Văn nghị luận là gì cho ví dụ

Đối với các thế hệ học sinh thì văn nghị luận không còn là từ ngữ quá xa lạ, bởi vì đây là một trong những kiến thức quan trọng trong bộ môn ngữ văn.

Qua nội dung bài viết dưới đây hãy đi tìm hiểu về Văn Nghị luận là gì? Những đặc điểm của yếu của văn nghị luận.

Văn nghị luận được hiểu loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng đạo lý nào đó đối với các sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tế hoặc trong văn học bằng chính các luận điểm, luận cứ và lập luận do mình thực hiện.

Do đó mà văn nghị luận thường sẽ đem những giá trị và màu sắc khác nhau cho từng loại chủ đề khác nhau, cốt lõi của văn nghị luận là phải xây dựng và triển khai được 3 yếu tố chính đó là: Lập luận, phản biển và sau cùng là sự phân tích. Đây được coi là 3 yếu tố cơ bản và thiết yếu cho một bài văn nghị luận.

Hiểu một cách đơn giản thì văn nghị luận chính là một dạng văn học mà thông qua nội dung bài viết, tác giả sẽ sử dụng chủ yếu là các lý kẽ, dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các điểm nhấn, luận điểm nhằm định hướng cho người nghe người đọc những tư tưởng, quan điểm mà tác giả đã gửi gắm và chính tác phẩm của mình.

Chính những điều này sẽ tạo cho người đọc, người nghe một cảm giác bị thuyết phục bởi những dẫn chứng, luận điểm mà tác giả đưa ra, từ đó tạo ra cảm giác có thể đồng tình với quan điểm hoặc thấy quan điểm không phù hợp rồi từ đó đưa ra đánh giá của chính bản thân mình. Do đó, đòi hỏi người tác giả phải biết lựa chọn những dẫn chứng, lý lẽ phù hợp, đảm bảo tính chân thực để đưa vào tác phẩm của mình, qua đó mới tạo ra sự thuyết phục cho người đọc, người nghe.

Một số đặc điểm của văn nghị luận

Thứ nhất: Văn nghị luận gồm 2 điểm quan trọng là luận cứ và luận điểm

Trong đó, luận điểm là những ý kiến thể hiện chính những tư tưởng, quan điểm của tác giả được thể hiện trong bài văn nghị luận. Thường thì một bài văn sẽ được sử dụng luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm triển khai và cuối cùng là luận điểm kết luận.

Còn luận cứ được xác định là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở để chứng minh cho luận điểm trên là đúng, hiểu một cách đơn giản thì luận điểm là kết luận của những lý lẽ và dẫn chứng, còn luận cứ thì để trả lời cho các câu hỏi: Vì sao lại cần phải có luận điểm đó? Vai trò của luận điểm đó trong bài văn trên là gì? Mức độ tin cậy của luận điểm đó đến đâu?

Thứ hai: Về cấu trúc văn nghị luận

Văn nghị luận gồm có 3 phần chính là: Mở bài [hay còn được gọi là phần đặt vấn đề], thân bài [phần giải quyết vấn đề] và cuối cùng là kết bài [kết thúc vấn đề]. Trong đó:

– Mở bài: Chủ yếu sẽ giới thiệu đến vấn đề mà tác giả đang muốn hướng đến, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết tại đây

– Thân bài: Tiến hành triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dấn chứng để lập luận nhằm thuyết phục người nghe theo quan điểm của mình đã trình bày

– Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa quan điểm của mình, đồng thời thể hiện được tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

Các phương pháp lập luận được sử dụng trong văn nghị luận

Một số phương pháp được sử dụng chủ yếu trong văn nghị luận mà ta có thể kể đến như:

– Phương pháp chứng minh:

Mục đích chính khi sử dụng phương pháp này đó chính là để làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và những dẫn chứng thực tế để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề đó.

– Phương pháp giải thích:

Đây là phương pháp được sử dụng để tìm ra nguyên nhân, lý do khiến cho vấn đề đó tồn tại, hay chính là quy luật của sự việc, hiện tượng được nêu ra trong luận điểm. Hiểu một cách đơn giản thì giải thích chính là làm sáng tỏ một câu, một nhận được đã được tác giả đề ra từ trước đấy.

– Phương pháp phân tích:

Phương pháp này được sử dụng để lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng thì tác giả có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu… Và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

– Phương pháp tổng hợp:

Phương pháp này được sử dụng như một phép lập luận để rút ra cái chung từ những điều đã phân tích trước đó. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

Phân loại văn nghị luận

1/ Nghị luận xã hội

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống

Đây là loại nghị luận bàn về mộ sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội và sự vật, hiện tượng đó có ý nghĩa, sự ảnh hưởng nhất định, đem lại luồng quan điểm đánh giá là đáng khen hay đáng chê hoặc đưa ra vấn đề đáng suy nghĩ.

– Nghi luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí

Nội dung chủ yếu của văn nghị luận này sẽ là đặt vấn đề để bàn luận về một tư tưởng đạo lí thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức hay lối sống của con người.

2/ Nghị luận văn học

– Nghị luận văn học thì thường là nghị luận về một bài thơ, một đoạn trích, qua đó đưa ra những đánh giá, nhận xét của bản thân mình về nội dung, tính nghệ thuật mà đoạn thơ đó đem lại.

Thường thì nội dung và tính nghệ thuật của tác phẩm sẽ được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu và các biện pháp tu từ được sử dụng. Đây chính là điểm thiết yếu mà bài văn nghi luận cần hướng đến để tập trung đánh giá, nhận xét.

– Nghị luận về một tác phẩm truyện. Đây chính là trình bày những nhận xét, đánh giá của cá nhân mình về nhân vật, sự kiện hay tính nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Văn Nghị luận là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Đối với những học sinh thì khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc tiếp xúc với văn nghị luận đã không còn xa lạ. Vậy Nghị luận là gì? Nó được chia thành mấy loại văn nghị luận? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy đi tìm hiểu vấn đề này.

Nghị luận được hiểu là việc dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về những vấn đề mà mình đang nói đến. Lý lẽ và dẫn chính được coi là bản chất quan trọng của nghị luận, để thuyết phục được người khác lắng nghe và bị thuyết phục bởi quan điểm, ý kiến của minh, người nói cần phải có lý luận sắc bén, dẫn chứng rõ ràng.

Ngoài ra, nghị luận còn được hiểu là những lời tâm huyết mà người nói muốn truyền tải đến cho người nghe một cách đầy đủ nhất.

Chính vì vậy mà văn nghị luận thường mang những giá trị và màu sắc khác nhâu đến cho từng loại chủ để, tác phẩm nào cũng cần phải đảm bảo cả 3 yếu tố là: lập, phản biện và phân tích. Đây chính là những yếu tố cơ bản và cần thiết cho một bài văn nghị luận.

Văn nghị luận được coi như là một dạng văn mà trong đó người viết sẽ dùng chính các lý lẽm dẫn chứng để lập luận chỉ ra các điểm nhấn, luận điểm nhằm chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được điểm mấu chốt, tư tưởng và quan điểm của các tác về một vấn đề, hiện tượng nào đó mà tác giả đang muốn hướng đến.

Hiện nay, chủ yếu các bài văn nghị luận thường tập trung vào những vấn đề nóng đang được quan tâm, chú ý trong xã hội hiện nay như các vấn đề có tính giáo dục cao, phát triển nhân cách con người. Thông qua quá trình nhận định, đánh giá vấn đề xã hội giúp người học có thêm sự hiểu biết, vốn sống và lối suy nghĩ tích cực hơn, từ đó hướng đến những nhận thức đúng đắn về mọi vấn đề trong xã hội.

Các đặc điểm của văn nghị luận

Văn nghị luận được viết ra với mục đích chính là giúp cho người đọc, người nghe bị thuyết phục, đồng tình và nắm bắt được vấn đề đang nói đến để có thể cùng bàn luận với người viết, người nói.

Thường thì các bài viết bao gồm các luận điểm, luận cứ và những dẫn chính rõ ràng.

Có thể hiểu luận điểm là những ý kiến được tác giả nêu ra nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm, nhận xét mang tính cá nhân được rút ra từ tác phẩm, từ vấn đề mà người viết nhận thấy. Hay hiểu theo các khác thì luận điểm chính là những kết luận sau những ý lớn, trong các tác phẩm thì luận điểm thường được chia ra thành luận điểm xuất phát, luận điểm chính, luận điểm khai triển và luận điểm kết luận sao cho phù hợp với nội dung mà tác giả đang muốn hướng đến.

Luận cứ được hiểu chính là những lý lẽ và dẫn chứng xác thực được đưa vào bài viết để nhằm tăng tính xác thực, đòng thể thể hiện rõ luận điểm. Vì vậy, có thể hiểu đơn giản luận điểm là những kết luận cho những lý lẽ và dẫn chứng, còn luận cứ thì được viết ra để trả lời cho những câu hỏi vì sao phải đề cập đến luận điểm đó? Mục đích của việc đưa luận điểm đó để làm gì? Hay chỉ đơn giản là muốn tăng tính thuyết phục, tin cậy của luận điểm đó.

Các dạng văn nghị luận thường gặp?

1/ Nghị luận văn học

Nghị luận văn học được hiểu là việc bình luận về các vấn đề liên quan đến một tác phẩm văn học gồm các yếu tố như: tác giả, tác phẩm,… Trong nghị luận văn học, người viết sẽ thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân liên quan đến nội dung tác phẩm hoặc thể hiện quan điểm cá nhân đồng tình hoặc chê trách đối với chính tác giả.

Nghị luận văn học gồm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ và nghị luận về tác phẩm văn xuôi.

– Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là việc người viết sẽ nhận xét, đánh giá về nội dung, tính nghệ thuật của đoạn thơ hoặc bài thơ đó.

Về mặt nội dung thì bài nghị luận cần tập trung phân tích các yếu tố như tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuận, những tue tưởng…để đưa ra được những đánh giá cụ thể, xác đáng.

Về mặt hình thức thì bài viết phải được trình bày theo bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn gợi cảm và thể hiện được sự chân thành của người viết.

– Nghị luận về tác phẩm văn xuôi là việc người viết sẽ trình bày những nhận xét, đánh giá về các nhân vật trong tác phẩm.

Về mặt nội dung thì đây chính là những đánh giá, nhận xé về tác phẩm văn xuôi, do đó mọi đánh giá đề phải được xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách hay giá trị hiện thực được thể hiện thông qua tác phẩm. Do đó những nhận xét, đánh giá này phải được trình bày rõ ràng, luận cứ và lập luận phải đem lại sự thuyết phục cho người đọc.

Về mặt hình thức, bài nghị luận cần phải đảm bảo về sự mạch lạc trong bố cục, lời văn chính xác, gợi cảm.

2/ Nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội được hiểu là những bài văn đề cập đến những vấm đề trong xã hội, những tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng tiêu cực, tích cực đang diễn ra trong xã hội, bên cạnh đó nó còn có thể xoay quanh các vấn đề về thiên nhiên, môi trường…

Nghị luận xã hội gồm có 2 loại chính là: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng và nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý.

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là việc bàn về một hiện tượng, sự kiên có ý nghĩa nhất định đối với đời sống, có thể đáng khen hoặc đáng chê.

Về mặt nội dung: Cần phải làm rõ được sự việc, hiện tượng, phân tích rõ ràng các mặt đúng sai của vấn đề, những tác động mà nó đem lại cho xã hội, phân tích nguyên nhân, thể hiện thái độ đồng tình hoặc phản đối…

Về mặt hình thức: Bố cục thể hiện sự mạch lạc, luận điểm rõ ràng, xác thực, lời văn chính xác, nhận xét ngắn gọn nhưng vẫn phải thể hiện được quan điểm của bản thân.

– Nghị luận về tư tưởng, đạo lý là việc bàn đến đạo đức của xã hội, phê phán những thứ gây suy đồi đạo đức, lối sống và tư tưởng của một số bộ phận hiện nay.

Về mặt nội dung: Phải thể hiện được các vấn đề về tư tưởng, đạo lí, phân tích các vấn đề bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh hay đối chiếu…để từ đó chỉ ra được chỗ đúng hay chỗ sai của vấn đề.

Về mặt hình thức: Bài viết phải được phân ra thành 3 phần cụ thể, có luận điểm đúng đắn, chặt chẽ và mạch lạc.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Nghị luận là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề