Trẻ sơ sinh có nên dùng mật ong không

Trẻ sơ sinh có nên dùng mật ong không

Mật ong có vị ngọt, tính bình, có nhiều công dụng như: trị ho khan, táo bón, dùng ngoài trị vết thương không lành nhưng lại gây hại với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: ngộ độc, táo bón..

Tác hại của mật ong với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Ngoài sự bổ dưỡng, mật ong còn có thể dùng để chữa nhiều bệnh. Vì vậy, nhiều bà mẹ thường sử dụng để rơ miệng, lưỡi cho bé hay trộn chung với các món ăn thay đường để trẻ dễ ăn hơn. Ít ai biết rằng, mật ong cũng kén đối tượng sử dụng, nhất là với trẻ sơ sinh.

Theo lương y Trần Hoàng Bảo, trong Đông y, mật ong có vị ngọt, tính bình, có nhiều công dụng như: trị ho khan, táo bón, dùng ngoài trị vết thương không lành, vết bỏng, tay chân nứt nẻ… Tuy nhiên, phụ huynh không nên sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

1/ Mật ong gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh

Đúng là mật ong rất có ích đối với sức khoẻ con người. Các nghiên cứu đã chứng minh, mật ong giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây nhiều trường hợp loét dạ dày. Nó cũng làm giảm chứng viêm dạ dày do uống quá nhiều rượu, giảm khả năng gây ung thư của một số tác nhân độc hại. Các nhà khoa học Nga còn cho rằng mật ong là phương thuốc hiệu quả trong phục hồi thị lực ở những người già bắt đầu bị đục thuỷ tinh thể. Tuy vậy, mật ong rất không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.

Trẻ sơ sinh có nên dùng mật ong không

Tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Nguyên nhân khiến mật ong bị nhiễm bẩn chưa rõ. Có giả thuyết cho rằng loài vật này bị dính bào tử C từ bụi đất hoặc những thứ khác ở môi trường xung quanh và mang chúng về tổ của mình. Người lớn nuốt phải bào tử clostridium botulinum hầu như không bao giờ bị bệnh bởi hệ tiêu hoá của họ đã trưởng thành, đủ khả năng vô hiệu hoá chúng. Trong khi đó, ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử, ngăn ngừa sự phát triển và sản sinh độc tố của chúng. Vì vậy, khi vào cơ thể trẻ, bào tử có thể giải phóng vi khuẩn và sản sinh độc tố

Độc tố botulism là chất tự nhiên độc hại nhất mà con người biết đến. Liều lượng cực nhỏ chất này trong máu có thể làm tê liệt các cơ hô hấp và gây tử vong sau vài phút. Các trường hợp ngộ độc botulism ở trẻ nhỏ đã được phát hiện tại tất cả các châu lục, trừ châu Phi, mà nguyên nhân hàng đầu là mật ong.

2/ Gây táo bón cho trẻ sơ sinh

Ở Mỹ, mỗi năm có 70-90 trường hợp được ghi nhận. Bệnh có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm đầu đời, nhưng hay gặp nhất trong 6 tháng đầu. Rất may là trong đa số trường hợp, lượng độc tố hết sức nhỏ nên hậu quả không nghiêm trọng. Triệu chứng đầu tiên của ngộ độc botulism là táo bón, có thể kéo dài 3-30 ngày sau khi ăn phải mật ong chứa bào tử. Trong vòng vài ngày tiếp theo, trẻ trở nên bơ phờ, mệt mỏi, chán ăn, khóc yếu. Sau giai đoạn này, trẻ có thể thèm ăn trở lại, đó là lúc bệnh đã qua đỉnh điểm và bắt đầu thoái lui. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển, trẻ sẽ ngày càng ít vận động và có thể bắt đầu chảy nước dãi, phản xạ bú giảm. Một dấu hiệu quan trọng nữa là trẻ bỗng nhiên trở nên mềm oặt, không giữ được đầu như trước. Một số trường hợp bị khó thở vì liệt cơ hoành.

Ngừng thở hoàn toàn có thể xuất hiện ngay hoặc từ từ. Những bệnh nhi kể trên cần được chăm sóc đặc biệt về hô hấp và dinh dưỡng. Nếu điều trị đúng, đa số trẻ phục hồi hoàn toàn (thông thường bác sĩ không cần dùng đến kháng sinh hay kháng độc tố). Việc bú mẹ cũng làm giảm độ nặng của bệnh. Để phòng bệnh, cha mẹ không được cho trẻ 12 tháng tuổi dùng mật ong. Ngoài ra, do bào tử clostridium botulinum cũng có trong thực phẩm chưa nấu chín nên phải cẩn trọng khi nấu ăn cho trẻ.

Những sự kết hợp gây hại khôn lường từ mật ong

Theo Đông y, những trường hợp sau đây không nên dùng mật ong. Bởi lẽ, chúng có thể gây bất lợi cho sức khỏe: – Không nên ăn chung với tàu hũ nước đường. Tàu hũ vị ngọt, mặn, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Ăn chung với mật ong sẽ gây tiêu chảy. Nhiều loại enzyme trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tàu hũ “gặp nhau” sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi cho sức khỏe. – Không nên ăn chung với hẹ. Hẹ giàu vitamin C, dễ dàng bị các khoáng chất đồng, sắt… trong mật ong oxy hóa, mất tác dụng. Ngoài ra mật ong có tác dụng nhuận tràng, hẹ nhiều chất xơ sẽ gây tiêu chảy. – Không nên ăn chung với hành. Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải axit amin có trong hành sẽ gây phản ứng sinh hóa không có lợi cho cơ thể, hoặc sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy. – Không được dùng nước sôi pha mật ong. Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 35 độ C.

– Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể dùng mật ong nhưng dùng lượng ít và được thầy thuốc theo dõi, chỉ định.

Cho trẻ uống mật ong thế nào mới đúng?

Nên pha mật ong với nước nóng dưới 40 độ C hoặc nước sôi để nguội rồi mới uống, bởi mật ong pha loãng dễ hấp thụ hơn là uống trực tiếp. Nên lưu ý là không pha mật ong với nước sôi hoặc hấp chín, bởi vì nấu nóng một cách không hợp lý sẽ làm mất dinh dưỡng trong mật ong. Thời gian cho trẻ uống mật ong cũng phải chú ý, thường là cho uống trước bữa ăn chừng 1 tiếng đồng hồ hoặc sau bữa ăn khoảng 2-3 tiếng là tốt nhất. Uống mật ong vào những thời điểm này không ảnh hưởng tới bữa ăn của bé, lại có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ, khiến cho trẻ ăn càng ngon miệng. Đối với những trẻ ngủ không được ngon giấc, mỗi tối trước khi đi ngủ cho uống mật ong có thể giúp cho bé ngủ được ngon giấc, vì trong mật ong có tác dụng an thần và cải thiện giấc ngủ.

tu khoa

  • tac hai cua mat ong doi voi tre so sinh
  • mat ong co gay hai voi tre so sinh hay khong
  • co nen dung mat ong cho tre so sinh

Bé nhà em được 4 tháng tuổi, bé bị ho nên em có cho bé uống nước mật ong ngâm chanh đào. Nhưng sau đấy em đọc trên mạng thì họ nói không nên cho trẻ sơ sinh ăn mật ong nên em rất lo lắng, không biết em làm vậy có ảnh hưởng gì đến bé không?

Bình thường sau khi bú bình bé hay có cặn sữa ở lưỡi (em không đủ sữa nên phải cho bé bú dặm sữa ngoài), em dùng mật ong rơ lưỡi cho bé nhưng lưỡi bé vẫn mọc lên nhiều mảng trắng như bị nấm. Em có thể thay mật ong bằng cách giã rau ngót lấy nước rồi rơ cho bé không ạ?

Chào Kiều Minh Huyên,

1. Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi không nên ăn mật ong, nếu bé bị ho nhẹ thì em chỉ cần dùng Natri clorid 0,9% vệ sinh mũi, miệng cho bé và giữ ấm để bé bớt ho. Sử dụng mật ong chanh đào cho trẻ uống có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.

2. Trẻ bú sữa công thức dễ bị cặn trắng dính ở lưỡi hơn so với trẻ bú sữa mẹ, là bởi sữa công thức đa phần ở dạng bột, cần hòa trước khi uống nhưng lại không tan được hoàn toàn. Do đó, cần thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ.

Tuy nhiên, cho trẻ sơ sinh dùng mật ong để rơ lưỡi là không nên, vì mật ong sẽ tạo môi trường cho nhiều nấm phát triển trong lưỡi trẻ. Đây là lý do tại sao em thường xuyên rơ lưỡi nhưng bé vẫn nấm lưỡi.

Hơn nữa, phấn hoa mà ong dùng để làm mật có thể bị nhiễm khuẩn, rất nhiều loại mật ong trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể chứa nhiều chất độc có hại cho trẻ.

  • Trẻ sơ sinh ăn bao nhiêu ml sữa là đủ?
  • Mẹ ít sữa phải làm sao?

3. Nếu muốn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, em có thể dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% hoặc Denicol bán ngoài hiệu thuốc, không dùng nước rau ngót em nhé! Thực hiện rơ 1 ngày 3 lần sau khi trẻ đã ăn được ít nhất 20 phút, chú ý không nên rơ quá sâu sẽ khiến trẻ dễ bị ọe, nôn trớ.

4. Một lưu ý nữa, bé nhà em mới được 4 tháng tuổi, đây là thời gian bé cần được bú sữa mẹ hoàn toàn. Đây là cách tốt nhất để bé tránh được tình trạng nấm lưỡi, và cũng giúp con có được hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại những bệnh thông thường như ho, hắt hơi, cảm cúm.

Nếu em đang bị ít sữa thì nên tìm cách kích sữa chứ không nên cho bé dùng sữa công thức như vậy. Thay đổi chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng hơn, uống nhiều nước hơn hoặc sử dụng các loại viên uống lợi sữa sẽ giúp em cải thiện được tình trạng này.

Chúc hai mẹ con luôn khỏe!

Nguồn: Mabio.vn

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh mẹ cần đảm bảo sự hoạt động ổn định của hoocmon Prolactin – Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.

Viên uống lợi sữa Mabio có tác dụng:

✅ Kích thích hoocmon Prolactin phát triển giúp sữa mẹ về nhiều tràn trề, sữa đặc và thơm mát.

✅ Giúp cơ thể mẹ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

✅ Tăng cường chuyển hóa trong cơ thể mẹ giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ giúp bé hấp thu phát triển tốt hơn.

✅ Giúp mẹ ăn ngon, ngủ yên, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé)

✅ Giúp sản phụ phục hồi sức khoẻ sau sinh nhanh chóng.

✅ Giúp thông tuyến sữa, chữa mất sữa.

✅ Giúp mẹ thon gọn vóc dáng sau sinh.