Ưu điểm của nhân giống vô tính ở thực vật

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.

- Có 2 hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và Sinh sản hữu tính.

II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính là gì?

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

a) Sinh sản bào tử

- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.

- Ví dụ: Rêu, dương xỉ.

b) Sinh sản sinh dưỡng

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ.

- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:

+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên (thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, lá…).

+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (nhân giống vô tính).

$ \Rightarrow$  Nhận xét cơ chế sinh sản vô tính:

- Ưu: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.

- Nhược: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.

3. Phương pháp nhân giống vô tính

a) Ghép chồi và ghép cành

- Phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.

- Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh để đảm bảo sự sống sót và tiếp tục sinh trưởng.

b) Chiết cành và giâm cành

- Giâm (cành, lá, rễ) là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành (mía, dâu tằm, sắn, khoai tây), một đoạn rễ (rau diếp) hay mảnh lá (thu hải đường).

- Chiết cành: chọn cây khỏe, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần bóc vỏ xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.

c) Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…).

- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con.

- Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.

- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào.

$ \Rightarrow$ Ý nghĩa: Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn, đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống.

4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.

a) Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật

- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.

b) Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người.

- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người

- Nhân nhanh giống cây trồng

- Tạo giống cây sạch bệnh

- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa

- Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp



Page 2

Ưu điểm của nhân giống vô tính ở thực vật

SureLRN

Ưu điểm của nhân giống vô tính ở thực vật

Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là:

Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp

Nhân bản vô tính ở động vật đã có những triển vọng như thế nào?

Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là

Nêu những ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm?

+ Tạo ra số lượng cá thể lớn trong một thời gian ngắn

+ Tạo ra các cá thể có kiểu gen và kiểu hình giống với cá thể gốc ban đầu

→ Giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.

+ Nhân bản vô tính để tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào đã được chuyển gen người, chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan tương ứng.

Câu hỏi:Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính

Trả lời:

Phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như: giâm cành, chiết cành, ghép cành…

Ưu điểm:

– cây thích nghi tốt

– cây giữ được đặc tính của cây mẹ

– nhanh ra hoa, quả.

– tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt( đối với giâm cành)

Nhược điểm:

– qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa

– cây không có rễ cọc nên yếu

– không tạo được nhiều cây( đối với pp chiết cành)

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các phương pháp nhân giống vô tính

1. Ưu, nhược điểm của phương pháp Giâm cành

Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

Ưu điểm:

- Giữ được những đặc tính, tính trạng của cây giống mẹ.

- Cây trồng từ giâm cành sớm ra hoa, kết quả.

- Hệ số nhân giống cao, thời gian cho cây giống nhanh.

Nhược điểm:

- Nếu sản xuất với quy mô lớn đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và kĩ thuật cao.

- Khó thực hiện đối với một số giống cây khó ra rễ.

- Dễ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

2. Ưu, nhược điểm của phương pháp Ghép cành:

Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau.

Ưu điểm:

- Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao.

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất lợi như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

- Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ

- Điều tiết sinh trưởng cây ghép cho cao hay lùn đi

- Có khả năng hồi phục sinh trưởng cây, duy trì giống cây quý.

- Ngoài ra nghề làm vườn ươm sản xuất cây ghép cũng mang lại thu nhập cao .

Nhược điểm:

-Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, kém chịu hạn.

-Các bệnh trên cây mẹ, nhất là do virus có thể lây qua cây con qua nhiều thế hệ.

-Cây nhanh cổi, chu kì khai thác ngắn.

-Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

-Đòi hỏi phải có chuyên môn, tay nghề thành thạo, phải có các dụng cụ chuyên dùng như: dao ghép cành, kéo cắt cành, băng keo ghép cây,....

3. Ưu, nhược điểm của phương pháp Chiết cành

Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.

Ưu điểm:

- Cây trồng bằng cành chiết sớm ra hoa, kết quả.

- Giữ được đặc tính, tính trạng tốt của cây mẹ.

- Cây trồng bằng cành chiết phân tán thấp, tán cây cân đối, gọn, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

- Sớm có cây giống để trồng.

Nhược điểm:

- Một số cây giống ăn quả sử dụng phương pháp chiết cành đạt hiệu quả thấp do tỉ lệ ra rễ thấp.

- Tuổi thọ không cao vì cây không có rễ cọc ăn sâu.

- Cây chiết qua nhiều thế hệ hay bị nhiễm vi rút.