Trẻ 6 tháng nằm điều hòa bao nhiêu độ

Ở bài viết chia sẻ sau đây của THS BS Nguyễn Đình Tuấn tại phòng khám Pasteur sẽ nếu rõ đầy đủ cho các phụ huynh hiểu rõ hơn về nhiệt độ phòng bao nhiêu là an toàn với trẻ và những kiến thức hiểu biết về điều hòa

Nhiệt độ phòng là khoảng nhiệt độ của không khí mà mọi người đều thích cho các thiết lập trong nhà, cảm thấy thoải mái khi mặc quần áo thông thường trong nhà. Khí hậu nước ta khá thất thường có khi buổi ngày rất nóng nhưng đêm lại trở nên se lạnh nên việc điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ là rất cần thiết.

Đối với trẻ sơ sinh sức đề kháng còn rất yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhưng tính đến hiện nay vẫn chưa nhiều các cặp bố mẹ biết về điều này nên cũng rất nguy hiểm.

1/ Nhiệt độ phòng phù hợp, an toàn với trẻ

Cha mẹ thường không biết nhiệt độ phòng thế nào là phù hợp cho con của mình nên thường áp đặt cảm giác của mình vào trẻ [ bố mẹ nghĩ khi mình cảm giác lạnh thì trẻ cũng lạnh], kèm theo một số thông tin sai lệch ở phương tiện đại chúng và truyền miệng [ nhiệt độ thích hợp cho trẻ là 300C???]. Đây là quan điểm sai lầm vì khi người lớn cảm thấy lạnh thì trẻ mới cảm thấy mát.

– Vậy nhiệt độ phù hợp với trẻ là bao nhiêu? Tùy lứa tuổi mà nhiệt độ phù hợp và an toàn khác nhau như sau:

  • < 2 tháng tuổi: 26 – 280C
  • 2th – 12th: 16 – 200C
  • 2 tháng tuổi trở lên thì  < 240C trẻ mới cảm thấy dễ chịu
  • Từ 100C trở xuống trẻ mới cảm thấy lạnh đối với tất cả trẻ ở mọi vùng miền khác nhau

– Tùy từng trẻ mà nhiệt độ thích hợp cũng khác nhau. Để kiểm tra trẻ nóng hay lạnh hãy sờ vào phần bụng hoặc ngực của trẻ [ đây là cách tốt nhất để kiểm tra].

  • Nếu cảm thấy nóng hoặc trẻ đổ mồ hôi thì hãy bỏ bớt lớp áo hoặc chăn rồi kiểm tra lại sau vài phút. Nhiệt độ >270C làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhũ nhi [ 2-12th] nhất là từ 2th – 6th.
  • Nếu cảm thấy lạnh bạn cũng đừng nên mặc quá nhiều quần áo mà 1 lớp chăn mỏng có thể là đủ cho bé
  • Chú ý: đừng quá lo lắng khi bạn cảm thấy tay chân trẻ lạnh vì đây là chuyện hoàn toàn bình thường.

Vào ngày nắng ấm bạn nên giữ cho con bạn được mát mẻ bằng cách kéo rèm cửa và chỉ mở 1 cái cửa sổ trong phòng bé ngủ . Những chiếc gối bông hay gối chèn có thể tích nhiệt bên trong và làm tăng nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ, vì thế hãy bỏ chúng ra khỏi nôi của bé.

Vào những ngày rất nóng , có thể bạn muốn bật một chiếc quạt điện trong phòng ngủ của bé nhưng nhớ để quạt cách xa nôi bé , không hướng trực tiếp luồng gió vào bé , đảm bảo rằng quạt chỉ làm mát căn phòng của bé thôi . Hãy kiểm tra nhiệt độ thường xuyên . Con bạn có thể mặc quần áo để ngủ hoặc chỉ cần mặc 1 chiếc tã nếu trời nóng quá .

– Bố mẹ có thể sử máy điều hòa nhiệt độ để có nhiệt độ phòng thích hợp mà không cần phải lo ngại về các vấn đề sức khỏe khác [ trừ tốn tiền].

Xem thêm 1 số bài viết liên quan

2/ Những hiểu biết sai về điều hòa nhiệt độ

– Trẻ ngủ trong phòng máy lạnh thường dễ bị các bệnh về hô hấp – SAI

  • Chỉ đúng trong trường hợp viêm mũi dị ứng
  • Nguyên nhân gây các bệnh đường hô hấp ở trẻ em là do virus hoặc vi khuẩn bị lây từ người này sang người khác mà máy lạnh thì không thể tạo ra những vi sinh vật này được
  • Hệ thống bảo vệ đường hô hấp sẽ bị suy yếu khi cơ thể bị lanh, đặc biệt đôi với trẻ em có hệ thống bảo vệ chưa hoàn thiện . Vậy trẻ bị lanh khi nào? Khi nhiệt độ phóng từ 100C trở xuống hoặc vị trí nằm của trẻ ngay dưới máy điều hòa nhiệt độ làm cho trẻ hít phải không khí lạnh từ máy điều hòa 1 cách trực tiếp.

– “Sốc nhiệt” – khi đi từ phòng điều hòa ra ngoài thì sự chênh lệch nhiệt độ làm cho trẻ bị ốm – SAI

  • Trong y khoa không hề có từ “sốc nhiệt”, chỉ có ngất xỉu vì nhiệt độ cao mà thôi.
  • Tôi có 1 ví dụ đưa ra như sau, tại các trung tâm mua sắm, trung tâm hành chính người ta thường để nhiệt độ thấp hơn so với môi trường bên ngoài vậy thì tất cả mọi người ra vào đều mắc bệnh hết??? Đây là điều vô lý vì sẽ làm giảm khách hàng ở các nơi này.

– Khi sử dụng máy lạnh thường xuyên bạn nên vệ sinh máy định kỳ vì máy lạnh có thể bám bụi bẩn, gây tăng nguy cơ dị ứng với những trẻ có nguy cơ dị ứng cao như trẻ bị hen, chàm, viêm mũi dị ứng.

…..

Như vậy là bài viết trên đây Ths. Bs. Nguyễn Đình Tuấn chuyên ngành nhi khoa của phòng khám đa khoa Pasteur đã giải thích chi tiết đầy đủ 2 vấn đề cho các bạn nắm bắt đó là “Nhiệt độ phòng an toàn cho trẻ em” và “Những hiểu biết sai về điều hóa nhiệt độ” để cho các bậc phụ huynh cha mẹ có cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn..

Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn các bệnh lý ở trẻ liên hệ trực tiếp đến địa chỉ hotline 02363811868 của phòng khám Pasteur để các bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho em bé của bạn nhé

Ths. Bs. Nguyễn Đình Tuấn

Phòng khám đa khoa Pasteur

Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng không khí lạnh có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng non nớt của trẻ, và họ thường tìm cách quấn tã và ủ ấm cho bé hết mức có thể. Và đương nhiên, ba mẹ cũng không dám cho bé sơ sinh nằm điều hòa trong những ngày trời nắng nóng, mùa hè.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh và có cân nặng từ 3.5kg trở lên là đã có đủ lượng mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể rồi. Thân nhiệt của bé cũng có thể tự thay đổi để thích nghi với môi trường nên bé hoàn toàn có thể nằm phòng điều hòa như người lớn. 

Nhưng nếu trẻ sơ sinh bị sinh non, cân nặng dưới 3.5kg thì cha mẹ nên cân nhắc về vấn đề này. Tốt nhất là hãy chăm bé đủ cân nặng và sức khỏe ổn định rồi mới để bé nằm phòng máy lạnh nhé!

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh sẽ phụ thuộc vào cân nặng và ngày tuổi của bé [đã đề cập bên trên], nhưng nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh khuyến nghị nằm trong khoảng 26 - 28 độ C. Với những thiên thần nhỏ sinh đủ tháng, nhiệt độ của trẻ sơ sinh bình thường sẽ ở khoảng 36 - 37,5 độ C. Nếu được mặc quần áo trẻ sơ sinh, mang bao tay, vớ, đội mũ và đắp chăn bình thường thì bạn có thể để điều hòa ở nhiệt độ 26 - 28 độ. 

Ban đầu, bạn nên để nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh không quá chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài quá nhiều. Sau đó, bạn luôn theo dõi tình trạng thân nhiệt của bé. Nếu bé đổ mồ hôi nhiều, còn bứt rứt và khó chịu thì bạn nên giảm nhiệt độ từ từ để cơ thể bé dần được thích nghi với sự thay đổi này. Tránh tình trạng bật máy điều hòa quá nóng hoặc lạnh, vì có thể gây ra nguy cơ đột tử ở trẻ. Hiện tượng này thường rất hay gặp ở đối tượng trẻ em từ 1 tháng cho tới 12 tháng tuổi.

Việc lưu thông không khí sạch và thoáng là điều rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, thế nhưng môi trường điều hòa lại yêu cầu không gian kín. Nếu bạn sử dụng điều hòa, hãy nhớ chuẩn bị thêm quạt thông gió để tạo sự lưu thông trong phòng nhé. 

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thường xuyên tự vệ sinh máy lạnh hoặc gọi dịch vụ vệ sinh máy lạnh để đảm bảo không khí máy lạnh thổi ra không chứa quá nhiều bụi bẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ.

Đây là lưu ý sử dụng điều hòa mà cả người lớn và trẻ nhỏ cần chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu quạt gió thổi thẳng vào mặt, mũi và đầu bé có thể gây viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm hơn. 

Nếu máy điều hòa lắp trước khi bé sinh ra, bạn nên căn chỉnh vị trí giường và hướng nằm của bé để tránh hướng gió nhé. Đồng thời, bạn nên đặt tốc độ quạt gió ở mức thấp nhất và chỉnh chế độ quay.

Thông thường, bé chỉ nên nằm tối đa khoảng 2 - 3 tiếng/lần là đủ. Sau khoảng thời gian này, mẹ có thể tắt điều hòa và mở cửa sổ để không khí tự nhiên được lưu thông trong phòng. Điều này giúp giải phóng không gian ngợp và không khí tồn đọng tốt hơn. 

Ngoài ra, sau khi bé đã quen với nhiệt độ thường, bạn nên bế bé ra ngoài “rong chơi” một chút nhé.

Hiện tượng sốc nhiệt cũng có thể gây những hậu quả không tốt đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và người lớn. Khi bé chơi ở ngoài vào, lúc này mẹ nên lau mồ hôi cho con và để bé ở trong phòng thường khoảng 5 - 10 phút để cơ thể bé thích nghi lại với nhiệt độ thường. Sau đó mới bật máy lạnh và điều chỉnh dần cho phù hợp với thời tiết.

Phòng điều hòa mát mẻ là thế, nhưng nó cũng khiến cho cơ thể bé bị khô hơn. Cụ thể là khô da, khô mũi và khô mắt. Mẹ nên chuẩn bị thêm một chai nước muối sinh lý để nhỏ cho bé nhé. Thêm vào đó, nên cho bé bú nhiều lần để bù lại lượng nước đã thoát hơi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa thêm chút kem dưỡng ẩm dành riêng cho baby để làn da bé luôn được ẩm mịn nhất nhé.

Trên đây là một vài thông tin về nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh, cũng như những lưu ý mà bạn cần nhớ khi cho trẻ nằm phòng điều hòa. Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp ích được cho bạn trong việc chăm sóc bé yêu. Cleanipedia cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Xuất bản lần đầu 28 tháng 8 năm 2020

Video liên quan

Chủ Đề