳ 29, 58 ngày, và gọi một chay kỳ này là một ''sóc vong trăng''.

Vì sao Mặt trăng khi tròn khi khuyết?

Mặt trăng mà chúng ta nhìn thấy trong một tháng luôn thay đổi hình dạng, có hôm tròn như chiếc mâm con, có hôm khuyết như nửa chiếc bánh nướng, có hôm cong như chiếc lưỡi liềm. Hiện tượng lúc tròn lúc khuyết là do nguyên nhân gì nhỉ?

Người Babilon cổ đại cho rằng: Mặt trăng là một hình cầu có 1 nửa phát sáng và 1 nửa tối; khi nửa phát sáng của Mặt trăng quay về phíaTrái đất thì ta nhìn thấy trăng tròn; khi Mặt trăng quay cả phần sáng và phần tối về phía Trái đất thì ta nhìn thấy trăng khuyết và khi Mặt trăng quay phần tối về phía Trái đất thì ta không nhìn thấy trăng.

Mặt trăng là một vệ tinh quay quanh Trái đất, Mặt trăng không phát nhiệt cũng không phát sáng. Trong vũ trụ tối tăm đáng lẽ chúng ta không nhìn thấy Mặt trăng nhưng do Mặt trăng phản xạ ánh sáng Mặt trời nên chúng ta mới nhìn thấy nó.

Trong quá trình Mặt trăng quay quanh Trái đất, vị trí tương đối giữa Mặt trăng, Trái đất, thay đổi. Khi Mặt trăng đi vào giữa Trái đất và Mặt trời, mặt hướng vào Trái đất của Mặt trăng không được Mặt trời chiếu sáng nên chúng ta không nhìn thấy Mặt trăng, đó là "trăng sóc - trăng mới" hiện tượngnày xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch hàng tháng.

Sau đó 2-3 ngày, Mặt trăng chuyển dịch dần theo quỹ đạo của nó ra khỏi vị trí thẳng hàng với Trái đất và Mặt trời, lúc này ánh Mặt trời chiếu vào mép của nửa Mặt trăng hướng về Trái đất và chúng ta nhận thâý trăng khuyết hình lưỡi liềm trên không trung. Trăng lúc này cũng được gọi là "trăng mới".

Từ đó trở đi, Mặt trăng tiếp tục chuyển dịch theo quỹ đạo và mỗi ngày nửa mặt trăng hướng về Trái đất càng được Mặt trời chiếu sáng nhiều hơn, trăng lưỡi liềm mỗi ngày thêm đầy đặn, đến ngày 7 hoặc 8 thành nửa hình tròn. Người ta gọi đó là trăng thượng huyền.

Sau trăng Thượng huyền, Mặt trăng chuyển dần đến vị trí đối diện với Mặt trời (Mặt trăng - Trái đất - Mặt trời), nửa Mặt trăng hướng về Trái đất được Mặt trời chiếu sáng ngày càng nhiều, bởi vậy chúng ta thấy Mặt trăng đầy dần đầy dần và đến khi Mặt trăng hoàn toàn đối diện với Mặt trời, nửa Mặt trăng hướng về Trái đất đều nhận được ánh sáng Mặt trời thì chúng ta nhìn thấy Mặt trăng tròn vành vạnh, đó là đêm rằm (trăng vọng). Thời gian trăng tròn chỉ độ 1-2 ngày. Những ngày tiếp theo vị trí đối diện giữa Mặt trăng và Mặt trời thay đổi dần, nửa Mặt trăng hướng về Trái đất nhận được ánh sáng Mặt trời ít dần và chúng ta thấy Mặt trăng sẽ "gầy dần". Sau đêm rằm độ 7-8 ngày, chúng ta chỉ còn nhìn thấy 1/2 Mặt trăng, đó là trăng "Hạ huyền".

Sau "Hạ huyền" Mặt trăng tiếp tục gầy đi, tiếp đó 4-5 ngày chỉ còn lại hình lưỡi liềm, đó "trăng tàn". Sau đó trăng nhỏ dần và mất hẳn - thời kỳ "trăng mới" lại bắt đầu.

Hiện tượng tròn khuyết của Mặt trăng là do Mặt trăng không tự phát sáng. Bạn có thể lấy một quả bóng và ngọn đèn làm thí nghiệm chứng minh với nguyên lý như đã trình bày ở trên. Ngọn đèn là Mặt trời, quả bóng là Mặt trăng, đầu của bạn là Trái đất. Bạn cầm quả bóng và tự xoay người, bạn sẽ nhìn thấy quả bóng lần lượt xuất hiện "trăng mới", "trăng thượng huyền", "trăng rằm", "trăng tàn" rồi lại "trăng mới"...

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giải đáp 136 câu hỏi về thiên văn học
  • Nguồn: kenhsinhvien.vn