Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn ở Việt Nam

Tháng 1/2021, Tổ chức dịch vụ dân số Quốc tế [PSI Việt Nam] tổ chức tập huấn “Thiết kế vị nhân sinh trong sáng tạo các hoạt động cộng đồng” cho nhóm sinh viên từ các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương trình thuộc dự án phi lợi nhuận “Giảm thiểu Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn trong nhóm Thanh niên tại Việt Nam” do PSI Việt Nam triển khai với nguồn tài trợ từ Quỹ Maverick.

Theo đại diện Ban tổ chức, Việt Nam hiện có thế hệ thanh niên đông đảo với khoảng 22 triệu người trong độ tuổi từ 10 - 24, chiếm 25% tổng dân số. Sự gia tăng về mặt số lượng người trẻ đi liền với những thay đổi nhanh chóng về mặt giá trị, chuẩn mực và hành vi tình dục. Xu hướng cho thấy rằng nhóm nữ trẻ, chưa kết hôn có quan hệ tình dục sớm hơn so với các thế hệ trước, dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ở các khu vực đô thị lớn.

Theo ước tính có trên 10% nữ giới chưa kết hôn trong độ tuổi từ 15 - 24 từng ít nhất một lần mang thai ngoài ý muốn. Tình trạng mang thai ngoài ý muốn không chỉ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như phá thai [cả an toàn và không an toàn], bỏ học sớm, bị gia đình và xã hội xa lánh, hoặc nghèo đói.

Với mong muốn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở nhóm thanh thiếu niên Việt Nam trong độ tuổi 18-24, Tổ chức dịch vụ dân số quốc tế [PSI Việt Nam], được bảo trợ bởi quỹ Maverick đã triển khai dự án “Giảm thiểu Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn trong nhóm Thanh niên tại Việt Nam”.

PSI Việt Nam đã áp dụng phương pháp nhằm xóa bỏ các rào cản mà các bạn trẻ đang gặp phải chính trong gia đình, cộng đồng và xã hội về vấn đề sức khoẻ vị thành niên.

Trong khuôn khổ của chương trình, sinh viên được tham gia các hoạt động truyền cảm hứng, cung cấp các kĩ năng phù hợp để tổ chức các hoạt động xã hội, kết nối với mạng lưới chuyên gia và nhóm các bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực sức khỏe sinh sản một cách cởi mở, không phán xét.

Sinh viên được lựa chọn tham gia trong chương trình sẽ trở thành các hạt nhân đóng vai trò tiên phong trong các chuỗi sự kiện nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về sức khỏe sinh sản và tình dục tại trường họ học tập.

PSI Việt Nam cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính 500.000.000 đồng cho các trường đại học, cao đẳng để tổ chức các hoạt động kể trên. Dự án được kì vọng sẽ hợp tác cùng 15 trường trên địa bàn Hà Nội và tiếp cận được 80.000 thanh niên trong độ tuổi từ 18-24. 

Tổ chức dịch vụ dân số quốc tế [PSI] là tổ chức phi chính phủ được thành lập từ năm 1970, hiện diện tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Có mặt tại Việt Nam từ năm 2005, PSI đã sử dụng các kỹ thuật tiếp thị xã hội để cải thiện các hành vi sức khỏe liên quan đến sốt rét, WASH [nước sạch, vệ sinh môi trường & vệ sinh cá nhân], các bệnh không truyền nhiễm [tăng huyết áp, tiểu đường], HIV và Lao, và sức khỏe sinh sản. PSI Việt Nam đặt mục tiêu cải thiện hệ thống y tế quốc gia bằng các biện pháp can thiệp trọng điểm vào xây dựng năng lực của khu vực tư nhân và cam kết cung cấp các sản phẩm dịch vụ y tế chất lượng với giá cả phải chăng.

Minh Minh

Số liệu đáng lo ngại này là một lời cảnh báo đến hàng nghìn bạn trẻ tham gia Chương trình truyền thông sức khỏe sinh sản cho sinh viên “Hành trình SV – OK”, do Tạp chí Thanh niên phối hợp Tổ chức DKT International tại Việt Nam, Tỉnh đoàn Nghệ An triển khai tại Trường Đại học Y khoa Vinh [tỉnh Nghệ An] sáng nay 24-4.

Qua các thống kê tại Chương trình, hiện giới trẻ ngày càng có suy nghĩ và quan niệm cởi mở hơn trong cả tình yêu và tình dục. Số liệu từ Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho biết, mỗi năm cả nước có gần 300 nghìn ca nạo phá thai mà chủ yếu rơi vào độ tuổi 15-19. Trong đó, có 20-30% là phụ nữ chưa kết hôn, 60-70% mới chỉ là học sinh, sinh viên.

Tình trạng này dấy lên một hồi chuông báo động về ý thức, nhận thức và trách nhiệm của thanh niên về sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS. Theo đó, để hạn chế hành vi tình dục thiếu an toàn, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai bừa bãi, bất chấp hậu quả… cần sự chung tay của nhiều ban, ngành, tổ chức xã hội.

Tại Chương trình, đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thực như: trao 500 áo in thông điệp tuyên truyền tặng sinh viên; trao đổi, tư vấn, giải đáp thắc mắc về tình dục an toàn, phương pháp phòng tránh thai hiện đại giữa các bạn trẻ và một số chuyên gia; thi tuyên truyền về sức khỏe sinh sản theo hình thức sân khấu hóa; phát bao cao su, thuốc tránh thai tặng sinh viên, người dân địa phương…

Tổng Biên tập Tạp chí Thanh niên, Trưởng Ban Tổ chức Chương trình Nguyễn Toàn Thắng cho biết: “Hành trình SV – OK” là một chuỗi hoạt động nối tiếp nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa, liên tục đánh giá hiệu quả tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong các bạn trẻ về tình dục an toàn, phòng tránh thai hiệu quả, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục”.

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, đại diện Tổ chức DKT International tại Việt Nam chia sẻ: “Trong suốt 28 năm qua, chúng tôi luôn tập trung hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là kéo giảm tỷ lệ nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên ở Việt Nam”.

“Với sự phối hợp của các ban, ngành, địa phương, DKT International tại Việt Nam đã triển khai thành công chuỗi “Hành trình SV – OK” tại Hải Phòng, TT-Huế, Vĩnh Long, Sơn La và nay là Nghệ An. Mong rằng với nỗ lực của Hành trình, các bạn trẻ sẽ có một cái nhìn cụ thể, đúng đắn hơn về sức khỏe sinh sản, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập, lao động của chính mình”, bà Nguyễn Thị Kim Oanh nói.

NGỌC VY

Mang thai ngoài ý muốn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và đang ngày càng gia tăng.

Ngày Tránh thai thế giới năm nay [26/9] có chủ đề “Cuộc sống của bạn, tương lai của bạn, hãy biết lựa chọn”.

Marie Stopes International [MSI], một tổ chức phi chính phủ của Anh Quốc hoạt động trong lĩnh vực SKSS và kế hoạch hóa gia đình, đã đưa ra cảnh báo rằng: Những rào cản và định kiến xã hội đối với giáo dục về sức khỏe sinh sản có thể dẫn giới trẻ đến nguy cơ dễ mang thai ngoài ý muốn và mắc những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục [STIs].

Mang thai ngoài ý muốn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn đang ngày càng gia tăng.Trong số 208 triệu ca mang thai trên toàn thế giới mỗi năm, có hơn 41% trong số đó là mang thai ngoài ý muốn. Trong đó, gần một nửa dẫn đến kết cục phá thai.

Do vậy, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về tình dục cho giới trẻ là một yêu cầu thiết yếu, đặc biệt là trong xã hội còn mang nặng tính truyền thống, nơi các bạn trẻ chưa kết hôn ít được tiếp nhận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Giáo dục giới tính giúp cho giới trẻ nhận thức đúng đắn về tình yêu và tình dục an toàn. Mỗi bạn trẻ đều cần được trang bị kiến thức về quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn khi và chỉ mang thai khi họ đã sẵn sàng.

Tử vong liên quan đến mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho phụ nữ trẻ, do cơ thể của họ chưa sẵn sàng cho việc sinh con.

Mỗi năm, khoảng 16 triệu bạn gái tuổi từ 15 - 19 mang thai ở các nước thu nhập thấp và trung bình . Bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng ảnh hưởng đến giới trẻ, các bạn trẻ từ 15 - 24 tuổi trên toàn thế giới chiếm một phần tư tổng số người quan hệ tình dục nhưng chiếm đến hai phần ba của số người nhiễm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Tại Việt Nam, vị thành niên và thanh niên từ 14-24 tuổi là nhóm đông nhất, chiếm gần một phần tư dân số cả nước, khoảng trên 20 triệu người và ngày càng có xu hướng cởi mở hơn về quan hệ tình dục. Trong khi đó, có tới 34% vị thành niên chưa được đáp ứng nhu cầu về các phương tiện tránh thai.

Bà Nguyễn Thị Bích Hằng - Trưởng Đại diện MSI Việt Nam chia sẻ: “Tôi đã thấy cuộc sống và những hy vọng về tương lai của rất nhiều bạn gái trẻ tan vỡ bởi vì họ thiếu hiểu biết về các biện pháp tránh thai hoặc không thể tiếp cận các biện pháp tránh thai an toàn và chất lượng. Chúng ta cần đảm bảo cho phụ nữ trẻ quyền được lựa chọn việc tránh thai và sinh con vào thời điểm mình mong muốn để họ có thể theo đuổi ước mơ hay sự nghiệp của mình”.

Nguồn: Báo gia đình và xã hội​

Administrator

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, ngày tránh thai thế giới 25.9 năm nay có chủ đề “Chủ động tránh thai, chủ động tương lai”, mong muốn giới trẻ có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, khuyến khích tất cả mọi người chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, hằng năm có tới 1/3 trong số các trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn; 36% vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm dân số tăng thêm khoảng 1 triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [15 - 49] tiếp tục gia tăng, nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, các kết quả điều tra cho thấy 29,6% phụ nữ độ tuổi 15 - 24 chưa được đáp ứng về biện pháp tránh thai hiện đại [thuốc, que cấy tránh thai...]. Tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên và thành niên, còn cao. Phá thai lặp lại còn khá phổ biến, tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát có chiều hướng gia tăng. Theo kết quả Điều tra biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2016, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ tuổi 15 - 49 đang có chồng thì có 62 ca do mang thai ngoài ý muốn.

Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết sẽ triển khai chương trình truyền thông “Là phụ nữ, tôi chọn sống chủ động” nhằm phổ cập kiến thức phòng tránh thai tại các tỉnh thành cho nữ giới, các hoạt động cung cấp kiến thức về tình dục an toàn cho giới trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề