Uống trà có tăng huyết áp không

Uống trà có tăng huyết áp không
Người cao huyết áp không nên uống trà đường sẽ làm tăng huyết áp

Để biết uống trà đường có hạ huyết áp không bạn cần hiểu rõ sự ảnh hưởng của đường đến huyết áp.

Các bằng chứng khoa học nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường đóng vai trò chính trong sự tăng huyết áp. Khi lượng đường được nạp vào cơ thể nhiều sẽ làm tăng huyết áp tâm thu (6,9 mmHg) và huyết áp tâm trương (5,6 mmHg).

Uống trà có tăng huyết áp không
Đường đóng vai trò chính trong sự tăng huyết áp

Khi nói đến đường, cần hiểu một cách khái lược nhất sẽ có 2 loại đường là glucose và fructose. Cơ thể con người có khả năng sản xuất ra glucose, là một phân tử quan trọng cho quá trình hoạt động của cơ thể. Cơ thể không tự sản xuất được đường fructose. Khi mọi tế bào trong cơ thể đều có thể sử dụng glucose thì chỉ có gan là cơ quan duy nhất có khả năng chuyển hóa một lượng fructose nhất định. Việc ăn quá nhiều thực phẩm có chứa fructose có thể làm tăng nhịp tim, tăng nồng độ muối trong thận…tạo ra sự tương tác làm tăng huyết áp và tăng nhu cầu về oxy cơ tim.

Theo tiến sĩ James DiNicolantonio người Mỹ, việc giảm tiêu thụ đường bằng cách hạn chế các thực phẩm chế biến có đường là cần thiết. Nhiều bằng chứng cho thấy dù dùng một lượng đường vừa phải nhưng nếu sử dụng trong khoảng thời gian liên tục cũng có thể gây ra những tác động xấu với cơ thể.

Uống trà đường có hạ huyết áp không?

Rất nhiều người chưa hiểu rõ về công dụng của trà đường thường lầm tưởng uống trà đường hạ huyết áp. Nhưng thật ra trà đường lại khiến tăng huyết áp rất nhanh. Nếu bệnh nhân đang tăng huyết áp mà được cho uống trà đường thì sẽ càng làm huyết áp bị đẩy nên cao hơn. Đây là sai lầm rất nguy hiểm, huyết áp tăng cao có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: suy tim, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…

Trà đường chỉ nên sử dụng trong các trường hợp bị hạ huyết áp do hạ đường huyết nhằm mục đích tăng đường trong cơ thể. Với những bệnh nhân cao huyết áp không nên dùng trà đường, hãy để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi khoảng 15 - 20 phút. Dùng máy đo huyết áp để biết huyết áp hiện tại của bệnh nhân, có thể uống một viên thuốc hạ đường huyết do bác sĩ kê toa (nếu có). Trường hợp sau đó nếu huyết áp vẫn chưa có dấu hiệu giảm, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để tránh tình trạng nguy hiểm.

Uống trà có tăng huyết áp không
Uống trà đường không hạ huyết áp mà sẽ khiến huyết áp tăng cao

Chắc hẳn khi đọc hết bài viết này bạn đã có câu trả lời uống trà đường có hạ huyết áp không và biết cách dùng trà đường để sơ cứu cho trường hợp phù hợp. Trà đường chỉ nên sử dụng như một phương pháp sơ cứu khi bị hạ đường huyết cần tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Trong trường hợp bị cao huyết áp tuyệt đối không nên sử dụng trà đường để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Phan Ngọc Ánh

Một vài nghiên cứu khoa học cho thấy trong trà có chứa các hợp chất trong nhóm catechin có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả.

Những hợp chất này gồm epigallocatechin (EGC), epicatechin (EC), epigallocatechin-3-gallate (EGCG) và epicatechin gallate (ECG). Đây đều là những hợp chất có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể. Nhờ vào các chất kể trên, các tổn thương tế bào được chữa lành và giảm bớt. Cơ thể cũng giảm nguy cơ bị viêm nhiễm.

Đồng thời Catechin và các chất chống oxy hóa khác trong trà cũng hỗ trợ hạ huyết áp là nhờ khả năng làm giãn mạch máu. Các nhà khoa học đã chứng minh những chất chống oxy hóa này kích thích một loại protein gọi là KCNQ5. Protein này có trong cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu. Khi protein KCNQ5 bị kích hoạt, mạch máu sẽ giãn ra, làm giảm áp lực trong lòng mạch, nhờ đó góp phần hạ huyết áp.

Không chỉ vậy, trong trà còn chứa một loại axit amin có tên là L-theanine. Loại axit amin này được chứng minh là hỗ trợ giảm huyết áp với những người thường xuyên căng thẳng, lo lắng.

Uống trà có tăng huyết áp không
Trà có tác dụng hạ huyết áp.

Từ những nghiên cứu trên, có thể khẳng định trà có thể hỗ trợ hạ huyết áp và phù hợp cho bệnh nhân tăng huyết áp.

Các nghiên cứu đã chứng minh uống trà thường xuyên có thể giảm khoảng 3,53 mmHg huyết áp tâm thu và giảm tới 0,99 mmHg huyết áp tâm trương.

Tuy nhiên, trà là loại thức uống chứa caffeine. Các tổ chức y tế khuyến cáo không nên nạp quá 200 mg caffeine/ngày. Tương ứng với không nên uống quá 8 ly trà/ngày, giúp tối ưu hoá khả năng hạ áp mà trà mang lại.

Top 5 loại trà hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả nhất

Uống trà có tăng huyết áp không

 

Trà xanh.

Trong một vài nghiên cứu chứng minh, trà xanh có chứa chất chống oxy hóa rất hiệu quả. Hơn 30% trọng lượng khô của lá trà là chất chống oxy hóa mạnh có tên gọi là flavonoid có tác dụng tốt đối với thành mạch, độ nhớt của máu và nồng độ cholesterol trong máu. Trà xanh có tác dụng giãn mạch, giảm độ nhớt của máu, từ đó làm giảm áp lực của dòng máu lên thành mạch, giúp hạ huyết áp. Mỗi ngày uống 2 tách trà giảm khả năng mắc cao huyết áp tới hơn 60%.

Có nghiên cứu so sánh giữa người uống 4 tách trà xanh và người không uống. Người uống trà xanh mỗi ngày giảm đến 50% nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch-một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp.

Trà Atiso đỏ.

Trong trà hoa atiso đỏ hay còn có tên gọi khác là trà bụt giấm có chứa chất phytochemical có hoạt tính sinh học tương tự như một loại thuốc ức chế men chuyển tự nhiên, chống oxy hóa tốt. Phytochemical tác động vào những enzyme có tác dụng điều hoà huyết áp, hỗ trợ hạ huyết áp.

Trà atiso đỏ được biết đến với hương vị thanh mát, dễ uống, là một thức uống mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày cho bệnh nhân cao huyết áp. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng uống 3 ly trà hoa atiso đỏ mỗi ngày có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện huyết áp tâm thu.

Trà lá sen.

Trong trà lá sen có chứa nồng độ kali và natri cao giúp trung hòa cholesterol trong máu, giảm bớt lượng cholesterol có hại. Đồng thời với hàm lượng kali cao, trà là sen làm giảm nguy có mắc các bệnh tim mạch-một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp.

Đồng thời, trong lá sen còn có chứa hợp chất hoá học có tên gọi Alkaloid có khả năng kiểm soát sự tăng huyết áp, đồng thời giúp bệnh nhân giữ được trạng thái bình tĩnh, cân bằng, tâm trạng trở nên tốt hơn, giảm stress và ổn định lại huyết áp.

Trà khổ qua rừng.

Trong trà khổ qua rừng có chứa các thành phần giúp giảm mỡ máu, giảm nồng độ Cholesterol có hại trong máu. Từ đó giúp giảm thiểu tình trạng xơ vữa mạch. Đây là một trong những cơ chế gây nên bệnh cao huyết áp.

Vì vậy trà khổ qua rừng là một trong những loại trà hỗ trợ hạ huyết áp rất tốt.

Trà hoa cúc hòe.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng, trà hoa cúc hòe có chứa hoạt chất Apigenin. Chất này có tác dụng giảm thiểu nguy cơ ung thư và hỗ trợ ổn định huyết áp. Đồng thời, các hoạt chất khác trong trà hoa cúc hòe còn giúp thư giãn mạch máu, ngăn ngừa huyết khối thành mạch. Từ đó giúp giảm mạch, giảm nguy cơ tắc mạch máu do khối máu tự, góp phần hạ huyết áp.

>>> Đừng quên bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn bằng cách chuẩn bị sẵn trong tủ thuốc ngay một chiếc máy đo huyết áp điện tử

Uống trà có tăng huyết áp không

Máy Đo Huyết Áp Beurer BC30

BC30

Máy đo huyết áp cổ tay Beurer BC30 ứng dụng công nghệ cảm biến Fuzzy hiện đại, logic nhất đem đến cho bạn kết quả đo huyết áp một cách nhanh chóng, chính xác.

Uống trà có tăng huyết áp không

Máy Đo Huyết Áp Microlife BP A2 Classic

BP A2 Classic

Máy đo huyết áp  Microlife BP A2 Classic – máy đo huyết áp giúp mọi người dễ dàng theo dõi huyết áp của mình tại nhà. Với nhiều tiện ích vượt trội, máy có kích thước nhỏ gọn, độ tin cậy cao, dễ sử dụng, độ chính xác cao với khả ...

Uống trà có tăng huyết áp không

Máy Đo Huyết Áp Omron Hem 6161

Hem 6161

Máy đo huyết áp Omron Hem 6161 là thiết bị đo huyết áp tự động, nhỏ gọn. Đặc biệt phù hợp sử dụng tại gia đình và những người muốn đem máy đo huyết áp theo người. Bạn chỉ cần ấn nút, việc còn lại đã có Máy đo huyết áp ...

Uống trà có tăng huyết áp không

Máy Đo Huyết Áp Omron HEM-7121

HEM-7121

Bài viết trên chúng tôi đã giải thích cho các bạn cao huyết áp có nên uống trà hay không và giới thiệu top 5 loại trà hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân tăng huyết áp. Hi vọng qua bài viết này, bệnh nhân cũng như người nhà sẽ có những kiến thức bổ ích giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp.