Vì sao em thích tác phẩm Truyện Kiều

         “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn…”           Đây là nhận định của cụ Phạm Quỳnh mà tôi vô cùng tâm đắc. Từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu thêm về Truyện Kiều, tìm hiểu lí do vì sao cụ lại có nhận định như  thế về Truyện Kiều.

Truyện Kiều là một truyện thơ kinh điển, nổi tiếng do Đại thi hào Nguyễn Du viết theo thể thơ lục bát, dài 3254 câu, dựa theo tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân  ở Trung Quốc. Nguyễn Du đã để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc, những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Truyện kể về Thuý Kiều,  người được tác giả miêu tả qua 2 câu thơ: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hơn kém xanh”. Tuy nhiên, cuộc đời của Kiều luôn gặp gian nan, cùng rất nhiều bất hạnh. Theo như  tôi được biết, khoảng thời gian trong suốt 15 năm lưu lạc của Thuý Kiều cũng chính là quê vợ của ông. Để có một tác phẩm đồ sộ như thế, ông cũng đã phải trải qua những tháng ngày cơ cực nhất nên ông chính là người thổi hồn vào khiến do những câu thơ sống mãi trong lòng người đọc. Không chỉ tôi, những người sau khi đọc hết những câu thơ ấy, sẽ thấy vô cùng xót thương cho người con người thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến ngày xưa, đặc biệt là người phụ nữ, luôn bị chà đạp.  Nỗi khổ của họ, chẳng ai có thể hiểu được, nếu không đặt mình vào trường hợp đó. Mỗi nhân vật trong truyện, chính là hiện thân của một  loại người trong xã hội phong kiến tàn bạo ấy. Có Thuý Kiều, người tài sắc vẹn toàn, nhưng luôn bị chà đạp, hẩm hiu giữa cuộc đời. Hay Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, những con người luôn nghĩ về lợi ích của bản thân, sẵn sàng lường gạt, giăng bẫy để thực hiện được mục đích của riêng mình.


Thuý Kiều gặp được Kim Trọng, một người “vốn nhà trâm anh” đã thầm thương trộm nhớ nàng. Cả hai đều hẹn ước rằng:  “Đã nguyền hai chữ đồng tâm/Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai”. Nhưng vì gia đình gặp vào cảnh lầm than, nàng Kiều chấp nhận bán mình để chuộc cha nhưng Thuý Kiều vẫn không hề quên lời hẹn ước năm xưa. Nàng được đưa vào lầu Ngưng Bích, có lúc bị Tú bà đánh, đến nỗi đã mặc thể xác và đã phải cảm thương cho phận mình bằng những câu thơ: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh/Giật mình, mình lại thương mình xót xa…” Từng câu, từng chữ cũng khiến cho ta cảm nhận được nỗi bất công của xã hội ngày xưa.  Suốt nhiều năm tháng, gặp rất nhiều loại người, lưu lạc từ nơi này, đến nơi khác, nàng đã được đoàn tụ với gia đình, nhưng, nàng và Kim Trọng vẫn không nên nghĩa vợ chồng, nàng  đã nói với Kim Trọng: “Thân tàn gạn đục khơi trong/Là nhờ quân tử khác lòng người ta.”. Vì do nàng biết, dù còn tình cảm như thế nào thì nàng đã không còn xứng đáng với chàng, nên nàng chỉ nguyện rằng hai người sẽ mãi là tri kỉ của nhau như câu “Hai tình vẹn vẽ hoà hai/ Chẳng trong chăn gối, cũng ngoài cầm thơ”.Nguyễn Du đã nhận xét về cả cuộc đời của Thuý Kiều bằng những câu:

“Ngẫm hay muôn sự tại Trời,

                                                                             Trời kia đã bắt làm người có thân.

Bắt phong trần, phải phong trần,

                                                                        Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.” Sau khi đọc hết Truyện Kiều, ta sẽ nhận thấy được, nó không chỉ hay về  vốn từ ngữ mà tác giả sử dụng, nó còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về việc phản ánh về xã hội, khi mà chế độ phong kiến tồi tàn, mục nát, vô nhân đạo. Những con người phải rơi vào bước đường cùng, phải đứng lên để đòi lấy quyền công bằng, phải bảo vệ cho cuộc sống của mình. Dù Truyện Kiều đã có từ rất lâu, nhưng nó vẫn sống mãi trong văn học của Việt Nam nói riêng, mà còn là của cả thế giới.

Nếu như bạn tìm hiểu rõ hơn về Truyện Kiều, cũng như đọc được từng câu, từng chữ mà tác giả gửi gắm, bạn sẽ thật sự cảm nhận được, những gì mà con người phải chịu trong cuộc sống, một cuộc sống đầy màu sắc, khắc hoạ những tâm trạng khác nhau, những ý nghĩa khác nhau. Đó cũng chính là lí do, tôi đã tìm đến quyển Truyện Kiều để tìm được những điều mà bấy lâu tôi chưa giải đáp được. Ngoài ra, tôi còn học được cái gọi là tình cảm mà Thuý Kiều dành cho người mà mình thương yêu, dành cho gia đình, nàng có thể hy sinh bản thân để bảo vệ gia đình của mình. Các bạn có tò mò vì sao tôi lại tâm đắc với Truyện Kiều như thế không? Nếu có, hãy đọc và cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của Truyện Kiều , tự khắc, bạn sẽ cảm nhận được tất cả , giải thích được câu hỏi mà mình đặt ra giống như tôi vậy!

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thiên Kim
Lớp: 8A10

Ý nghĩa Truyện Kiều của Nguyễn Du

  • 1. Ý nghĩa tác phẩm Truyện Kiều mẫu 1
  • 2. Ý nghĩa tác phẩm Truyện Kiều mẫu 2
  • 3. Giải thích ý nghĩa nhan đề Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)
  • 4. Ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều của Nguyễn Du mẫu 4

Truyện Kiều còn có tên gọi là Đoạn trường tân thanh. Vậy Đoạn trường tân thanh nghĩa là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải thích ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều của Nguyễn Du. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

1. Ý nghĩa tác phẩm Truyện Kiều mẫu 1

- Truyện Kiều ban đầu vốn có tên gọi khác khác là “Đoạn trường tân thanh”. Em hãy giải mối quan hệ giữa đầu đề đó với nội dung tác phẩm.

Nội dung cơ bản của Truyện Kiều: Truyện Kiều là tiếng kêu đau xót (như đứt từng khúc ruột) của người phụ nữ (nàng Kiều) dưới chế độ phong kiến.

- Đầu đề tác phẩm:

+ Truyện Kiều: tên gọi thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm: dùng tên nhân vật chính của truyện để đặt tên cho tác phẩm.

+ Tên gọi: “Đoạn trường tân thanh” đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm " tiếng kêu đau xót toát lên từ số phận con người.

Cả hai đầu đề đều phù hợp với nội dung tác phẩm có tác dụng định hướng cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản.

2. Ý nghĩa tác phẩm Truyện Kiều mẫu 2

Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) là tác phẩm quá quen thuộc trong chương trình Ngữ văn. Nhưng đa số các em học sinh chưa hiểu về nguồn gốc cái tên này.

Ngày xưa Nguyễn Du đặt tên tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ông không hề biết đến cái tên Truyện Kiều như ngày nay chúng ta gọi.

Vậy tên gọi Đoạn trường tân thanh nghĩa là gì? Có thể cắt nghĩa tên gọi tác phẩm như sau:

Đoạn: đứt

Trường: ruột

Tân: mới

Thanh: âm thanh, tiếng kêu

->> tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột

Đó là cách giải nghĩa từng từ trong nhan đề. Vậy vì sao lại gọi là tiếng kêu mới? Tiếng kêu cũ là gì?

Tên gọi Đoạn trường tân thanh bắt nguồn từ 2 điển cố ở Trung Quốc

Điển cố 1: Có ông họ Trương ở Phúc Kiến vào rừng bắt được mấy con vượn con mang về nhà. Vượn mẹ đi kiếm mồi về thấy mất con nên đi tìm. Ông họ Trương muốn bắt vượn mẹ nên mang vượn con ra đánh để chúng kêu khóc, mục đích để dụ vượn mẹ về. Vượn mẹ theo tiếng kêu gào của lũ con nên tìm đến, nhiều lần nhao vào cứu con nhưng không được. Ngày thứ 3 ông tiếp tục đánh lũ vượn con, vượn mẹ leo trên cây cao nhìn xuống nhưng không làm gì được. nó kêu lên 1 tiếng thê thảm rồi chết. Ông mang xác mẹ về, mổ bụng ra xem thì thấy ruột đứt ra từng đoạn một. Vượn mẹ vì thương con mà đứt ruột chết. Câu chuyện nêu bật nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến đàn con bị hành hạ, đánh đập.

Điển cố 2: Vua Đường vũ Tông có người cung nữ tên Mạnh Tài Nhân hát hay múa giỏi. Cô gái này hay múa hát cho vua xem, được vua sùng ái. Nhà vua lâm bệnh nặng, cô vào múa hát vĩnh biệt nhà vua. Khi hát xong Mạnh Tài Nhân chết đứng. Khám tử thi thấy ruột đứt ra từng đoạn. Nhà vua băng hà, quan tài không khiêng đi được. Người ta khâm liệm 2 người và đặt 2 quan tài bên cạnh nhau thì lúc đó quan tài nhà vua mới khiêng đi được. Câu chuyện nhấn mạnh tình cảm vợ chồng và nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến cảnh chồng đau đớn.

Đó là tiếng kêu về nỗi đau đứt ruột từ xa xưa, được người đời truyền tụng. Nguyễn Du đã dựa vào 2 câu chuyện trên để đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ngày nay chúng ta gọi là Truyện Kiều - cách gọi tên truyện theo nhân vật chính là Thúy Kiều

Như vậy các bạn đã hiểu nguồn gốc cái tên Đoạn trường tân thanh rồi chứ? Đó chính là tiếng kêu đứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

3. Giải thích ý nghĩa nhan đề Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)

1. Đoạn trường tân thanh nghĩa là gì?

Đoạn: đứt

Trường: ruột

Tân: mới

Thanh: âm thanh, tiếng kêu

->> tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột

Đó là cách giải nghĩa từng từ trong nhan đề. Vậy vì sao lại gọi là tiếng kêu mới? tiếng kêu cũ là gì?

Tên gọi Đoạn trường tân thanh bắt nguồn từ 2 điển cố ở Trung Quốc..

+ Tóm lại đoạn trường tân thanh chính là tiếng kêu dứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của người phụ nữa trong xã hội phong kiến xưa.

2. Còn việc vì sao tên gốc là đoạn trường tân thanh nhưng chúng ta lại gọi là Truyện Kiều có lẽ bởi vì trong số người đọc chúng ta ít ai có thể hiểu được số phận đau khổ của người phụ nữa xưa,chúng ta gọi là truyện Kiều bởi nhân vật Kiều là một người phụ nữ tượng trưng và tiêu biểu cho những người phụ nữ ấy.

4. Ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều của Nguyễn Du mẫu 4

- Nội dung cơ bản của Truyện Kiều: Truyện Kiều là tiếng kêu đau xót (như đứt từng khúc ruột) của người phụ nữ (nàng Kiều) dưới chế độ phong kiến.

- Truyện Kiều: tên gọi thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm – dùng tên nhân vật chính của truyện để đặt tên cho tác phẩm.

- Đoạn trường tân thanh: đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm – tiếng kêu đau xót xa toát lên từ số phận con người.

Tóm lại tác phẩm là tiếng kêu dứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của người phụ nữa trong xã hội phong kiến xưa. Cả hai đầu đề đều phù hợp với nội dung tác phẩm có tác dụng định hướng cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản.

5. Ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều của Nguyễn Du mẫu 5

*Giải thích:

- đoạn: đứt

- trường: ruột

- tân: mới

- thanh: tiếng kêu

---> Dịch nghĩa ra sẽ là: Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột

Ở đây, chính là tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Như vậy, có thể nhận thấy từ ngay nhan đề này, ngòi bút của Nguyễn Du đã thể hiện "tiếng kêu mới" về số phận, cuộc đời hồng nhan bạc mệnh, liễu yếu đào thơ, bèo bọt của người phụ nữ; Nguyễn Du thực là một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại - một con người với "đôi mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" khi ông cảm thông, thương xót cho những kiếp người như Thúy Kiều ấy. Đồng thời nhan đề cũng tố cáo nguyên nhân gây nên "nỗi đau đứt ruột", gây nên oan nghiệt, trái oan, bi kịch cho họ... :-*

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh hiểu rõ hơn ý nghĩa tên Truyện Kiều Nguyễn Du, cũng như thể hiện rõ nội dung chính của tác phẩm. Chúc các bạn học tốt và các bạn cũng nhớ thường xuyên tương tác với VnDoc.com nhé để nhận thêm nhiều tài liệu hay bổ ích khác

  • Soạn văn 10 bài: Ôn tập phần làm văn

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chắc hẳn qua bài viết này bạn đọc đã phần nào hiểu rõ được về ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều rồi đúng không ạ? Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số bài văn liên quan đến Truyện Kiều:

  • Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Phân tích đoạn thơ Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích "Chí khí anh hùng" trong truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Tóm tắt đoạn trích Thề nguyền (trích Truyện Kiều)
  • Biện pháp nghệ thuật tu từ trong bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều)
  • Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã viết: "Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
  • Soạn bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều) siêu ngắn
  • Soạn bài Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên siêu ngắn