Vì sao không nên ngủ trên xe ôt

​Rất nhiều tài xế trong những lúc mệt mỏi, thường đóng kín cửa kính rồi ngủ trong ô tô đang bật điều hòa và đã có không ít vụ việc tử vong.

Mùa Hè đến, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao, việc phải lái xe trong điều kiện nắng gắt khiến nhiều tài xế dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung.

Rất nhiều tài xế trong những lúc mệt mỏi, thường đóng kín cửa kính rồi ngủ trong ô tô đang bật điều hòa mát rượi mà không biết rằng, từng có không ít vụ việc tử vong vì thói quen này.

Như vụ việc hồi tháng 9/2018, đã từng có 1 vị giám đốc trẻ 34 tuổi được phát hiện tử vong trong ô tô đang đỗ trước nhà ở phường Đằng Hải, quận Hải An [Hải Phòng]. Qua quá trình điều tra được biết, đêm trước vị này về nhà muộn, trời mưa nên ngủ luôn trong xe vì không muốn đánh thức người nhà. Do đóng kín cửa xe, nổ máy chạy điều hòa nên anh bị ngạt khí. 

Nằm ngủ trong xe ô tô có bật điều hòa cần hết sức lưu ý để cho không khi lưu thông.Hay như bi kịch thương tâm đã xảy ra tại bãi đỗ xe của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 19/5/2020 vừa qua. Do thời tiết nắng nóng, 2 thanh niên đã bật điều hoà rồi ngủ thiếp trong xe. Khoảng 3 giờ chiều hôm đó, 2 thanh niên được người dân phát hiện đã tử vong trong tình trạng cả người lạnh cứng.

Tường chừng như việc ngồi trong xe hơi bật điều hòa, mặc cho trời nắng nóng hay trời mưa giá lạnh cũng vẫn an toàn, tuy nhiên có những hiểm họa mà bạn không bao giờ lường trước được.

Về vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi ngắn với bác sỹ Lương Trung Thành, Phòng khám Bác sỹ Gia đình, Đại học Quốc gia Hà Nội.

PV: Nguyên nhân từ đâu dẫn đến tình trạng tử vong khi ngủ trong ô tô đang bật điều hòa đóng kín cửa, thưa bác sĩ?

Bác sỹ Lương Trung Thành: Khi ngủ trong ô tô đang bật điều hòa đóng kín cửa, hàm lượng oxy sẽ giảm dần do quá trình chúng ta hít thở và trao đổi oxy, khi đấy hàm lượng CO2 sẽ tăng lên.

Ngoài ra, việc lái xe dừng, đỗ 1 chỗ mà đang bật điều hòa, sẽ sản sinh ra khí carbon monoxide [CO]. Lúc này, khí CO sẽ len lỏi vào trong khoang xe gây hại cho cơ thể, đặc biệt là ngộ độc. Nếu cơ thể bị ngộ độc, hôn mê có thể dẫn đến tình trạng tử vong khi đóng kín cửa và ngủ trong xe ô tô.

PV: Khi lái xe di chuyển hàng giờ trên ô tô đóng kín cửa và bật điều hòa có gì khác so với việc ngủ trong ô tô?

Bác sỹ Lương Trung Thành: Khi lái xe đang di chuyển thì lượng không khí luôn thay đổi, vì thế khí CO không có nồng độ cao xung quanh xe và khó len lỏi vào trong buồng lái. Việc này sẽ giúp cho những người ngồi trong ô tô tránh được nguy cơ bị ngộ độc.

PV: Có lưu ý gì để giúp cho các lái xe phòng tránh trong thời tiết đang bước vào giai đoạn nắng nóng như thế này, thưa bác sĩ?

Bác sỹ Lương Trung Thành: Trong mùa nắng nóng trên 40 độ C ở ngoài đường, khi các lái xe đang di chuyển hay như các lái xe taxi trong khi chờ khách mà ngồi nghỉ ngơi thì nên kiếm những nơi có tán cây bóng mát để dừng đỗ.

Ngoài ra, nếu nằm nghỉ ở trong xe, các lái xe nên để chế độ lọc gió ngoài, kèm theo để hé cửa kính tầm khoảng 2 – 3 cm để làm sao vẫn có thể lấy được không khí từ bên ngoài vào, tránh việc ngộ độc. 

Bên cạnh đó, mỗi 30 – 45’, các lái xe nên mở cửa ra ngoài xe để lấy không khí thoáng mát bên ngoài và hạn chế ngồi trong xe liên tục hàng giờ.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ!./.

[Theo vov.vn]

Việc ngủ trong xe hơi là tình huống bất khả kháng khi bạn ở trong tình trạng quá mệt mỏi. Có nhiều lý do khiến bạn không nên ngủ trong xe hơi như: Nguy cơ mắc ung thư, bị trộm cắp và nguy hiểm nhất là tử vong do thiếu khí hay ngộ độc khí. Đã có không ít các trường hợp đáng tiếc xảy ra do thiếu hiểu biết khi ngủ trong ô tô được ghi nhận trên thế giới và cả ở Việt Nam trong nhiều năm qua.

Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tử vong là ngủ đóng kín cửa và bật điều hòa lấy gió trong. Mặt tích cực của việc đóng kín cửa và bật điều hòa lấy gió trong là tiết kiệm nhiên liệu, đề phòng trộm cắp nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong chỉ sau vài giờ ngủ quên. Đối với một số mẫu xe hơi đời mới, hệ thống điều hòa đã khắc phục hạn chế nguy cơ này bằng cách chuyển linh hoạt giữa 2 chế độ lấy gió trong và gió ngoài sau 5 phút.

Tuy nhiên, không phải ai đang sở hữu một mẫu ô tô đời mới có công nghệ này. Ở chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa trên các xe đời cũ dùng chính không khí bên trong xe để làm lạnh khiến việc lưu thông không khí với bên ngoài gần như không có. Nếu ngủ trong ô tô lúc này với cửa đóng kín có thể dẫn đến tử vong trong khoảng 2 - 3 giờ vì cạn kiệt oxy, càng nhiều người thì thời gian càng rút ngắn đi. Lưu ý hàng đầu khi ngủ trong xe hơi là bật điều hòa phải chọn chế độ lấy gió ngoài giúp việc lưu thông không khí được tuần hoàn hơn.

Thậm chí, ngay cả trong trường hợp đã chọn chế độ lấy gió ngoài vẫn có thể bị tử vong do động cơ chết máy. Lí giải tình trạng này có thể là do chiếc xe bị hết nhiên liệu hoặc động cơ quá nóng vì dừng lâu một chỗ khiến hệ thống làm mát bằng gió cưỡng bức không hoạt động.

Như vậy, việc ngủ trong ô tô tồn tại nhiều nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Trong những trường hợp bắt buộc phải ngủ trong xe, tài xế nên lựa chọn nơi thoáng đãng, không khí lưu thông tốt. Đặc biệt nên tránh đỗ xe trong không gian chật hẹp, bí khí vì trong trường hợp này, ngay cả khi bạn mở hết cửa xe vẫn có thể bị thiếu oxy hay nghiêm trọng hơn là ngộ động khí CO thải từ động cơ.

Tếp theo là chỉ bật điều hòa trong trường hợp cần thiết, chọn chế độ lấy gió ngoài hoặc tự động trên xe hơi đời mới. Lưu ý chỉnh hệ thống gió điều hòa tránh thổi thẳng vào mặt dễ cảm lạnh.. Bước quan trọng nhất chính là khóa cửa và hạ kính cửa sổ xuống khoảng 1,25~1,5 cm để không khí vẫn đảm bảo lưu thông mà không quá ảnh hưởng tới việc làm mát của hệ thống điều hòa. Hành động này này giúp bạn tránh được những rủi ro khi động cơ tắt máy đột ngột, hệ thống điều hòa trong xe hỏng… và cả những đạo chích lăm le trộm đồ khi chủ nhân đang ngủ say. Tất nhiên, trong trường hợp này bạn cũng nên cất kỹ điện thoại, ví và các món đồ giá để không gặp kêr gian.

Để cẩn thận hơn, bạn có thể đặt báo thức sau mỗi giờ, việc này khiến giấc ngủ bị gián đoạn nhưng nó giúp bạn kiểm soát tình huống tốt hơn do việc ngủ trong ô tô chưa bao giờ là an toàn.

Carmudi Việt Nam

Việc ngủ trong xe hơi là tình huống bất khả kháng khi bạn ở trong tình trạng quá mệt mỏi bởi hành trình dài. Có nhiều lý do khiến bạn không nên ngủ trong xe hơi như: tử vong do thiếu khí hay ngộ độc khí, nguy cơ bị trộm cắp,.. Đã có không ít các trường hợp đáng tiếc xảy ra do thiếu hiểu biết những lưu ý khi ngủ trong ô tô được ghi nhận trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bất khả kháng, người lái không còn sự lựa chọn, buộc phải chợp mắt trong xe để đảm bảo sự tỉnh táo cho hành trình tiếp theo. Trong trường hợp này, lái xe cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây để đảm bảo an toàn tính mạng: 

Tin liên quan: Lộ ảnh nội thất VinFast VF e34 gây bão cộng đồng mạng

Đây là điểm cực kỳ quan trọng bởi nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tử vong là ngủ đóng kín cửa và bật điều hòa lấy gió trong. Mặt tích cực của việc đóng kín cửa và bật điều hòa lấy gió trong là tiết kiệm nhiên liệu, đề phòng trộm cắp. 

Ở chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa trên xe dùng chính không khí bên trong xe để làm lạnh khiến việc lưu thông không khí với bên ngoài gần như không có. Nếu ngủ trong ô tô lúc này với cửa đóng kín có thể dẫn đến tử vong trong khoảng 2 – 3 giờ vì cạn kiệt oxy. Lưu ý hàng đầu khi ngủ trong xe hơi là bật điều hòa phải chọn chế độ lấy gió ngoài giúp việc lưu thông không khí được tuần hoàn hơn.

Trong những trường hợp bắt buộc phải ngủ trong xe, tài xế nên lựa chọn nơi thoáng đãng, không khí lưu thông tốt. Đặc biệt nên tránh đỗ xe trong không gian chật hẹp, bí khí vì trong trường hợp này, ngay cả khi bạn mở hết cửa xe vẫn có thể bị thiếu oxy hay nghiêm trọng hơn là ngộ động khí CO thải từ động cơ.

Bước quan trọng nhất chính là khóa cửa và hạ kính cửa sổ xuống khoảng 1,25~1,5 cm để không khí vẫn đảm bảo lưu thông mà không quá ảnh hưởng tới việc làm mát của hệ thống điều hòa. Hành động này này giúp bạn tránh được những rủi ro khi động cơ tắt máy đột ngột, hệ thống điều hòa trong xe hỏng… và cả những đạo chích lăm le trộm đồ khi chủ nhân đang ngủ say. Để cẩn thận hơn, bạn có thể đặt báo thức sau mỗi giờ, việc này khiến giấc ngủ bị gián đoạn nhưng nó giúp bạn kiểm soát tình huống tốt hơn do việc ngủ trong ô tô chưa bao giờ là an toàn.

Lưu ý các dòng xe VinFast như xe Fadil, VinFast Lux A20, SA2.0 đều có trang bị gió trong và ngoài, khi ngủ các bạn lưu ý nên lấy gió ngoài và làm theo các bước hướng dẫn nhé.

Dù chỉ là chợp mắt hay tìm kiếm một giấc ngủ dài, thì bạn cũng cần chọn cho mình một chỗ ngủ an toàn. An toàn ở đây là vị trí giúp bạn tránh khỏi những nguy cơ tấn công [cướp giật, trộm cắp, dã thú nguy hiểm], va chạm giao thông hay phạm luật về dừng đỗ. 

Lựa chọn địa điểm phù hợp để ngủ trong xe ô tô là rất cần thiết

Bạn không nên dừng xe ở những đoạn đường hỏe lánh nhưng có thể chọn một con đường nhỏ, không quá xa đường quốc lộ hoặc cao tốc. Lý tưởng nhất là bạn dừng xe ở nơi mở cửa 24 giờ như một siêu thị, cây xăng, trạm dừng chân hoặc những khu dân cư cho phép đỗ xe trên phố.

Để tránh việc khi mở mắt thức dậy thấy ai đó đang kinh hãi nhìn chằm chằm vào xe của bạn, hãy đảm bảo bạn được an toàn, thoải mái ở trong xe tách biệt với thế giới bên ngoài. Dùng khăn hoặc vải để che kính lại. Các đồ vật không dùng đến có thể sắp xếp ở bảng điều khiển phía trước hoặc kệ phía sau để cho bớt khoảng kính nhìn vào phía trong.

Che chắn nếu trong xe nếu có trẻ em và phụ nữ, muốn không gian riêng tư

Tin liên quan: Những ký hiệu ‘biết nói’ trên kính chắn gió ô tô không phải ai cũng hiểu

Mặc dù biết việc ngủ trong xe không thể êm ái như giường nhưng hãy dùng mọi cách để biến nó thành dễ chịu nhất có thể. Các mẫu xe hiện nay phần lớn có ghế trước có thể ngả hết cỡ tạo tư thế khá thoải mái để chợp mắt. Ngoài ra, hàng ghế sau cũng có thể trở thành chiếc giường êm ái cho những ai không quá cao lớn. Một số mẫu xe, hàng ghế sau có thể gập hoàn toàn, tạo không gian khá rộng rãi ở khoang hành lý và chắc chắn đây là không gian khá thú vị để ai đó có thể ngả lưng, ngủ tạm.

Đối với những người cao từ 1,8m trở lên sẽ có xu hướng nằm nép lưng vào góc ghế mặt quay ra để tối đa được không gian nhưng thực tế vẫn có thể ngữa nằm thoải mái trên mặt ghế, đầu kê gối và chân chống gập lại. Việc cuối cùng chính là đeo mạng che mắt lên, kê gối êm và tận hưởng giấc ngủ.

Trên đây là những lưu ý khi ngủ trong xe ô tô, hi vọng các bạn đọc nắm rõ để áp dụng trong tương lai nhé.

Thông tin liên hệ:

  • Điện thoại: 0932990668
  • Website: daily3svinfast.com

Video liên quan

Chủ Đề