Trẻ sơ sinh 1 tháng tăng bao nhiêu cm?

LƯU Ý: Về chiều cao, các bé trai thường sẽ nhỉnh hơn bé gái nên mẹ không nên lo lắng quá vì điều này.

2.2 Cách cân bé sơ sinh tại nhà

Với cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng, mẹ nên chờ bé đi tiểu hoặc đi “nặng” xong mới cân.

  • Đảm bảo mẹ mua cân chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, và cài đặt chỉ số về 0.
  • Đặt bé lên bàn cân (cân nhắc không để bé mặc gì trên người); mẹ đặt tay nhẹ nhàng trên ngực bé (không tì đè) để giữ vững.
  • Nhìn chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh; ghi chú vào trong quyển sổ nếu mẹ

LƯU Ý: Trường hợp mẹ để bé mặc tã khi cân, mẹ nhớ trừ đi trọng lượng của tã và quần áo (khoảng 200 – 400 gram). Hơn nữa, trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi có thể khó để cân một cách chính xác. Do đó, mẹ đừng quá lo lắng khi thấy bé lệch chuẩn mà hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để theo dõi nhé.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh 1 tháng tăng bao nhiêu cm?
Chiều dài của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi gen di truyền, giới tính và môi trường, lối sống,…

3.1 Gen di truyền

DNA là yếu tố chính quyết định chiều cao của một người.

Các nhà khoa học đã xác định được hơn 700 gen khác nhau quyết định chiều cao. Một số gen này ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng; và một số khác ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng.

Một số tình trạng di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành của trẻ; bao gồm hội chứng Down và hội chứng Marfan.

3.2 Giới tính của trẻ

Các bé trai thường có chiều dài (sau này là chiều cao) lớn hơn bé gái. Hơn nữa, trong quá trình phát triển, chiều cao của trẻ em trai cũng có thể tiếp tục phát triển lâu hơn trẻ em gái.

3.3 Vận động thể chất

Hoạt động thể chất rất quan trọng để phát triển chiều dài của trẻ sơ sinh; vì luyện tập và duy trì trạng thái vận động hỗ trợ sức khỏe của xương và các mô cơ.

3.4 Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển chiều dài trẻ sơ sinh; đặc biệt là khi bước vào tuổi dậy thì. Trong giấc ngủ sâu, cơ thể giải phóng các hormone cần thiết để phát triển. Do đó, ngủ đủ giấc có thể cho phép tăng trưởng tối ưu.

3.5 Môi trường sống của bé

Điều kiện sống khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sống trong điều kiện lý tưởng cao hơn những người từ các nước đang phát triển.

Các quốc gia có cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe và nguồn lực kinh tế cần thiết để chống lại các tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như sự phát triển của người dân. Kết quả là nam giới và phụ nữ cao hơn đáng kể so với người đồng trang lứa ở các khu vực phát triển hơn.

3.6 Dinh dưỡng và môi trường sống

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng. Trẻ thiếu dinh dưỡng chưa chắc đã cao lớn bằng trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Với trẻ tăng không đủ cân nặng: Do ăn chưa đủ, thiếu chất, bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn của trẻ nghèo dinh dưỡng; ít thức ăn động vật, thiếu dầu mỡ… Hơn nữa, trẻ có thể ăn tốt nhưng chơi quá sức, tiêu hao năng lượng nhiều, và do đó, mẹ cần cho trẻ ăn thêm.

4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 1 tháng tăng bao nhiêu cm?
Mẹ nên theo dõi chiều dài của trẻ sơ sinh kèm với các cột mốc phát triển khác

Không chỉ biết chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh; mẹ chú ý thêm các cột mốc phát triển quan trọng của bé:

  • Kỹ năng vận động thô: Bé có khả năng sử dụng các nhóm cơ lớn của cơ thể, như chân, tay…
  • Kỹ năng vận động tinh: Bé có thể sử dụng các nhóm cơ nhỏ đòi hỏi sự linh hoạt. Chẳng hạn bé có thể cầm, vẽ, mặc quần áo, viết… Kỹ năng này cũng liên quan đến sự phối hợp giữa tay và mắt.
  • Ngôn ngữ: Bé có thể nói, sử dụng ngôn ngữ cơ thể; cử chỉ để hiểu và diễn tã cho người khác hiểu.
  • Nhận thức: Kỹ năng suy nghĩ, hiểu biết, giải quyết vấn đề, lý luận và ghi nhớ.
  • Xã hội: Kết nối và biết cách tạo dựng các mối quan hệ, biết hợp tác và ứng phó với cảm xúc của mọi người xung quanh.

Dựa trên cột mốc chuẩn, mẹ có thể so sánh, tham khảo để có thể sớm nhận ra những bất thường. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Mẹ đừng lo nếu bé chậm hoặc nhanh hơn so với mốc chuẩn.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể tăng từ 1 – 1,3 kg. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trẻ tăng 0,6 kg/tháng, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 trẻ tăng 0,4/kg. Sau khi tròn 1 tuổi, trẻ tăng khoảng 2 kg/năm. Nói chung, càng lớn thì tốc độ tăng cân càng chậm lại.

Bé nhà em lúc sinh nặng 2,5 kg, cao 47 cm tuy hơi nhỏ nhưng nói chung cũng tương đối ổn với thể trạng người Việt Nam. Sau 1 tháng bé tăng 800 g lên 3,3 kg, bú mẹ bình thường và đi vệ sinh tốt là được rồi. Em không nên quá lo lắng.

Thỉnh thoảng bé hay vặn mình, ưỡn người là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Mỗi buổi sáng em nên cho bé tắm nắng sớm khoảng 15 phút và thêm 15 phút chiều tà để bổ sung vitamin D. Nếu sau này tần suất vặn mình tăng lên, bé ăn uống kém thì em cho bé đi khám xem có bị thiếu vitamin D hay không.

Xem thêm: Khi nào nên cho trẻ sơ sinh uống vitamin D?

Để giúp bé tăng cân tốt hơn, em vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ hoàn toàn, không cần bổ sung thêm sữa công thức hay thức ăn nào khác. Trong chế độ ăn uống, em nên uống nhiều nước, ăn đủ rau xanh, thịt cá, trứng, sữa để tăng dinh dưỡng vào sữa mẹ, bé sẽ có nhiều dưỡng chất và tăng cân nhanh hơn.

Nếu bị ít sữa hoặc sữa loãng, em ra hiệu thuốc hỏi mua viên lợi sữa Mabio về uống để tăng chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa mẹ, việc này giúp sữa mẹ đặc sánh, thơm và giàu dinh dưỡng tốt hơn cho con của em.