Trên NST giới tính ngoài các gen quy định

1:  Di truyền liên kết với giới tính

A,  NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST

  • NST giới tính
    • NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính  và các gen khác.
    • Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:
      • Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST 
      • Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.
    • Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
      • Kiểu XX, XY
        • Con cái  XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người
        • Con cái XY, con đực XX : chim, bướm, cá, ếch nhái.
      • Kiểu XX, XO:
        • Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xit
        • Con cái XO, con đực XX : bọ nhậy

B, Di truyền liên kết với giới tính

  • Gen trên NST X
    • Phép lai thuận nghịch: là 2 phép lai trong đó có sự hoán đổi kiểu hình của cặp bố mẹ giữa lai thuận và lai nghịch. Mục đích để đánh giá sự ảnh hưởng của giới tính đến sự hình thành 1 tính trạng nào đó.
      Ví dụ: lai thuận : bố mắt đỏ x mẹ mắt trắng; lai nghịch : bố mắt trắng x mẹ mắt đỏ
    • Thí nghiệm:
Phép  lai thuận:
Ptc:       ♀ Mắt đỏ      ×     ♂  Mắt trắng
F1:   100% ♀ Mắt đỏ     :     100% ♂ Mắt đỏ
F2:   100% ♀ Mắt đỏ  : 

         50% ♂ Mắt đỏ  :  50% ♂ mắt trắng

Phép lai nghịch:
Ptc:     ♀  Mắt trắng    ×    ♂ Mắt đỏ
F1:    100% ♀ Mắt đỏ :  100% ♂ Mắt trắng
F2: 50% ♀ Mắt đỏ  :  50% ♀ Mắt trắng  : 

       50% ♂ Mắt đỏ :  50% ♂ Mắt trắng

  • Nhận xét
    • Kết quả phép lai thuận, nghịch là khác nhau
    • Có sự phân li không đồng đều ở 2 giới
    • Dựa vào phép lai thuận: mắt đỏ là tính trạng trội, mắt trắng là tính trạng lặn. Một gen quy định một tính trạng
    • Quy ước gen: A: mắt đỏ; a: mắt trắng
  • Giải thích
    • Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có alen tương ứng trên NST Y
    • Cá thể đực [XY] chỉ cần 1 gen lặn a nằm trên X đã biểu hiện ra kiểu hình mắt trắng
    • Cá thể cái [XX] cần 2 gen lặn a mới cho kiểu hình mắt trắng
  • Cơ sở tế bào học
    • Cơ sở tế bào học của các phép lai chính là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp trong thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định màu mắt

  • Sơ đồ lai
    • Quy ước : A  mắt đỏ; a  mắt trắng

  • Kết luận
    • Gen quy định tính trạng chỉ có trên NST X mà không có trên Y nên cá thể đực chỉ cần có 1 alen lặn nằm trên X là đã biểu hiện thành kiểu hình
    • Gen trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo
      • Gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ
      • Tính trạng được biểu hiện không đều ở cả 2 giới
    • Một số bệnh di truyền ở người do gen lặn trên NST X: mù màu, máu khó đông…
  • Gen trên NST Y
    • Tính trạng do gen nằm trên NST Y chỉ biểu hiện ở 1 giới
    • Di truyền thẳng [cha truyền cho con trai]
    • Ví dụ

  • Nhận xét
    • NST X có những gen mà trên Y không có hoặc trên Y có những gen mà trên X không có
    • Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này quy định chỉ được biểu hiện ở 1 giới
    • Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng
  • Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính
    • Dựa vào tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ đực, cái tuỳ thuộc vào mục tiêu sản xuất

2: Di truyền ngoài nhân

  • Ở tế bào nhân thực không chỉ có các gen nằm trên NST trong nhân tế bào mà còn có các gen nằm trong ti thể và lục lạp ngoài tế bào chất
  • Do khối tế bào chất ở giao tử cái lớn gấp nhiều lần ở giao tử đực, sau khi thụ tinh hợp tử lại phát triển trong trứng. Nên hệ gen ngoài tế bào chất ở cơ thể con có được hoàn toàn là di truyền từ mẹ
  • Thí nghiệm
    • Lai thuận: P: [cái] Xanh lục x [đực] Lục nhạt → F1: 100% Xanh lục
    • Lai nghịch: P: [cái] Lục nhạt x [đực] Xanh lục → F1: 100% Lục nhạt
  • Nhân xét
    • Cả 2 phép lai thuận và nghịch đều thu được F1 luôn có KH giống bố mẹ
  • Giải thích
    • Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong TBC [trong ty thể hoặc lục lạp] chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng

  • Kết luận
    • Tế bào chất có vai trò nhất định trong sự di truyền các tính trạng từ thế hệ trước đến thế hệ sau
    • Tính trạng di truyền ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ [không tuân theo quy luật di truyền]

Mọi thông tin chi tiết về ôn thi khối B cũng như du học Y Nga, vui lòng liên hệ:

TỔ CHỨC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC FLAT WORLD

Địa chỉ : Biệt thự số 31/32 đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại liên hệ : 024 665 77771 – 0966 190708 [thầy Giao] 

Website: //fmgroup.com/

Email: 

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. NST giới tính

1.1. Khái niệm

NST giới tính là 1 loại NST đặc biệt có chứa các gen quy định giới tính, chúng khác nhau ở giới đực và giới cái. Ngoài ra trên NST giới tính còn chứa các gen quy định tính trạng thường khác.

1.2. Đặc điểm tế bào học:

- NST giới tính bình thường tồn tại thành từng cặp tương đồng: XX hoặc XY [giới dị giao]. Tùy từng loài mà cặp NST giới tính ở đực, cái là XX, XY…

- Ở người, ruồi giấm, thú… ♀: XX, ♂: XY

- Ở chim, bò sát, cá…             ♀: XY, ♂: XX

- Cặp NST giới tính ở 1 giới nào đó chỉ có 1 chiếc:

+ Bọ cánh màng, bọ cánh cứng: ♀: XX, ♂: XO

+ Bọ nhảy: ♀: XO, ♂: XX

2. Nội dung và cơ sở tế bào học

2.1. Nội dung quy luật:

Sự di truyền của các tính trạng thường do gen nằm trên NST giới tính quy định, được di truyền liên kết với giới tính.

2.2. Cơ sở tế bào học.

- Do sự phân li và tổ hợp của các NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính.

- Trên NST giới tính có:

+ Vùng tương đồng: Vùng có cấu trúc tương tự giữa X và Y. Các gen trên vùng này tuân theo các quy luật giống gen bình thường khác.

+ Vùng không tương đồng: Vùng chứa các gen đặc trưng cho từng NST có trên X mà không có alen tương ứng trên Y hoặc ngược lại.

3. Đặc điểm của các gen trên NST giới tính

3.1. Đối với các gen nằm trên đoạn tương đồng của NST giới tính thì di truyền tuân theo các quy luật của gen trên NST thường [sự di truyền giả NST thường].

3.2. Đối với các gen nằm trên vùng không tương đồng.

a. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X

- Di truyền theo quy luật chéo. Ví dụ: gen lăn trên NST giới tính X của bố được di truyền cho con gái, sau đó được biểu hiện ở cháu trai.

- Kết quả lai thuận nghịch là khác nhau, có lúc tỉ lệ đều ở 2 giới, có lúc khác nhau ở 2 giới.

b. Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y

- Tính trạng do gen này quy định được di truyền theo quy luật di truyền thẳng. Tính trạng được di truyền trực tiếp cho 1 giới dị giao. Tính trạng được biểu hiện 100%.

Ví dụ: Ở người, tật dính ngón tay 2, 3; túm lông sau tai chỉ có ở nam giới.

4. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính

- Dựa vào các tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực, cái, điều chỉnh tỉ lệ đực, cái theo mục tiêu sản xuất.

- Có thể dùng 1 tính trạng dễ nhận biết về hình thái màu sắc do gen nằm trên NST giới tính làm dấu chuẩn để phân biệt giới tính ở các loài động vật.

- Biết được gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính, dự đoán được xác suất xuất hiện các tính trạng, các tật bệnh di truyền liên kết với giới tính. Tìm hiểu được nguyên nhân, đề xuất phương pháp xuất hiện các loại bệnh di truyền liên kết với giới tính.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỖI DẠNG

a] Dạng 1:

BẾT GEN TRỘI LẶN LIÊN KẾT TRÊN NST GIỚI TÍNH X VÀ KIỂU GEN CỦA P. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ LAI

a1] Phương pháp giải

* Qui ước gen cho giới đực và giới cái riêng biệt.

* Lập sơ đồ lai, suy ra tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình.

* Chú ý có hai cách đọc tỉ lệ kiểu hình.

a2] Bài tập vận dụng

Ở ruồi giấm, A là gen qui định cánh dài; a qui định cánh xẻ. Cặp alen này nằm trên NST giới tính X và không có alen trên NST giới tính Y.

1] Hãy qui ước gen về tính trạng hình dạng cánh của loài ruồi giấm nói trên.

2] Xác định kết quả các phép lai:

a] P1:

 XAXA  x  XaY
                       b] P2:  XaXa  x  XAY 
c] P3:  XAXa  x  XAY                        d] P4:  XAXa  x  XaY 

                                                    Hướng dẫn giải

1] Qui ước gen: A: Cánh bình thường; a: Cánh xẻ.

Ruồi giấm cái                                                              Ruồi giấm đực

XAXA; XAXa: Cánh bình thường                                XAY: Cánh bình thường
XaXa: Cánh xẻ                                                      XaY: Cánh xẻ.

2] Kết quả đời F1

a]

P1:  XAXA x XaY 
GP1: XA   Xa , Y
F1-1: 1XAXa : 1XAY

[100% ruồi giấm cánh bình thường]

b]

P2:  XaXa x XAY 
GP2: Xa   XA , Y
 F1-2: 1XAXa : 1XaY

Tỉ lệ kiểu hình F1-2: 1  cánh bình thường : 1  cánh xẻ hoặc tất cả ruồi giấm cái đều có cánh bình thường, tất cả ruồi giấm đực đều có cánh xẻ.

c]

P3:   XAXa x XAY 
GP3:  [XA : Xa] x [XA : Y] 

F1-3: 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY

Tỉ lệ kiểu hình F1-3: 3 ruồi giấm có cánh bình thường, 1 ruồi giấm có cánh xẻ [tất cả ruồi giấm cánh xẻ đều là ruồi giấm đực].

Hoặc 25% là ruồi giấm đực cánh bình thường.

         50% là ruồi giấm cái cánh bình thường.

         25% là ruồi giấm đực cánh xẻ.

d]

P4:  XAXa x XaY 
GP4:  [XA : Xa] x  [Xa : Y]

Kết quả F1-4:

Tỉ lệ kiểu gen: 1XAXa : 1XaXa : 1XAY : 1XaY
Tỉ lệ kiểu hình: 25% là ruồi giấm cái cánh bình thường.
  25% là ruồi giấm cái cánh xẻ.
  25% là ruồi giấm đực cánh bình thường.
  25% là ruồi giấm đực cánh xẻ.

b] Dạng 2:

CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUI LUẬT LIÊN KẾT GIỚI TÍNH X

b1] Phương pháp giải

Khi xét về sự di truyền của một tính trạng nào đó, nếu tính trạng này do gen liên kết gen trên NST giới tính X, không có alen trên NST giới tính Y, sự di truyền tính trạng sẽ có đặc điểm:

* Di truyền chéo.

* Tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ sau biểu hiện khác nhau giữa giới đực và cái.

* Kết quả phép lai thuận khác với kết quả phép lai nghịch.

* Có trường hợp P thuần chủng, nhưng F1 lại phân tính [P: XaXa x XAY].

b2] Bài tập vận dụng

Khảo sát sự di truyền tính trạng màu sắc mắt của một loài ruồi giấm, người ta thực hiện hai phép lai và thu được kết quả sau:

1] Phép lai 1: P1: Ruồi giấm cái mắt đỏ [t/c] x Ruồi giấm đực mắt trắng [t/c]

F1-1: 152 ruồi giấm mắt đỏ

F2-1: 1004 ruồi giấm đực có mắt trắng;

         998 ruồi giấm đực có mắt đỏ;

         1997 ruồi giấm cái có mắt đỏ.

2] Phép lai 2:

P2: Ruồi giấm cái mắt trắng [t/c] x Ruồi giấm đực có mắt đỏ [t/c]

F1-2: 69 ruồi giấm cái đều có mắt đỏ.

         72 ruồi giấm đực đều có mắt trắng

F2-2: 397 ruồi giấm cái có mắt đỏ ; 402 ruồi giấm cái mắt trắng

         404 ruồi giấm đực mắt đỏ ; 396 ruồi giấm đực mắt trắng.

Biện luận qui luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến F2 cho mỗi trường hợp.

                                              Hướng dẫn giải

1] Phép lai 1:

a] Qui luật di truyền:

F2-1 phân li kiểu hình phân bố không đồng đều giữa giới đực và giới cái: tất cả ruồi giấm cái có mắt đỏ, trong lúc ở ruồi giấm đực có

 mắt đỏ,   mắt trắng. Điều này chứng tỏ gen qui định màu mắt của ruồi giấm liên kết trên NST giới tính X và không có alcn trên NST giới tính Y.

b] Sơ đồ lai:

F1-1 đồng loạt xuât hiện mắt đỏ. Suy ra tính trạng mắt đỏ trội so với mắt trắng.

Qui ước:   A: mắt đỏ             a: mắt trắng

              Ruồi giấm cái          Ruồi giấm đực

              

       XAY: mắt đỏ

              XaXa: mắt trắng     XaY: mắt trắng

P1:    XAXA [ mắt đỏ]     x     XaY [ mắt trắng]

GP1:   XA                                  Xa , Y

F1-1: 1XAXa                   :          1XAY [100% mắt đỏ]

GF1-1:  [XA : Xa]       x        [XA : Y]  

F2-1: 1XAXA : 1XAXa  : 1XAY : 1XaY

Tỉ lệ kiểu hình: 25%  mắt đỏ ; 50%  mắt đỏ ; 25% đực mắt trắng.

2] Phép lai 2:

P2: XaXa [ mắt trắng]   x   XAY [ mắt đỏ]

GP2: Xa                                XA, Y

F1-2: 1XAXa             :        1XaY [1  mắt đỏ: 1  mắt trắng]

GF1-2 :  [XA : Xa]   x    [Xa : Y]

F2-2: 1XAXa : 1 XaXa : 1XAY : 1XaY

F2-2: 25% ruồi giấm cái có mắt đỏ; 25% ruồi giấm cái mắt trắng
         25% ruồi giấm đực mắt đỏ; 25% ruồi giấm đực mắt trắng.

c] Dạng 3:

BIẾT KIỂU HÌNH THẾ HỆ LAI. XÁC ĐỊNH KIỂU GEN CỦA P

c1] Phương pháp giải

* Xác định quy luật di truyền

* Xác định tính trạng trội lặn và quy ước gen cho giới đực và giới cái riêng biệt.

 * Từ kiểu hình của giới dị giao tử XY, suy ra kiểu gen của giới đồng giao tử XX theo thứ tự từ dưới lên theo sơ đồ sau:

* Viết sơ đồ lai.

c2] Bài tập vận dụng

Tính trạng màu sắc mắt của một loài bọ cánh cứng được qui định bởi một cặp gen. Đem giao phối giữa bố mẹ đều thuần chủng, nhận được F1 đồng loạt có mắt hạt lựu, đời F2 xuất hiện các kiểu hình phân phối theo số liệu sau: 1197 con cái có mắt hạt lựu; 596 con đực có mắt vàng mơ; 605 con đực có hạl lựu.

1] Màu sắc mắt của loài bọ cánh cứng nói trên được chi phối bởi qui luật di truyền nào?

2] Viết sớ đồ lai của P và của F1.

3] Đem lai ngược giữa 1 cá thể F1 với một trong hai cá thể bố mẹ, thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 con cái mắt hạt lựu, 1 con đực mắt vàng mơ. Xác định kiểu gen của cá thể ở P và F1.

Hướng dẫn giải

1] Qui luật di truyền:

F2 phân li kiểu hình khác nhau giữa hai giới đực và cái: tất cả con cái đều có mắt hạt lựu trong lúc ở giới đực xuất hiện cả mắt hạt lựu và mắt vàng mơ với tỉ lệ xấp xỉ 1:1 Vậy gen qui định màu mắt ruồi giấm liên kết với NST giới tính không có alen trên NST giới tính Y.

2] Sơ đồ lai của P và F1:

F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ mắt hạt lựu, mắt vàng mơ ≈ 3:1. Suy ra tính trạng mắt hạt lựu trội so với tính trạng mắt vàng mơ.

Qui ước: A: Mắt hạt lựu                a: Mắt vàng mơ

             Giới cái                         Giới đực

            

        XAY: Mắt hạt lựu

            XaXa: Mắt vàng mơ        XaY: Mắt vàng mơ

F2 xuất hiện con đực có mắt hạt lựu, kiểu gen XAY và đực mắt vàng mơ, kiểu gen XaY trong đó Y do bố truyền, XA Xa do mẹ truyền. Vậy kiểu gen của con cái F1 là XAXa [mắt hạt lựu].

+ F2 xuất hiện tất cả giới cái có mắt hạt lựu, suy ra con đực đời F1 phải có kiểu gen XAY [vì nếu là XaY, F2 phải xuất hiện con cái mắt vàng mơ XaXa, điều này mâu thuẫn đề].

+ F1 xuất hiện con đực mắt hạt lựu kiểu gen XAY, trong đó Y do bố, XA do mẹ truyền.

+ Vì mẹ thuần chủng nên kiểu gen của cá thể mẹ ở đời P là XAXA [mắt hạt lựu].

+ F1 xuất hiện con cái mắt hạt lựu kiểu gen XAXa trong đó Xa phải được truyền từ bố [vì mẹ có kiểu gen XAXA]. Suy ra kiểu gen của bố là XaY [mắt vàng mơ].

* Sơ đồ lai của P: 

P: XAXA[ mắt hạt lựu]   x   XaY [ mắt vàng mơ]
GP: XA                              Xa, Y
F1:  XAXa : XAY [100% có mắt hạt lựu].

* Sơ đồ lai của F1:

F1: XAXa[ mắt hạt lựu] x XAY [ mắt hạt lựu]
GF1:  [XA : Xa]              x  [XA : Y]
F1: 1XAY : 1XAXA : 1XAXa : 1XaY.

Tỉ lệ kiểu hình F2: 25% là đực có mắt hạt lựu; 50% là cái có mắt hạt lựu;

                        25% là đực có mắt vàng mơ.

3] Kiểu gen cá thể P và F1:

+ Thế hệ lai xuất hiện con đực mắt vàng mơ kiểu gen XaY, trong đó Y do bố , Xa do mẹ. Suy ra kiểu gen con cái đời trước là XaXa.

+ Thế hệ lai xuất hiện con cái mắt hạt lựu [XAX] trong đó XA phải của bố. Suy ra kiểu gen cá thể được dùng làm bố là XAY-.

* Sơ đồ lai:

  XaXa [cá thể  P] x XAY [cá thể  F1]
G:  Xa            XA, Y
F lai: XAXa : XaY

Tỉ lệ kiểu hình: 1  hạt lựu: 1  vàng mơ.

Video liên quan

Chủ Đề