trẻ 24-36 tháng là bao nhiêu tuổi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Sự phát triển của trẻ 36 tháng tuổi trở xuống bao gồm chuyển sang ngủ trên giường, tập đi vệ sinh, bắt đầu đi học mẫu giáo và những áp lực khác trong quá trình lớn lên. Đây là một trong những giai đoạn mà bố mẹ sẽ chứng kiến nhiều thay đổi của con.

Trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo đang phát triển. Bé thích chơi trò giả vờ là một đặc điểm của độ tuổi này, cùng với nỗi sợ hãi về những con quái vật tưởng tượng, thậm chí là sợ những thứ bình thường hơn như bóng tối hoặc máy hút bụi. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa tưởng tượng và thực tế.

Khả năng nói chuyện của trẻ ngày càng rõ ràng hơn, đủ để người lạ có thể hiểu được. Bé đã có thể sử dụng một số đại từ nhân xưng đúng cách và làm theo lời hướng dẫn bao gồm nhiều bước. Vốn từ vựng của trẻ 3 tuổi đang tăng lên đáng kể, có thể sử dụng đến hàng trăm từ.

Con bạn đã có thể đi lên và xuống cầu thang, nhảy và đạp xe 4 bánh. Đôi tay khéo léo của con cũng đang được cải thiện, thể hiện qua cách mở cửa và nắp các thùng hộp, cũng như thao tác các bộ phận chuyển động trên đồ chơi. Bé cũng có khả năng vẽ một vòng tròn và hoàn thành các câu đố đơn giản.

Bố mẹ sẽ bắt đầu thấy con phát triển tình bạn, thể hiện sự đồng cảm và tình thương với những người bạn cùng chơi và thậm chí cả búp bê của con! Bé bắt đầu ý thức được về sự thay phiên và chia sẻ khi chơi cùng với bạn bè, nhưng đôi khi vẫn giận dữ, quấy khóc do chưa thể kiểm soát cảm xúc của mình một cách hoàn chỉnh.

trẻ 24-36 tháng là bao nhiêu tuổi

Bố mẹ sẽ bắt đầu thấy con phát triển tình bạn, thể hiện sự đồng cảm với những người bạn cùng chơi

Tạo cho con nhiều cơ hội để chơi với những người bạn cùng tuổi. Dạy bé tính mạnh dạn, sẵn sàng hòa nhập, cũng như tạo điều kiện để rèn luyện tính chia sẻ hoặc chờ đợi, thay phiên nhau. Bé sẽ cần được giúp đỡ để tìm ra cách giải quyết vấn đề và xử lý cảm xúc non nớt của mình. Sự phát triển của trẻ 36 tháng tuổi trở xuống không bao gồm kỹ năng nhận thức hoặc chưa đủ ngôn ngữ để đàm phán với bạn cùng chơi.

Chơi trò chơi học tập: Cùng bé đếm từng bậc cầu thang nhiều màu sắc, yêu cầu trẻ tìm đồ chơi theo gợi ý và gọi tên các bộ phận trên cơ thể. Tham gia đóng kịch giả vờ để hiểu cảm xúc của con và hướng dẫn cách cư xử phù hợp, nhưng hãy để con đóng vai chính trong trò chơi và phát triển theo ý muốn của con. Đảm bảo trẻ có nhiều thời gian ở bên ngoài để chạy, nhảy, đạp xe và tự do khám phá.

Đặt ra các giới hạn đơn giản và rõ ràng để tuân theo, cũng như xử phạt một cách bình tĩnh và nhất quán nếu bé vi phạm. Đừng quên khen ngợi khi con cư xử tốt.

Luôn cập nhật các kỹ năng trẻ 2 tuổi trở lên phát triển thế nào và thay đổi một số vật dụng trong nhà sao cho phù hợp. Các bậc cha mẹ không ngừng lo lắng về việc bảo vệ con mình khỏi bị người lạ bắt cóc và bạo hành, nhưng nhiều phụ huynh lại bỏ qua một mối đe dọa lớn đối với sự an toàn và hạnh phúc của con trẻ, đó chính là ngôi nhà. Các chuyên gia cho rằng trẻ em từ 1 - 4 tuổi dễ bị tai nạn do lửa, bỏng, đuối nước, ngạt thở, ngộ độc hoặc té ngã hơn là do sự tấn công của người lạ.

Trẻ em gần 3 tuổi có thể đã sẵn sàng để chuyển từ cũi sang giường. Trong khi một vài bé rất dễ dàng thích nghi, số khác lại rất gắn bó với chiếc cũi sơ sinh của mình. Để dễ dàng chuyển đổi, hãy đặt chiếc giường mới vào đúng vị trí cũ của cũi. Con bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi tiếp tục ngủ với chiếc chăn cũ nhỏ bé của mình. Đừng quên dựng một lan can để ngăn trẻ rơi khỏi giường. Một chiến thuật khác là tiết lộ về chiếc giường mới trước 1 tuần để bé chuẩn bị tinh thần, chọn loại giường trẻ em được thiết kế đẹp mắt với hình dạng oto, xe ngựa công chúa,...

Để ý các dấu hiệu cho thấy trẻ mẫu giáo đã sẵn sàng tập dùng nhà vệ sinh, bao gồm:

  • Nhịn tiểu và giữ tã khô trong ít nhất hai giờ. Điều này cho thấy cơ bàng quang của bé đã đủ phát triển để lưu trữ nước tiểu.
  • Nhận ra các tín hiệu vật lý và hành động theo trước khi bắt đầu đi vệ sinh.
  • Có thể tự mình kéo quần áo lên và xuống (trừ khi mặc yếm).
  • Thể hiện mong muốn bắt chước thói quen đi vệ sinh của người lớn.

trẻ 24-36 tháng là bao nhiêu tuổi

Dạy bé tính mạnh dạn, sẵn sàng hòa nhập, cũng như tạo điều kiện để rèn luyện tính chia sẻ

Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo tốc độ riêng của mình, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ nếu sự phát triển của trẻ 25 tháng tuổi - 36 tháng tuổi vẫn:

  • Không tương tác với những người bên ngoài gia đình
  • Tránh giao tiếp bằng mắt
  • Không thể ném bóng hoặc nhảy
  • Không thể luân phiên bước các chân khi leo cầu thang
  • Gặp khó khăn khi tập viết hoặc vẽ vời
  • Không sử dụng nhiều hơn 3 từ trong một câu
  • Không thể hoàn thành một câu nói
  • Người lạ thường khó hiểu khi bé nói chuyện
  • Không chơi trò giả vờ
  • Không thể chăm sóc bản thân cơ bản, chẳng hạn như mặc quần áo hoặc đi ngủ
  • Mất các kỹ năng đã từng có.

Trên đây là những thông tin chung về trẻ 2 tuổi trở lên phát triển thế nào. Tuy nhiên mỗi đứa trẻ đều khác nhau và phát triển theo tốc độ của riêng mình. Có thể có những cột mốc mà bé không đạt được trong sự phát triển của trẻ 25 tháng tuổi - 36 tháng tuổi được xem là bình thường. Bạn không cần phải lo lắng trừ khi nhận thấy một trong những dấu hiệu bất thường được liệt kê ở mục số 3.

trẻ 24-36 tháng là bao nhiêu tuổi

Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy luôn là người bạn đồng hành

Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng về thể chất cũng như tinh thần của mình. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường so với độ tuổi hay gặp khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.

Để giúp trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Hướng dẫn cha mẹ các kỹ năng ngôn ngữ xã hội của trẻ 1 - 3 tuổi

XEM THÊM:

Trẻ em từ 24-36 tháng tuổi  là giai đoạn trẻ bắt đầu nhận thức và tìm tòi về những thức xung quanh trẻ. Ở độ tuổi này chúng ta sẽ thường tập trung phát triển cho bé về nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm và cả những kỹ năng sống. Trẻ trong độ tuổi từ 24-36 rất khó tập trung để có thể tiếp thu hết tất cả những gì chúng ta dạy. Vậy làm cách nào để dạy trẻ 24-36 tháng đơn giản và cực kì hiệu quả? Bài viết dưới đây thegioiconkhampha.com.vn sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm và kiến thức trong việc dạy trẻ 24-36 tháng nhé!

24-36 tháng là bao nhiêu tuổi?

24-36 tháng là bao nhiêu tuổi ? Trẻ 24 – 36 tháng là 2 – 3 tuổi.

Dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng hiệu quả và nhanh chóng 

Hướng dẫn dạy bé kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng hiệu quả.

Vận động phát triển thể chất sẽ giúp cho trẻ phát triển được các nhóm cơ, phát triển chiều cao và cân nặng.

Dưới đây là những bài vận động cơ bản và đơn giản nhất có thể áp dụng cho bé:

  • Chân: ngồi xuống, đứng lên, đi qua đi lại.
  • Bò, trườn: cho bé bò những động tác như bò qua thùng carton, bò có vật cản. 
  • Nhảy bật: cho bé nhảy qua các vạch đã định ra sẵn từ lớn đến bé.
  • Tập hành động tung, ném, bắt: bạn có thể thảy banh chung với bé để bé có thể phản xạ tốt hơn.
  • Cho bé bắt 2 tay lại với nhau và tiến hành xoay tay theo chiều kim đồng hồ và nhược lại.
  • Tập cầm bút vẽ, bút màu…

READ  Mách bạn hướng dẫn dạy trẻ cách đánh răng chuẩn 

trẻ 24-36 tháng là bao nhiêu tuổi
Dạy trẻ 24-36 tháng phát triển thể chất
  • Luyện tập cho bé một chế độ ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc và chơi có thời gian quy định.
  • Tập cho trẻ những thói quen cơ bản như vứt rác đúng nơi quy định, đánh răng, rửa tay.. 
  • Dạy cho bé cách thông báo cho người lớn khi gặp vấn đề như đói bụng, buồn ngủ, đau 
  • Dạy cho bé nhận biết những nơi nào nguy hiểm và không được phép đến khi không có phụ huynh.
  • Dạy cho bé biết những vật dụng không nên chơi đùa như ổ cắm điện, con dao…
  • Giúp cho bé nhận biết những hành động không tốt và không được phép làm như đánh bạn, cắn bạn hay lấy đồ của bạn.

Dạy kỹ năng cho trẻ 24 36 tháng phát triển nhận thức cực kì đơn giản

Những phương pháp dạy kỹ năng cho trẻ 24 36 tháng phát triển toàn diện hơn.

  • Cho bé nghe một âm thanh như tiếng của động vật để bé đoán con vật.
  • Cho bé chơi với các đồ vật để bé có cảm nhận về giác quan như vật dụng cứng hay mềm, to hay nhỏ.
  • Cho bé ngửi các hương thơm của trái cây, của hoa. Để bé cảm nhận được mùi thơm
trẻ 24-36 tháng là bao nhiêu tuổi
Dạy trẻ 24-36 tháng phát triển nhận thức
  • Tập gọi tên bố mẹ, thầy cô, ông bà.
  • Tập gọi tên các cơ quan trên cơ thể như: tay, chân, mắt, mũi, miệng…
  • Cho bé nhận biết các tín hiệu đèn giao thông.
  • Cho bé tiếp xúc với các màu sắc của màu vẽ hay đồ vật, trái cây.

READ  Làm Thế Nào Để Dạy Trẻ Giao Tiếp Bằng Mắt? Bạn đã biết chưa?

Dạy trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ

  • Dạy bé cách chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi với mọi người.
  • Dụ trẻ nói chuyện lễ phép với người lớn.
  • Dạy trẻ cách nói những điều mình cần, hay những điều thắc mắc với những câu hỏi.
  • Dạy trẻ cách đặt câu hỏi với mọi người.
  • Dạy cho bé cách lắng nghe lời cha mẹ thầy cô và ngoài ra lắng nghe khi ai đó nói chuyện.
  • Cho bé nghe những bài hát hay những câu truyện nói.
  • Tập cho bé lắng nghe câu hỏi của người khác và trả lời.
  • Tập cho bé nghe và hiểu được tên gọi đồ vật, con vật hay những hành động.

Dạy trẻ 24-36 tháng phát tiền kỹ năng sống, tình cảm và mỹ thuật hiệu quả

  • Dạy cho trẻ cách sắp xếp đồ đạc và dọn dẹp đồ chơi.
  • Dạy cho bé kỹ năng tự ăn
  • Dạy cho trẻ hiểu biết những quy định ở nơi công cộng.
  • Dạy cho trẻ chào hỏi lễ phép
trẻ 24-36 tháng là bao nhiêu tuổi
Dạy trẻ 24-36 tháng phát tiền kỹ năng sống, tình cảm
  • Dạy cho trẻ thể hiện các cảm xúc của bản thân như vui, buồn, giận..
  • Dạy cho trẻ cách thể hiện tình cảm với ông bà cha mẹ hay bạn bè.
  • Tập cho bé vẽ tranh, vẽ những thứ bé thích.
  • Dạy cbi bé học hát.
  • Cho bé học những nhạc cụ 

Tại sao phải dạy trẻ 24-36 tháng tuổi?

Trẻ 24-36 giống như một trang giấy trắng tinh khôi, có rất nhiều chỗ để vẽ. Có nghĩa là trẻ mầm non trong độ tuổi này có khả năng tiếp thu và tìm hiểu về thế giới rất cao. Chính bởi vì vậy ở độ tuổi này phụ huynh nên dạy cho bé nhiều điều để bé có thể phát triển được về nhiều mặc như tư duy, nhận thức, thể chất, và rèn luyện được tính kỷ luật.

READ  Hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Video dạy trẻ 24-36 tháng

Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn video dạy trẻ 24-36 tháng đầy đủ nhất.

Bài viết trên đã chia sẻ cho người đọc cách để dạy trẻ từ 24-36 tháng hiệu quả và cực kì đơn giản. Hy vi gj từ những chia sẻ trên có thể giúp cho quý bạn đọc hiểu rõ hơn về cách dạy trẻ ở độ tuổi này. Ngoài ra bài viết còn giúp cho quý phụ huynh giảm bớt được những áp lực khi dạy trẻ. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết từ thegioiconkhampha.com.vn