Văn khấn ông công ông táo năm 2023

Bài cúng ông Công ông Táo năm 2022

Cúng ông Công ông Táo là truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt. Đây được xem như là Tết sớm của người Việt.

Tết ông Công ông Táo [ngày 23 tháng Chạp] năm nay sẽ rơi vào Thứ 3 ngày 25 tháng 1 năm 2022.

Vào ngày này, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng và thắp hương, cúng ông Công ông Táo về chầu Trời. 

Bài cúng ông Công ông Táo là lời thỉnh cầu của gia chủ xóa bỏ những lỗi lầm trong năm cũ và cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng khi tiễn đưa Táo quân về chầu Trời.

 Bài cúng ông Công ông Táo năm 2022 số 1  

Bài cúng ông Công ông Táo năm 2022 được Dân Việt trích dẫn dưới đây là bài cúng được lưu truyền trong dân gian. 

Bài cúng Táo quân chầu Thiên

Nam mô adi đà Phật

Nam mô adi đà Phật

Nam mô adi đà Phật

Con lạy chính phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy: Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân, Thổ địa long mạch tôn thần, Ngũ Phương, Ngũ Thổ phúc đức chính thần.

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu niên

Tín chủ [chúng] con là: …………………………

Ngụ tại:……………………………………

Bài cúng ông Công ông Táo năm 2022 được lưu truyền trong dân gian. Ảnh: BY

Cùng toàn thể gia đình kính bái trước linh tọa: Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân, Thổ địa long mạch tôn thần, Ngũ Phương, Ngũ Thổ phúc đức chính thần.

Nay cuối mùa Đông.

Tứ quý theo vòng. 

23 tháng Chạp.

Chúng con kính dâng.

Hoa quả hương đăng.

Xiêm hài áo mũ.

Phỏng theo lễ cũ.

Ngài là vị chủ.

Ngũ tự gia thần.

Soi xét lòng trần.

Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm.

Các tội lỗi lầm.

Cúi xin tôn thần.

Gia ân châm chước.

Bảo hộ toàn gia.

Trai gái trẻ già.

An ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành.

Cúi xin chứng giám.

Bài cúng ông Công ông Táo năm 2022 số 2

Bài cúng ông Công ông Táo năm 2022 số 2 được Dân Việt trích dẫn từ sách "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" của NXB Văn hóa Thông tin.

Nam mô adi đà Phật

Nam mô adi đà Phật

Nam mô adi đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ [chúng] con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô adi đà Phật

Nam mô adi đà Phật

Nam mô adi đà Phật

Ông Công ông Táo có ý nghĩa như thế nào trong tín ngưỡng người Việt?

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt [Kinh], Táo quân có nguồn gốc từ 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của đạo Lão Trung quốc nhưng được Việt hóa thành tích "2 ông 1 bà". Vì vậy trong bài khấn Táo Quân có 3 ngôi:

Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân [tức thần Thổ Công]

Thổ Địa long mạch tôn thần [tức thần Thổ Địa]

Ngũ Phương, ngũ thổ phúc đức chính thần [tức thần Thổ Kỳ]

Truyền thuyết kể lại rằng, xưa có 2 vợ chồng nghèo tên là Trọng Cao và Thị Nhi, vợ chồng họ sống bên nhau rất thuận hòa, chỉ hiễm một nỗi sống với nhau đã lâu mà không sinh được mụn con cho vui cửa ấm nhà. Vì lẽ đó mà vợ chồng thường "lời qua tiếng lại". Một hôm Trọng Cao lỡ tay đánh vợ, Thị Nhi giận chồng bỏ nhà đi lưu lạc nơi đất khách quê người… Thị Nhi gặp Phạm Lang và 2 người nên duyên chồng vợ.

Từ khi Thị Nhi ra đi, Trọng Cao rất buồn phiền, thương nhớ vợ khôn nguôi. Ông đã bán hết gia tư tích góp của mình lấy tiền làm lộ phí để lần theo dấu chân vợ. Thời gian sau, số tiền ông mang theo cũng đã hết nhưng người vợ vẫn "bặt vô âm tín". Trọng Cao đành phải hành khất khắp nơi để kiếm sống qua ngày và mong gặp lại người vợ yêu của mình.

Một lần Trọng Cao vào một nhà xọ xin ăn, người mang cơm ra cho chính là Thị Nhi, họ gặp nhau vui mừng không kể xiết, Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà mình để làm cơm thiết đãi. Lúc sau Phạm Lang về và đã nghi ngờ vợ mình có tư tình với Trọng Cao. Không để cho vợ thanh minh, Phạm Lag đã nặng lời trách móc vợ, chẳng ai để ý ở trong bếp. Bỗng nhiên, ngọn lửa đã lan ra, trong giây lát đã lên tận mái bếp, bùng cháy. Để bộc bạch lòng mình với Phạm Lang, Thị Nhi đã nhảy vào biển lửa. Quá bất ngờ, Phạm Lang liền lao vào cứu vợ, Trong Cao thấy vậy cũng nhảy theo luôn, lửa đã làm 3 người chùng chết cháy.

Linh hồn của 3 vụ được đưa lên Thượng đế, thấy cả 3 người đều có nghĩa, Thượng đế đã sắc phong cho làm Táo Quân, những mỗi người giữ một việc: Trọng Cao làm thần Thổ Địa - trông coi việc nhà cửa, Phạm Lang làm thần Thổ Công - trông coi việc bếp núc, Thị Nhi làm thần Thổ Kỳ - trông coi việc nội trợ. Như vậy, Táo quân không phải là danh từ riêng chỉ ai đó, mà là danh từ chung cho cả Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.

Trong sách "Kinh Táo toàn thư" viết: "Táo thần hưởng nhang khói của một nhà, gìn giữ sức khỏe cho người trong gia đình, theo dõi việc thiện ác nhà đó, tâu trình công hay tội nhà đó".

Để tỏ lòng biết ơn vị thần đã bảo hộ , độ trì toàn gia đình mình trong suốt một năm. Theo tục lễ của người Việt, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp [tức tháng 12 Âm lịch] Táo Quân lại về trời tâu với Ngọc Hoàng Thượng đế những việc làm trong năm của từng gia đình, cho nên mỗi gia đình đều có lễ tiễn Táo Quân.

Để thống nhất văn lễ, giúp mọi người có được bài cúng Táo Quân phù hợp theo cổ truyền, chúng tôi sưu tầm và biên soạn bài : Văn lễ bản gia Thổ Công Táo quân vị tiền: để mọi người tiện sử dụng.

Lễ vật Táo quân chủ yếu là 3 bộ mũ áo, hìa hài Táo quân cùng vàng né, hương thơm và 3 con cá chép [có thể bằng mã] để Táo Quân bay về trời. Ngoài ra, việc sắm lễ còn tùy theo phong tục từng địa phương và gia đình nhưng cốt ở lòng thành.

Cách luộc gà đẹp để cúng ông Công ông Táo năm 2022. Nguồn: Youtube

Chủ Đề