Tỷ lệ tử vong là gì

Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 khởi đầu ngày 27/4/2021 với đa nguồn lây, đa chủng, đa ổ bệnh đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay đến nay số lượng ca mắc tại Việt Nam đã lên tới gần 1,7 triệu người, trong đó có gần 32.000 ca tử vong, chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ, Đồng Tháp ...

Trước bối cảnh cả nước đang bước sang giai đoạn mới theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, các cơ sở y tế sẽ tiếp tục đối mặt với sự gia tăng người bệnh, đặc biệt trên thế giới đã xuất hiện biến chủng mới siêu lây nhiễm có thể gây tác động rất lớn đến hệ thống y tế.

Có 6% là bệnh nhân nặng

Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho hay cả nước đã có gần 1,7 triệu người mắc COVID-19, trong đó đã có hơn 1,3 triệu ca khỏi bệnh, hơn 366.000 trường hợp đang được theo dõi. Tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Việt Nam là 31.877 trường hợp.

[Ngày 29/12, ghi nhận gần 13.900 ca mắc COVID-19, 38.260 ca khỏi bệnh]

Trong số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam chỉ có 6% là bệnh nhân nặng, 8,3% ở mức trung bình, tỷ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng cao nhất với 85,7%.

Trong số hơn 366.000 trường hợp đang được theo dõi có 230.146 ca theo dõi tại nhà [chiếm tỷ lệ 62,8%], 11.803 trường hợp theo dõi tại khu cách ly tập trung [3,2%], 124.642 ca đang điều trị tại bệnh viện [34%].

Báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho thấy đến ngày 28/12, các địa phương có số ca đang điều trị nhiều như: Thành phố Hồ Chí Minh [51.726], Bình Dương [42.159], Đồng Nai [41.147], Hà Nội [20.165], Cà Mau [16.061], Cần Thơ [15.157], Khánh Hòa [12.859], Trà Vinh [11.922], Đồng Tháp [10.936], Tây Ninh [10.584].

Các địa phương đang có số ca COVID-19 trong tình trạng nặng cao gồm: Đồng Nai [3.246], Thành phố Hồ Chí Minh [2.315], Cần Thơ [420], Long An [416], An Giang [399], Bình Dương [361], Bến Tre [336], Vĩnh Long [324], Hà Nội [315], Đồng Tháp [277] ca.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số trường hợp tử vong do COVID-19 cao nhất cả nước, với 18.632 người [chiếm tỷ lệ 61,7% của cả nước]. Tiếp theo đó là các tỉnh: Bình Dương [3.172], Đồng Nai [1.057], An Giang [884], Tiền Giang [819], Long An [790], Tây Ninh [584], Cần Thơ [553], Đồng Tháp [519] và Kiên Giang [519].

Qua phân tích số ca bệnh tử vong cho thấy người trên 65 tuổi chiếm 47% là người có bệnh nền; 36% là người từ 50-56 tuổi; 18-49 là 15%; nhóm từ 0- 17 tuổi là 0,42%.

Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh con số trên cho thấy tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%, vì vậy việc triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ này là rất cần thiết.

Ông Khuê dẫn chứng về so sánh tỷ lệ tử vong quan sát được ở quần thể dân đã tiêm đủ liều vaccine và chưa tiêm vaccine: Tỷ suất tử vong ở Mỹ, Chile và Thụy Sỹ [số ca tử vong/tuần/100.000 dân] cho thấy nhóm chưa tiêm vaccine tỷ lệ tử vong là 7,62%, ở nhóm đã tiêm đủ liều vaccine là 0,93%. Tham chiếu tính toán tương đương cho Việt Nam: Nếu Việt Nam tiêm được cho 80% dân số thì tỷ suất tử vong tương ứng là 2,27%.

Số ca mắc mới tăng nhanh, đột ngột

Phân tích một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam, Phó giáo sư Khuê cho rằng do số ca mắc mới tăng nhanh, đột ngột gây quá tải hệ thống bệnh viện. Biến chủng Delta lây lan nhanh, tỷ lệ nhập viện, tăng nặng cao hơn so với biến chủng trước đó. Khi bắt đầu đợt dịch thứ 4, Việt Nam chưa đạt được mục tiêu tiêm chủng bảo vệ nhóm tuổi nguy cơ [tuổi cao, bệnh nền…], tỷ lệ người trên 50 tuổi tiêm vaccine đủ liều còn thấp so với mục tiêu là 95%.

Đặc biệt nhiều trường hợp người dân còn chủ quan, không chủ động khai báo và tự điều trị tại nhà dẫn đến khi bệnh trở nặng không thể can thiệp kịp thời. Đó còn là khó khăn trong cơ chế tài chính, thanh quyết toán, quy định thủ tục hành chính về đấu thầu mua sắm dẫn tới không chuẩn bị đầy đủ và kịp thời vật tư thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị.

Theo ông Khuê, việc điều phối phân loại bệnh nhân, quản lý tại cộng đồng và chuyển tuyến chưa nhịp nhàng. Nhiều địa phương chưa đảm bảo các nguồn lực đặc biệt là nhân lực, thiếu nhân lực y tế nghiêm trọng, trong khi nhiều địa phương bị động trong việc huy động nhân lực hỗ trợ tại chỗ, chưa chủ động tổ chức tập huấn và đào tạo kịp thời.

"Nhiều địa phương chưa triển khai đánh giá nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 hoặc đánh giá mang tính hình thức, đối phó. Công tác tổ chức cơ sở cách ly, thu dung và điều trị tại một số địa phương chưa thực sự đảm bảo hiệu quả, an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhiều nơi chưa có sự huy động, kết nối các ban ngành đoàn thể địa phương cùng hỗ trợ vận hành quản lý thu dung điều trị,” ông Khuê chỉ rõ.

Tăng cường năng lực điều trị

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh về cơ bản Việt Nam đã kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, khi bước vào thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và phòng chống dịch hiệu quả, số ca mắc COVID-19 tại một số địa phương gia tăng, nhiều trường hợp phát hiện qua sàng lọc khi đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Vì vậy, việc giám sát vùng nguy cơ cao để đảm bảo phát hiện sớm các ca mắc là rất cần thiết, từ đó cách ly, điều trị và có giải pháp xử trí phù hợp, góp phần hạn chế trường hợp tử vong.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại hội nghị. [Ảnh: PV/Vietnam+]

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chỉ rõ: "Để làm được vệc trên phải kiểm soát ca mắc, tăng cường năng lực điều trị, sử dụng thuốc sớm, trong đó có nhiều thuốc mới, thuốc kháng thể đa dòng, kèm theo đó là đảm bảo oxy cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến bệnh viện các tầng 1, 2, 3. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của hệ thống khám chữa bệnh."

Để công tác điều trị người bệnh COVID-19 tốt hơn, Thứ trưởng Sơn yêu cầu toàn hệ thống điều trị rà soát khả năng đáp ứng của các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều trị các tuyến. Cung ứng và bảo đảm đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân.

Song song với đó, các cơ sở y tế tiếp tục đầu tư nguồn lực để mở rộng, tăng cường năng lực hồi sức tích cực. Trong công tác điều trị, cần huy động các cơ sở y tế của nhà nước và tư nhân tham gia và thực hiện mục tiêu kép vừa triển khai khám chữa bệnh thông thường, vừa tham gia điều trị, hồi sức tích cực COVID-19.

Đặc biệt, các cơ sở y tế cần thực hiện đầy đủ việc phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị theo Quyết định đã ban hành ngay từ trạm y tế, tổ COVID cộng đồng đến các cơ sở thu dung, điều trị.

"Trạm y tế cần lập danh sách các trường hợp F0 tại nhà và phân loại theo các nhóm nguy cơ để quản lý. Các cơ sở thu dung, điều trị cần phân loại nguy cơ người bệnh COVID-19 ngay từ khi nhập viện, đồng thời đánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng người bệnh vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho việc theo dõi chăm sóc, điều trị và xử trí," Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Các cơ sở điều trị cũng như hệ thống theo dõi sức khoẻ người bệnh ban đầu cần theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh để tiên lượng sớm, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tăng nặng. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tuyến điều trị, tuyệt đối tránh tình trạng chuyển tầng khi đã quá muộn.

Một lưu ý nữa của Thứ trưởng Bộ Y tế với hệ thống điều trị bệnh nhân COVID-19 là phải rà soát lại công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường bề mặt; tăng cường thông khí của toàn bộ các buồng bệnh, khu điều trị người bệnh COVID-19 đồng thời xây dựng và và điều chỉnh kế hoạch nhân lực, ca kíp, hạn chế tối đa việc nhân viên y tế trực quá 8 tiếng một ngày...

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nhấn mạnh đến việc tiếp tục huy động sự tham gia của cộng đồng và mạng lưới các tình nguyện viên, "Thầy thuốc đồng hành," những người có tâm huyết, người bệnh COVID-19 đã bình phục, người về hưu… cùng tham gia vào tư vấn, điều trị, chăm sóc, quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà… Các địa phương phải đẩy mạnh tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng này./.

Thùy Giang [Vietnam+]

Important update: Healthcare facilities

CDC has updated select ways to operate healthcare systems effectively in response to COVID-19 vaccination. Learn more

Các bệnh nền có liên quan đến nguy cơ cao hơn đối với COVID-19 nghiêm trọng: Thông tin dành cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Dưới đây là danh sách cập nhật các bệnh nền có nguy cơ cao, dựa trên những gì đã được báo cáo trong tài liệu kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2021. Các bệnh trạng được nhóm theo mức độ bằng chứng, với mức cao nhất ở trên cùng. Danh sách các bệnh nền không phải là đầy đủ và sẽ được cập nhật khi khoa học phát triển. CDC hiện đang xem xét các bệnh nền bổ sung và một số bệnh trạng trong số này có thể có đủ bằng chứng để được thêm vào danh sách. Danh sách này không nên được sử dụng để loại trừ những người có bệnh nền khỏi các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị như liều vắc xin nhắc lại hoặc các liệu pháp cần thiết. Quy trình và bằng chứng được sử dụng để cập nhật danh sách được tìm thấy trong phần tóm tắt Bằng chứng khoa học về các bệnh trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng.

Trang web này cung cấp một nguồn lực dựa trên bằng chứng cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chăm sóc cho những bệnh nhân có các bệnh nền có nguy cơ cao bị các kết quả nghiêm trọng COVID-19. Kết quả nghiêm trọng COVID-19 được xác định là nhập viện, nhập viện chăm sóc đặc biệt [ICU], đặt nội khí quản hoặc thở máy, hoặc tử vong.

Trang này tổng hợp dữ liệu từ các báo cáo đã xuất bản, các bài báo khoa học trên báo chí, các bản in trước chưa được đánh giá và dữ liệu nội bộ được đưa vào đánh giá tài liệu do các chuyên gia chủ đề thực hiện kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2021. Thông tin phản ánh bằng chứng hiện tại về các bệnh nền và nhằm giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đưa ra quyết định sáng suốt về việc chăm sóc bệnh nhân và nâng cao nhận thức về rủi ro cho bệnh nhân của họ.

Bối cảnh

Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thêm về các yếu tố nguy cơ đối với kết quả COVID-19 nghiêm trọng. Tuổi tác là yếu tố nguy cơ mạnh nhất đối với các kết quả COVID-19 nghiêm trọng. Khoảng 54,1 triệu người từ 65 tuổi trở lên cư trú tại Hoa Kỳ; năm 2020, nhóm tuổi này chiếm 81% số ca tử vong liên quan đến COVID-19 của Hoa Kỳ, và tính đến tháng 9 năm 2021, tỷ lệ tử vong ở nhóm này gấp hơn 80 lần tỷ lệ của nhóm 18-29 tuổi.[1external icon, 2] Vào năm 2020, người cư trú tại các cơ sở chăm sóc dài hạn chỉ chiếm chưa đầy 1% dân số Hoa Kỳ nhưng chiếm hơn 35% tổng số ca tử vong do COVID-19.[3-7pdf iconexternal icon] Ngoài ra, người lớn ở mọi lứa tuổi có một số bệnh nền đều có nguy cơ cao mắc bệnh nặng do COVID-19.[số 8]

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng COVID-19 không ảnh hưởng đến tất cả các nhóm người như nhau. Nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng tăng lên theo số lượng các bệnh nền tăng lên ở một người.[9external icon–11external icon] Người khuyết tật có nhiều khả năng mắc các tình trạng sức khỏe mãn tính hơn người không khuyết tật, sống trong môi trường tập trung đông đúc và gặp nhiều rào cản hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe.[12-14] Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số người bị khuyết tật nhất định có nhiều khả năng bị COVID-19 và có kết quả tồi tệ hơn.[15-17] Một số bệnh trạng mãn tính xảy ra thường xuyên hơn hoặc ở độ tuổi trẻ hơn trong một số nhóm dân tộc thiểu số hoặc chủng tộc. Hơn nữa, dữ liệu cũng chỉ ra rằng so với những người Da trắng không phải gốc Tây Ban Nha, các thành viên của một số nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số có nhiều khả năng tử vong vì COVID-19 ở độ tuổi trẻ hơn.[18] Dựa trên dữ liệu tử vong từ Hệ thống Thống kê Quan trọng Quốc gia [NVSS] của CDC, từ ngày 1 tháng 2 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021, ước tính đã có khoảng trên 700.000 ca tử vong ở Hoa Kỳ.[20] Vào năm 2020, tỷ lệ tử vong tăng cao nhất xảy ra ở người lớn từ 25–44 tuổi và trong số Người gốc Tây Ban Nha hoặc người La Tinh.[19]

Ngoài ra, chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về các bệnh trạng ảnh hưởng đến môi trường nơi mọi người sống, học tập và làm việc có thể ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ lây nhiễm và các kết quả COVID-19 nghiêm trọng. Những yếu tố xã hội quyết định đến sức khỏe bao gồm môi trường vật lý và khu vực lân cận, nhà ở, nghề nghiệp, giáo dục, an ninh lương thực, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sự ổn định kinh tế.

Tóm tắt các bệnh trạng với bằng chứng

  1. Các bệnh đi kèm được chứng minh bởi ít nhất một phân tích tổng hợp hoặc đánh giá có hệ thống hoặc bằng phương pháp xem xét được xác định trong Tóm tắt Khoa học.
    • Ung thư
    • Bệnh mạch máu não
    • Bệnh thận mãn tính
    • Các bệnh phổi mãn tính giới hạn ở:
      • Bệnh phổi kẽ
      • Thuyên tắc phổi
      • Tăng huyết áp động mạch phổi
      • Loạn sản phế quản phổi
      • Giãn phế quản
      • COPD [bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính]
    • Các bệnh gan mãn tính giới hạn ở:
      • Xơ gan
      • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
      • Bệnh gan do rượu
      • Viêm gan tự miễn
    • Đái tháo đường, loại 1 và loại 2 *
    • Tình trạng tim [chẳng hạn như suy tim, bệnh động mạch vành, hoặc bệnh cơ tim]
    • Rối loạn sức khỏe tâm thần giới hạn ở:
      • Rối loạn tâm trạng, bao gồm trầm cảm
      • Rối loạn phổ tâm thần phân liệt
    • Béo phì [BMI ≥30 kg/m2]*
    • Mang thai và mang thai gần đây
    • Hút thuốc, hiện tại và trước đây
    • Bệnh lao
  2. Các bệnh đi kèm được chứng minh bởi ít nhất một nghiên cứu quan sát [ví dụ: nhóm, bệnh chứng hoặc cắt ngang]:Những nghiên cứu này có thể bao gồm đánh giá hệ thống hoặc phân tích tổng hợp đại diện cho một tình trạng trong một nhóm bệnh lớn hơn [ví dụ, ghép thận thuộc danh mục cơ quan rắn hoặc cấy ghép tế bào gốc máu].
    • Trẻ em có một số bệnh nền
    • Hội chứng Down
    • HIV [vi rút suy giảm miễn dịch ở người]
    • Tình trạng thần kinh, bao gồm chứng sa sút trí tuệ
    • Thừa cân [BMI ≥25 kg/m2, nhưng

Chủ Đề