Vì sao dòng sông không chảy thẳng

Trong một giờ học, vị thiền sư mở một tấm bản đồ ra và hỏi các học viên: “Các bạn hãy nhìn xem, những dòng sông trên bản đồ này có đặc điểm gì?”

Các học viên trả lời: “Tất cả đều không chảy thẳng theo một đường mà chảy quanh co, gấp khúc.”

“Tại sao lại như vậy? Hay nói cách khác, tại sao những dòng sông đó không chảy theo đường thẳng mà lại chảy đường vòng như thế?” vị thiền sư tiếp tục hỏi.

Lúc này, những lời bình luận bắt đầu trở nên rôm rả.

Có người nói, những dòng sông chảy theo đường vòng, quanh co uốn lượn sẽ kéo dài thêm quá trình chảy, nhờ đó mà sông có thể chứa thêm nhiều nước. Khi mùa lũ đến, nước sông cũng sẽ không bị dâng quá cao mà gây ngập lụt.

Cũng có người trả lời rằng, khi quá trình chảy của dòng sông được kéo dài ra, lưu lượng nước trên mỗi đoạn sông sẽ được giảm đi, nước sông sẽ không gây ra áp lực quá lớn làm mòn bờ sông, như thế sẽ có tác dụng bảo vệ bờ sông hơn là chảy thẳng…

Vì sao dòng sông không chảy thẳng

“Các bạn nói đều đúng”, vị thiền sư gật đầu và tiếp tục giảng giải.

“Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, các dòng sông không chảy thẳng mà chảy theo đường vòng, nguyên nhân căn bản nhất là vì đó là một trạng thái bình thường của tự nhiên.

Bởi vì trong quá trình dòng nước chảy về phía trước, nó sẽ gặp phải vô số chướng ngại vật, thậm chí có những cản trở không thể vượt qua.

Vì thế, nó chỉ còn cách chọn đường vòng để chảy tiếp. Cũng là nhờ đi đường vòng, dòng sông sẽ tránh được các chướng ngại vật khác nhau và cuối cùng sẽ đến được biển lớn.”

Nói đến đây, thiền sư liền đổi chủ đề: “Thực ra, đời người cũng vậy. Khi chúng ta gặp phải những trắc trở gập ghềnh trên đường đời, chúng ta cũng nên coi cuộc đời chưa hoàn mỹ đó là một trạng thái bình thường của cuộc sống, chớ bi quan thất vọng, đừng than ngắn thở dài, cũng đừng ngưng chệ làm gián đoạn công cuộc tiến về phía trước.

Hãy coi việc đi đường vòng là một hình thức, một phương cách khác để chúng ta tiếp tục bước đi. Như thế, tất cả chúng ta sẽ có thể như những dòng sông chảy vòng vo uốn khúc kia, cuối cùng vẫn sẽ đến được với biển lớn.”

Coi việc đi đường vòng là một trạng thái bình thường, hãy dùng một trái tim bình thản để nhìn nhận những gập ghềnh, trắc trở trên con đường tiến về phía trước, rồi chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu lớn của cuộc đời.

Vì sao dòng sông không chảy thẳng

Đôi lời bình

Ai cũng biết rất rõ rằng, trong cuộc đời mỗi con người, khó có thể tránh được những lúc gặp khó khăn đến mức không thể vượt qua.

Những lúc như thế, linh hoạt lùi một bước cũng là một cách, hoặc hãy tìm những biện pháp khác, dù tốn thời gian hơn một chút, mất nhiều công sức hơn một chút nhưng đạt được mục đích vẫn hơn là cố chấp, muốn đạt được thành quả ngay lập tức và sau đó nhận kết cục đắng cay.

Trong cuộc sống này, không có con đường dễ dàng trong mọi hành trình. Gian nan và thử thách chính là thước đo ý nghĩa của điểm đến, chỉ cần kiên trì vượt qua, chúng ta sẽ đến được nơi cần phải đến.

Hãy xem khó khăn là cơ hội cho chính mình. Tìm một con đường không thẳng cũng chẳng gần để đi đôi khi lại là quyết định thông minh và sáng suốt.

Chỉ tiếc rằng, nhiều người trong chúng ta chưa nghĩ được như vậy, không thể từ bỏ hoàn toàn hoặc tạm từ bỏ được tham vọng quá lớn để rồi tự rước đau khổ về cho bản thân.

St: nhatkylamgiau

Nếu không tính đến sông, hồ nhân tạo thì chắc chắn không có một hệ thống sông ngòi nào trên thế giới chảy theo đường thẳng. Nhưng tại sao những con sông không chảy theo đường thẳng mà cứ phải uốn cong đường đi của mình như vậy?

Nếu bạn không tin điều này, bạn có thể tra trên ứng dụng Google Earth để kiểm chứng rằng đúng hay sai. Trong thực tế điều này là sự thực, nếu xét theo lý thuyết mà nói thì đường thẳng là con đường ngắn nhất để di chuyển nhưng những con sông lại “tự làm khó mình” khi liên tục uốn cong trên suốt hàng nghìn cây số như thế này.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Tại sao? Điều gì đã khiến những con sông trở nên như vậy?”

Vì sao dòng sông không chảy thẳng
Không một dòng sông nào trên thế giới chảy theo đường thẳng. (Ảnh: theriograndeaneaglesview.com)

Theo góc độ khoa học mà suy xét, có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là địa hình và hiệu ứng Coriolis.

Về phần địa hình khá đơn giản: “Nước có xu hướng chảy từ nơi có địa hình cao đến nơi có địa hình thấp, vì vậy những nơi có địa hình gồ ghề, các dòng sông có xu hướng chảy theo đường gấp khúc.”

Còn hiệu ứng Coriolis là hệ quả từ việc tự quay quanh chính mình của Trái Đất. Khi Trái Đất quay quanh trục của mình, tất cả các điểm thuộc các vĩ độ khác nhau (trừ 2 cực) đều có vận tốc khác nhau và xu hướng di chuyển từ Tây sang Đông. Vì thế các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất cũng lệch so với hướng ban đầu. Hiệu ứng Coriolis ảnh hưởng đến hướng chuyển động của các khối khí, đại dương, sông hồ, đường đạn bay…

Do vậy mới có hiện tượng dòng sông khúc khuỷu, bên lở bên bồi. Khi dòng chảy được hình thành, lòng sông thường không bằng phẳng nên tốc độ chảy của 2 bên bờ không giống nhau; bên này lở một chút, bên kia mất 1 cây hay bên có dòng chảy khác từ bên ngoài thêm vào…

Những nguyên nhân này khiếntốc độ chảy của dòng sông ở một nơi nào đó nhanh hơn hoặc chậm lại. Đồng thời thảm thực vật hai bên bờ cũng khác nhau, có nơi là đất trống khiến bờ rất dễ lở, có nơi lại khá rắn chắc do có cây cối giữ lại. Tất cả những cái đó đã làm cho lòng sông trở thành uốn khúc quanh co.

Vì sao dòng sông không chảy thẳng
Thảm thực vật 2 bên bờ là một trong những yếu tố gây nên sự gấp khúc cho những dòng sông. (Ảnh: FreeImages.com)

Những đoạn gấp khúc này một khi đã sinh ra, chúng sẽ tiếp tục phát triển như vậy về sau dohướng dòng nước là chảy thẳng vào bờ lõm, hơn nữa nước ở phần trên cũng từ bờ lồi chảy vào bờ lõm, còn nước ở phần dưới lại từ bờ lõm chảy ngang về phía bờ lồi làm cho bờ lõm càng bị ăn mòn sâu hơn. Trong khi đó nước ở bờ lồi lại chảy tương đối chậm do địa hình và năng lượng rất yếu. Vì thế ở phía bờ lõm, bùn cát dễ bị cuốn đi, lòng sông tương đối sâu, bờ sông dốc, trở thành nơi lý tưởng cho việc xây dựng các bến cảng.

Thời gian càng lâu, dưới tác động của dòng chảy, bờ lõm không ngừng bị nước bào mòn và ngày càng lõm hơn, còn bờ lồi nước ngày càng chậm chậm vì bùn và cát không ngừng tích tụ tại đây và ngày càng lồi hơn. Do đó dòng sông sẽ gấp khúc, quanh co.

Khi đáy sông cao hơn mực nước chảy vào sông, nước chủ yếu xâm thực phần đáy; còn khi đáy sông thấp hơn, nước xâm thực nhiều hơn 2 bên bờ. Và kết quả là lòng sông ngày càng rộng ra, đường đi của dòng chảy cũng bị uốn cong nhiều hơn bình thường, điểm bất đầu và kết thúc càng gần hơn, thậm chí có thể bị xuyên qua.

Vì sao dòng sông không chảy thẳng
(Ảnh: ps.rzeszow.pttk.pl)

Ở đầu những khúc cong, bùn cát và phù sa tích lại nhiều khiến dòng chảy và khúc cong bị chia đôi tạo nên những hồ hình cánh cung ( hay gọi là hồ móng ngựa). Hồ Tây là một ví dụ điển hình về sự hình thành hồ cánh cung.

Video:

Có thể bạn quan tâm:

  • Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự biến đổi đáng sợ của sông băng vùng Alaska
  • Những dấu chân bí ẩn tại lòng sông Paluxy: Từng có thời con người và khủng long cùng chung sống?