Top thương hiệu bất động sản vietj nam năm 2024
Ngày 15/08/2023, Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu phối hợp cùng Mibrand Vietnam công bố và trao chứng nhận cho top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Brand Finance vinh danh Vinhomes là Top 20 Thương hiệu BĐS giá trị nhất thế giớiVinhomes toả sáng khi là thương hiệu bất động sản (BĐS) duy nhất nằm trong Top 5 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam và cũng là thương hiệu BĐS đầu tiên của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng 20 thương hiệu BĐS giá trị nhất thế giới. Bên cạnh đó, Vinhomes cũng nằm trong top đầu những công ty BĐS tăng trưởng tốt nhất trên thị trường chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 62,1 ngàn tỷ đồng, tăng 364% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, đạt gần 75,6 ngàn tỷ đồng, tăng 300% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 21,6 ngàn tỷ đồng, tăng 295% so với cùng kỳ năm trước. Ông Alex Haigh - Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Brand Finance nhận định: Một trong những nhân tố chính cho sự thành công của Vinhomes là danh mục BĐS đa dạng. Các khu đô thị Vinhomes sở hữu hệ sinh thái trọn vẹn của các công ty thành viên trong tập đoàn Vingroup như: kinh doanh - học tập - nghỉ dưỡng với bệnh viện, trường học, dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm..., đáp ứng hiệu quả nhu cầu đa dạng của nhiều bộ phận dân cư. “Sự kết hợp độc đáo giữa các dịch vụ này đã khiến Vinhomes trở nên phổ biến đối với cả người tiêu dùng và nhà đầu tư, từ đó chiếm được thị phần rộng hơn và duy trì lợi thế cạnh tranh trong ngành”, ông Alex Haigh chia sẻ. Trong 15 năm xây dựng và phát triển, Vinhomes thể hiện sự dẫn dắt trong việc xây dựng phát triển đô thị với những đô thị quy mô lớn, được quy hoạch đầy đủ cảnh quan xanh, tiện ích phục vụ sinh hoạt và hệ thống hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, công viên, sân chơi, bể bơi… cùng nhiều công trình kiến trúc điểm nhấn mang tính biểu tượng. Các khu đô thị Vinhomes được đánh giá là đã từng bước nâng tầm đời sống của người dân Việt Nam hiện đại. Bà Nguyễn Thu Hằng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinhomes chia sẻ: “Vinhomes rất vinh dự khi được công nhận Top 20 thương hiệu BĐS lớn nhất thế giới của Brand Finance. Tin vui này đến đúng dịp tập đoàn Vingroup kỷ niệm 30 năm thành lập. Sau gần 15 năm xây dựng và phát triển nhà ở và các sản phẩm BĐS khác, tính đến nay, Vinhomes đã thực hiện giao dịch hơn 213.000 sản phẩm, bàn giao và vận hành hơn 128 ngàn căn hộ và biệt thự, vận hành 29 khu đô thị trên toàn quốc với hơn 440 nghìn cư dân. Trong tương lai, Vinhomes sẽ tập trung đầu tư phát triển các siêu đô thị thông minh - sinh thái đẳng cấp quốc tế, tiếp tục góp phần tạo nên sự phát triển đột phá cho kinh tế địa phương nơi chúng tôi triển khai dự án, cũng như kinh tế Việt Nam nói chung”.Bước sang năm 2023, kinh tế thế giới và Việt Nam tăng trưởng chậm lại, thu nhập người dân bị ảnh hưởng, niềm tin vào thị trường bị lung lay, số lượng giao dịch tụt… đã đưa thị trường bất động sản (BĐS) trải qua một năm đầy thách thức. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, kể từ sau khi bùng nổ lượng giao dịch BĐS vào quý II/2022, thị trường bắt đầu trượt dốc từ quý III và duy trì tình trạng khó khăn suốt cả năm. Xét tổng số giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền cho tới hiện tại, thị trường đã lập đáy vào quý II/2023 với số giao dịch chỉ bằng 34,38% so với thời kỳ lập đỉnh. Nguồn: Thông tin nhà ở và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựngTheo CBRE, tại Hà Nội có 11.280 căn hộ bán được trong năm 2023, giảm 32% so với năm 2022. Thị trường đi xuống nhưng giá căn hộ tại đây lại có chiều hướng gia tăng do nguồn cung khan hiếm, nhiều dự án chưa “gỡ rối” kèm theo quỹ đất vốn đã cạn kiệt ở khu vực trung tâm. Tại TP.HCM, cả năm 2023 có hơn 7.300 căn hộ chung cư được bán, giảm một nửa so với năm 2022. Khác với Hà Nội, mặt bằng giá căn hộ tại TP.HCM có xu hướng chững lại. Cả hai thị trường lớn này đều có xu hướng chung là số lượng giao dịch nửa cuối năm cải thiện so với nửa đầu năm nhờ các chính sách tháo gỡ, mặt bằng lãi suất cuối năm trở về mức thấp hơn cả trước đại dịch, chủ đầu tư nâng mức chiết khấu. Bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và của thị trường BĐS nói riêng cũng tác động đến tình hình kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp trong ngành. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2023, số doanh nghiệp BĐS giải thể tăng 7,7% so với năm 2022. Đáng chú ý, ngành kinh doanh BĐS có tới 3.705 doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 47,4% so với năm 2022. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, nhiều doanh nghiệp BĐS cho biết doanh thu và lợi nhuận trong năm 2023 giảm nhẹ so với năm 2022. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS tiếp tục đà giảm của năm 2022, điều này khiến các doanh nghiệp buộc cắt giảm nhân sự, gần một nửa (42,9%) số doanh nghiệp ghi nhận số lượng lao động giảm. Nguồn: Vietnam ReportKỳ vọng bước chuyển mình trong năm 2024 Năm 2024, thị trường BĐS được kỳ vọng có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn từ mức nền thấp của năm 2023. Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, trong năm qua, 3 động lực lớn nhất đóng góp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành bao gồm: uy tín, thương hiệu trên thị trường (83,3%); chất lượng đội ngũ nhân sự giỏi cao (63,9%); rà soát, cắt giảm và sử dụng chi phí hiệu quả (63,9%). Tận dụng vị thế, uy tín có sẵn cùng biện pháp “thắt lưng buộc bụng” đã phần nào giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn. Nguồn: Vietnam ReportTuy nhiên, vẫn sẽ có sự phân hóa giữa các phân khúc thị trường. Nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report nhận định các phân khúc phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp, nhu cầu ở thực, phù hợp với điều kiện tài chính của người dân sẽ phục hồi trước; trong khi các phân khúc nhà ở, chung cư cao cấp, BĐS nghỉ dưỡng sẽ phục hồi chậm hơn. Đặc biệt, phân khúc BĐS khu công nghiệp dẫn đầu xu hướng phục hồi với 34,5% số doanh nghiệp đánh giá có nhiều tín hiệu khởi sắc ngay từ nửa đầu năm 2024. Nguồn: Vietnam Report3 trụ cột vực dậy thị trường BĐS Ngành BĐS phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn, tài nguyên đất đai và khung chính sách để thúc đẩy hoạt động. Nguồn vốn đóng vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào việc thu hồi đất, các dự án phát triển và cơ sở hạ tầng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Nguồn vốn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và tiến bộ công nghệ trong ngành. Tuy nhiên, do được cho là lĩnh vực rủi ro cao nên việc tiếp cận nguồn vốn đối với các doanh nghiệp trong ngành không dễ. Để ứng phó với thiếu hụt dòng tiền, theo khảo sát của Vietnam Report, vay từ các ngân hàng thương mại vẫn là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp. Nguồn: Vietnam ReportQuỹ đất là cơ sở để các dự án BĐS hình thành, được quy hoạch và phát triển. Khi thị trường gặp khó khăn, việc tạo ra các cơ chế kích thích đầu tư vào việc sử dụng đất một cách có hiệu quả cũng là một yếu tố quan trọng. Hiện tại, một trong những “điểm nghẽn” mà doanh nghiệp đang đối diện chính là quy định dự án phải có đất ở. Những nỗ lực tháo gỡ nút thắt tạo ra cơ hội để các dự án đang vướng mắc về pháp lý có thể tiếp tục xây dựng, các dự án mới sẽ được phê duyệt giúp thúc đẩy nguồn cung trên thị trường. Trụ cột thứ ba là chính sách, hành lang pháp lý giúp thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững. Những nỗ lực trong cải cách chính sách gần đây được coi là xung lực mạnh mẽ để vực dậy thị trường sau thời gian trầm lắng như: Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024 có những thay đổi mang tính cập nhật, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi (thông qua ngày 28/11/2023), Luật Nhà ở sửa đổi (thông qua ngày 27/11/2023), Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi (thông qua ngày 18/01/2024) bước đầu tác động tích cực tới tâm lý của các chủ thể trên thị trường… |