Ứng phó với tình huống nguy hiểm là gì

- Những tình huống nguy hiểm từ con người:

+ Bắt cóc, cướp giật tài sản.

+ Té ngã trong sân trường.

+ Đi xe phóng nhanh vượt ẩu.

+...

Một số tình huống nguy hiểm từ con người.

- Những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên:

+ Bão lũ, lũ ống, lũ quét, lũ lụt.

+ Hạn hán, cháy rừng.

+ Động đất, núi lửa, sóng thần.

+...

Một số tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

@1380858@@1380801@

+ Không đi một mình nơi vắng người.

+ Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ….

+ Luôn có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ…

+ Khi gặp tình huống nguy hiểm hãy nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” và “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp. 

b. Ứng phó khi gặp hỏa hoạn

- Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta cần:

     + Bình tĩnh

     + Gắt cầu dao điện.

     + Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác tùy theo khả năng cuả mình.

     + Thông báo cho những người xung quanh gọi điện thông báo tới số 114 [thông báo địa điểm vụ cháy]

- Khi bị mắc kẹt trong đám cháy:

     + Bình tĩnh quan sát lối thoát hiểm an toàn nhất như: hành lang, cầu thang bộ, ban công…

     + Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát đám cháy

     + Đóng các cửa trên đường đi tránh lửa lan rộng ra

     + Lấy khăn,…làm ướt để che mũi miệng và xung quanh người.

     + Nằm sát sàn nhà cách nơi đám khói đang tràn vào càng xa càng tốt

- Khi bị lửa bén vào quần áo.

     + Bình tĩnh, nằm ngay xuống đất lăn qua lăn lại để dập lửa.

     + Sau đó sơ cứu vết thương đúng cách, đem đến bệnh viện….

c. Ứng phí khi bị đuối nước

- Khi bản thân bị đuối nước cần:

     + Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước;

     + Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn;

     + Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

- Khi gặp người bị đuối nước: 

+ Chúng ta cần kêu cứu thật to và nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

- Cần làm tránh đuối nước bằng cách:

     + Khi đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.

     + Không đi bơi 1 mình mà nên bơi theo nhóm để không may sẽ có sự giúp đỡ kịp thời.., 

    + Không tẹ ý ra chơi gần ao hồ, sông, suối…khi tham gia bơi lội cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ,..

d. Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét

- Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét.

- Tắt hết thiết bị điện trong nhà.

- Nếu đang đi ngoài đường, cần nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn.

- Không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng,...

e. Ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất

- Thường xuyên xem dự báo thời tiết

- Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống [đèn pin, thực phẩm, áo mưa…]

- Không đi qua sông suối khi có lũ

- Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…

- Không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ…

- Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh hoạt động khai thác bừa bãi…

1. Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

2. Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.

3. Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.

4. Chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.

5. Luôn ghi nhớ các số điện thoại của người thân, các số điện thoại khẩn cấp:

+ 111: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em;

+ 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc;

+ 113: Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan tới an ninh, trật tự;

+ 114: Gọi cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn;

+ 115: Gọi cấp cứu y tế.

Hiện nay, tình hình xã hội hết sức phức tạp, có thể thấy được nhiều người vẫn chưa có các kiến thức, các kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo vệ mình khi đối mặt với kẻ gian. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn một số cách để phòng vệ lại các tình huống nguy hiểm này. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau đưa ra cách xử lý khác nhau sao cho đem đến hiệu quả an toàn cao nhất. Bất kì một lúc nào các tình huống xấu xảy ra, người bị nạn phải tìm cách chuyển biến từ thế bị động sang chủ động. Người bị nạn phải có tâm lý vững vàng và bình tĩnh để xử lý tình huống một cách linh động, tránh gây ra những tổn hại nặng nề về người và của.

Giữ bình tĩnh

Một trong số những yếu tố quan trọng nhất trong lúc này là bạn phải kiểm soát được các hoạt động của bản thân.
Điều quan trọng nhất cần phải nhớ đó là không nên hoảng hốt, lúc nào cũng nên giữ bình tĩnh. Việc giữ bình tĩnh sẽ giúp cho người bị khống chế có thời gian để suy nghĩ, tìm ra cách để lật ngược tình thế. Trong nhiều trường hợp, việc bạn dừng lại và trừng mắt nhìn kẻ bám đuôi có thể khiến hắn mất bình tĩnh và tháo lui. Sau đó bạn nên bỏ đi ngay chứ không nên nấn ná lâu ở đó.

Tấn công vào các điểm yếu của kẻ gian nếu có cơ hội:

Khi bạn đã có thể bình tĩnh xem xét tình hình, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được các sơ hở của kẻ gian, sau đó tấn công vào các điểm yếu của kẻ gian khi có cơ hội.

Tấn công vào những điểm yếu như: mắt, cuống họng, hạ bộ, khủy gối… khiến đối tượng đau đớn và buông bạn ra, nắm bắt cơ hội đó hãy chạy thật xa ra khỏi tầm kiểm soát của đối tượng.

Sử dụng vũ khí phòng vệ

Bạn nên trang bị cho mình một số vũ khí phòng vệ như bình xịt hơi cay để tự bảo vệ cho bản thân. Thậm chí trong một số trường hợp, bạn nên tận dụng những vật xung quanh, có sẵn, những vật dụng nhọn, cây gậy… để phòng vệ.

Không nên chống cự

Nếu đối phương không có bất kì một sơ hở nào, thì người bị nạn không nên manh động, vì bất kì một hoạt động thừa nào cũng sẽ dẫn đến các tình huống không lường.

Việc tuân theo các yêu cầu của kẻ gian đôi khi là điều cần thiết. Không làm đối phương kích động dễ dẫn đến những hành vi gây tổn hại cho bản thân mình.

Biết cách ứng phó khi gặp tình huống nguy hiểm sẽ bảo vệ bản thân mình. Xây dựng thói quen cẩn trọng, đề cao cảnh giác mọi lúc mọi nơi là yếu tố cần thiết giúp bạn tránh khỏi mọi tình huống rủi ro trong cuộc sống.

Trên thực tế, mỗi người nên tự bảo quản các tài sản của mình một cách nghiêm ngặt nhất, để tránh khỏi các tình trạng kẻ xấu lợi dụng sự sơ hở để có thể chiếm đoạt tài sản.
Quý khách cũng có thể tìm đến các dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp có thể tăng cường thêm an ninh cho mục tiêu của mình.

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Tình huống nguy hiểm là gì?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Giáo dục công dân 6 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi:Tình huống nguy hiểm là gì?

-Tình huốngnguy hiểmlànhữngtình huốngcó thể gây ra tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Ứng phó với tình huống nguy hiểm nhé

Kiến thức tham khảo về Ứng phó với tình huống nguy hiểm

1. Khái niệm tình huống nguy hiểm

- Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.

2. Một số tình huống nguy hiểm thường gặp

a.Cấp cứu co giật

Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh, diễn ra đột ngột, không thể kiểm soát. Khi gặp tình huống này cần nhanh chóng cho nạn nhân ngậm 1 miếng vải mềm để họ không tự cắn phải lưỡi mình. Tránh sử dụng vật cứng bởi chúng dễ có thể làm bệnh nhân bị gãy xương quai hàm. Tiếp theo phải đưa họ đến nơi rộng rãi, thoáng mát và đặt chiếc gối hoặc vật mềm dưới đầu họ trước khi gọi xe cứu thương.

b.Bong gân

Thông thường khi bị bong gân, bạn thường xoa dầu vào chỗ đau hay sử dụng các loại cao nóng, các loại thuốc gây nhiệt. Tuy nhiên đây là một điều cấm kị bởi chúng sẽ làm tăng nhanh tình trạng sưng tấy và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Cách sơ cứu tốt nhất là dùng đá lạnh chườm lên chỗ bị thương trong khoảng thời gian lâu hơn 15 phút để giảm sưng tấy và viêm nhiễm. Sau đó nhanh chóng buộc garo lại và hạn chế vận động mạnh.

c. Bị hóc – nghẹn

Hóc dị vật đường thở nói chung là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Nó có thể dẫn đến hiện tượng bị bịt đường thở, khó thở, sặc sụa, tím tái, thậm chí có thể gây tử vong. Với trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên cho tay vào cổ họng để móc vật thể, tránh đẩy vật thể vào sâu hơn. Tốt nhất bạn nên đứng sau nạn nhân, gập người, dùng 2 tay ép bụng rồi sốc khoảng trên 5 lần. Làm điều này liên tục sẽ ép được vật thể bị hóc ra. Nếu không hiệu quả trong nhiều lần và tình hình phức tạp hơn thì hãy mau chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện.

d. Cấp cứu người đuối nước

Nếu bạn không có khả năng bơi lội tốt, hãy nhớ rằng bơi ra cứu mới là biện pháp cuối cùng. Hãy thử bằng cách dùng bất cứ vật gì dài ra để với tới chỗ người đang cần cứu giúp như cây, gậy, dây dài… Hay bạn có thể bám và với tay ra chỗ người bị nạn nếu bạn ở gần bờ, tại đó có thuyền hoặc phao nữa thì là điều rất tốt.

Trong trường hợp bơi là cách cuối cùng, hãy luôn mang theo thứ mà cả 2 có thể cùng nổi và nhớ rằng tiếp cận người bị nạn từ phía sau. Nếu cần thiết hơn có thể đánh mạnh để nạn nhân bất tỉnh rồi đưa vào. Những điều trên là hết sức cần thiết vì khi bị đuối nước, người bị nạn dễ rơi trạng thái hoảng loạn cực độ. Không làm đúng cách thì cả 2 có thể sẽ cùng gặp nguy hiểm bởi người gặp nạn có xu hướng gây nguy hiểm cho chính người đang cứu họ.

e. Sơ cứu khi bị rắn cắn

Bạn hoàn toàn có thể phân biệt được vết cắn do rắn độc hay rắn bình thường gây ra để có biện pháp xử lí kịp thời. Đối với rắn bình thường không có nọc độc, vết cắn sẽ có hình vòng cung bởi những loài này cắn bằng răng hàm và không có răng độc. Ngoài ra thì dấu răng của chúng sẽ đều nhau, thi thoảng còn để lại răng trên vết cắn.

Còn với rắn độc, do có hai tuyến nọc và hai răng độc nên khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn, đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng.

3. Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người

Các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người:

- Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm:

+ Nguy hiểm đến từ đối tượng nào?

+ Nguy cơ có thể gặp phải trong tình huống nguy hiểm là gì?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không thoát khỏi tình huống nguy hiểm?

- Tìm hiểu phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:

+ Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn.

+ Đánh lạc hướng đối phương.

+ Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp [111; 112; 113; 114; 115;..]

- Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:

Bình tĩnh để có cách xử lý phù hợp trong từng tình huống nguy hiểm.

4. Ý nghĩa

- Các cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm xung quanh chúng ta giúp chúng ta nhận diện và phòng tránh nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề