Trồng cây phật thủ bao lâu thì có quả

Cây phật thủ còn có tên là Cam phật thủ, thuộc họ Cửu lý hương, chi Cam quýt, là cây thân gỗ nhỏ dạng bụi, thường xanh, có xuất xứ ở Ấn Độ và các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang của Trung Quốc. Ở tỉnh Hà Nam nước này thường được trồng trong chậu làm cảnh và có lịch sử trồng trong 300 năm.

Cây phật thủ cây cao 30-210cm, thân cây có màu xanh nâu. Cành màu xanh, có gai dài. Lá mọc so le, cuống ngắn. Phiến lá có hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, đoạn đầu tù, mép xẻ răng cưa dạng gợn sóng, bề mặt lá có màu xanh vàng, mặt sau lá có màu xanh nhạt. Hoa có 3 màu trắng, tím, đỏ, hoa mọc thành chùm, hoặc mọc đơn, tán hoa có 5 cánh, một năm ra hoa và đậu quả nhiều lần. Qủa chín vào tháng 11-12, màu vàng tươi bóng, có mùi thơm ngát, quả có hình dạng độc đáo, giống với hình bàn tay, trên đỉnh có dạng như ngón tay, căn cứ vào hình dạng của quả để phân thành Thần thủ và Chưởng thủ. Thông thường những cây ra hoa kết trái vào mùa hè thuộc loại Thần thủ, còn những cây ra hoa kết trái vào mùa thu thuộc loại Chưởng thủ.

Trồng cây phật thủ bao lâu thì có quả

Cây phật thủ có xuất xứ ở vùng nhiệt đới, sinh trưởng ở nhiệt độ tương đối cao. Đặc điểm đầu tiên của Phật thủ là ưa ấm, không chịu được rét. Qua quan sát nhiều năm, khi nhiệt độ thấp dưới 3 độ C, cây sẽ bị rét hại, lá bị xoăn hoặc rụng. Ở vùng khí hậu cận nhiệt, nếu cây trồng trong chậu để ngoài trời mùa đông sẽ bị chết, vì vậy trước hoặc sau sương giáng (ngày 23 tháng 10) cần chuyển cây vào trong nhà kính, nhiệt độ trong nhà kính đảm bảo 12 độ C, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng là 25-26 độ C, nếu nhiệt độ cao đến 37 độ C thì cây ngừng sinh trưởng. Đặc điểm thứ hai là loài cây ưa khí hậu ẩm, vì vậy, cần thường xuyên phun nước lên mặt lá, vào đầu đông phun nước ấm 10 độ C. đặc điểm thứ 3 là ưa ánh nắng. Bất luận để cây trong hay ngoài nhà kính thì cũng để ở chỗ có ánh nắng, khi để cây trong nhà kính cần chú ý cần để cây ở nơi thoáng gió. Đặc điểm thứ tư là ưa đất có tính chua. Do đó, khi độ pH trong đất khoảng 5.5-7 được coi là đất có độ pH thích hợp. Đối với đất cát thì độ pH trong khoảng 7-7.2 là thích hợp. Đất cát hoặc đất sét thoát nước tốt, đều có thể trồng cây Phật thủ. Đất ở khu vực có tính kiềm tương đối cao, khi làm đất chậu cần trộn thêm với xỉ than, nếu nước tưới cũng bị nhiễm mặn, cần tưới thêm Ferruos sulfate để cải tạo độ pH trong đất chậu.

Trồng cây phật thủ bao lâu thì có quả

Cây phật thủ trồng trong chậu 1 năm sẽ cho ra rễ 3 lần, và ra ngọn 3 lần. Ngọn mùa xuân, ở trong nhà kính, cành nhỏ dài, mảnh mai, lá mỏng, nếu không để lấp chỗ trống hoặc nuôi dưỡng cành lá gần đó, thì thông thường đều tiến hành cắt bỏ vào trước trung tuần tháng 3. Ngọn mùa hè ra vào trước hoặc sau 1 tháng 5, thông thường không được làm cành mẹ cho năm sau và cắt bỏ vào trung tuần tháng 6. Ngọn mùa hè ra vào khoảng Lập thu (ngày 7 tháng 8), do cành to khỏe, đốt ngán, chắc, lá nhỏ, dày. Vì vậy trừ những cành yếu bị cắt ra thì thông thường đều được giữ lại làm cành mẹ kết quả vào năm sau.

Làm thế nào để khắc phục Phật thủ bị rụng lá vào mùa đông? Sau khi chuyển cây vào trong nhà kính một thời gian ngắn, các lá xanh tươi bắt đầu bị rụng, có thể là do nhiệt độ quá cao gây ra; trường hợp di chuyển vào trong nhà kính mà lá chưa bị rụng đến Lập xuân (ngày 4 tháng 2) mới bắt đầu rụng thì có thể do trong nhà kính điều kiện thoáng gió không tốt; nếu như lá bị chết trên cây, có thể là do mở cửa sổ gió lạnh thổi vào nên cây bị chết; nếu như lá bị héo vàng, mềm thì có thể do việc tưới nước cho cây trong thời gian để trong nhà kính không được đều gây ra. Tuổi thọ của lá Phật thủ thông thường từ 1 năm đến 1.5 năm, những lá ở những vị trí khác nhau lần lượt rụng, là hiện tượng rụng lá bình thường. Nếu như do việc chăm sóc không tốt, ngọn ra vào mùa thu và ngọn ra vào mùa hè sẽ bị rụng nhiều lá, khi số lượng lá bị rụng vượt quá 60%  thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quả của cây, muốn bảo vệ hoa và quả, trước tiên phải bảo vệ lá, nếu lá ít hoặc không có lá thì có thể bảo đảm là có hoa và có quả. 

Cách bảo vệ lá: 

Thứ nhất, ngọn mùa xuân, ngọn mùa hè sau khi tiến hành cắt kịp thời, đến Lập hạ (ngày 5 tháng 5) lại tiếp tục cắt tỉa một lần nữa, có như vậy lá mọc trên ngọn mùa thu sẽ có thể qua được đông.

Thứ hai, cần kiểm soát nhiệt độ trong nhà kính từ 4-15 độ C.

Thứ ba, cần kịp thời mở cửa làm thông thoáng gió.

Thứ tư, khi mở cửa để cho thông gió cần lưu ý không được để gió lạnh thổi trực tiếp.

Thứ năm, thông thường vào mùa đông cần kiểm soát nước tưới, đảm bảo hảm lượng nước trong đất khoảng 50%. Nếu như phát hiện đất chậu quá khô, chỉ được tưới 7 phần nước, cách 1 ngày tưới nước 1 lần để tránh nước tưới quá đẫm, nếu không lá trên ngọn sẽ bị rụng.

Giữ lại hoa Phật thủ tháng nào thì tốt? Hoa ra vào tháng 3-4 , nhị đực nhiều, đậu ít quả, nếu như có đậu quả thì quả không mọc được thành dạng tay hoặc hình dạng rất xấu. Hoa ra vào tháng 5, tuy nhiều hoa nhưng đậu ít quả, quả nhỏ, không mọng, quả khi chín tương đối khô, không để được. Hoa ra vào tháng 6 cho đến tháng 7, mặc dù hoa ít nhưng đa số mọc đơn, nhiều nhị cái, nên tỷ lệ đậu quả lớn, quả to, nhiều ngón tay, nhẵn bóng, màu sắc đẹp. Qủa đậu từ tháng 7 cho đến lập thu (ngày 7 tháng 8), được gọi là phục quả, khi đó hoa mọc thưa, tỷ lệ đậu sau lập thu được gọi là thu quả, thời kỳ sinh trưởng dài, quả không đẹp.

Trồng cây phật thủ bao lâu thì có quả

Sau Sương giáng (ngày 23 tháng 10) cần chuyển Phật thủ vào trong nhà kính, nhiệt độ trong nhà kính duy trì 4-15 độ C, đặt ở chỗ có ánh nắng chiếu vào, cần chú ý mở cửa để thông gió. Cách 3 ngày lại dùng nước ấm 10 độ C để phun lên mặt lá để giúp lá được sạch đẹp. Giữ hàm lượng nước trong đất khoảng 50%, khi thấy khô cần lập tức tưới nước. Trước khi lập xuân (ngày 4 tháng 2) tiến hành tưới nước vào buổi sáng, sau lập xuân (ngày 4 tháng 2) tiến hành tưới nước vào buổi chiều, còn vào mùa đông không được bón phân.

Từ hạ tuần tháng 4 cho đến hạ tuần tháng 5 thì đưa Phật thủ ra ngoài trời, đặt ở chỗ có ánh nắng nhưng khuất gió, nếu như phát hiện lá non bị rũ, cần lập tức tưới nước và tưới đẫm một lần. Vào mùa hè, nhiệt độ lên đến 35 độ C, cần lập tức phun nước hạ nhiệt độ và chuyển cây vào chỗ râm mát. Chỉ cần giữ cho nước hơi ẩm là được , không được để quá ẩm hoặc quá khô. Căn cứ vào nhiệt độ thời tiết tăng cao mà tăng dần lượng nước tưới lên, vào mùa hè và mùa thu, lượng nước cần nhiều một chút, tốt nhất cần tiến hành tưới vào khoảng 4 giờ chiều. Nếu như trời nắng gắt, lượng nước trong chậu không đủ, không được tưới nước vào buổi trưa mà chỉ có thể phun nước vào quanh chậu để hạ nhiệt độ, tránh bị rụng lá.

Trồng cây phật thủ bao lâu thì có quả

Khi bón phân cho Phật thủ cần chú ý bón lót cho cây. Khi phật thủ lên đến 6-8 cành, thân cây to khoảng 2cm, có thể thay sang chậu có đường kính khoảng 25cm, đất chậu xây dựng hỗn hợp bao gồm: 40% - 50% phân khô, 10% xỉ than, 40%-50% đất có tính acid hoặc bột dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi. Thao tác thay chậu như sau: trước tiên nhấc cây lên, bỏ vơi một số đất quanh đất cũ , đặt vào trong chậu mới, dùng đất mới phối trộn quanh đáy của chậu để làm phân bón lót. Do lượng đất chậu có hạn, vì vậy cần không ngừng tăng lượng phân bón mới để cung cấp để đảm bảo cho Phật thủ sinh trưởng bình thường. Để bón thúc, sử dụng nước ủ bã mè hoặc bã đậu, độ đậm nhạt phụ thuộc vào nhiệt độ, và tình hình sinh trưởng của phật thủ. Tháng 5-6, lấy 1-1,5kg phân hữu cơ ngâm với 50kg nước; tháng 7-8, lấy 10kg phân bánh ngâm với 50kg nước. Ngâm 1-2 tháng, thời gian ngâm càng lâu càng tốt, khi tưới cần tưới loãng. Khi mới mọc mầm không được bón thúc, tránh bị rễ non bị chết xót, khi chồi mọc mùa thu đã lên đủ, cần ngừng bón thúc, để tránh mọc thêm cành cây lãng phí dưỡng chất, phân bón thúc có thể sử dụng phân bón hữu cơ, bón vào trong đất xung quanh rễ.

Sử dụng phương pháp ghép dính, cắt ghép, giâm và chiết để nhân giống cho Phật thủ.

  • Ghép dính vỏ đậy đầu: Đầu năm, tiến hành đánh cây Phật thủ ươm lên chậu, chú ý đánh cụm đất có đường kính khoảng 10-15cm, đợi khi cây lên cao được 30cm, thì ngắt ngọn, kích thích thân phát triển to để làm gốc ghép. Đến tháng 6-7 năm sau tiến hành ghép dính. Trên đoạn thân cách mặt đất 10-15cm cắt bỏ phần thân trên, để gốc ghép lại gần cây mẹ, dùng dao ghép vọt hơi vát hai bên của gốc ghép, một mặt có miệng dao dài 3cm, mặt kia có miệng dao ngắn 2cm. Sau đó ttreen cành ghép, dùng dao gạch một đường thẳng vào cả phần gỗ bên trong rạch theo chiều từ dưới lên trên, sau đó đưa dao lại, cắt bỏ phần dính ruột gỗ, chú ý không được gọt phạm sâu lên phần vỏ, đồng thời độ dài miệng gọt trên cành ghép cần dài hơn một chút trên gốc ghép, chỉ cần đậy được miệng rạch ngắn của gốc ghép là được. Đặt hai miệng rạch sao cho khớp với nhau, sau đó dùng day đay quấn chặt, bên ngoài bọc một lớp nilong mỏng để giữ ẩm. Khoảng 30-40 ngày sau thì miệng ghép lành, có thể tiến hành cắt cành ghép khỏi cây mẹ, đặt ở chỗ râm mát một tuần, chú ý cung cấp đủ nước cho cây.

Trồng cây phật thủ bao lâu thì có quả

  • Ghép cắt: Thích hợp tiến hành vào khoảng Tết Thanh minh  (ngày 4 tháng 4) cho đến Cốc vũ (ngày 20 tháng 4). Dùng câu quất để làm gốc ghép. Trên đoạn cách mặt đất khoảng 5cm tiến hành cắt bỏ phần thân trên, đoạn thẳng 1/3 đường kính của gốc ghép, dùng dao chẻ một đường dài 3cm xuống dưới , tiếp tục lấy dao rạch vát 2 mặt bên của cành ghép, tạo thành hình chêm, rạch xong đưa cành ghép vào chỗ vừa rạch của gốc ghép, phía trên giữ lại hai chồi, đặt sao cho 2 mặt vừa rạch của gốc ghép và cành ghép khớp với nhau, dùng day đay quấn chặt, dùng bùn ướt đắp lên trên miệng ghép, cuối cùng là dùng đất ẩm đắp kín cành ghép, bằng cách này sẽ khiến cành ghép mọc rễ và nảy mầm. Khi cành ghép lên được 30cm thì có thể bỏ lớp đất đậy ra. Đến tháng 8 thì tách cây đem đi trồng lên chậu, đặt ở chỗ râm mát từ 3-5 ngày.

  • Ghép dính kết hợp râm: Trước tiên tiến hành ghép dính (thực hiện giống phần trên), sau khi cành ghép sống, không tiến hành cắt ở mối ghép mà tiến hành cắt xuống phía dưới đoạn cách mối ghép khoảng 12cm, để cắt cành ghép ra khỏi cây mẹ, sau đó cắm gốc cành ghép giâm vào chậu, nèn chặt đất và tưới nước. Về sau chăm sóc bình thường, đợi khi cây đã lên rễ tốt, mới tiến hành cắt ở mối ghép dính để tách cây ra, cây được tách ra chính là cây ươm bằng ghép dính và ươm bằng phương pháp giâm.

  • Giâm cành: Thích hợp tiến hành vào khoảng tháng 5-6, chọn cành to khỏe, không sâu bệnh, cắt thành đoạn dài 12cm, có 3-4 chồi. Giâm sâu xuống 7-8cm, để hở hai chồi bên trên, sau khi chèn đất xuống, tưới đẫm nước, ban ngày thì che lán, ban đêm thì bỏ lán ra, hoặc cũng có thể làm cành lá, cỏ đậy lên, trời khô nóng, hàng ngày đều phải tưới nước, khoảng 1 tháng thì cành giâm mọc rễ. Sau khi cành giâm lên cách 7-10 ngày tưới nước 1 lần, sau Sương giáng (ngày 23 tháng 10) thì chuyển chậu vào trong nhà để qua đông.

  • Chiết cành: Chọn cành lên quá cao hoặc cành chọn để đậu quả, dùng dao gọt vát cành theo hướng từ dưới lên trên, rạch sâu đến phần cốt tủy, để cành bị rạch vào trong ống, buộc chặt phần dưới, dùng đất đổ đầy vào trong ống, tiếp tục buộc chặt phần trên thiết kế que đỡ. Cần tưới nước hàng ngày. Nếu nhiệt độ cao, được cung cấp đủ nước hàng ngày. Nếu nhiệt độ cao, nếu được cung cấp đủ nước thì khoảng 20-30 ngày thì cành chiết mọc rễ. Vào tháng 5-7, nhiệt độ cao, nên là thời gian thích hợp để thực hiện chiết. Nếu như trên cành chiết có quả, cần phải đợi quả chín vàng, khoảng 90 ngày mới tiến hành tách cành chiết ra khỏi cây mẹ.

Sâu hại chủ yếu cho Phật thủ là nha trùng, nhện đỏ, rệp sáp... Nhện đỏ, nha trùng hại lá, hoa quả non, cây rụng lá, ảnh hưởng đến đậu quả và giá trị thẩm mĩ của quả. Có thể sử dụng thuốc Dichlorovos pha với 1000 lần nước để phun, đồng thời cần tiến hành bắt sâu thủ công định kỳ.

Phật thủ là cây cảnh ngắm quả nổi tiếng trồng trong nhà. Nếu dùng quả để pha trà hoặc ngâm rượu thì có tác dụng hoạt huyết. Đặc biệt quả có tác dụng tốt đối với lý khí, kiện tỳ, bình can, hoạt vị, chống nôn. Những năm gần đây Phật thủ còn được dùng để giảm huyết áp, có tác dụng hạ huyết áp rất nhanh.