Top 7 văn khấn cửa hàng Quận Bình Thủy Cần Thơ 2022

Bài viết đánh giá Top 7 văn khấn cửa hàng Quận Bình Thủy Cần Thơ 2022 theo quan điểm cá nhân của tác giả

Đình Bình Thủy

507 đánh giá
Địa chỉ: 46/11A Lê Hồng Phong,Bình Thuỷ,Bình Thủy,Cần Thơ, Việt Nam
Liên lạc: 02923841063

Nơi này vị trí thấp, gần sông Bình Thủy, khi thủy triều lên, Đình sẽ bị ngập trước lối vào.

Nếu các bạn tìm kiếm nơi đình thanh bình thì có thể đến đây nhé, nằm ngay cạnh sông lẳng lẳng chạy. Thơ lắm

Kiến trúc của đình Bình Thủy mang nét ảnh hưởng người Hoa. Kiến trúc mái ngói âm dương và các thiết kế khá giống chùa Nam Nhã, nhà cổ Bình Thủy. Trên mái có khá nhiều kiến trúc khắc họa như ông Nhật, bà Nguyệt, hình tượng lưỡng long tranh châu.
- Diện tích 4000m2. Lịch sử khoảng 180 năm.
- Đình Bình Thủy là nơi thờ phụng nhiều vị thần hoàng xưa. Ngoài thờ bổn cảnh thần hoàng thì bên trong còn thờ hổ thần. Bên trong còn có thờ một số anh hùng yêu nước ngày trước: Đinh Công Tráng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Duy Tập, Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh,…
- Giá vé: Miễn phí, nhưng bạn tốn 5k gửi xe máy.

Đình nhỏ nhưng màu sơn rất cổ và đẹp, như kiểu kinh thành Huế, chụp ảnh buổi trưa sẽ rất nổi bật

Một điểm tham quan thật cổ kính, đẹp và ấn tượng. Căn nhà cổ thật hoàn hảo về vị trí, bố cục và phong thủy trong xây dựng, nghệ thuật chạm khắc, chất liệu chế tác....

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ.
Đình Bình Thủy tọa lạc tại địa điểm ngày nay thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.
Đình Bình Thủy nay nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m². Cách kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột to, tròn và đều hơi choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc.

Về trang trí ngoại thất, nhìn trên nóc đình, ta thấy nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau 3 mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc thượng lầu hạ hiên. Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng. Nhìn sang bên trái nóc đình có mảng trang trí bằng xi măng giữa là quyển thư [tựa như cuốn thư đình được bày trí ở các đình miền Bắc] bên cạnh đó là giỏ lam đào và bình hoa, ở bìa mái ngói dưới cùng có ốp lá xoài màu xanh đen và ống ngói cũng được bịt lại bằng sành tráng men xanh. Mặt trước nhà là các cột xi măng trang trí các hình hoa lá đắp nổi thật tinh tế.

Di tích lịch sử mà bạn nên ghé thăm nhất khi đến với miền tây.

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam bộ.

Đình được dựng vào năm Giáp Thìn [1844], lúc đầu thờ Thành hoàng của làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang.
Năm 1852, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một hải thuyền, gặp phải một trận cuồng phong, nhưng nhờ ẩn nấp kịp nơi vàm rạch Bình Hưng nên vô sự. Thoát nạn, Huỳnh Mẫn Đạt cho tổ chức tiệc mừng để vui cùng nhân dân địa phương và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là Bình Thủy. Đồng thời ông tấu trình lên vua Tự Đức, xin ban sắc phong cho thần Thành hoàng làng. Từ đó, làng có tên mới là Bình Thủy, và ngôi đình cũng được người dân gọi là đình Bình Thủy.

Đến đầu thế kỷ 20 [khoảng năm 1908], làng Bình Thủy được đổi tên thành làng Long Tuyền [do rạch Bình Thủy có hình tựa con Rồng nằm], nên người dân nơi đây còn gọi là đình thần Long Tuyền hay Long Tuyền Cổ Miếu.

Đến năm 1979, xã Long Tuyền được chia làm 3 đơn vị hành chính là: phường Bình Thủy, phường An Thới và xã Long Tuyền, và đình nằm trong phạm vi phường Bình Thủy. Cho nên đình thần Long Tuyền hay đình Long Tuyền lại quay trở về tên nguyên gốc là đình Bình Thủy, và tên này tồn tại cho đến ngày nay.

Trong đình, các bàn thờ được bố trí như sau: Tại tòa tiền đường có bàn thờ Nghi Hạ, Nghi Trung đặt ở gian giữa. Nơi nhà vuông nhỏ đặt bàn thờ Nghi Thượng dùng làm lễ chính của các ngày lễ hội.

Ở tòa chính điện: chính giữa nhà là bàn thờ chính, bên trái sát vách phía ngoài là bàn thờ Hương chức Tiên Giác, phía trong là bàn thờ Hậu tiền. Đối diện ở sát vách bên phải là bàn thờ chức sắc Tiên Giác và bàn thờ Tiền Hiền. Sát vách trong cùng ở gian giữa có bàn thờ Hậu thần, hai bên là hai bàn thờ Hữu Bang và Tả Bang. Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước.

Lịch sử xây dựng đình
Lần đầu tiên [năm 1844]
Vào năm Giáp Thìn [1844], do nạn bão và lũ lụt hoành hành dữ dội ở làng Long Tuyền, làm nhà cửa ruộng vườn tiêu tan, nhân dân đói rét. Sau trận thiên tai đó, nhân dân trở về làng làm ăn càng lúc càng đông và lập ngôi đình bằng tre gỗ, lợp lá tại vòm rạch Bình Thủy, để cầu nguyện thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà để giúp bà con luôn được an lành

Lần thứ hai [năm 1853]
Thời vua Tự Đức năm thứ 5 [1852] quan Khâm sai đại thần là Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một chiếc hải thuyền, khi thuyền gần đến Cồn Linh nơi đầu vàm rạch Bình Thủy thì gặp một trận cuồng phong lớn, làm mọi người trong thuyền đều hoảng sợ. Khi đó quan đại thần bèn ra lệnh cho thuyền nấp ngay vào vàm rạch Bình Thủy và được an toàn vô sự. Qua sự kiện này, quan bèn mở tiệc vui chơi ba ngày cùng dân làng. Nhân sự kiện này ông đổi lại tên cồn này là Bình Thủy. Khi trở về triều, quan đại thần tâu cùng vua Tự Đức xin ban sắc phong thần cho làng Bình Thủy. Sau đó, vua hạ chỉ phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29 tháng 11 năm 1852 [năm Nhâm Tý].

Lần thứ ba [năm 1909]
Lần này, Đình Bình Thủy được xây lại mới hoàn toàn.
Nguyên vào năm 1904, quan tri phủ Nguyễn Đức Nhuận thấy đình sắp sập, đề nghị cất lại đình ở ngã tư trên sở đất của làng rộng 2,9 ha, ông La Xuân Thanh, nghiệp chủ giúp đỡ tiền và chỉ huy xây dựng. Chẳng may quan tri phủ qua đời, công việc bị đình trệ. Năm 1909 ông cả Nguyễn Doãn Cung cùng ông thông gia điền chủ đồng tán thành ý kiến xây dựng lại ngôi đình lần thứ ba cũng tại chỗ cũ [vàm Bình Thủy] với số tiền chung là 5.823 đồng Đông Dương. Công việc xây dựng được khởi công từ ngày 12 tháng 7 năm 1909 đến 1910 thì hoàn thành. Công việc xây dựng được tiến hành tốt đẹp với sự thiết kế của ông Huỳnh Trung Trinh.

Đình Bình Thủy
[đường Lê Hồng Phong [ngay chân cầu Bình Thủy], P. Bình Thủy, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ]
- Hình ảnh : Võ Thành Danh...
- Thông tin : sưu tầm

Nhà cổ Bình Thủy

264 đánh giá
Địa chỉ: 3P8X+RR4,Bình Thuỷ,Bình Thủy,Cần Thơ, Việt Nam

Tôi đã đến đây vào ngày thứ Sáu [11/2], tuy nhiên chỉ có thể tham quan bên ngoài vì bên trong chưa sẵn sàng cho hoạt động du lịch.

Kiến trúc của công trình rất cổ kính và đẹp, cạnh bên có một vườn cây rất đẹp [người ta gọi là “Tao đàn”].

Nhà cổ Bình Thuỷ điểm đến không thể thiếu với Du Khách nước ngoài khi đến Cantho, ngôi nhà được giữ gìn tôn tạo cho đến ngày nay, hầu như còn nguyên vẹn dù trãi qua bao biến cố thăng trầm lịch sữ. Đến nơi này ngoài khuôn viên bên ngoài Bạn vào bên trong ngôi nhà còn trưng bày khá nhiều kỉ vật, đặc biệt những hình ảnh tư liệu về bộ Phim Người Tình[L'amant]được quay tại nơi này vào năm 1986 bởi Đạo Diễn người Pháp: Jean-Jacques Annaud.
Khi Bạn ghé thăm nơi này Bạn mua vé nhé
Giá vé: 20,000₫/ Pax

Tham quan nhà cổ thật là mở mang tầm mắt.
Căn nhà xưa được thiết kế ưu tiên sự thông thoáng khí từ trước ra sau. Nguyên vật liệu được lựa chọn kỹ càng có lẽ là tinh túy thời đó nên nói là nhà cổ của bây giờ nhưng quá sức hiện đại so vs thời kỳ hồi đó.
Bước vào nhà cảm thấy sự khoan khoái dễ chịu ngay với 4 bề đều có cửa mở thông thoáng. Ngay phía trước cũng là khoảng sân rộng. Bên cạnh có cái hồ nhỏ chứa nước.
Phía trong nhà được trang trí tỉ mỉ, cầu kỳ và tạo ấn tượng mạnh cho mình về thiết kế của ng xưa.
Bàn ghế, giường, ly chén...đều rất hoài niệm.
Gìn giữ căn nhà như vậy để du khách tham quan chắc rất vất vả. Hi vọng căn nhà sẽ tồn tại càng lâu càng tốt.
Phí tham quan 20k/người.

Nhà cổ rất đẹp ở Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.
Đường vào vừa cho xe 16 chỗ.
Nên đi đường trên, không nên vào bằng hướng dưới chân cầu Bình Thủy [có chợ, di chuyển chậm].

Xe ô tô phải đậu cập đường hoăc tìm chỗ đậu xe.
Xe máy có nhà giữ, 5.000/xe.

Phí tham quan: 15.000/người.

Nhà cổ Bình Thủy được quay trong một phân cảnh của bộ phim nổi tiếng Người Tình.

Vào cuối tuần khách đến không quá đông, nhưng liên tục, rất khó có khoảng trống để chụp ảnh.

Đi vào xế chiều khoảng 16g00 sẽ hay hơn.

Nhà cổ không lớn lắm phí tham quan là 20k/người, điều làm ấn tượng là các trạm trổ từ thời Pháp, đồ dùng từ thời xa xưa mà lâu rồi mới được nhìn thấy lại, có bồn rửa tay chắc là nhập từ châu âu chứ chú chủ nhà nói nhà xây cách đây tầm 150 năm rồi, có cả bảng cây gia phả,
điểm trừ là rất tối khi nào hỏi chú mới bật đèn lên , với lại không có chú thích gì hết để mọi người thêm hiểu biết , hỏi gì chú mới trả lời cái đó, không có hướng dẫn viên hay người đứng ra giới thiệu, theo mình nghĩ đã là nơi mở ra cho mọi người tham quan thì như viện bảo tàng có thêm nhiều chú thích để mọi người hiểu hơn vì muốn biết nên mọi người mới tìm đến tham quan mà, là ngôi nhà thờ nhưng đã thu tiền khách tham quan mà không cho người ta hiểu gì cả, muốn coi j tự coi hay tự hiểu như thế nào thì hiểu thì cũng chán, tụt hứng

Hình như xây dựng nay 1870 kiến trúc được bảo tồn và giữ gìn tới ngày nay. Nhiều đoàn làm phim và báo chí nước ngoài đề cập đến. Cảm nhận vào bên trong nhà rất Mát, thời gian như quay về những thước phim xem trên tivi trắng đen ngày xưa rất đáng để mn ghé thăm nơi này. Bình Thuỷ Cần Thơ là vùng đất rất đẹp. Có dịp mình sẽ ghé thăm Chú Sáu nơi này ❤️

Ngôi nhà khá cổ, thiết kế trần nhà cao nên đi từ ngoài nắng nóng vào trong nhà thấy mát rượi, bàn ghế , sập đều khảm trai và trạm khắc đẹp [ có điều hơi cũ ] , hệ thống ánh sáng trong nhà chưa được chú trọng vào các cổ vật nên chưa tạo được sự thu hút cho người đến thăm quan.

Ngôi nhà còn giữ được nguyên vẹn như xưa,vé 20k 1 người chỉ tiếc là ko có ai thuyết minh giới thiệu chi tiết về nó.!

ĐỀN THỜ VUA HÙNG

125 đánh giá
Địa chỉ: Võ Văn Kiệt,Bình Thuỷ,Bình Thủy,Cần Thơ 900000, Việt Nam

Vừa được khánh thành và phục vụ tham quan gần đây.

Tổng thể với diện tích rộng và thoáng, do mới nên cây xanh còn nhỏ, chưa có bóng mát.

Nên đến tham quan vào sáng sớm hoặc chiều, vì trời rất nắng và nóng.

Từ cổng đi vào đến nhà trưng bày khoảng 200m.

Nhà trưng bày xây theo hình ảnh của trống Đồng. Chụp ảnh lên nhìn rất đẹp.

Tầng trên là điện thờ Quốc tổ. Phía dưới là khu vực trưng bày

Hiện vật không quá hấp dẫn. Có 01 trống đồng thật và còn lại là các mô hình trống đồng. Còn hạn chế về nội dung tham quan. Chưa thật sự có sức hút và đọng lại với khách du lịch.

Nếu đi khách đoàn, bạn phải liên hệ trước để ban quản lí sắp xếp hướng dẫn viên tại điểm và thực hiện nghi thức dâng hương.

Khu di tích rộng rãi, hoành tráng với kiến trúc đẹp. Trưng bày nhiều cổ vật lịch sử, giúp ta tìm hiểu và tìm về với cội nguồn. Tuy nhiên, chưa có bãi đổ xe cho du khách. Giữ xe ngoài vỉa hè đường, phơi nắng nóng nhưng thu 5000đ/ xe gắn máy là chưa hợp lý. Nơi di tích, càng nên khuyến khích người dân, nhất là giới trẻ đến tham quan, tìm hiểu.

Đền thờ các vua Hùng Cần Thơ nằm trên đường Võ Văn Kiệt, gần sân bay quốc tế Cần Thơ, phường Bình Thuỷ, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ. Khu đền này có diện tích khá rộng, bao gồm: đền thờ chính, nhà điều hành, nhà dịch vụ, nhà bia, nghi bôn, thảm cỏ…
Công trình còn mới nên cây xanh chưa nhiều nên đi buổi trưa hơi nắng. Nhà vệ sinh sạch sẽ.
Miễn phí, có dân phòng giữ xe bên ngoài [hình như 5k]

Đẹp, không gian rộng rãi. Còn mới nên ít bóng mát. Ngoài Bến Ninh Kiều, đây cũng là nơi du khách nên tìm đến.

Công trình mới xây dựng, to và đồ sộ ở tp Cần Thơ. Có thể dành buổi chiều tham quan sau khi đã tham gia các hoạt động trải nghiệm ở Khu du lịch sinh thái Cồn Sơn và bè cá Bảy Bon.

Công trình có tổng diện tích khu đất gần 40.000m2, với tổng mức đầu tư khoảng 129,5 tỉ đồng, do Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest tài trợ. Các hạng mục chính của dự án như Đền thờ chính, Nhà điều hành, Nghi môn, Nhà bia, Sân đường, Cây xanh, thảm cỏ…
Điểm nhấn của công trình là Đền thờ chính với hình tượng trống đống cách điệu. Tính biểu tượng, truyền thống của công trình thể hiện qua phong cách trang trí, hoa văn thời Hùng Vương, mang tính trang nghiêm, trang trọng nhưng thoáng mát, gần gũi. Đặc biệt, công trình còn gây ấn tượng với thiết kế cây xanh và nét kiến trúc mang đậm bản sắc sông nước đồng bằng.

HÙNG VƯƠNG TẠI MIỀN TÂY NAM BỘ
10-3 NHÂM DẦN 2022
Mấy ngày nay, Du khách khắp nơi tấp nập đổ về Cần Thơ dâng hương, tham quan, chụp ảnh tại Đền thờ Vua Hùng mới khánh thành và thưởng thức những món bánh dân gian Nam Bộ.
Đền thờ Vua Hùng tại TP Cần Thơ được xây dựng trên diện tích gần 4 Ha nằm trên địa bàn quận Bình Thủy, bao gồm các hạng mục: đền chính, nhà điều hành, nghi môn, nhà bia, cổng chính, cổng phụ, sân đường…với tổng kinh phí gần 130 tỷ đồng.
Người dân TP Cần Thơ nói riêng, ĐBSCL nói chung rất vui và tự hào khi có một Đền thờ Vua Hùng trang nghiêm, hoành tráng tại Miền Tây Nam Bộ. Là người Việt, ai cũng ghi nhớ công ơn các Vua Hùng.
Thờ cúng, dâng hương Vua Hùng là bản sắc văn hóa sâu sắc, đạo lý truyền thống bền vững, nối tiếp qua nhiều thế hệ người Việt. cũng như mong muốn của người dân ai cũng có cuộc sống an vui, hạnh phúc.
Anh Khoa 09-04-2022[ mùng 9/3 năm Nhâm Dần].

Tọa lạc tại vị trí thuận tiện cho du khách đến viếng, kiến trúc với nhiều họa tiết, hoa văn đặc trưng văn hoá bản sắc Việt, trưng bày nhiều cổ vật , bàn thờ trang nghiêm, thoáng mát!

Hội Linh Cổ Tự

93 đánh giá
Địa chỉ: 36 Đ. Cách Mạng Tháng 8,Bùi Hữu Nghĩa,Bình Thủy,Cần Thơ 94000, Việt Nam
Liên lạc: 02922212206
Website: https://facebook.com/CHUAHOILINH/

Chùa Hội Linh với lịch sử khoảng 110 năm là ngôi chùa cổ tại Cần Thơ. Đây cũng là 1 trong 6 di tích cổ văn hóa lịch sử cấp quốc gia tại Cần Thơ. Diện tích khá lớn với gần 2500 mét vuông. Ngôi chùa mang nhiều dấn ấn của người Hoa với 1 số nét kiến trúc cổ như mái ngói âm dương, ký hiệu lưỡng long tranh châu trên cổng tam quan, những câu đối chữ Hán thường thấy trước cổng, trong chánh điện,...

Đây là một ngôi chùa đẹp đáng để tham quan. #MienTayCoGi

Nơi tôn nghiêm

Bao bọc ngôi chùa là dãy tường rào tạo hình cánh cung, có ba cái cổng [một chính và hai phụ]. Cổng chính vươn ra phía trước, có 2 lớp mái, và trên nóc có gắn lưỡng long tranh châu' bằng đất nung màu xanh. Trên nóc các cổng đều được lợp mái ngói âm dương màu xanh, và đều có đôi câu đối bằng chữ Hán đắp nổi.

Sau cổng chính là ao sen hình bán nguyệt rộng khoảng 25 m², xung quanh trồng những cây tràm liễu. Giữa ao có tượng đài lộ thiên Quán Thế Âm Bồ Tátcao gần 3 m. Cổng phụ bên trái là lối đi chính vào chùa. Bên trái có các Bảo tháp, là nơi yên nghỉ của các cố Hòa thượng từng làm Trụ trì chùa. Bên phải là một khoảng sân khá rộng. Ở đây có miếu Ngũ hànhbên trái, Thổ thần bên phải, ở giữa trồng nhiều hoa kiểng.

Chùa có một lịch sử khá lâu đời, và cũng có tiếng tăm trong khu vực, bá tánh tới tụng kinh mỗi tối từ khoảng 18h30- 19h30

Chùa cổ mang nét dặc trưng chùa cổ Nam bộ, thanh tịnh trầm mặc và trang nghiêm

5 Sao !
Vị trí : dễ tìm cuối hẻm đường CMT8 , thấy bản Hội Linh Cổ Tự. Nhìn vào có 1 ngôi chùa.
Đã rất lâu đời.
Là nơi tâm linh của người dân trong vùng khu chợ An Thới.
Trong Chùa có nhiều cây cảnh đẹp. Bảo tháp

Nơi sinh hoạt tâm linh tuyệt vời

Người nào muốn tịnh thì vào đây

Chùa Hội Linh Cổ Tự - Cần Thơ Nhìn từ ngoài vào ta bắt gặp cổng tam quan vừa hiện đại vừa cổ kính, dưới tán 2 cây đa cổ thụ rợp bóng, dãy tường rào tạo hình cánh cung, cổng chính vươn ra phía trước, trên nóc các cổng đều được lợp mái cong giả ngói âm dương màu xanh. Mổi cổng đều có 2 câu đối bằng chữ Hán đắp nổi. Riêng cổng chính lợp 2 lớp mái ngói, nóc có gắn cặp lưỡng long tranh châu bằng đất nung màu xanh, hai bên trụ cột có 2 câu đối bằng chữ Hán dịch nghĩa như sau: “ Hội xuất Thần Châu ngũ bá cao tăng thường tự tại Linh minh thánh cảnh tam thiên đại giác nhiệm Như Lai” Sau cổng chính, những cây dương liễu rũ nhánh soi bóng dưới cái ao sen hình bán nguyệt rộng khoảng 25m2, giữa ao tôn tượng đài lộ thiên Quán Thế Âm Bồ Tát cao gần 3 mét. Cổng trái là lối đi chính vào chùa. Bên trái có Bảo tháp to cao hơn 10 mét, là nơi yên nghỉ của cố Hòa thượng Thích Pháp Thân. Nhìn vào sâu bên trong có thêm Bảo tháp cao hơn 8 mét là nơi yên nghỉ của cố Hòa thượng Thích Hoằng Đạo và 2 tháp nhỏ của Hòa thượng Khánh Hưng, Hòa thượng Trí Đăng. Bên phải là một khoảng sân khá rộng, trên sân có miếu Ngũ Hành bên trái, Thổ Thần bên phải, ở giữa trồng nhiều hoa kiểng và nhiều chậu cây bonsai sum sê tạo một không gian an lành.Chùa Hội Linh được khởi lập vào ngày rằm tháng hai năm Đinh Mùi – 1907, theo dòng Thiền Lâm Tế. Do một gia đình phật tử - ông Phạm Văn Bường [pháp danh Thông Lý] và bà Nguyễn Thị Tám [pháp danh Thông Ngọc] cúng dường đất cho Hòa thượng Thích Khánh Hưng, thế danh Quý Thanh Hương đứng ra trông coi xây cất. Ban đầu chùa được cất đơn sơ bằng cột cây, vách và mái lợp lá, cửa chùa quay ra hướng [Đông Bắc] sông Hậu, đặt tên “Hội Long Tự”. Vì chùa nằm ở ngọn một con rạch nhỏ, nên còn có tên là chùa Xẽo Cạn. Vị trí chùa trên một diện tích đất khá rộng gần 1ha ở địa phận thôn Thái Bình, tổng Định Bảo [thời Pháp thuộc]; đến năm 1958 đổi lại thành xã An Bình, tổng Định An, quận Châu Thành, tỉnh Phong Dinh; năm 1968 đổi thành phường An Thới, tỉnh Cần Thơ; sau ngày 30/4/1975 đất nước thống nhất được đổi thành phường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang; đến năm 1992 được đổi lại phường An Thới, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ; Và hiện nay tọa lạc tại số 314/36 đường Cách mạng tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Hòa thượng Thích Khánh Hưng trụ trì chùa từ ngày khởi lập đến ngày mùng 5 tháng 3 năm Giáp Dần – 1914 viên tịch. Sau khi Hòa thượng Khánh Hưng mất, Hòa thượng Thích Hoằng Đạo, thế danh Võ Văn Nhuận sinh năm Mậu Dần – 1878 thay thế trụ trì cho đến ngày mùng 7 tháng 6 năm Nhâm Tuất – 1922 thì thâu thần thị tịch, hưởng dương 45 tuổi. Mặc dù thời gian trụ trì chùa chỉ 8 năm, nhưng hòa thượng Khánh Hưng là người được bà con phật tử tin tưởng. Theo 2 bảng khắc gổ còn lưu tại chùa, ghi công đức của 75 thiện nam, tín nữ phật tử đồng hỷ cúng 2078 đồng, để hòa thượng xây cất mới ngôi chùa bằng vật liệu kiên cố - tường gạch mái lợp ngói. Mặt tiền chùa được điều chỉnh quay ngược lại về phía đường Cách mạng tháng Tám, hướng Tây Nam và đổi tên thành “Hội Linh Cổ Tự”. Năm 1922, Hòa thượng Thích Trí Đăng, thế danh Lê Kim Chương sinh năm Bính Tuất – 1886 về trụ trì chùa cho đến năm 1944 chuyển đi tu nơi khác. Năm 1944, Thượng tọa Thích Pháp Thân, thế danh Dương Văn Đề sinh năm Quí Mảo – 1903 thay thế trụ trì chùa cho đến ngày 18 tháng 8 năm 1970, Hòa thượng [được tấn phong ngày mùng 4 tháng 8 năm 1967 và được Giáo hội Phật giáo tỉnh Phong Dinh bấy giờ suy tôn Hòa thượng chứng minh của Giáo hội] Thích Pháp Thân đã hy sinh vì sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ xâm lược, thọ thế 68 tuổi. Trong thời gian trụ trì chùa từ năm 1944 đến 1970, Hòa thượng Thích Pháp Thân có 2 quyết định quan trọng liên quan đến làm thay đổi diện mạo ngôi chùa

Dịch vụ Đồ cúng Việt Cần Thơ

14 đánh giá
Địa chỉ: 32 Đường B25,Phường An Khánh,Ninh Kiều,Cần Thơ 94000, Việt Nam
Liên lạc: 0827394394
Website: http://daythangthoinoi.com/

Dịch vụ tốt, đồ ăn rất ngon, nhân viên nhiệt tình, giá cả phải chăng, và hợp truyền thống

Dịch vụ mới rất tiện ích cho ba mẹ trẻ và các gia đình bận rộn, mâm cúng đầy đủ lễ và rất đẹp mắt, thức ăn lại rất ngon.

Dịch vụ tiện lợi, chuyên nghiệp, giá cả phù hợp, thức ăn ngon

Dịch vụ Đồ cúng rất chuyên nghiệp, nhân viên bày biện rất đẹp và dễ thương, cảm ơn Dịch vụ Đồ cúng Việt Cần Thơ rất nhiều!

Thức ăn rất ngon ạ, 99% khách hàng rất hài lòng khi đặt hàng tại Dịch vụ Đồ Cúng Việt Cần Thơ ạ!

Dịch vụ thật tuyệt vời, tiết kiềm rất nhiều thời gian và công sức cho khách hàng!

Bày biện đẹp và thức ăn rất ngon, các bạn nam còn trẻ mà khéo tay lắm lắm luôn ạ!

chất lượng dịch vụ tốt, đồ ăn ngon, nhân viên nhệt tình

Đồ Cúng Cần Thơ | Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói | Đồ Cúng Gia Tiên

5 đánh giá
Địa chỉ: 1N-Bis, Đ. Nguyễn Văn Linh,Hưng Lợi,Ninh Kiều,Cần Thơ 94000, Việt Nam
Liên lạc: 18007246

Dịch vụ mâm cúng hỗ trợ cúng kiếng rất ý nghĩa, giúp cho mình tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Mình cũng rất hài lượng về chất lương của mâm cúng, xôi ngon, chè ngọt vừa miệng, hỗ trợ giao hàng rất nhanh chóng

Dịch vụ làm rất tốt, sạch sẽ và ngon miệng. Giao hàng nhanh chóng, giá cả tốt. Chồng mình đặt một mâm thôi nôi cho cháu, lúc đầu mình cảm thấy không được nhưng sau đó mình rất bất ngờ về chất lượng phục vụ cũng như chất lượng của sản phẩm . Đến nay cũng đã sử dụng 3 mâm cúng tại cơ sở này rồi. Sắp tết mình sẽ còn cần hỗ trợ mâm cúng trung thu nữa.

Dịch vụ đồ cúng tốt. Xôi, chè rất vừa miệng, nhân viên dễ thương, nhiệt tình. Dịch vụ nhanh chóng và đúng giờ nữa.

Mâm cúng khai trương chỗ này làm rất tốt, chuyên nghiệp, đồ ăn ngon, hỗ trợ tư vấn rất tận tình, chu đáo.

Trang trí đẹp mắt, dịch vụ tốt, xứng đáng với giá tiền

Tôn Trường phát

Địa chỉ: 3a 1nguyễn văn linh,khu vực chánh,Bình Thủy,Cần Thơ, Việt Nam
Liên lạc: 0939560123

Chủ Đề