Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch

Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vậy đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp thì Cường độ dòng điện và Hiệu điện thế trên đoạn mạch nối tiếp này được tính như thế nào?

I. Cường độ dòng điện và Hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp

1. Trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp (nội dung Vật lý lớp 7) thì:

- Cường độ dòng điện (I) có giá trị như nhau tại mọi điểm: I=I1=I2

- Hiệu điện thế giữa (U) hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn: U=U1+U2.

2. Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp.

* Câu C1 trang 11 SGK Vật Lý 9: Quan sát sơ đồ mạch điện hình 4.1 (SGK), cho biết các điện trở R1, R2 và ampe kế được mắc với nhau như thế nào?

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch
(sơ đồ mạch điện mắc nối tiếp - hình 4.1)

* Hướng dẫn giải Câu C1 trang 11 SGK Vật Lý 9:

- R1, R2 và Ampe kế được mắc nối tiếp với nhau.

* Câu C2 trang 11 SGK Vật Lý 9:  Hãy chứng minh rằng, đối với đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó.

* Hướng dẫn giải Câu C2 trang 11 SGK Vật Lý 9:

- Ta có:  và   ,

- Mặt khác, trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = IR1 = IR2

II. Điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp

1. Điện trở tương đương

- Điện trở tương đương của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.

2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp

- Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần: Rtđ = R1 + R2

* Câu C3 trang 11 SGK Vật Lý 9: Hãy chứng minh công thức tính điện trở tương đương Rtđcủa đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp là Rtđ = R1 + R2.

* Hướng dẫn giải Câu C3 trang 11 SGK Vật Lý 9:

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp bằng tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2

- Ta có: U = U1+ U2 = I1.R1 + I2.R2 = I.(R1 + R2) (vì I = I1 = I2, tính chất đoạn mạch mắc nối tiếp)

- Mà U = I.Rtđ ⇒ I.(R1 + R2) = I.Rtđ

- Chia hai vế cho I ta được Rtđ = R1 + R2 (Đpcm).

• Lưu ý: Ampe kế, dây nối trong mạch thường có giá trị rất nhỏ so với điện trở của đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện,nên ta có thể bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối khi tính điện trở của mạch mắc nối tiếp.

III. Vận dụng tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở trong mạch nối tiếp

* Câu C4 trang 12 SGK Vật Lý 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 4.2 (SGK).

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch
- Khi công tắc K mở, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?

- Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?

- Khi công tắc K đóng, dây tóc bóng đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 có hoạt động không? Vì sao?

* Hướng dẫn giải Câu C4 trang 12 SGK Vật Lý 9:

° Cả 3 trường hợp các Đèn đều không hoạt động vì:

- Khi công tắc K mở, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.

- Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua chúng.

- Khi công tắc K đóng, dây tóc bóng đèn Đ1 bị đứt thì đèn Đ2 không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua nó.

* Câu C5 trang 12 SGK Vật Lý 9: a) Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω được mắc như sơ đồ hình 4.3a (SGK)Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó.

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch
sơ đồ điện trở mắc nối tiếp - hình 4.3a

b) Mắc thêm R3 = 20Ω vào đoạn mạch trên (hình 4.3b SGK) thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới bằng bao nhiêu? So sánh điện trở đó với mỗi điện trở thành phần.

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch
sơ đồ điện trở mắc nối tiếp - hình 4.3b

* Hướng dẫn giải Câu C5 trang 12 SGK Vật Lý 9:

a) Vì mạch mắc nối tiếp nên điện trở tương đương của đoạn mạch là:

RAB = R1 + R2 = 20 + 20 = 2.20 = 40Ω

b) Theo hình, điện trở R3 được mắc nối tiếp với R2 nên khi đó mạch điện mới gồm 3 điện trở mắc nối tiếp. Do đó, điện trở tương đương mới của đoạn mạch là:

RAC = R1 + R2 + R3 = RAB + R3 = 40 + 20 = 60 Ω

So sánh: RAC > R1, RAC > R2, RAC > R3

Cường độ dòng điện (I), Hiệu điện thế (U) và Điện trở (R) trong Mạch Điện Nối Tiếp - Vật lý 9 được biên soạn theo sách mới nhất và Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác học tập cùng.

Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện trong mạch bằng:A. cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần.B. tổng cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần.C. tích giữa các cường độ dòng điện qua các đoạn mạch thành phần.

D. hiệu cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thàn phần.

Các câu hỏi tương tự

Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song thì giữa cường độ dòng điện mạch chính và các mạch rẽ có mỗi quan hệ nào dưới đây?

   A. Cường độ dòng điện mạch chính nhỏ hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.

   B. Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.

   C. Cường độ dòng điện mạch chính bằng các cường độ dòng điện qua mỗi mạch rẽ.

   D. Cường độ dòng điện mạch chính lớn hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.

Em hãy thiết kế một phương án thí nghiệm để chứng tỏ rằng cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp bằng với cường độ dòng điện qua mỗi dụng cụ điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế hai đầu mỗi dụng cụ điện.

Em hãy thiết kế một phương án thí nghiệm để chứng tỏ rằng cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song bằng tổng cường độ dòng điện qua mỗi dụng cụ điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi dụng cụ điện

Hai đèn được gọi là mắc nối tiếp với nhau nếu:

Hai đèn được gọi là mắc song song với nhau nếu:

Hai bóng đèn trong mạch điện có sơ đồ nào sau đây không mắc song song?

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch

Hai bóng đèn ở sơ đồ nào trong các sơ đồ sau không mắc nối tiếp với nhau?

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch

Cho mạch điện như hình sau:

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch

Cho mạch điện như hình dưới. Trong đó nguồn điện có hiệu điện thế là \(6V\)

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch

ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch

+ Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm:

\(I =I_1= I_2\)

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:

\(U =U_1+U_2\)

2. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

a) Điện trở tương đương

Điện trở tương đương của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.

b) Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần:

\(R_{tđ} =R_1+R_2\). 

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó:

\(\dfrac{U_{1}}{U_{2}}=\dfrac{R_{1}}{R_{2}}.\)

Chú ý:

Ampe kế, dây nối trong mạch thường có giá trị rất nhỏ so với điện trở của đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện, nên ta có thể bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối khi tính điện trở của mạch nối tiếp.

Sơ đồ tư duy về đoạn mạch mắc nối tiếp - Vật lí 9

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch

Loigiaihay.com