Ví dụ về hợp tác trong sinh học

09/07/2020 6,906

A. nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác.

B. động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường

C. sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn

Đáp án chính xác

D. nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y

Câu hỏi trong đề:   Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Lần 4) !!

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Phần tự luận

Phân tích 2 ví dụ về đặc trưng phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng.

Xem đáp án » 09/07/2020 243

Hay nhất

D. sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn

Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa

(1): chim sáo và trâu rừng;

(2): vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu;

(3): chim mỏ đỏ và linh dương;

(4): cá ép với cá mập. Trả lời đúng là


A.

B.

C.

D.

Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là:


A.

nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác

B.

động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường

C.

sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn

D.

nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y

MỐI QUAN HỆ HỖ TRỢ TRONG QUẦN XÃKHÁI NIỆM QUẦN XÃQuần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địalý hay sinh cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Cácsinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau (quan hệ thợ săn con mồi, cạnh tranh cùng loài hay khác loài, quan hệ cộng sinh, quan hệ vậtký sinh - vật chủ) về nguồn thức ăn, điều kiện sống.v.v. Mối quan hệ phức tạpnày được thể hiện qua các lưới thức ăn, chuỗi thức ăn. Một quần xã sinh vậtthường có lịch sử hình thành lâu dài và hoạt động như một hệ thống mở tươngtác với các yếu tố vô sinh của môi trường.Ví dụ về quần xã:KHÁI NIỆM QUAN HỆ HỖ TRỢQuan hệ hổ trợ là quan hệ giữa các loài sinh vật trong đó có ít nhất một loàihưởng lợi.I. Quan hệ cộng sinh1) Cách quan hệ: Là mối quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tạiđược lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Nếu một quan hệ chỉ mang lại lợi ích cho một bên thì quanhệ đó sẽ không tồn tại được lâu dài. Đó là quy luật cộng sinh.2) Các hình thức:a) Cộng sinh giữa thực vật với nấm hoặc vi khuẩn:Ngoại khuẩn căn ở thôngNội khuẩn căn ở bongNấm được thực vật cung cấp dinh dưỡng, đồng thời cũng cung cấp chất dinh dưỡng ngược lại cho thực vật mà khônggây bệnh hoặc làm tổn thương gì đối với thực vậtNốt sần trên rễ cây họ đậuBèo hoa dâu (Azolla )- nguồn phân xanh cố định nitơVi khuẩn lam Anabaena azollae trong Bèo hoa dâu; Nốt sần dạng phân nhánh; Vi khuân trong nốt sần.Nó giúp cho cây bộ Đậu có khả năng cố định nitơ (nitrogen fixation). Người ta chế biến phân vi khuẩn nốt sần (Nitragin)để nhiễm vào hạt giống có thể giúp làm tăng rõ rệt năng suất đậu cũnh như khối lượng chất xanh (thân, cành, lá) củacây bộ đậu.b) Cộng sinh giữa thực vật với động vật:Kiến sống cộng sinh trong xúc tu cây nắp ấm Nepenthes biclacaratavàĐông trùng hạ thảo là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túimột loài sâu non.Trong mối quan hệ này cây cung cấp một “pháo đài” trú ẩn và nước cho sinh vật, trong khi sinh vật đóthải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây, cũng như bảo vệ cây trước sự đe doạ của những vị khách khôngmời.Ong và chim khuyên đều ăn mật hoa của cây. Đổi lại chim và ong giúp cây phát tán những hạt phấn hoa dính trên lưng và chân .c) Cộng sinh giữa động vật với động vật:Một số loài ốc mượn hồn và cua biển thường cõng hải quỳ trên lưng, ốc thì dùng hải quỳ để xua đuổi kẻ thù hải quỳ nhờ ốc mà có thể thoát khỏitình trạng “bán thân bất toại” và có thể kiếm được nhiều thức ăn hơnCá bống biển và tôm vỏ cứng chung sống vui vẻ cùng nhau. Cả 2 cùng sống trong 1 cái hang do tôm đào, và cá lại có nhiệm vụ bảo vệtôm. Thị lực của loài tôm này rất kém, dó đó chúng phải nhờ bống vốn rất tinh mắt cảnh giới cho lúc nào thì an toàn để ra ngoài. Ngược lại,bống thì nhờ tôm mà có được một “ngôi nhà” để nương náu và nghỉ ngơi.Rệp,hút nhựa cây, tiết ra chất mật kiến rất thích ănNhững con tôm hoàng đế này cưỡi trên những loài động vật có kíchKiến chăn nuôi rệp để lấy mật. Ngược lại, chúng bảovệ rệp khỏi các. loài thiên địch (ong bò vẽ hoặc bọ dừa…)thước to hơn chúng, và di chuyển cũng nhanh hơn chúngđể nhặt những mẩu thức ăn lẫn trong bùn.Nấm và tảo sống cộng sinh với nhau chặt chẽ tạo thành địa y. Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấpcho tảo. Nngược lại tảo có diệp lục sử dụng các chất đó tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi sống cả hai.Hải quỳ ăn phần thức ăn còn lại của cá, chúng lại bảo vệ loàiTrong quá trình chim gõ kiến đục cây để bắt côn trùng, chim ruồicá này khỏi bị ăn thịt bởi loài khác.sẽ bay theo chúng để hút nhựa cây chảy ra.3) Ứng dụng của cộng sinh.- ứng dụng luân canh và xen canh cây hoa màu với loài câyhọ đậu, nhằm cung cấp nguồn ni-tơ cho hoa màu.- ứng dụng nuôi trồng bèo hoa dâu làm phân xanh trong nông nghiệp cung cấp nguồn đạm cho cây trồng.II. Quan hệ hợp tác1) Cách quan hệ: Là quan hệ giữa hai loài hợp tác với nhau đôi bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải xảy ra.chim choi choi Ai Cập giúp cá sấu làm sạch những thức ăn thừa trong hàm răng của mình. Mối quan hệ này đemlại cho loài chim choi choi Ai Cập nguồn thực phẩm sẵn có mà còn vô cùng an toàn, bởi vì nhiều loài động vật ănthịt khác không dám tấn công khi chúng ở gần cá sấu.Những con chim nhỏ thường bám trên lưng các loài động vật cỡ lớn như cá sâu, trâu, ngựa và hươu…đểăn những con vật ký sinh trên da.Loài tôm vệ sinh leo vào cái miệng đầy răng nhọn hoắt lởmchởm của những con lươn, đào bới quanh răng chúng để tìm thức ăn.2) Ứng dụng của quan hệ hợp tácỨng dụng trong việc trồng nhãn + nuôi ong đểtăng hiệu quả thụ phấn ở nhãn, đồng thời cungcấp cho ong lượng phấn hoa chất lượng tốt.III. Quan hệ hội sinh1) Cách quan hệ: Là quan hệ giữa hai loài khác nhau trong đó chỉ có một bên có lợi, loài kia không có lợi cũng chẳng có hại.Cá mập để cho loài cá ép bám vào dưới bụng của mình cá ép nhặtnhạnh thức ăn thừa của cá mập, giúp dọn dẹp các loài ký sinh sốngdưới bụng của cá mập; và cá ép được an toàn tuyệt đối.Chim kền kền ăn thịt thừa của các loai thú săn mồiMột số thân mềm (hàu, vẹm,..), giáp xác sống bám vào các cànhcây ngập nước.trong tổ giun Erechis có tới 13 loài động vật nhỏ nhưCá bống, cua, giun nhiều tơ sống hội sinh vớiErechis để có nơi ẩn nấp và thức ăn thừa.2) Ứng dụng của quan hệ hội sinhỨng dụng vào mô hình “tôm ôm cây đước” để nâng cao chất lượng tôm nhờ có nơi trú ngụ là mùnbã cây, đồng thời bảo vệ rừng ngập mặn.Ứng dụng trong việc trồng các loại Lan rừng trên các than cây gỗ lớn, tạo điều kiện tự nhiên để Lanphát triển tốt nhất.DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆNSƯU TẦM TRANH ẢNH1) LÊ THỊ TRANG2) NGUYỄN THỊ NGỌC LINH3) LÊ THỊ LỆ4) PHẠM THỊ HOACÁC KHÁI NIỆM VÀ CHÚ THÍCH1) ĐỖ ĐỨC LÝ2) LÊ DUY THUNG3) VÕ HOÀNG PHÁT4) LÊ THỊ QUỲNH NHƯCHỈNH SỬA VÀ HOÀN THIỆN1) LƯƠNG HÙNG MẠNH2) ĐẬU THANH AN3) PHAN VIẾT TÚ4) NGUYỄN VŨ PHƯƠNG ANH

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Các loài trong quần xã gắn bó mật thiết với nhau theo các mối quan hệ: quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng. Trong các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có 1 loài hưởng lợi, còn trong mối quan hệ đối kháng ít nhất 1 loài bị hại. Trong quần xã cũng có trường hợp các loài không gây ảnh hưởng cho nhau, sống bàng quan nhau.

A. Các mối quan hệ hỗ trợ.

1. Quan hệ hội sinh.

Mối quan hệ này được thể hiện dưới nhiều cách, trong đó loài sống hội sinh có lợi, còn loài được hội sinh không có lợi và cũng không bị hại. Ví dụ, nhiều loài phong lan lấy thân gỗ khác để bám. Ở biển, cá ép luôn tìm đến các loài động vật lớn (cá mập, vích…), thậm chí cả tàu thuyền để ép chặt vào, nhờ đó, cá dễ dàng di chuyển xa, dễ kiếm ăn và hô hấp. Các loài động vật nhỏ sống hội sinh với giun biển.

2. Quan hệ hợp tác.

Đây là kiểu quan hệ giữa các loài, trong đó, chúng sống dựa vào nhau, nhưng không bắt buộc. Ví dụ, ở biển, các loài tôm, cá nhỏ thường bò trên thân cá lạc, cá dưa để ăn các ngoại kí sinh sống ở đây làm thức ăn; sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy, rận” để ăn.

3. Quan hệ cộng sinh.

Đây là kiểu quan hệ mà 2 loài chung sống thường xuyên với nhau mang lợi cho nhau. Ví dụ, cuộc sống cộng sinh của kiến và cây: kiến sống dựa vào cây để lấy thức ăn và tìm nơi ở, nhờ có kiến mà cây được bảo vệ. Trong nhiều trường hợp, sống cộng sinh là cách sống bắt buộc, khi rời khỏi nhau cả 2 đều chết. Ví dụ, động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân giải cellulose thành đường để nuôi sống cả 2; vi sinh vật sống trong dạ dày động vật nhai lại có vai trò tương tự. Khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô, hến biển, giun biển… khi quang hợp, tạo ra nguồn thức ăn bổ sung cho các động vật này. Nấm và vi khuẩn lam cộng sinh với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên 1 dạng sống đặc biệt, đó là địa y.

B. Các mối quan hệ đối kháng

1. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Ức chế - cảm nhiễm là mối quan hệ trong đó 2 loài này sống bình thường nhưng lại gây hại cho nhiều loài khác. Ví dụ, trong quá trình phát triển của mình, khuẩn lam thường tiết ra các chất độc, gây hại cho các loài động vật sống xung quanh. Một số loài tảo biển khi nở hoa, gây ra “thủy triều đỏ” làm cho hàng loạt động vật không xương sống, cá, chim chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chuỗi thức ăn. Trong nhiều trường hợp, người cũng bị ngộ độc vì ăn hàu, sò, cua, cá trong vùng thủy triều đỏ.

2. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài và sự phân li ổ sinh thái.

- Hai loài có chung nguồn sống thường cạnh tranh với nhau: trong rừng, các cây ưa sáng cạnh tranh nhau về ánh sáng. Các loài cỏ dại cạnh tranh với lúa về nguồn muối dinh dưỡng. Hai loài trùng cỏ (Paramecium caudatum và Paramecium aurelia) cùng sử dụng nguồn thức ăn là vi sinh vật. Khi nuôi trong 1 bể, chúng cạnh tranh nhau gay gắt, do đó, mật độ của 2 loài đều giảm, nhưng loài Paramecium caudatum giảm hẳn và trở thành loài thua cuộc.

- Những loài cùng sử dụng 1 nguồn thức ăn vẫn có thể chung sống hòa bình trong 1 sinh cảnh. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng tới sự phân li ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó). Ví dụ, loài trùng cỏ Paramecium caudatum và Paramecium bursaria tuy cùng ăn vi sinh vật vẫn có thể chung sống trong 1 bể nuôi vì chúng đã phân li nơi sống: loài thứ nhất chỉ sống ở tầng mặt, giàu oxy; loài thứ 2 nhờ cộng sinh với tảo nên có thể sống được ở đáy bể, ít oxy.

- Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 3 loài sẻ ăn hạt cùng phân bố trên 1 hòn đảo thuộc quần đảo Galapagos. Những loài này khác nhau về kích thước mỏ nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài. Do đó, chúng không cạnh tranh với nhau. Ở 2 đảo khác, mỗi đảo chỉ có 1 loài thì kích thước mỏ của chúng khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài khi phải chung sống với các loài khác trên cùng 1 đảo. Như vậy, do sự có mặt của những loài khác trên đảo, kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc để giảm sự cạnh tranh.

- Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là 1 trong những động lực của quá trình tiến hóa.

3. Quan hệ con mồi – vật ăn thịt và vật chủ - vật kí sinh.

- Mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt được đề cập chủ yếu ở bài quan hệ dinh dưỡng trong quần xã. Trong mối quan hệ này, con mồi có kích thước nhỏ, nhưng số lượng đông, còn vật ăn thịt thường có kích thước lớn, nhưng số lượng ít. Con mồi thích nghi với kiểu lẩn tránh và bằng nhiều hình thức chống lại sự săn bắt của vật dữ, còn vật ăn thịt có răng khỏe, chạy nhanh và có nhiều “mánh khóe” để khai thác con mồi có hiệu quả.

- Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, ăn dịch trong cơ thể vật chủ hoặc tranh chất dinh dưỡng với vật chủ, thường không giết chết vật chủ; còn vật chủ có kích thước rất lớn, nhưng số lượng ít.

- Trong thiên nhiên, các mối quan hệ giữa các loài, nhất là những mối quan hệ cạnh tranh, vật ăn thịt – con mồi, vật chủ - vật kí sinh… đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng của các loài (khống chế sinh học), thiết lập nên trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Bài 1:

Trình bày về các mốì quan hệ hỗ trợ khác loài có trong quần xã sinh vật.

                                                        Hướng dẫn giải

Có 3 mối quan hệ hỗ trợ khác loài trong quần xã gồm: quan hệ cộng sinh, hợp tác, hội sinh.

I. Quan hệ cộng sinh

1) Cách quan hệ:

Là mối quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi.

2) Các hình thức:

a) Cộng sinh giữa thực vật với nấm hoặc vi khuẩn:

Ví dụ: Cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam tạo ra địa y, cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần rhizôbium với cây họ đậu.

b) Cộng sinh giữa thực vật với động vật:

Ví dụ: Cộng sinh giữa kiến với cây kiến. Cây là nơi ở, kiến cung cấp thức ăn thừa làm phân bón cho cây.

c) Cộng sinh giữa động vật với động vật:

Ví dụ: Mối và trùng roi trong bụng mốì. Trùng roi có enzim phân giải xenlulôzơ thành đường glucôzơ cung cấp cho mối và dùng chất hữu cơ của mối.

II. Quan hệ hợp tác

1) Cách quan hệ: Là quan hệ giữa hai loài hợp tác với nhau đôi bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải xảy ra.

2) Các ví dụ:

- Sáo ăn sinh vật kí sinh trên lưng trâu, bò đồng thời bay lên báo động cho trâu, bò khi có thú dữ.

- Hợp tác giữa loài cá nhỏ với cá lớn. Cá nhỏ ăn thức ăn ở kẻ răng cá lớn và làm sạch chân răng của cá lớn.

III. Quan hệ hội sinh

1) Cách quan hệ: Là quan hệ giữa hai loài khác nhau trong đó chỉ có một bên có lợi, loài kia không có lợi cũng chẳng có hại.

2) Các ví dụ:

- Chim kền kền ăn thịt thừa của thú.

- Cá ép bám vào cá lớn như cá mập, cá voi... nhờ đó được mang đi xa, thuận lợi cho hô hấp và kiếm mồi.

Bài 2:

So sánh điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể với quần xã sinh vật.

                                              Hướng dẫn giải

Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thể cùng loài. + Tập hợp nhiều quần thể khác loài.
+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống. + Không gian sống gọi là sinh cảnh
+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ. + Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ kể cả đối địch.
+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã. + Thời gian hình thành dài hơn và ổn định hơn quần thể.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường. + Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.
+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán. + Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.

 Bài 3: Trình bày mối quan hệ đối địch xảy ra giữa các loài khác nhau trong quần xã sinh vật.

                                                        Hướng dẫn giải

Quan hệ đối địch giữa các loài trong quần xã dẫn đến cả hai bên đều bị hại hoặc một bên có lợi, một bên bị hại.

- Có những quan hệ đối địch phổ biến sau: Sinh vật ăn sinh vật khác, kí sinh, bán kí sinh, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.

1) Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác

a) Động vật ăn thực vật:

- Là quan hệ giữa động vật ăn thực vật và cây cỏ như hươu, nai, thỏ, sóc....qua đó góp phần thụ phấn và phát tán hạt.

b) Động vật ăn thịt:

- Động vật ăn thịt săn và tiêu diệt con mồi nhưng thường là những con mồi yếu ớt. Do vậy, có vai trò chọn lọc những cá thể có sức sống yếu trong loài.

Ví dụ: Hổ, sư tử ăn linh dương, mang, mễnh.

c) Thực vật bắt côn trùng, sâu bọ:

- Thực vật sống vùng đất nghèo dinh dưỡng như cây nắp ấm, cây gọng vó có lá biển đổi thành cơ quan bắt mồi làm chất dinh dưỡng nuôi cây.

2) Kí sinh

a) Cách quan hệ

Kí sinh là quan hệ một loài sống nhờ vào sinh vật khác và sử dụng các chất của cơ thể sinh vật đó, loài sống nhờ gọi là vật kí sinh, loài kia gọi là sinh vật chủ.

b) Các hình thức

b1- Kí sinh hoàn toàn: Loài kí sinh hoàn toàn sống bám vào cơ thể vật chủ.

Ví dụ: Giun sán trong bộ phận tiêu hóa người và động vật, dây tơ hồng kí sinh trên thân cây gỗ.

b2- Bán kí sinh: Loài kí sinh sống nhờ vào các chất của cơ thể vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng.

Ví dụ: Nhờ có diệp lục cây tầm gửi lấy nước và khoáng của cây chủ để sử dụng cho quá trình quang hợp của mình.

3) Ức chế cảm nhiễm

a) Cách quan hệ:

Là quan hệ giữa một loài sinh vật trong quá trình sống đã kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của các loài khác.

b) Các ví dụ:

- Tảo hiển vi trong quá trình phát triển của mình, đã tiết chất độc giết chết động vật không xương sống.

- Rễ của một số loài thực vật tiết chất kháng sinh, không cho các loài thực vật sống gần mình phát triển.

4) Quan hệ cạnh tranh

a) Cách quan hệ: Là quan hệ giữa các loài có chung nhu cầu thức ăn, chỗ ở. Trong quan hệ này các loài đều bất lợi. Tuy trong tự nhiên phải có loài mạnh hơn, lấn át không cho loài khác phát triển.

b) Các ví dụ

- Quan hệ cạnh tranh giữa cây trồng và cỏ dại: Nếu cỏ dại phát triển mạnh hơn, cây trồng sẽ kém phát triển và ngược lại.

- Quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đều dùng chuột làm thức ăn như rắn, chồn, chim cú mèo.