Ví dụ về bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị

Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo – Câu 4 trang 53 SGK GDCD lớp 12. Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc.

Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc. 

GỢI Ý LÀM BÀI

–   Hiến pháp 2013, điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

–  Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương.

Quảng cáo

–  Chương trình 135 giúp phát triển kinh tế những xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

–   Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

–  Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được giữ gìn và phát huy….

Hồ Chí Minh đã khẳng định tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Người chỉ rõ “Chính sách dân tộc của chúng ta là nhằm thực hiện sự bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội”

Quyền bình đẳng về chính trị là một trong các quyền quan trọng nhằm giữ vững đoàn kết dân tộc cũng như khẳng định vấn đề dân tộc là vấn đề vô cùng được quan tâm.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện?

Câu hỏi: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện?

A. Tham gia thảo luận góp ý các vấn đề chung của Nhà nước.

B. Tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

C. Tham gia vào bộ máy Nhà nước.

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án D. Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện tham gia thảo luận góp ý các vấn đề chung của Nhà nước, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội và tham gia vào bộ máy Nhà nước.

Ví dụ về bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị

Giải thích nguyên nhân lựa chọn đáp án D:

– Hồ Chí Minh đã khẳng định tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Người chỉ rõ “Chính sách dân tộc của chúng ta là nhằm thực hiện sự bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội”

– Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn nhận định rằng “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là tất cả đồng bào các dân tộc đều là người chủ nước nhà.” Tất cả mọi người không phân biệt dân tộc đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Bác luôn nhắc nhở các dân tộc phải thương yêu nhau như anh em trong một gia đình, ết sức tránh những tư tưởng tự tôn hoặc tự ti dân tộc.

– Hiến pháp của Việt Nam qua các thời kì đều ghi nhận và khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 khi đề cập đến quyền bình đẳng dân tộc đã khẳng định, cụ thể:

“Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, gìn giữ bản sắc dân tộc phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.

Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 còn quy định:

“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

– Các quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc còn được thể chế hóa bằng chế định về Hội đồng Dân tộc, bới nhiệm vụ nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc, thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.

Do đó, đáp án đúng là đáp án D.

Như vậy, Quyền bình đẳng về chính trọ giữa các dân tộc được thể hiện? Đã được chúng tôi trả lời và phân tích chi tiết trong bài viết. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số trình độ văn hoá cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da…quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội.

Đây cũng là cơ sở pháp lý chung để giải quyết các quan hệ dân tộc trên thế giới trong khu vực hay trong một quốc gia. Bởi điều đó đã được ghi nhận trong công pháp quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia. Bình đẳng dân tộc cũng là kết quả đấu tranh của nhân dân lao động các nước.

Ngay từ khi nhà nước Việt Nam non trẻ ra đời sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định nguyên tắc bình đẳng “tất cả các công dân Việt nam phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá…” (Điều 6), còn vấn đề hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã được xác định tại Hiến pháp “ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, nhưng quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung” (Điều 8).

Tại Điều 5 Hiếp pháp năm 1992 và sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định “nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc nghiêm cấm mọi hành vi kì thị chia rẽ dân tộc”. Quy định này của Hiến pháp đã đặt nền móng pháp lí cho việc xây dựng và thực thiện nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lí hành chính nhà nước. Các nguyên tắc về quy định quyền bình đẳng không những được quy định trong Hiến pháp mà còn được cụ thể trong luật và các văn bản dưới luật khác có liên quan và được triển khai thực hiện trong thực tiễn.

Trong quản lí hành chính nhà nước nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, là trong công tác lãnh đạo và sử dụng cán bộ

Nhà nước có chính sách ưu tiên con em các dân tộc ít người, giúp đỡ về mặt vật chất, động viên về mặt tinh thần để họ tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, nhà nước bao giờ cũng dành tỉ lệ nhất định số cán bộ công chức là người dân tộc trong biên chế của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn miền núi, biên giới hải đảo, nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống và có những chính sách khuyến kích những người đến phục vụ tại những khu vực này.

Chính sách ưu tiên trong công tác cán bộ ở khu vực miền núi, biên giới và hải đảo còn thể hiện ở việc quy định chế độ đãi ngộ về vật chất cũng như tinh thần đối với những cán bộ công chức làm việc ở những khu vực này, với những chính sách đó đã tạo điều kiện để cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần đưa miền núi tiến kịp với miền xuôi. “Cán bộ, công chức làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việc trong các ngành nghề độc hại nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định”

Thứ hai, là trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế văn hóa xã hội.

Nhà nước luôn quan tâm đưa ra những giải pháp chính sách phù hợp để tạo điều kiện phát triển mọi mặt của đồng bào dân tộc ít người, cụ thể là:

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Chú ý tới việc đầu tư xây dựng các công trình quan trọng về kinh tế, quốc phòng ở vùng các dân tộc thiểu số, một mặt khai thác tiềm năng kinh tế mặt khác xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các vùng trong đất nước, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc ít người.

Ví dụ: Chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: Qua 12 năm (1999-2010) tham gia thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Quân đội đã và đang thực hiện 62 dự án. Trong đó có 25 dự án đã kết thúc. Trồng mới và chăm sóc 34.386 ha, bảo vệ 195.284 lượt ha; khoanh nuôi tái sinh 21.350 lượt ha, xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ cho trồng và bảo vệ rừng, như: đường lâm sinh, chòi canh lửa, bảng biển báo, nội quy, đường ranh cản lửa…; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường cho khu vực nông thôn, miền núi (Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ): Đến nay, cả nước đã có 58% dân cư nông thôn, miền núi được cung cấp nước sạch, 45% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, 61/64 tỉnh thành trong cả nước đã có quy hoạch cấp nước, vệ sinh đường làng, ngõ xóm được cải thiện…

Ví dụ về bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

Nhà nước có những chính sách đúng đắn đối với những người đi xây dựng vùng kinh tế mới, có kế hoạch và thường xuyên tổ chức điều động và phân bổ lao động tới các vùng dân tộc thiểu số. Việc làm này không chỉ phân bổ lại lao động một cách hợp lí mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc ít người nâng cao trình độ về mọi mặt.“Đơn vị có sử dụng từ 30% lao động là người dân tộc thiểu số trở lên so với tổng số lao động có mặt làm việc tại doanh nghiệp thì được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất của đơn vị thuộc diện phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân do lịch sử để lại và điều kiện địa lí tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, nên trình độ phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc thiểu số không đồng đều, một số dân tộc đã phát triển kinh tế xã hội tương đối cao, nhưng phần lớn các dân tộc thiểu số vẫn còn rất lạc hậu có mức sống thấp tỉ lệ đói nghèo cao chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số, các dân tộc này vẫn còn trong tình trạng tự cung tự cấp, du canh du cư.

Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu vùng xa nhìn chung vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Tuy có sự khác nhau về quy mô dân số về trình độ phát triển kinh tế xã hội nhưng mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hoá riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội, trang phục…tạo nên bản sắc đặc trưng của từng dân tộc, góp phần làm đa dạng phong phú nền văn hoá Việt Nam. Trong quá trình giao lưu hội nhập chung của đất nước bản sắc văn hoá của các dân tộc đều được chú trọng bảo tồn và phát triển.  

Như vậy, để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, của tất cả các thành viên trong hệ thống chính trị các cấp ở nước ta chứ không chỉ riêng đồng bào các dân tộc thiểu số hay chỉ một vài ban ngành đơn vị có liên quan.

Xem thêm: Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?