Trình bày phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh thpt theo thông tư số 22/2022/tt-bgdđt

"Cởi bỏ" áp lực thành tích cho học sinh

Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT chính thức có hiệu lực từ ngày 5.9.2021 và thực hiện theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp trung học.

Tiếp nhận Thông tư 22, thầy Nguyễn Công Đoàn - Hiệu trưởng Trường THCS Thân Nhân Trung (Bắc Giang) cho rằng, thông tư có nhiều điểm mới tiến bộ, hướng đến đánh giá sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của học sinh.

Theo đó, việc không xếp loại hạnh kiểm, mà đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo 1 trong 4 mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt, giúp các em tránh bị tổn thương tâm lý về những cụm từ "hạnh kiểm yếu", giúp các em nỗ lực phấn đấu nếu "chưa đạt".

Bên cạnh đó, thầy Đoàn cũng cho rằng, việc đánh giá kết quả học tập theo thông tư mới giúp học sinh được ghi nhận công bằng ở tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ quan niệm cố hữu về môn học chính - phụ.

Theo xếp loại học lực Giỏi trước đây, học sinh cần đạt trung bình các môn trên 8,0 trong đó có 1 trong 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ phải đạt từ 8,0 trở lên và không có môn nào dưới 6,5 điểm. Theo Thông tư 22, để kết quả học tập đạt loại tốt, học sinh có ít nhất 6 môn đạt từ 8,0 trở lên; để xếp loại khá có ít nhất 6 môn đạt từ 6,5 trở lên.

Thầy Đoàn cho rằng, cách đánh giá này rất tiến bộ, tránh học tủ, học lệch, chú trọng phát triển năng lực toàn diện của học sinh. Việc này sẽ tạo tiền đề để học sinh tham gia và đạt kết quả tốt trong các kỳ thi chuyển cấp, bởi hầu hết địa phương hiện nay đều thêm bài tổ hợp trong kỳ thi tuyển vào lớp 10, chứ không dừng ở việc chỉ thi 3 môn Toán - Văn - Anh như trước kia.

Đặc biệt, quy định mới sẽ chọn lọc số lượng học sinh giỏi, xuất sắc với những điều kiện chặt chẽ, tiến tới đánh giá thực chất năng lực học sinh. 

Cô Nguyễn Lan Phương (giáo viên tại Thanh Hóa) cho rằng, việc không tính điểm trung bình của tất cả các môn học như trước đây là một góc nhìn cởi mở và không gây áp lực thành tích cho học sinh.

"Không còn điểm tổng kết đồng nghĩa với việc không xếp hạng học sinh. Quy định này giúp giảm áp lực thành tích cho người học, khiến các em không bị xấu hổ vì việc xếp thứ hạng trong lớp. Đặc biệt, cách đánh giá mới giúp giáo viên dễ dàng nhìn nhận năng lực, xu hướng học tập của từng học sinh ở mọi lĩnh vực" - cô Phương chia sẻ.

Học sinh hào hứng với phần tự nhận xét

Tiếp nhận thông tin về cách đánh giá học sinh trong Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT, em Nguyễn Khánh Linh - học sinh lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) tỏ ra hào hứng với cách tính điểm mới, đan xen giữa con số cụ thể và lời nhận xét.

Theo đó, Thông tư 22 quy định 2 hình thức đánh giá là bằng nhận xét và bằng điểm số. Trong đó, việc đánh giá bằng nhận xét, ngoài ý kiến chính của giáo viên, còn có sự tham gia phối hợp của học sinh, phụ huynh, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học trò. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên học sinh được tự nhận xét về mình để giáo viên có căn cứ đánh giá điểm rèn luyện và sự nỗ lực của học sinh.

"Em nghĩ đây là một phương án rất hay. Bởi làm như vậy, áp lực một chiều từ phía các con số vô cảm sẽ vơi đi, cha mẹ cũng biết nguyên do vì sao con em đạt điểm chưa cao và bình tĩnh cùng con cố gắng khắc phục.

Hơn nữa việc bổ sung nhận xét của giáo viên, học sinh và gia đình cho các môn học chính là cơ hội để thầy cô giáo chia sẻ, là cây cầu kết nối giữa nhà trường và gia đình để hiểu rõ hơn tình hình của học sinh" - Khánh Linh chia sẻ.

Đặc biệt, Khánh Linh cho biết, bản thân rất thích phần học sinh tự nhận xét. Điều này giúp học sinh nhìn nhận được mình đang đứng ở đâu? Điểm mạnh, điểm yếu là gì? Đồng thời thông qua những lời nhận xét, chia sẻ này mối quan hệ giữa thầy cô, cha mẹ và học sinh sẽ xích lại gần hơn.

"Sự kết hợp giữa điểm số và lời nhận xét giàu tính nhân văn, giúp giảm tải một phần áp lực từ điểm số. Đồng thời, tạo điều kiện để thầy cô và học sinh đối thoại với nhau, từ đó học sinh có cơ hội rèn luyện cả trí tuệ và tâm hồn" - Khánh Linh bày tỏ.

Từ năm học 2022-2023, cấp trung học phổ thông bắt đầu thực hiện Thông tư 22/2021, việc dạy Ngữ văn và kiểm tra đánh giá học sinh thay đổi toàn diện kéo theo sự thay đổi trong tư duy, phương pháp dạy và học của thầy trò hiện nay.

Kiểm tra đánh giá thay đổi hoàn toàn

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 5/9/2021 đã áp dụng thực hiện từ lớp 6 và tiếp tục thực hiện theo lộ trình thay sách giáo khoa.

Khi chưa có công bố về thi tốt nghiệp và đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chương trình mới, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đang rất băn khoăn, lúng túng khi chọn tổ hợp dạy và học cho học sinh khối 10 năm học 2022-2023.

Theo Thông tư 22, cách kiểm tra đánh giá sẽ thay đổi hoàn toàn, từ đánh giá, xếp loại dựa điểm số sang đánh giá năng lực.

Đa dạng hình thức, phương thức và kết hợp giữa kiểm tra định tính qua hồ sơ học tập, quan sát, nhận xét với kiểm tra định lượng cho điểm bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và cuối kỳ.

Xếp loại học lực 4 mức: Giỏi, Khá, Đạt và Chưa đạt; khen thưởng 3 mức: Xuất sắc, Giỏi và Hoàn thành nhiệm vụ với tính điểm không còn quy định môn chính, môn phụ; không còn điểm trung bình cuối năm; linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra trong cả quá trình học tập và rèn luyện giúp người học điều chỉnh để tiến bộ và người dạy điều chỉnh phương pháp phù hợp đối tượng học sinh…

Thực hiện Chương trình Giáo dục 2018, cả nước thống nhất một chương trình nhiều bộ sách nên kiểm tra đánh giá không phụ thuộc vào ngữ liệu trong sách giáo khoa.

Hình thức kiểm tra và thi vẫn ổn định như hiện nay, chỉ khác nội dung bài kiểm tra nêu một vấn đề trong tình huống cụ thể để học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng xử lý.

Việc học thuộc, nhớ lâu sẽ không còn ý nghĩa. Học sinh học hiểu và vận dụng tri thức tích hợp giải quyết vấn đề nêu ra.

Qua kiểm tra định tính quan sát, nhận xét và kiểm tra định lượng theo tiêu chí, yêu cầu thích hợp với mỗi đối tượng, mỗi nhà trường, thầy cô sẽ đánh giá được năng lực, sở trường và thế mạnh, giúp các em hình thành tư duy hướng nghiệp cho lớp 12 và chuẩn bị cho cuộc sống sau này.

Trình bày phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh thpt theo thông tư số 22/2022/tt-bgdđt

Định hướng đánh giá Ngữ văn 10, Bộ sách Cánh Diều, Tr.118. Ảnh: Văn Lự

Đối với môn Ngữ văn, đề bài kiểm tra định lượng sẽ là đề bài dạng mở, tự do và sáng tạo với những yêu cầu chung của chuẩn kiến thức kỹ năng và yêu cầu linh hoạt theo tình hình thực tế của mỗi đối tượng trong từng địa phương.

Trình bày phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh thpt theo thông tư số 22/2022/tt-bgdđt

Nội dung kiểm tra của bộ sách Kết nối Tri thức với cuộc sống lớp 10.

Ảnh: Văn Lự.

Phương pháp dạy Ngữ văn 10 linh hoạt

Các giáo viên Ngữ văn đã được tập huấn thay sách nhưng cần thời gian để hiểu và thực hành tốt phương pháp dạy theo từng bộ sách của Chương trình 2018.

Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học mỗi bộ sách đều rất cụ thể với đọc hiểu văn bản, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng nói và viết.

Sự khác nhau giữa các bộ sách giáo khoa chỉ là kênh chữ, kênh hình, kênh ngữ liệu với 8-9 bài học, mỗi bài có 3-4 ngữ liệu.

Thầy cô không còn lệ thuộc một ngữ liệu bắt buộc như trước mà lựa chọn văn bản phù hợp học sinh.

Mỗi bài dạy trong nhiều tiết qua 4 hoạt động đọc, viết, nói và nghe, và thực hành với các yêu cầu đọc hiểu, viết, thuyết trình và thảo luận ở mức độ khác nhau.

Việc chuẩn bị bài giảng theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo tuy vẫn còn nhiều tranh luận, nhưng theo tôi, soạn một bài giảng dài dạy trong nhiều tiết không phải quá khó.

Để thiết kế bài học khoa học và hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học, đọc hiểu, luyện tập và vận dụng được đòi hỏi thầy cô phải chuyên tâm, tự bồi dưỡng các tri thức tiếng Việt, tri thức đọc hiểu văn bản, cập nhật đời sống xã hội và văn học.

Từ bỏ phương pháp truyền thống áp đặt học trò cách hiểu, cách nói sang hướng dẫn các em tìm hiểu và bày tỏ cách hiểu bằng cách viết, nói hàm súc, thuyết phục không phải là cách làm mới.

Thầy cô trước hết phải là người hiểu đúng ngữ liệu và yêu cầu của bài học, sau đó mới dẫn dắt học sinh đọc hiểu và vận dụng tri thức tích hợp để diễn đạt ý hiểu thành câu chữ, thành đoạn, thành bài văn ngắn.

Nắm vững tri thức về lý luận văn học, thể loại, cách đọc hiểu văn bản theo thể loại và hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu theo thể loại.

Những thông tin về tác giả, thời đại…(như Tiểu dẫn của sách Ngữ văn cũ) học sinh sẽ tự tìm hiểu, giáo viên chỉ chú trọng gợi mở giúp trò khám phá các giá trị nội dung và nghệ thuật của ngữ liệu.

Những gợi ý, định hướng của sách giáo khoa ý nghĩa cho thầy và trò tiếp cận yêu cầu bài học.

Trình bày phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh thpt theo thông tư số 22/2022/tt-bgdđt

Từ chuyện đoán "trúng đề", thầy cô kiến nghị đổi mới cách ra đề thi Ngữ văn

Theo đó, thầy cô kiên trì yêu cầu học sinh tự nói, tự viết theo cảm nhận và chấp nhận cả những ý hiểu trái chiều và từ ngữ mới lạ của trò. Thầy cô sẽ chỉ ra lỗi (nếu có) và giúp học sinh điều chỉnh theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Các bộ sách Ngữ văn 10 mới đều yêu cầu học sinh rèn luyện, nâng cao tri thức tiếng Việt, từ đọc hiểu, đến sử dụng và sử dụng hiệu quả từ ngữ khi nói và viết.

Chuyển từ phương pháp dạy đọc chép, ghi nhớ sang phương pháp hướng dẫn học sinh lần đầu tiên chủ động tìm hiểu và cảm nhận và trình bày ý hiểu là một việc không dễ và cần thời gian.

Mục tiêu của Chương trình 2018 trả lời câu hỏi sau bài này, học sinh sẽ làm được gì và làm như thế nào?, nên thầy cô hướng dẫn học sinh ghi chép chọn lọc, dành thời gian quan sát, tìm hiểu và vận dụng thực hành.

Thầy cô sẽ sử dụng chọn phương pháp dạy học tích cực để phát huy tác dụng trong bối cảnh của trường và học sinh. Ví như, lớp đông trên 40 học sinh, bàn ghế đôi cố định, phòng học nhỏ thì không thể dùng phương pháp chia nhóm, hoặc học sinh nông thôn, vùng khó khăn, phương pháp giao dự án học tập không có tác dụng…

Không có phương pháp giảng dạy nào tốt nhất. Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thầy cô được chủ động toàn bộ hoạt động giáo dục theo Kế hoạch chuyên môn đã phê duyệt nên các nhà giáo đừng vì lo "cháy giáo án" mà "lướt sóng".

Tùy đối tượng và để học sinh hiểu và vận dụng được, thầy cô có thể đi sâu, mở rộng hoặc không dạy một số đơn vị kiến thức.

Sự linh hoạt về phương pháp, (bản thân tôi đã thực hiện nhiều năm qua), giúp học trò không sợ giờ Văn, biết viết văn, biết diễn đạt ý, và giảm lỗi chính tả, dùng từ, dựng câu tiếng Việt.

Năng lực thầy cô quyết định kiểm tra đánh giá

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đã thay đổi hoàn toàn tư duy và các phương thức kiểm tra, đánh giá và thi. Trong kiểm tra, đánh giá toàn diện học sinh, năng lực chuyên môn của nhà giáo giữ vai trò quyết định từ việc ra đề, tổ chức kiểm tra đến nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh.

Thầy cô Ngữ văn nói riêng, trước hết cần hiểu thấu đáo quan điểm, phương thức, hình thức kiểm tra đánh giá toàn diện quá trình học tập và tu dưỡng của học sinh.

Để kiểm tra đánh giá công bằng và toàn diện học sinh, thầy cô Ngữ văn còn là những nhà sư phạm vững chuyên môn, hiểu biết sâu rộng, có vốn ngôn ngữ dồi dào, tri thức văn học và đời sống phong phú và cập nhật, biết dùng công nghệ thông tin cơ bản…

Thầy cô Ngữ văn gương mẫu khi nói và viết tiếng mẹ đẻ, tự bồi dưỡng chuyên môn để đủ năng lực nhận xét, đánh giá những bài kiểm tra theo hướng tự do và sáng tạo của học trò.

Sử dụng linh hoạt các phương tiện, công cụ và hình thức kiểm tra như dự án, thuyết trình, sản phẩm học tập,…; trắc nghiệm kết hợp và tự luận, hình thức nói và viết, để đánh giá định tính (nhận xét) và định lượng (cho điểm số) định kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ.

Giáo viên cần đổi mới câu hỏi, ma trận, cấu trúc đề, dùng câu hỏi mở, đáp án mở và hình thức kiểm tra linh hoạt theo đối tượng để đạt mục tiêu bộ môn.

Trình bày phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh thpt theo thông tư số 22/2022/tt-bgdđt

Điều tối kị khi làm bài môn Ngữ văn là dùng tiếng lóng, ngôn ngữ mạng

Xây dựng được các tiêu chí đánh giá phù hợp và đảm bảo yêu cầu bộ môn Ngữ văn căn cứ vào năng lực học trò thích hợp với mỗi sản phẩm và hình thức kiểm tra.

Không hạ thấp yêu cầu nhưng các tiêu chí phải là căn cứ đánh giá được quá trình tiếp cận và vận dụng tri thức bài học và có ý nghĩa thúc đẩy học trò khắc phục thiếu sót để thay đổi cách đọc hiểu, cách nói và viết về một vấn đề đặt ra của đề bài.

Không còn môn chính, môn phụ, cho nên thầy cô Ngữ văn - bằng tâm huyết và năng lực, bắt đầu từ năm lớp 10, hướng dẫn học trò từng bước, từng ngày từ bỏ quan điểm học đối phó để thi qua môn sang học Ngữ văn với mục đích mở rộng năng lực hiểu biết, để nói đúng, viết đúng và nói tốt, viết tốt.

Thi Ngữ văn của Chương trình 2018 không chấp nhận học thuộc nhớ nhiều để chép ra bài thi lấy điểm mà yêu cầu thí sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết một vấn đề đời sống hay văn học gần gũi, không khó nhưng chưa có trong tài liệu nào.

Một bộ óc mà hai tư duy và phương pháp dạy Ngữ văn cũ và mới đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm lớn, trách nhiệm và lòng yêu nghề của các thầy cô giáo dạy lớp 10 và lớp chưa thay sách.

Các cơ quan chuyên môn cần đẩy mạnh truyền thông tuyên truyền, quán triệt để giáo viên và nhân dân, học sinh và phụ huynh hiểu đầy đủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá và thi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các cơ sở giáo dục, tổ nhóm chuyên môn đẩy mạnh tập huấn, thảo luận và thống nhất các tiêu chí trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá; đổi mới tiêu chí thanh kiểm tra, xây dựng kho ngữ liệu học phong phú, khuyến khích các nhà giáo Ngữ văn linh hoạt và sáng tạo trong kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Nguyễn Văn Lự