Vì sao bẻ một đầu ống, thuốc không chảy ra ngoài được, bẻ cả hai đầu ống, thuốc chảy ra dễ dàng?

Glucose là nhiên liệu cơ thể lấy từ thức ăn để tạo thành năng lượng. Nhiên liệu này được đốt bằng cách sử dụng insulin. Khi con của quý vị bị tiểu đường, cơ thể bé không tạo ra insulin nó cần. Thiếu insulin, con của quý vị sẽ không có năng lượng. Vì thế lượng insulin thiếu hụt cần được thay thế. Insulin không thể lấy được qua đường miệng bởi vì acid dạ dày sẽ tiêu hủy nó trước khi nó tiếp cận đến đường máu. Do đó insulin cần được tiêm vào cơ thể. Ban đầu, tiêm insulin có thể làm cho cả quý vị và bé sợ. Nhưng bạn sẽ nhận được sự trợ giúp của nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị. Họ sẽ giảng giải cho quý vị cách tiêm cho insulin cho bé. Nếu con của quý vị lớn tuổi hơn và tự lập, bé có thể muốn kiểm soát việc tiêm này. Nếu như vậy mà quý vị vẫn phải kiểm soát để chắc chắn bé tiêm đúng lượng insulin.

Các loại insulin

Injection supplies: paper towels, syringe, insulin, alcohol wipes, and sharps container.

Có rất nhiều loại insulin. Đây là các loại mà con của quý vị sẽ dùng:

  • Insulin tác dụng nhanh. Insulin tác dụng nhanh cần phải tiêm gần lúc bữa ăn. Tiêm insulin cho bé trong vòng 15 phút trước khi bé ăn. 

  • Insulin tác dụng trung bình. Insulin tác dụng trung bình có tác dụng lâu hơn insulin tác dụng nhanh. Tuy nhiên nó duy trì trong đường máu của bé lâu hơn.

  • Insulin tác dụng dài hạn.  Insulin tác dụng dài hạn duy trì trong đường máu của bé tại mọi thời điểm. Nó giúp giữ mức đường huyết của bé trong khoảng mục tiêu trong khoảng thời gian dài.

Đôi khi các loại insulin khác được trộn với nhau và tiêm cùng một lúc. Nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị sẽ nói cho bạn điều gì là tốt nhất cho bé.

Chọn Vị trí Tiêm

Insulin có tác dụng nhanh như thế nào phụ thuộc vào nơi bạn tiêm. Insulin được sử dụng bởi cơ thể tốt nhất khi được tiêm vào phần mỡ ngay dưới da. Nó có tác dụng nhanh nhất khi được tiêm vào phần bụng bởi vì có nhiều chất bói ở đó hơn những cùng khác trên cơ thể. (Tiêm vào bụng khi quý vị cần hạ đường huyết.) Các vị trí tiêm khác bao gồm phần trên phía sau của cánh tay, mông, và phần trên bên ngoài của đùi. Cần lưu ý một số điều khác khi chọn vị trí tiêm, bao gồm:

  • Thay đổi vị trí tiêm mỗi lần để tránh các vấn đề về da.

  • Cần có cách khoa học để nhớ nơi bạn đã tiêm lần cuối. Sử dụng tất cả các vị trí tại cùng một vùng tiêm trước khi chuyển sang vùng tiếp theo. Xin tư vấn của nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị cách bạn làm điều này như thế nào.

  • Cách khoảng 1 inch giữ hai vị trí tiêm.

  • Không tiêm vào vùng 2 inch quanh rốn.

  • Không tiêm vào vùng da bị thương hoặc sẹo. Và không tiêm vào nốt ruồi, mạch máu bị vỡ (những vết thâm đỏ).

  • Không tiêm vào chân vì con của quý vị sẽ vận động. Ví dụ, không tiêm vào chân của người chạy vì insulin sẽ hấp thu rất nhanh khi họ vận động. 

Sử dụng Ống tiêm

Hands holding syringe inserted into medication bottle. Syringe is pointing down, medication bottle is upright below syringe.

LUÔN LUÔN kiểm tra đường huyết của bé trước khi tiêm insulin. Các chỉ số đường huyết giúp quý vị quyết định cần tiêm bao nhiêu insulin. Khi tiêm insulin, cần chắc chắn tiêm vào vùng mỡ ngay dưới da. Hầu hết những người bị tiểu đường khi tiêm sử dụng ống tiêm. Làm theo những bước sau để tiêm insulin bằng ống tiêm:

Bước 1: Sẵn sàng

  • Tập hợp các dụng cụ.  Bạn sẽ cần:

    • Một ống tiêm mới

    • Insulin

    • Bông cồn

    • Hộp đặc biệt để vứt ống tiêm đã sử dụng (hộp đựng chất thải sắc nhọn). Quý vị có thể mua hộp đựng chất thải sắc nhọn tại hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán đồ y tế. Quý vị cũng có thể sử dụng lọ xà phòng giặt đồ rỗng, hoặc bất kỳ hộp có nắp chống thủng nào khác.

  • Rửa tay. Sử dụng xà phòng hoặc nước ấm.

  • Rửa sạch lọ insulin. Dùng bông cồn sát trùng nắp cao su lọ insulin.

  • Chuẩn bị insulin. Nếu con của quý vị dùng loại insulin màu đục, lăn tròn lọ insulin nhẹ nhàng giữa hai bàn tay khoảng 20 lần. Không được lắc lọ insulin. Và tránh sử dụng insulin lạnh. Thay vào đó, giữ chai ở nhiệt độ phòng và bảo quản phần còn lại trong tủ lạnh. 

Bước 2: Chuẩn bị ống tiêm

  • Rút ống tiêm khỏi bao gói.

  • Bỏ nắp đậy trên kim tiêm.

  • Kéo pittong để lấy không khí vào ống tiêm. Kéo pittong xuống để lấy một lượng không khí vào ống tiêm. Kéo pittong xuống đến điểm (vạch) đơn vị insulin mà bạn muốn tiêm. LƯU Ý: điểm đánh dấu trên ống tiêm gần kim tiêm nhất là 0 (không phải 1).

  • Đẩy lượng không khí từ ống tiêm vào lọ insulin. Giữ lọ theo phương thẳng đứng bằng một tay. Tay khác giữ ống tiêm thẳng lên và xuống. Từ từ đẩy pittong để bơm không khí vào trong lọ. (Bơm không khí vào để dễ dàng lấy insulin ra.)

  • Lộn ngược ống tiêm và lọ insulin xuống dưới. Giữ kim tiêm ở nắp lọ. Lật ống tiêm và lọ insulin sao cho lọ hiện giờ ở trên và ống tiêm ở dưới. Cẩn thân không bẻ cong kim tiêm khi chọc vào lọ insulin.

  • Rút insulin từ trong lọ ra ống tiêm. Giữ cho đầu kim tiêm dưỡi mức insulin trong lọ. Quý vị cần kéo kim tiêm ra nhẹ nhàng. (Việc này giữ cho không khí không đi vào ống tiêm.) Từ từ kéo pittong để rút lượng insulin quý vị cần tiêm.

  • Kiểm tra bóng khí. Nhẹ nhàng gõ vào ống tiêm khi kim tiêm vẫn ở nắp lọ. Bóng khí sẽ chuyển đến phần đầu của ống tiêm. Đẩy pittong một chút để thả bóng khí quay trở lại lọ insulin. (Một cách khác để thả bóng khí là từ từ đẩy tất cả lượng insulin trở lại lọ và sau đó rút lại toàn bộ lượng insulin. Lúc này, kéo pittong nhẹ nhàng hơn để tránh bóng khí.)

  • Rút kim tiêm ra khỏi lọ insulin.

Bước 3: Tiêm 

  • Lau sạch vị trí tiêm. Dùng bông có cồn để sát trùng vùng da quý vị định tiêm. Để vùng này khô. Nếu da còn ướt cồn thì vết tiêm sẽ bị đau buốt. 

  • Bấu 1 inch da. Kéo khoảng 1 inch da lên. Bấu vào da nhẹ nhàng. Không siết chặt quá. Việc này nhằm đảm bảo quý bị không tiêm vào bắp. Tiên vào bắp sẽ rất đau.

  • Chọc mũi tiêm.  Chọc mũi tiêm vào da, như được hướng dẫn bởi nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị. Giữ kim tiêm lại góc mà bạn đã được hướng dẫn. Đẩy kim tiêm vào cho đến khi bạn không nhìn thấy nữa.

  • Tiêm insulin. Từ từ đẩy pittong cho đến khi tiêm hết. Đếm đến 5 trước khi rút kim tiêm.

Bước 4: Rút kim tiêm

  • Rút kim tiêm ra khỏi da.

  • Xem vết tiêm có bị rỉ insulin và máu không. Nếu vết tiêm chảy máu, chấm nhẹ bằng bông hoặc miếng gạc. Nếu insulin rỉ ra, hãy yêu cầu nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị kiểm tra kỹ thuật tiêm của bạn trong lần khám tiếp theo.

Bước 5: Sau khi tiêm 

  • Vứt ống tiêm vào hộp đựng chất thải sắc nhọn. Không đặt ống tiêm ở bất cứ nơi nào. Và không đậy lại nắp kim tiêm. Không được vứt ống tiêm vào rác thông thường. Ai đó vứt rác hoặc lấy rác từ nhà quý vị có thể bị dính kim tiêm đâm.

  • Chắc chắn rằng con của quý vị sẽ ăn trong vòng 15 phút sau khi tiêm insulin tác dụng nhanh (loại insulin được dùng trước bữa ăn).

Dùng Bút tiêm Insulin

Bút tiêm cũng được dùng để tiêm insulin. Bút tiêm giúp cho việc đo lượng insulin và chuẩn bị tiêm dễ dàng hơn. Vì lý do này mà bút tiêm được sử dụng phổ biến nhất khi bé không ở nhà. Bút tiêm nhìn giống bút viết. Nó giống bút bình thường có mực, bút tiêm insulin đựng insulin trong hộp chứa. Kim tiêm mới được vít chặt vào bút mỗi lần quý vị tiêm insulin. Khi quý vị tiêm, insulin chảy ra khỏi mũi kim tiêm giống như mực chảy ra khỏi bút khi viết. Có nhiều loại bút tiêm insulin. Nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị sẽ nói cho bạn điều gì là tốt nhất cho bé. Bút cũng có kèm theo hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất để bạn làm theo.

Lời khuyên Sử dụng Bút

  • Rửa tay và rửa sạch vị trí tiêm bằng xà phòng và nước hoặc bông có cồn trước khi tiêm. Việc này giúp giữ cho vết tiêm không bị nhiễm trùng/

  • Mỗi lần tiêm cần sử dụng kim tiêm mới.

  • Không bao giờ để kim tiêm trong bút tiêm insulin khi quý vị không sử dụng.

  • Trước khi tiêm, gõ nhẹ kim tiêm bằng đầu ngón tay để loại bỏ bóng khí. Sau đó kiểm tra bút bằng cách ấn nút tiêm cho đến hết. Insulin sẽ ra khỏi kim tiêm khi bạn làm như vậy. Nếu không, hãy kiểm tra xem còn bóng khí không. Sau đó kiểm tra lại. Nếu không có insulin thoát ra sau ba lần thử thì thử lại với kim tiêm mới.

  • Đẩy nút tiêm xuống cho đến hết. Sau đó đếm đến 10 khi tiêm insulin (bút mất nhiều thời gian tiêm insulin hơn ống tiêm).

Bảo quản Insulin

  • Insulin cần được bảo quản mát mới cho tác dụng bình thường. Bảo quản lọ chưa mở trong tủ lạnh. Lọ đã mở cần bảo quản ở nhiệt độ phòng (ví dụ như trên kệ trong nhà bếp). Không để insulin bị nóng quá. Luôn luôn duy trì nhiệt độ dưới 86°F và không bao giờ được để nó đông cứng!

  • Mỗi lọ insulin đều có hạn sử dụng. Luôn luôn loại bỏ insulin đã quá hạn sử dụng, dù quý vị đã mở nó hay chưa. (Điều này là do insulin quá hạn có thể không tác dụng tốt.)

  • Ngoài việc có hạn sử dụng, insulin cần phải sử dụng trong vòng 28 ngày từ khi mở lọ. Viết ngày quý vị đã mở trên thân lọ, để ghi nhớ. Ngay cả khi bạn không dùng hết lọ, sau 28 ngày hãy vứt nó đi và mở lọ mới.

  • Chắc chắn rằng con của quý vị mang theo insulin và đồ tiêm trong túi cách nhiệt khi ra khỏi nhà.

  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì về cách sử dụng hay bảo quản insulin, hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị.

Vượt qua Nỗi sợ Tiêm

Việc tiêm chích có thể rất khó khăn đối với cả quý vị và bé. Tuy nhiên có những cách mà quý vị có thể làm để việc tiêm trở nên dễ dàng hơn. Để làm cho bé hết sợ hãi:

  • Tiến hành việc tiêm bình thường và theo kế hoạch.

  • Khen bé vì không làm trì hoãn hoặc tìm lý do trì hoãn. Nếu con của quý vị cần phàn nàn, hãy để bé có thời gian cho việc đó sau khi tiêm xong.

  • Nếu bé thực sự sợ kim tiêm, hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bé. Họ có thể giúp quý vị tìm các thiết bị giúp việc tiêm bớt đau hơn cho bé.

Vai trò của Bé

Quý vị không bao giờ muốn ép con mình tiêm. Hãy để bé nói với bạn bé đã sẵn sàng hay chưa. Nếu bé đã lớn, bé có thể muốn sự trợ giúp khi tiêm. Hãy chắc chắn rằng đó là quyết định của bé đối với việc tiêm. Giúp bé tìm hiểu việc tiêm bằng cách để bé:

  • Xác định cần lấy bao nhiêu insulin.

  • Chọn vị trí tiêm.

  • Rút insulin từ trong lọ ra ống tiêm.

  • Đẩy pittong để tiêm insulin.

  • Thực hành tiêm trên quả cam.

  • Hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị về các thiết bị giúp cho trẻ không nhìn thấy kim tiêm.

  • Giữ cho da khỏe mạnh bằng việc thay đổi vị trí tiêm mỗi lần. Làm như vậy để da không bị sẹo vì sẹo làm cho insulin khó tác dụng bình thường. Bên cạnh đó, không bao giờ tiêm vào nốt ruồi, vết cắt, sẹo, hoặc các mạch máu vỡ (những vết thâm đỏ).

  • Hãy tham khảo nhân viên y tế của quý vị về việc tiêm thử bằng nước muối vô trùng để trải nghiệm cảm giác tiêm.

Các nguồn lực

Để biết thêm thông tin về bệnh tiểu đường, hãy truy cập các trang web sau:

  • Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ www.diabetes.org

  • Trẻ em mắc Bệnh tiểu đường www.childrenwithdiabetes.com

  • Tổ chức nghiên cứu bệnh đái tháo đường ở thanh thiếu niên www.jdrf.org

LƯU Ý: Tài liệu này không cung cấp tất cả thông tin bạn cần để chăm sóc trẻ có bệnh tiểu đường. Hãy tham khảo nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị để biết thêm thông tin.