Top 20 nhà thờ Thành phố Đà Lạt Lâm Đồng 2022

Bài viết đánh giá Top 20 nhà thờ Thành phố Đà Lạt Lâm Đồng 2022 theo quan điểm cá nhân của tác giả

Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận Đà Lạt

5457 đánh giá
Địa chỉ: 17 Đ. Trần Phú,Phường 3,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng 670000, Việt Nam
Liên lạc: 02633821421
Website: https://nhathochanhtoagiaophandalat.business.site/?utm_source\u003dgmb\u0026utm_medium\u003dreferral

Mình đến vào buổi chiều vừa kịp lúc nhà thờ làm thánh lễ nên chỉ tham quan bên ngoài thôi.
Nhìn bên ngoài không thể hiểu hết được những điểm đặc sắc trong kiến trúc của nhà thờ.
Ngồi ngắm và tra thêm google để tìm hiểu nè.
Các ô cửa sổ của nhà thờ được trang trí bằng tranh kính nhiều màu sắc rực rỡ lắm, mà phải nhìn từ bên trong mới thấy được chứ bên ngoài không thể hiện được. Những tấm kính màu này được sx từ Pháp mang sang luôn, nên mình thấy nhiều ô kính bể không có để thay thế lại.

Nhà thờ phong cách phía trước nhìn có vẻ bình thường. Nhưng vô xem 2 bên hông và phía sau nhìn rất đẹp. Xung quanh trồng nhiều hoa đẹp. Tham quan và gửi xe free. Mình đi ngày thường nên k được tham quan bên trong.

Thánh thiện, công giáo và tông truyền... Kiến trúc đẹp, cổ kính, trang nghiêm. Nơi yên tĩnh thích hợp cầu nguyện nên vào sâu bên trong nhà thờ gần cung thánh

Nhà thờ khá thoải mái cho việc chụp ảnh chỉ trừ giờ làm lễ là không được tham quan chụp ảnh thôi. Các bạn nên tìm hiểu giờ khi đến nhà thờ nha. Giờ lễ sáng lúc 5h và chiều là 18h nha.

Nhà thờ đẹp, cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ. Nhà mình hay đến đi lễ vào những dịp du lịch cuối tuần, ngồi ở ngoài thì gió thổi se se lạnh, bên trong nhà thờ thì ấm cúng. Yêu Đà Lạt lắm.

Nhà thờ con gà được người Pháp xây dựng, mang nét cổ kính và là biểu tượng của thành phố ngàn hoa Dalat.

Không gian nhà thờ rất rộng và thoáng, khuôn viên được trang trí rất đẹp. Vẽ lên những viên đá tưởng chừng như vô tri lại rất sinh động và có hồn. Rất thích luôn, có dịp mình sẽ ghé lại nơi đây.

Nhà thờ rất đẹp, rất gần Chợ Đà Lạt điểm tham quan thú vị không thể bỏ qua

Nhà Thờ Giáo Xứ Thánh Tâm

202 đánh giá
Địa chỉ: 40 Đ. Trần Phú,Phường 4,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Liên lạc: 02633823089

Khung cảnh khuôn viên nhà thờ Thánh Tâm thoáng mát và yên tĩnh, thuận tiện cho việc cầu nguyện và thư giãn

Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 10.09.1954, Cha Giacôbê Đào Hữu Thọ [CSsR] cùng với khoảng 400 giáo dân từ Thái Hà Ấp, Giáo phận Hà Nội đến định cư lập nghiệp tại cây số 9 vùng đất Hố Nai, lấy tên là trại định cư Alphongsô và dựng một nhà nguyện tạm bằng vải bạt và gỗ làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Một năm sau, Cha Giêrônimô Phạm Quang Tự kế nhiệm Cha Giacôbê phụ trách Giáo xứ. Cha Giêrônimô và bà con giáo dân xây dựng nhà thờ bằng gạch và mái tôn kích thước 30m x 40m để có nơi xứng đáng hơn thờ phượng Thiên Chúa. Từ đây, Giáo xứ có tên là Thánh Tâm.
Qua nhiều thời các Cha quản xứ, đời sống đạo đức của cộng đoàn ngày càng vững mạnh. Cộng đoàn Thánh Tâm ngày càng phát huy tinh thần bác ái, bình đẳng; ổn định đất nhà xứ; xây tường rào và quy hoạch nghĩa trang. Sáu năm sau, nhà thờ Giáo xứ được trùng tu khang trang hơn. Năm 1991, Cha Phanxicô Nguyễn Đức Đạt phụ trách Giáo xứ Thánh Tâm trong vai trò chánh xứ. Năm năm sau, năm 2000, Cha Phanxicô cùng với cộng đoàn Giáo xứ Thánh Tâm khởi công xây dựng nhà thờ mới và khánh thành nhà thờ mới, khang trang và nguy nga với lối kiến trúc đậm nét nghệ thuật. Năm 2011, Cha Phêrô Đinh Quang Mạnh Hùng phụ trách Giáo xứ Thánh Tâm. Hiện nay, cộng đoàn Giáo xứ Thánh Tâm đã đi vào ổn định và không ngừng lớn mạnh trong đời sống đức tin và tình mến.

Nơi thiêng liêng, ấm áp tình người. Mọi người quan tâm, chia sẽ lẫn nhau.

Giáng Sinh 2020-nhà thờ Thánh Tâm - Hố Nai

Đi vào bên trong sẽ thấy dòng gioan thiên chúa. Chỗ này vui hơn !

Nhà Thờ Thánh Tâm Rộng Thoáng Mát Chỗ để xe thoãi mái Nhiều kiến trúc Đẹp

Ngày 10.09.1954, Cha Giacôbê Đào Hữu Thọ [CSsR] cùng với khoảng 400 giáo dân từ Thái Hà Ấp, Giáo phận Hà Nội đến định cư lập nghiệp tại cây số 9 vùng đất Hố Nai, lấy tên là trại định cư Alphongsô và dựng một nhà nguyện tạm bằng vải bạt và gỗ làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Một năm sau, Cha Giêrônimô Phạm Quang Tự kế nhiệm Cha Giacôbê phụ trách Giáo xứ. Cha Giêrônimô và bà con giáo dân xây dựng nhà thờ bằng gạch và mái tôn kích thước 30m x 40m để có nơi xứng đáng hơn thờ phượng Thiên Chúa. Từ đây, Giáo xứ có tên là Thánh Tâm.

Sau 1975, nhiều giáo dân từ các Giáo phận miền Bắc về khu kinh tế mới Chốt Thái, Long Thành lập nghiệp và từ đó hình thành Giáo điểm Chốt Thái. Tháng 12.1983, Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn quy tụ những người công giáo tại đây lập Giáo họ Chốt Thái và dựng một nhà nguyện tạm bằng cột gỗ mái tranh. Cùng năm, Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại nhà nguyện này. Ngày 31.05.1992, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật nâng Giáo họ Chốt Thái lên thành GHBL và đổi tên là Thành Tâm, đồng thời cắt cử Cha Giuse Phạm Văn Hữu quản nhiệm. Tám năm sau, Cha Phaolô Nguyễn Trọng Xuân, chánh xứ Cẩm Đường được bổ nhiệm coi sóc Giáo họ Thành Tâm. Năm 2005, Cha Phaolô cùng với cộng đoàn Thành Tâm khởi công xây nhà thờ mới khang trang với diện tích 804 m2 để đáp ứng nhu cầu mục vụ ngày càng cao và khánh thành một năm sau đó. Ba năm sau, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh nâng GHBL Thành Tâm lên thành Giáo xứ và bổ nhiệm Cha Giuse Dương Đức Hưng về phụ trách Giáo xứ trong tư cách chánh xứ tiên khởi. Trong thời gian phục vụ Giáo xứ, Cha Giuse cùng với cộng đoàn lần lượt khởi công xây dựng và khánh thành nhà giáo lý [2009], nhà xứ [2010] và tường rào xung quanh nhà thờ [2011]. Hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cha Giuse, cộng đoàn Thành Tâm đã ổn định và phát triển về mọi mặt.

Nhà Thờ Giáo Xứ Du Sinh

149 đánh giá
Địa chỉ: 40/8 Đường Huyền Trân Công Chúa,Phường 4,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-du-sinh

Nhà thờ nằm trên đồi. Cha xứ thân thiện. / các nhóm bạn công giáo có thể hành hương, dừng chân , liên hệ Cha Chánh xứ , để được giúp đỡ về chỗ ăn ngủ . / [ Hiện nay giáo xứ đang cần những sự quan tâm đóng góp của Quý vị Ân Nhân . Để phát triển giáo xứ. ]

Nhà thờ Giáo xứ Du Sinh- Giáo phận Đà Lạt.

Hai chữ “Du-sinh” có nghĩa là Giu-se, theo cách phiên âm của cha Bửu Dưỡng, người sáng lập giáo xứ. Về sau, có người giải thích rằng “du sinh” nói lên nguồn gốc của những cư dân tại đây, vì họ như những dân du mục rày đây [miền Bắc] mai đó [miền Nam]; sâu xa hơn, “du sinh” còn nhắc người tín hữu của Đức Ki-tô về cuộc lữ hành trần thế.
Địa chỉ: Số 12B đường Huyền Trân Công Chúa, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

J

Nhà thờ Du Sinh nằm ẩn mình trên một ngọn đồi thuộc đường Huyền Trân Công Chúa của thành phố Ngàn Hoa. Ngôi nhà thờ cổ này được Linh Mục Thiên Phong Bửu Dưỡng xây dựng cho bà con giáo dân di cư từ miền Bắc vào từ năm 1955 đến dịp lễ Giáng Sinh năm 1957 thì khánh thành, riêng tháp chuông thì được hoàn thành vào năm 1962.

Lúc xây dựng nhà thờ Du Sinh, cha chỉ nói sẽ xây tạm thời vì ước mơ của cha là xây dựng nên một thánh đường mang đậm nét kiến trúc Á Đông, nhưng không lâu sau đó cha Bửu Dưỡng phải thuyên chuyển công tác nên ước mơ không thành. Nhà thờ được bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay nó đã trở thành một trong những điểm đến lý tưởng tại Đà Lạ

Địa điểm:
Nằm ở khu Du Sinh, đi từ đường Huyền Trân Công Chúa, rồi lên dốc

Ưu điểm:
Đẹp, yên tính, kiến trúc nửa chùa nửa nhà thờ mà là Nhà nhờ vì có kiến trúc vàng ròng và rồng phượng
Nơi tu tập hay ghé thăm rất thú vị

Nhược điểm:
Chưa khai thác hết ưu điểm của kiến trúc, có vẻ lên thì tham quan tý, có một cái hồ bơi mà mấy năm nay không thấy tu sửa gì

Cảm ơn đã đọc

Đây là một ngôi chùa được gọi là “tây ta kết hợp”, nghĩa là vừa hiện đại, sang trọng như châu Âu, đồng thời lại vừa cổ kính, mộc mạc như châu Á. Xây dựng cách đây đã lâu, trải qua nhiều biến cố khiến nhà thờ không còn vẹn nguyên vẻ đẹp như thuở ban đầu. Tuy nhiên, cũng nhờ thế mà nhà thờ lại có một nét phong trần rất riêng, thu hút những du khách mà đặc biệt yêu thích kiến trúc cổ.

nhà thờ theo kiến trúc phương đông, mái cách điệu uốn lượn có hai con rồng hai bên lối lên, bên trong nhà thờ các cột chống được cách điệu cây tre cây trúc

Rất đẹp . Thiết kế xây dựng cũng giống với Chùa Phật giáo.

Nhà thờ này có kiểu dáng khác so với những nhà thờ thường thấy.Lạ với kiểu kiến trúc giống chùa hơn là nhà thờ,khuôn viên k quá rộng.Vì nằm trên cao và khó tìm hay sao nên rất ít khách du lịch ghé qua.

Nhà Thờ Giáo Xứ Cam Ly

143 đánh giá
Địa chỉ: 11 Đường Nguyễn Khuyến,Phường 5,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam

Nhà thờ gỗ, mang nét đặc trưng cao nguyên. Vẫn đang giữ được thiết kế nguyên bản, không gian xanh mát, cổ kính, tuy nhiên xung quanh có khá nhiều công trình đang xây dựng làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên [như bao công trình khác ở Đà Lạt]

Tạ ơn Chúa…!!! Xin Chúa thương xót chúng con….!!! Xin cho con được thực thi ý Chúa …!!!

Nhà thờ của người dân tộc tọa lạc trên đồi khu Biệt thợ Lê Lai gần trung tâm tp Đà Lạt. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1960 với lối kiến trúc của người dân tộc với mái vòm cao dựng hình tam giác rất đặc trưng, sân vườn có nhiều cây hoa lá rất mát mẻ, nhà thờ có nét đẹp riêng biệt và cần được giữ gìn.

Ngôi nhà thờ cổ kính được xây dựng từ thời Pháp, gạch ngói đặc biệt. Đẹp, chỉ tiếc là không trùng tu. Đà Lạt cần phải giữ lại những điểm tham quan như này thay cho những điểm chớp nhoáng

Nhà thờ Giáo Xứ giữ nét kiến trúc đặc trưng truyền thống cần bảo tồn và gìn giữ

Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt là nhà thờ dành riêng cho người đồng bào thiểu số. Vì thế nó mang một sắc thái khác hẳn so với những giáo đường khác. Một kiến trúc độc đáo, được cách điệu từ mái nhà Rông của đồng bào Tây Nguyên kết hợp hài hòa với kiến trúc ở miền nam nước Pháp, và được thể hiện theo tinh thần trường phái kiến trúc thô mộc.
Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt là nhà thờ dành riêng cho người đồng bào thiểu số. Vì thế nó mang một sắc thái khác hẳn so với những giáo đường khác. Một kiến trúc độc đáo, được cách điệu từ mái nhà Rông của đồng bào Tây Nguyên kết hợp hài hòa với kiến trúc ở miền nam nước Pháp, và được thể hiện theo tinh thần trường phái kiến trúc thô mộc.
Trước cửa chính của nhà thờ là hình tượng Hổ và Phượng Hoàng, tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh. Bước qua cửa chính, với không gian tôn nghiêm và vẻ đẹp của bên trong nhà thờ. Mặt bằng nhà thờ hình chữ nhật đơn giản có diện tích 324m2, trong đó có 1/3 diện tích dành cho cung thành, 2/3 diện tích còn lại là nơi dành cho tín đồ và cầu nguyện.
Vách trong giáo đường được thiết kế bằng những bức tường lửng xây đá chẻ có độ cao 2m, trên đó lắp nhiều kính nhiều mà như vàng, nâu, xanh…Các khung cửa iền nhau được trang trí cách điệu với các hoa văn dân tộc độc đáo. Trên cung thánh có một bàn thờ dài 4m, rộng 1m được làm từ gỗ thông già. Dưới cây thánh giá trên tường đá có gắn 3 chiếc sừng trâu, đầu hồi phía trên cao là lỗ thông gió cũng mang hình hoa văn dân tộc.
Từ trước khi xây dựng nhà thờ Cam Ly nơi đây đã trở thành chốn cưu mang, nuôi dạy nhiều trẻ em đồng bào nghèo quanh vùng. Sau ngày đất nước thống nhất, đồng bào giáo dân về định cư quanh vùng.
Nhà thờ trở thành nhà nguyện của dòng tu mến thánh giá. Theo truyền thống nuôi dạy trẻ từ năm 1990 cho đến nay. Các sơ sẽ đến những vùng quanh đây đưa những trẻ em nghèo vào nhà thờ nuôi ăn học. Từ lớp 1 lên đến đại học, các sơ đã nuôi dạy tận tâm, từng lớp từng lớp một được các sơ chăm cho ăn học. Đã có nhiều em tốt nghiệp đại học, lập nghiệp tại Sài Gòn và có nhiều em quay lại làm giáo viên, bác sĩ, giúp ích cho dân làng.

Nhà thờ gỗ mang kiến trúc nh2à rông ở Đà Lạt

Nhà thờ Cam Ly có tuổi đời hơn 50 năm, được xây dựng với vật liệu chính là gỗ và đá, mang nhiều nét văn hóa Tây Nguyên.
Nhà thờ Cam Ly nằm trên một ngọn đồi ở đường Nguyễn Khuyến [TP Đà Lạt, Lâm Đồng] có kiến trúc theo hình tháp giống như mái nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Nhà thờ còn có tên khác là Sơn Cước, do linh mục người Pháp Boutary - nhà truyền giáo hoạt động trong cộng đồng người thiểu số, chủ trì xây dựng từ năm 1960 đến 1968.
Ở tiền sảnh có hình cọp và phượng hoàng. Cọp tượng trưng cho sức mạnh, phượng hoàng mang nghĩa thông thái. Đồng bào Tây Nguyên luôn cảm thấy an toàn khi có cọp canh gác và phượng hoàng cảnh báo từ xa.

Nhà thờ Cam Ly còn có một tên gọi dân dã hơn, đó là nhà thờ Sơn Cước. Không chỉ là một nhà thờ tôn giáo để phục vụ cho các con chiên đến làm lễ, mà đây còn là một địa điểm tham quan ưa thích của du khách mỗi lần đến Đà Lạt.

Nhìn một cách tổng thể, kiến trúc nhà thờ có sự kết hợp giữa kiến trúc nhà Rông, kiến trúc đặc trưng của đồng bào thiểu số vùng Tây Nguyên, và kiến trúc cổ của Pháp đặc trưng ở bên trong Thánh đường, với những tấm kính màu ở cửa sổ, vô cùng đẹp mắt và ấn tượng.

Nhà Thờ Giáo Xứ Tùng Lâm

138 đánh giá
Địa chỉ: 686 Xô Viết Nghệ Tĩnh,Phường 7,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Liên lạc: 02633824798
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-tung-lam

Tùng Lâm nằm về hướng Bắc thành phố Dalat và tại cây số 7 trên con đường đi Suối Vàng, là một xứ đạo gắn liền với Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.
Giáo xứ Chúa Cứu Thế Tùng Lâm Đàlạt được thành lập từ khá lâu gần 60 năm do các Cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Với khí hậu mát mẻ của thành phố hoa, giáo xứ Tùng Lâm như nhiều giáo xứ trong giáo phận Đàlạt vẫn trên đà phát triển. Từ một giáo xứ khiêm tốn với số giáo dân cũng khiêm tốn, giáo xứ Tùng Lâm đã trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm của nhiều đời Cha xứ, giáo xứ Tùng Lâm ngày nay đang vương mình, thay da đổi thịt, giáo dân nay đã tăng lên hơn 2.000 người, với Cha xứ lục tuần Antôn Trần Thế Phiệt và hai Cha phó Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Tùng Lâm quả có cơ may, duyên đẹp đi lên. Đồng thời với sự quyết tâm của Cha xứ Antôn giáo xứ Tùng Lâm đang đi lên về mọi mặt.
Nhà thờ Tùng Lâm cũ nằm nay trên mặt đường lộ, đường dẫn vô Lăngbiăng, Suối Vàng, nhà thờ đã xuống cấp trầm trọng vì nó được xây dựng từ lâu với những vật liệu chưa được tân tiến lắm, vả lại địa thế thấp quá không thích nghi kịp với đà đi lên của xã hội. Do đó, được sự cho phép của Tòa Giám Mục Đàlạt, Cha xứ và bà con giáo dân đã quyết tâm xây dựng cho Chúa một Nhà Thờ khang trang, thoáng không biết có còn phù hợp mát và hiện đại hơn hợp với đà phát triển của xã hội, của đất nước đang đi lên với thời kỳ hội nhập. Ngôi Nhà Thờ mới Cha cựu chính xứ Tùng Lâm xưa là Cha Giuse Nguyễn Viết Phục cũng canh cánh muốn thực hiện nhưng Chúa không cho cơ duyên Ngài xây dựng.

Nhà Thờ Tùng Lâm .
Xô Viết Nghệ Tĩnh F7 Tp Đà Lạt
Còn có tên gọi : Giáo Xứ Chúa Cứu Thế _Tùng Lâm .
Bởi nơi đây được các Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách.

Khuôn viên nhà thờ Tùng Lâm nằm toàn bộ trên một ngọn đồi nhỏ. Nhà thờ có kiến trúc giản đơn nhưng khá tinh tế và trang nhã, xung quanh lại trồng thêm nhiều cây cảnh. Nhất là mảnh vườn hoa cẩm tú cầu – một trong những loài hoa phổ biến của thành phố ngàn hoa Đà Lạt – nhỏ xinh phía trước sân nhà thờ luôn khoe sắc thắm như tô điểm thêm cho vẻ đẹp của ngôi giáo đường...

Đêm Giáng sinh 2021

Tùng Lâm nằm về hướng Bắc thành phố Dalat và tại cây số 7 trên con đường đi Suối Vàng, là một xứ đạo gắn liền với Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Chẳng những bổn mạng của nhà thờ là Chúa Cứu Thế mà chính các giáo dân, các cha phụ trách xứ cũng như cách tổ chức của xứ đều ít nhiều có liên hệ mật thiết với Dòng.

- Nhóm giáo dân vào trước để xây tu viện chỉ có một nhà nguyện nhỏ ở ven đồi cạnh nhà dòng. Ngày ngày họ đến đó cử hành phụng vụ cùng với một vài gia đình ở ấp Nguyễn Siêu. Còn nhóm giáo dân đến sau thì sống rải rác để canh tác trong các thung lũng phụ cận nhà dòng: mỗi thung lũng có một nhà nguyện nhỏ và mỗi tuần hai ba lần, các cha trẻ từ Học Viện DCCT đến dâng thánh lễ cho họ. Ðến ngày Chúa Nhật, tất cả mới tập trung về nhà thờ chính của xứ. Ngôi nhà thờ này là một chung cư lúc bà con mới vào, được biến thành nhà thờ và đến năm 1970, được xây bằng gạch và nối dài thêm như hiện có. Ðặc biệt, từ năm 1963, nhóm giáo dân thuộc thung lũng Cam Ly - Kim Thạch vì ở khá xa nhà thờ chính, đã xây một nhà nguyện riêng tại Cam Ly và được cha già Tri thuộc giáo phận Hà Nội đến chăm sóc cho đến năm 1966, khi cha về hưu dưỡng Hà Nội ở ngã sáu Chợ Lớn.

- Trong khi giáo dân của xứ đều là những người được các cha Dòng đưa đến, thì các cha phụ trách xứ cũng là các cha thuộc nhà Dòng. Vào những năm đầu tiên, chính cha Bề Trên Dòng là cha xứ. Do sự kiện nhà Dòng hay thuyên chuyển Bề Trên, giáo xứ cũng hay thay đổi các cha xứ. Từ khi được thành lập đến năm 1975, giáo xứ đã lần lượt được các cha Philippe Vaillancourt, Ðào Hữu Thọ, Nguyễn Ðình Lành, Trần Ðức Khâm, Nguyễn Quang Kiêm phụ trách. Ðó là chưa kể rất nhiều khuôn mặt các cha và các Thầy học viện đã đến nhà thờ xứ, để cử hành phụng vụ hoặc để phụ trách giới trẻ và các đoàn thể.

- Năm 1975, cha Giuse Lê viết Phục DCCT đang phụ trách trường trung học Minh Ðức, được bổ nhiệm về coi sóc giáo xứ. Cha vẫn duy trì một số việc đạo đức quen thuộc của các xứ Dòng như viếng Thánh Thể, làm giờ thánh, làm việc kính Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp ngày thứ Bảy. Nhưng với tinh thần gắn bó mật thiết hơn với giáo phận, phù hợp với những đòi hỏi của thời đại mới: Cha duy trì và phát huy một sự giao tế đạo đời tốt đẹp.

Về mặt vật chất, nhờ sự giúp đỡ của cha Bề Trên Cả, cha cũng làm được một căn nhà xứ cạnh nhà thờ để thường xuyên hiện diện giữa giáo xứ.

Nhờ bao nhiêu nỗ lực của cha cũng như của đông đảo các cha phụ trách từ ngày xứ được thành lập, giáo xứ Tùng Lâm vừa mang sắc thái đáng quí của một xứ Dòng vừa gần gũi đồng hành với các xứ đạo khác trong giáo phận. Trong những năm qua, giáo xứ đã cống hiến cho Hội Thánh được 4 linh mục và 5 nữ tu. Và hiện tại, với con số 1000 giáo dân, giáo xứ Chúa Cứu Thế đang góp phần tích cực vào việc xây dựng Hội Thánh tại địa phương. Trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ ba, giáo xứ đang dự kiến xây cất một ngôi nhà thờ khang trang hơn.

Giáo xứ Chúa Cứu Thế Tùng Lâm Đàlạt được thành lập từ khá lâu gần 60 năm do các Cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Với khí hậu mát mẻ của thành phố hoa, giáo xứ Tùng Lâm như nhiều giáo xứ trong giáo phận Đàlạt vẫn trên đà phát triển. Từ một giáo xứ khiêm tốn với số giáo dân cũng khiêm tốn, giáo xứ Tùng Lâm đã trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm của nhiều đời Cha xứ, giáo xứ Tùng Lâm ngày nay đang vương mình, thay da đổi thịt, giáo dân nay đã tăng lên hơn 2.000 người, với Cha xứ lục tuần Antôn Trần Thế Phiệt và hai Cha phó Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Tùng Lâm quả có cơ may, duyên đẹp đi lên. Đồng thời với sự quyết tâm của Cha xứ Antôn giáo xứ Tùng Lâm đang đi lên về mọi mặt.

Nhà thờ Tùng Lâm cũ nằm nay trên mặt đường lộ, đường dẫn vô Lăngbiăng, Suối Vàng, nhà thờ đã xuống cấp trầm trọng vì nó được xây dựng từ lâu với những vật liệu chưa được tân tiến lắm, vả lại địa thế thấp quá không thích nghi kịp với đà đi lên của xã hội. Do đó, được sự cho phép của Tòa Giám Mục Đàlạt, Cha xứ và bà con giáo dân đã quyết tâm xây dựng cho Chúa một Nhà Thờ khang trang, thoáng không biết có còn phù hợp mát và hiện đại hơn hợp với đà phát triển của xã hội, của đất nước đang đi lên với thời kỳ hội nhập.

Giáo xứ Chúa cứu thế do dòng Chúa cứu thế đảm nhiệm ,vị trí của nhà thờ nằm trên đồi cao thoáng mát trông rất đẹp ,lối kiến trúc và trang trí trong ngoài rất hài hòa đẹp mắt

Đẹp và gần gũi, chung quanh nhiều cây tươi tốt, khung cảnh dễ chịu.

Gần bảo tàng sinh học, không có nhiều cây cối lắm

Nhà thờ tọa lạc một nơi rất đẹp 😍

Nhà Thờ Thánh Giuse Thợ - Giáo xứ Tạo Tác

135 đánh giá
Địa chỉ: 76 Đường Nguyễn Đình Chiểu,Phường 9,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng 61000, Việt Nam
Liên lạc: 02633826419
Website: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/DaLat/01-Giao-Phan-DaLat-TaoTac.htm

Thánh lễ được cập nhật vào ngày 3/4/2022. Hy vọng thông tin này hữu ích đến mọi người khi tìm kiếm giờ thánh lễ.
- Thứ bảy: 17h15
[ Ghi chú: Thánh lễ buổi sáng chưa rõ nên không ghi thời gian ở đây]
- Chúa nhật:
+ Sáng: 5h15, 6h30, 8h
+ Chiều: 16h, 17h15

Giáo xứ Thánh Giuse Thợ Tạo Tác nằm cách trung tâm chợ Dalat khoảng 4km,về hướng Đông Bắc, gần ngã tư Phan chu Trinh. Phía Bắc là xứ Chi Lăng, phía Tây giáp giáo xứ Thiện Lâm, phía Nam giáp xứ Chính Toà DL. Số giáo dân 1500 người CG trên 18.000 dân…

I. Ngược dòng thời gian
Bước khởi đầu của họ đạo thánh Giuse Lao động, Tạo tác, Cô Giang [nay nằm trong phạm vi phường 9 và 10 Thành Phố Dalat], thật tình cờ khiêm tốn, nhưng chắc chắn không ở ngoài kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa Quan Phòng.Vào năm 1967, nhân dịp phát động chủ trương mỗi giáo dân một Tân Ước, cha Giuse Phùng Cảnh đến với bà con giáo dân Cô Giang và các nhân viên khu Tạo Tác. Vào thời điểm đó, đồng bào Công giáo xóm Cô Giang, chưa có nơi hội họp và thờ phượng. Mọi người đề nghị mượn tạm hội trường của khu Tạo Tác để khai mạc. Trong bầu khí hứng khởi của ngày xuất phát này, mọi người còn đồng ý sẽ tiếp tục gặp gỡ vào mỗi thứ Bảy đầu tháng, và vẫn mượn hội trường làm nơi gặp gỡ, rồi tham dự thánh lễ chung.Năm 1968, một số người trình bày nhu cầu xây dựng một ngôi thánh đường nhỏ bé hợp với số gia đình lúc đó: 26 hộ. Ðịa điểm được đề nghị: khu đất trống ở đầu đường Nguyễn Ðình Chiểu, đối diện với khu Tạo Tác. Ðây là một khu đất khá rộng, lại gần bến xe và hầu như ở trung tâm của khu vực Cô Giang, Hồng Lạc và Chi Lăng.

Ðức Giám Mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền nhanh chóng chấp thuận và khuyến khích sáng kiến này. Cuộc họp rộng rãi vào ngày 1-11-1968 đã đi tới quyết định thành lập Ban Xây Cất gồm đại diện các viên chức trong khu Tạo Tác và đại diện dân sự trong địa bàn Cô Giang. Từ Ban Xây Cất này, hai tiểu ban tài chánh và kỹ thuật cũng được thành hình. Trong khi ban tài chánh tìm sự trợ giúp và đóng góp của mọi người từ Dalat tới Bảo Lộc, Sàigòn thì ban kỹ thuật cũng nhanh chóng nghiên cứu và thiết kế ngôi thánh đường.Ngày lễ Thánh Giuse, 19-3-1969, chính Ðức Cha đến đặt viên đá đầu tiên khởi đầu cho việc xây dựng. Trong suốt quá trình xây dựng này, nhiều ân nhân đạo đời thuộc mọi tôn giáo và mọi thành phần đã nhiệt tình giúp đỡ công của, nên ngôi thánh đường đã hoàn tất sau một thời gian ngắn.Ngày 1-11-1969, cũng lại chính Ðức Cha đến làm phép và khánh thành ngôi nhà thờ mới trước niềm hân hoan của mọi người. Ngài chọn thánh Giuse làm bảo trợ cho giáo sở này, vì phần lớn bà con qui tụ về đây đều thuộc thành phần lao động.Thế là chưa đầy 8 tháng sau ngày khởi công, một thánh đường đã đi vào sinh hoạt, một xứ đạo mới đã được hình thành, tuy còn non trẻ, nhưng cũng mở ra một tương lai đầy hứa hẹn.

II. Những bước thăng trầm

Ít lâu sau đó, cha Giuse Vũ Ðình Tân, được đề cử thay cha Giuse Phùng Cảnh. Các nam nữ tu sĩ thuộc các Dòng Chúa Quan Phòng, Nữ Phan Sinh Thừa Sai, Nữ Ðaminh, Dòng Chúa Giêsu [Dòng Tên] cũng tích cực cộng tác với cha phụ trách để lo cho dân Chúa. Các Linh mục và các đại chủng sinh Giáo Hoàng Học Viện cũng tiếp tay không ít vào sức sống ngày càng vươn lên của xứ đạo non trẻ này.Chính Ðức Cha cũng quan tâm nhiều đến họ đạo. Người thường đến dâng lễ và những khi cha Giuse không đến được, Người cũng lo tìm một cha khác đến giúp.

Ngày 3-7-1971, . Cha Giuse Chu Huy Châu, phó xứ Tân Thanh, Bảo Lộc, được đặt phụ trách Tạo tác, Chi Lăng, Trại Hầm, Trại Mát. Vì quá bận bịu với một địa bàn rộng lớn, cha phụ trách mới thường nhờ các cha tại học viện Dòng Tên ở gần đó giúp đỡ. Chính vì thế các cha Jean Mott, Gildo Dominici, Aram Bérard, rồi cha Gioan Trần Văn Nam, Cha Diego, Cha Gomez, Cha Stêphan Cổ Tấn Hưng, cha G.B Nguyễn Ngọc Tiến lần lượt tới dâng lễ tại xứ đạo.Từ ngày 3-4-1975, cha Giuse Chu Huy Châu rời xứ Tạo Tác, các sinh hoạt được chuyển giao cho hai cha Stêphan Hưng và Gioan Baotixita Tiến. Ngày 11-8-1986, cha Tiến được chuyển về Tu Viện Don Bosco. Tuy vắng bóng linh mục, các sinh hoạt đạo đức vẫn tiếp tục bình thường.Tháng 11-1989, giáo xứ được đón mừng cha xứ mới: Cha Antôn Nguyễn Ðức Khiết. Tuy ở tại tòa Giám Mục, cha vẫn ngày ngày xuống cử hành thánh lễ và chăm sóc mọi sinh hoạt của xứ. Ðến ngày 17-6-1991, cha được đổi về làm cha xứ Chi Lăng, Trại Hầm và cha Gioan Baotixita Tiến lại trở về nối tiếp công việc của cha.

Nhà thờ rất đẹp

Nhà thờ đẹp.

Đi chơi ở Đà Lạt nên đi nhà thờ ở đây, nhà thờ mới khang trang.

Cảnh đẹp hữu tình.. đà lạt yêu dấu..

Giờ lễ Giáo xứ Tạo Tác
Chúa nhật : 5:30 - 16:30
Ngày thường : 5:15 - 17:15

Đôi nét về giáo xứ Giuse Thợ-Tạo Tác

Giáo xứ Giuse Thợ gọi là Tạo Tác vì ngôi nhà thờ nằm ngay bên khu Công binh Kiến tạo, ở cách trung tâm chợ Đà Lạt gần 4 km, Đông Bắc giáp giáo xứ Chi Lăng; phía Tây giáp giáo xứ Thiện Lâm và phía Nam giáp giáo xứ Chính Tòa. Giáo xứ nằm giữa trục giao thông và khu dân cư ngày càng đông đúc trải rộng trên 2 phường 9 và 10 thành phố Đà Lạt, với khoảng gần 300 gia đình gồm suýt soát 1500 giáo dân trên tổng số dân cư 18.000 người.

Đôi hàng lịch sử

Năm 1967, nhân dịp phát động phong trào “MỖI GIÁO DÂN MỘT TÂN ƯỚC”, một số bà con giáo dân xóm Cô Giang và công nhân viên chức khu Tạo Tác cần một nơi để gặp gỡ tìm hiểu Kinh Thánh. Lúc đầu, Hội trường khu Tạo Tác được mượn tạm để sử dụng. Khi cha Tuyên úy Giuse Phùng Cảnh đến với bà con, nhu cầu có nơi thờ phượng cũng nảy sinh. Sáng kiến cần có một nhà nguyện nhỏ được đưa ra, đạo đạt và nhanh chóng được các giới có thẩm quyền ủng hộ. Một khu đất trống gần khu Tạo Tác được chọn để làm nhà nguyện. Lúc đó số gia đình Công giáo vỏn vẹn có 26 gia đình với khoảng trên 100 nhân danh. Ngày 19.03.1968, Đức cha Simon Hòa-Hiền đến đặt viên đá đầu tiên xây dựng, rồi chưa đầy 8 tháng sau, ngày 01.11.1969, Ngài lại đến làm phép khánh thành ngôi nhà nguyện có hình lục giác nhỏ bé rộng khoảng 90m2, do chính giáo dân đảm nhận xây cất.

Nhà nguyện được trao cho các cha Tuyên úy phụ trách. Lúc đầu là cha Giuse Phùng Cảnh, sau đó là cha Giuse Vũ Đình Tân. Những khi không có linh mục, Đức Cha mời các linh mục sinh viên đang theo học Giáo Hoàng học Viện Piô X đến cử hành thánh lễ.

Ngày 03.07.1971, cha Giuse Chu Huy Châu từ Bảo Lộc lên phụ trách toàn bộ khu Chi Lăng, Tạo Tác, Trại Hầm và Trại Mát. Cha Chu Huy Châu đã kêu gọi được các cha và các thầy dòng Tên cũng như các nữ tu Chúa Quan Phòng và Phan Sinh Thừa Sai ở gần cộng tác.

Sau ngày 03.04.1975, cha Chu Huy Châu rời Chi Lăng, Đức Giám Mục Giáo Phận trao Tạo Tác cho các cha dòng Tên, đặc biệt là cha Philipphe Gomez và cha G.B. Nguyễn Ngọc Tiến phụ trách.

Ngày 11.08.1986, cơ sở Học viện dòng Tên tại số 9 Cô Giang chuyển làm bệnh viện Y học Cổ truyền, các cha, các thầy dời về trú tại Học viện Salésién Don Bosco Đà Lạt. Tạo Tác không có cha đến dâng lễ. Các nữ tu dòng Chúa Quan Phòng và dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ vẫn cùng bà con giáo dân tham dự các buổi Phụng vụ Lời Chúa. Ca đoàn và các giáo lý viên vẫn tập hát và dạy giáo lý. Lần lần, khi có hôn phối hoặc an táng, bà con vẫn xin được có thánh lễ tại nhà thờ. Sau cùng, cha Matthêu Đinh Viết Hoàng, phó xứ Chính Tòa Đà Lạt, được trao kiêm nhiệm Chi Lăng, Tạo Tác và Trại Hầm.

Tháng 11.1989, cha Antôn Nguyễn Đức Khiết, Thư ký Tòa Giám Mục, được trao thêm nhiệm vụ phụ trách Tạo Tác. Sau đó hai năm, ngày 17.06.1991, cha Khiết được thuyên chuyển làm cha xứ Chi Lăng, Trại Hầm. Cha G.B. Nguyễn Ngọc Tiến trở lại phụ trách Tạo Tác. Năm 1993, Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm nâng Tạo Tác lên hàng giáo xứ.
Nguồn : Website Dòng Tên VN

Xứ đạo do dòng Tên phụ trách. Cha quản xứ tuyệt vời, các hội đoàn và nữ tu giỏi giang. Có cả tập san riêng hàng tháng. Vừa mới mừng 50 năm thành lập. Hiếm thấy ở đâu có cộng đoàn tốt như ở đây

Nhà Thờ Giáo Xứ Thánh Mẫu - Đà Lạt

113 đánh giá
Địa chỉ: XCFM+W4C, Đường Thánh Mẫu,Phường 7,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Website: https://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-thanh-mau-da-lat/

Trang trí Giáng Sinh quá đẹp, tuy hơi xa trung tâm nhưng đáng để đi chụp hình

Nhà thờ Thánh Mẫu Đà Lạt tọa lạc tại số 89 Thánh Mẫu, phường 7, thành phố Ðà Lạt, tỉnh Lâm Ðồng, được khánh thành vào Mùa xuân năm Giáp Thìn năm 1964, dưới tước hiệu Mẹ Vô Nhiễm Câu chuyện đằng sau quá trình xây dựng và phát triển nhà thờ thành một điểm du lịch nổi tiếng như ngày nay không phải ai cũng biết đến.

Nơi đây trước kia là địa danh của giáo xứ nằm ở cây số 6 phía bên phải con đường đi Suối Vàng. Giáo xứ này xuất hiện vào mùa thu năm 1955, khi 1 nhóm đồng bào công giáo khoảng 400 người, đã mua lại mảnh đất này của để làm ăn sinh sống dưới sự hướng dẫn của cha Phêrô Mạnh Trọng Bích. Dù gặp nhiều khó khăn trong những năm tháng lập nghiệp, thế nhưng cha xứ và bà con giáo dân nơi đây không từ bỏ mà luôn cố gắng, nỗ lực để từng bước xây dựng ngôi nhà thờ của giáo xứ và kết quả là một công trình hoàn mỹ, ấn tượng như ngày nay.

Nhà thờ Thánh Mẫu Đà Lạt là một công trình kiên cố, vững chắc được xây dựng với tổng diện tích hơn 1200 m2, tọa lạc trên triền đồi cao, mang trong mình nét đặc trưng của kiến trúc cổ phương Tây, khiến công trình càng thêm nổi bật giữa nền xanh của núi đồi bao la, bát ngát, giữa bầu trời trong xanh, cao vời vợi.

Kiến trúc không quá cầu kỳ, không sở hữu những chi tiết trang trí rườm rà, nhà thờ Thánh Mẫu Đà Lạt ghi dấu ấn với gam màu hồng nhẹ nhàng, tươi mới, cùng điểm nhấn tháp chuông cao vút. Từng chi tiết tuy đơn giản nhưng lại mang trong mình nét cuốn hút riêng biệt. Cũng chính bởi lẽ đó mà du khách, nhất là giới trẻ khi đến tham quan nơi này luôn đắm chìm trong những bức hình “check in” cực ấn tượng.

Nhà thờ nằm riêng biệt trên đỉnh đồi.
Mình ghé dịp Giáng Sinh trang trí lộng lẫy rất đẹp.
Giờ lễ sáng Chúa nhật cho ai muốn tham dự:
- 5h30: lễ 1: lễ dành cho người lớn
- 8h: lễ 2: lễ thiếu nhi
Ngoài ra còn có lễ tối thứ 7 lúc 19h cho ai không tham dự được vào Chúa Nhật.

Nhà Thờ với lối kiến trúc tuyệt đẹp , vị trí lưng chừng đồi ,xung quanh nhiều cây cảnh và đồi thông phía sau nhà thờ luôn reo vi vút theo gió thoảng ,nhìn từ xa mới thấy hết vẻ đẹp uy nghi của ngôi thánh đường

Thánh lễ chiều thứ bảy thay cho lễ Chủ nhật vào lúc 19:00 chứ không phải 19:30 như những trang web đăng. Muốn nhắc lại thông tin này để mọi người đi dự lễ khỏi trễ....

Chỉ khi bạn ở lại một nơi nào đó đủ lâu thì bạn mới thấy yêu được nơi đó .. nhiều hơn.
Khuôn viên xung quanh rất đẹp, rất lãng mạn, không gian thoáng đãng, an toàn.
Em thích những hoàng hôn ở đây khi đi dạo quanh khuôn viên bên ngoài của Nhà thờ.
Update 12.2019

Nhà thờ Thánh Mẫu
Ngày thường: 05:00 - 19:30 [T7]
Chúa nhật: 06:30 - 08:00

Lược sử Giáo xứ Thánh Mẫu

Thánh Mẫu là địa danh của giáo xứ nằm ở cây số 6 phía bên phải con đường đi Suối Vàng. Giáo xứ này bắt đầu xuất hiện vào mùa thu 1955, khi một nhóm đồng bào công giáo khoảng 400 người gốc Nghệ Tĩnh, nhờ sự hướng dẫn của cha Phêrô Mạnh Trọng Bích, đã mua lại khu đất này của Sở Canh Nông để làm ăn sinh sống.

Mặc dầu đang lạ lẫm và gặp nhiều khó khăn trong bước đầu lập nghiệp, cha xứ và bà con giáo dân đã phấn đấu ngay để từng bước xây dựng ngôi nhà thờ của giáo xứ. Sau nhiều cố gắng, mùa xuân năm Giáp Thìn 1964, ngôi nhà thờ đã được khánh thành, dưới tước hiệu Mẹ Vô Nhiẽm. Ðó là một công trình kiên cố, chiếm diện tích trên 1200 mét vuông, tọa lạc trên triền đồi cao. Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, cha Mạnh Trọng Bích đã tổ chức cho xứ đi dần vào nề nếp: có Hội đồng giáo xứ, có các đoàn thể sinh hoạt. Ðồng thời cha cũng kêu gọi sự cộng tác của các nữ tu MTG Hà Nội vào phụ trách trường tiểu học, trường mẫu giáo, nhà trẻ và giảng dạy giáo lý cho lớp trẻ.

Tháng 8-1970, cha rời giáo xứ, khi được bổ nhiệm về phụ trách xứ Ðơn Dương. Cha Vinh Sơn Nguyễn Thanh Ðiện được cử đến thay thế. Mọi sinh hoạt của giáo xứ tiếp tục bình thường cho đến năm 1975.

Tháng 6-1975 giáo xứ đón tiếp một cha xứ mới: Cha Gioan Phan Công Chuyển.

Dưới sự hướng dẫn của cha, giáo xứ lại sớm ổn định trong sinh hoạt để thích ứng với đòi hỏi của thời đại mới. Giai đoạn này bao gồm việc từng bước hoàn chỉnh các cơ sở vật chất đã có và việc tổ chức lối sống theo đường hướng mới.

Mùa Hè năm 1976 và 1984, hưởng ứng lời kêu gọi của cha, giới trẻ đã hăng hái thực hiện kế hoạch trồng cây và trồng cỏ ở khu vực chung quanh nhà thờ.

Mùa Hè 1980, giới trẻ cũng giành nhiều công sức mở thêm một con đường mới leo dốc bên cạnh các bậc cuối nhà thờ.

Chính ngôi nhà thờ cũng từng bước được tu bổ và hoàn chỉnh: Như được trang bị thêm trên 60 bộ ghế quì một mét rưỡi [của nhà nguyện Viện Ðại Học Dalat] tháo bỏ câu lơn, đặt lại tòa Ðức Mẹ và [mùa đông 1979] được trang bị bằng bàn thờ đá, nhà tạm và ảnh chịu nạn [của nhà nguyện Giáo Hoàng Học Viện]. Mùa Chay 1984, nhà thờ được chỉnh trang lại, chuẩn bị cho ngày cung hiến. Lễ nghi này đã được cử hành cách trang trọng ngày 27-12-1985. Ít tháng sau đó, vào năm 1987, cây tháp của nhà thờ cũng được sửa chữa.

Về phương diện tổ chức lối sống mới để thích nghi với hoàn cảnh mới và thể theo đề nghị của giáo dân, ngay từ khi về nhận xứ, cha đã kêu gọi tính tự giác và tinh thần trách nhiệm cao của mọi phần tử đối với giáo hội địa phương. Ðồng thời, sau khi nghiên cứu để tìm phương hướng giải quyết hợp tình hợp lý, cha đã giảm con số 10 xóm giáo xuống còn 7 xóm và bãi bỏ các danh xưng lấy từ địa danh nước ngoài để chọn những tước hiệu thuộc về Ðức Thánh Mẫu cho phù hợp hơn.

Hơn 40 năm đã trôi qua từ ngày thành hình, giáo xứ đã cống hiến cho Hội Thánh được một linh mục và 7 nam nữ tu sĩ thuộc nhiều Hội Dòng và phục vụ ở nhiều nơi khác nhau. Và ngày 24-8-1980, giáo xứ đã tổ chức một sinh hoạt đặc biệt qui tụ đông đảo linh mục và đại diện giáo dân thuộc 15 giáo xứ giáo sở trong thành phố Dalat về tham dự cuộc học tập Bức Thư Chung lịch sử của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam dưới sự chủ trì và hướng dẫn của chính Ðức Mục Giáo Phận.

Năm 1991, giáo xứ đã góp phần rất đáng kể vào việc kiến thiết ngôi nhà mới của Tòa Giám Mục: Chính cha xứ đã đảm nhận việc đốc công, đã hằng ngày có mặt tại hiện trường suốt gần một năm trời và giáo dân đã đóng góp hơn một nửa số ngày công do các giáo xứ khác tham gia.

Ðó là những thành tích quí báu của giáo xứ Thánh Mẫu mà chắc sẽ còn tiếp tục nhiều nữa trong tương lai.

Nguồn : Trang Web Giáo phận Đà Lạt

Nhà thờ Thánh Mẫu Nơi làm lễ thành hôn cho hai cháu yêu quí Và tôi rất mến mộ cha xứ Cha cậu

Nhà thờ Minh Giáo

101 đánh giá
Địa chỉ: WCPF+26W, Đường Ngô Thì Nhậm,Phường 4,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Website: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/DaLat/01-Giao-Phan-DaLat-MinhGiao.htm

Giờ lễ Nhà thờ Minh Giáo

Chúa nhật : 5:00 - 17:15

Ngày thường : 5:00 - 17:15

Lược sử Giáo xứ Minh Giáo

Giáo xứ Minh Giáo nằm về mạn Nam thành phố Dalat. Lịch sử của giáo xứ này bắt đầu từ tháng 3-1955, khi cha Ðỗ Ngọc Bích Dòng Ðaminh cùng với 3000 giáo dân gốc Hải Phòng, Nam Ðịnh, Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh đến ngọn đồi rừng thông cuối khóm Nam Thiên, lập nên trại định cư Ðaminh.

Trong thời kỳ khai hoang nghèo túng, giáo dân khắc phục khó khăn, dựng lên được một nhà nguyện nhỏ bằng ván vào cuối năm 1956. Ðến năm 1957, vì điều kiện sinh sống khó khăn, trại định cư bị giải tán: Khoảng 2000 người bỏ xuống tỉnh Ðồng Nai chỉ còn khoảng 1000 người kiên trì ở lại.

Năm 1958, con chiên mất cha tinh thần của mình, khi cha Ðỗ Ngọc Bích được gọi về nhà Dòng. Từ đây trại thuộc về giáo xứ Chính Tòa cho đến năm 1961. Trong thời gian này, chỉ có ngày Chúa Nhật mới có cha Giuse Phùng Cảnh đến dâng thánh lễ. Một thoáng ủi an: Năm 1961, Cha Rôcô Trần Phúc Long được cử đến trông coi trại và cha xây dựng nên ngôi trường để giáo dục con em. Nhưng chẳng bao lâu, lại cảnh mất cha: Năm 1963, cha Long được đổi về làm cha xứ Du Sinh. Trại lại thuộc về giáo xứ Chính Tòa cho đến năm 1968 và cha Giuse Cảnh lại thường xuyên đến dâng lễ vào các ngày Chúa Nhật.

Những thăng trầm như thế không làm suy suyển lòng nhiệt thành can đảm của giáo dân. Dù không có cha trông coi trực tiếp, năm 1963, họ vẫn cố gắng xây được ba gian nhà thờ và năm 1967, lại xây tiếp ba gian nữa để đáp ứng nhu cầu thờ tự của dân số ngày càng tăng thêm.

Sau cơn thử thách lâu dài, dường như dân Chúa được trọng thưởng: Ngày 19-03-1968, Ðức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền bổ nhiệm cha Micae Nguyễn Việt Anh làm cha xứ, đồng thời nâng trại ÐaMinh lên hàng giáo xứ, vừa đă t cho một tên mới là MINH GIÁO.

Ngày 8-6-1975, TGM bổ nhiệm cha Anrê Nguyễn Văn Thành làm cha xứ và ngày 4-4-1976 đặt thêm cha Giuse Tống Ðình Quý làm phó xứ. Vào năm 1978 và 1982, giáo xứ đã hai đợt trùng tu nhà thờ, để nơi thừa tự thêm phần tươm tất và xứng đáng.

Cùng với hai vị phụ trách đầy tinh thần gắn bó với Hội Thánh và Quê Hương, Giáo xứ Minh Giáo đã và đang làm cho đạo Chúa xán lạn qua nếp sống mến Chúa yêu nhau và hòa mình với mọi người trong xã hội, đúng với danh xưng Minh Giáo của mình.

Tháng 9-1991, cha Giuse Tống Ðình Quý được chuyển về TGM để đảm nhận những công tác mới.

Nguồn : Trang Web Giáo phận Đà Lạt

Bên trong nhà thờ và khuôn viên phía trước nhà thờ rất rộng, sau đuôi nhà thờ là nhà yên nghỉ. cha xứ và các thầy rất thân thiện, hiền lành và gần gũi. Tôi rất vui vì được tham dự thánh lễ đúng ngày kết thúc tháng hoa. Kiến trúc bên trong nhà thờ rất đẹp, các bức tượng màu vàng đồng được điêu khắc rất tỉ mỉ, các ô cửa ra vào 2 bên cánh nhà thờ có hình các thánh tông đồ, ô kính nhiều màu sắc nhìn rất lạ mắt. Lễ chiều từ thứ 2 đến cn vào lúc 17h15 [Cập nhật T5/2019]

Có dịp được tham dự thánh lễ khấn lần đầu của 10 Thầy,nhà thờ tuy nhỏ nhưng thánh lễ rất trang nghiêm, và đầy ý nghĩa

Mình ở gần đây một thời gian, nhà thờ ở khu yên tĩnh, chiều thường có hoạt động thể thao bên trong sân nhà thờ. Mình không có vào trong chụp ảnh nên sẽ review chi tiết lần sau.

Nhà thờ đẹp, cổ kính, kiến trúc độc đáo, điểm đến đáng tham quan nếu ghé Đà Lạt.

Mấy thầy hiền dễ thương, khung cảnh đẹp và yên tĩnh. Thích hợp để sống ảo

Rất là đẹp thiết kế độc đáo và bên trong cung thánh cũng rất đơn giàn mà trang trọng

Ngày xưa mình ở đây giờ thành con chiên lạc đàng rồi. Ai đưa tôi về với

Nhà Thờ Giáo Xứ Thiện Lâm

57 đánh giá
Địa chỉ: 419A/23 Đường Nguyên Tử Lực,Phường 8,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-thien-lam

NHÀ THỜ GX THIỆN LÂM - GP ĐÀ LẠT

📍 Địa chỉ : Đường Nguyên tử lực, Phường 8, Đà Lat, Lâm Đồng

Lịch sử :

Giáo xứ Thiện Lâm nằm ở khu vực chung quanh trung tâm Nguyên Tử dalat. Ðầu tiên, giáo xứ này chỉ là một giáo họ mang tên Thánh Tâm, Ðathiện 2, trực thuộc xứ Thánh Mẫu, thời cha Mạnh Trọng Bích. Giáo dân của giáo họ Thánh Tâm thời đó là một nhóm người Ðức Ninh, họ lẻ của giáo xứ Ngọc Ðồng, địa phận Thái Bình, Bắc Việt, vì công vụ hay di dân, đã đưa nhau đến ấp Ða Thiện Ðalạt, Lam viên, để lập nghiệp chuyên nghề trồng rau, ngoài ra, cũng có một nhóm người gốc huế mới theo đạo, gốc địa phận Hanội nữa .

Trong thời gian còn thuộc về xứ Thánh Mẫu, vì đường xá xa xôi, giáo dân Thánh Tâm thường đi lễ ở nhà thờ Hà Ðông cho đỡ xa. Ðến khi tách khỏi xứ Thánh Mẫu và thuộc xứ ÐaThiện , họ vẫn có khuynh hướng đi lễ ở nhà nguyện viện Ðại học, hoặc Don Bosco hay nhà thờ Chính Toà vì việc đi lại gần hơn hoặc tiện hơn . Tuy thế, với tư cách là phần tử xứ ÐaThiện, họ vẫn gắn bó với xứ mẹ của mình: họ tích cực trong việc xây cất nhà thờ mới ÐaThiện tham gia mọi sinh hoạt của giáo xứ và bỏ tiền xây đài đặt tượng Ðức Mẹ ở đồi nghĩa trang Ða Thiện [ nay là hồ thuỷ lợi con rồng, thung lũng tình yêu ]

Năm 1970 , giáo dân đã khai hoang một đồi đất rộng hơn 8500m2 để xây dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ rộng 8m dài 20m và theo ý Ðức cha Nguyễn văn Hiền nên hướng tới việc xây thêm một trường Tiểu học sau này , có lẽ Ðức cha cũng đã thấy được tiềm năng phát triển ở vùng đất này trong tương lai .

Từ năm 1972 , với tính cách là giáo họ của giáo xứ Ða Thiện, cha xứ Ða Thiện là cha Benado Nguyễn Tiến Huân sau đó là cha Giuse Nguyễn Thanh Long đều đến dâng lễ mỗi chiều chúa nhật, còn lể hằng ngày thì do cha Giuse Maria Nguyễn văn Hoạt dòng Biển Ðức Thiên An Huế đảm nhận .Cũng trong năm 1972 để có sự phong phú về mặt giáo hội giáo dân đã nhường 2000m2 đất cho tu viện Biển Ðức với ý định xây một học viện , bù lại cha Nguyễn văn Hoạt cũng xây cho nhà thờ 2 phòng nhà xứ cho các nữ tu Ða Minh Lạc Lâm ở lại trông coi nhà thờ .Sau năm 1975, dòng Biển Ðức lại nhường lại cho dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn và từ đó đến nay một chi nhánh của cộng đoàn Mến Thánh Giá Qui nhơn cũng hiện diện tới nay

Ngày 25 tháng 5 năm 1975 Ðức giám mục Batolômeô Nguyễn Sơn Lâm quyết định nâng giáo họ này lên hàng giáo xứ và bổ nhiệm cha Giuse Trần Minh Tiến làm cha quản xứ . Ngày 31-5-1975 cha tổng đại diện Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã đưa cha Tiến về nhận xứ có sự tham dự của cha Nguyễn văn Hân và Ðinh Viết Hoàng , giáo xứ mang tên Thiện Lâm

𝐂𝐎𝐍𝐆𝐆𝐈𝐀𝐎.𝐈𝐍𝐅𝐎 𝐱𝐢𝐧 𝐜𝐚̉𝐦 𝐨̛𝐧 𝐧𝐠𝐮𝐨̂̀𝐧 𝐭𝐢𝐧 𝐭𝐮̛̀ :

📸 AlpMaria Doan Tam

- Nhà thờ đẹp, rộng rãi nhưng do chưa được quan tâm, tu sửa nên có vẻ hơi lộn xộn bên trong.
- Cha xứ ở đây có tiếp đón các đoàn thể đến đây tham quan và hành hương, chỗ ở hoàn toàn miễn phí nhưng bạn vẫn nên đóng góp giúp thêm cho giáo xứ phát triển.
- Chỗ ở thì mình nói luôn là không được như các nhà nghỉ, khách sạn hay home stay đâu nên đã muốn ở đây thì phải chuẩn bị tinh thần, phong cách thoải mái, sống bờ sống bụi là ok.
🚫 Nghiêm cấm các bạn khó chịu, khó tính và khó ở vào đây qua đêm nhé.
- Địa điểm ở đây cũng yên tĩnh, cách hồ Xuân Hương khoảng 2km.
- Bạn nào cần sdt để liên lạc với cha xứ thì liên hệ mình nha! 😉

Nhà thờ Thiện Lâm tương đối rộng, xưa là chỗ nương tựa của tụi nhỏ xóm mình, do chưa có nhiều kinh phí nên cơ sở vẫn còn chưa tốt, ở đây thường xuyên có các đoàn tham quan và tá túc, đa số là chỉ đóng góp lại để xây dựng nhà thờ chứ không thu tiền ở, nhà thờ trước đây có nhiều cây xanh, giờ do nhiều lý do nên đã không còn nhiều nữa, hồi đó phía trong nhà thờ có đất rộng nên cha xứ cho thuê để người ta trồng rau củ để có kinh phí cho nhà thờ hoạt động. Ở đây có nhiều kỷ niệm của đám nhỏ tụi mình, mùa hè tới suốt ngày tụi mình chơi rượt bắt, bắn bi, tạt hình, tạt lon, chơi năm mười [trốn tìm] và câu cá trong hồ cá của nhà thờ, bị dí chạy suốt. Phía sau lưng nhà thờ là hàng hoa dã quỳ và dâu dại[ mâm xôi] tới mùa nở rất đẹp, trò yêu thích của tụi mình là làm xe hoa quỳ chơi rất vui.

Ca khúc lên Đền.

Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ CHÚA,

ăn ở theo đường lối của Người.

2 Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng,

bạn quả là lắm phúc nhiều may.

3 Hiền thê bạn trong cửa trong nhà

khác nào cây nho đầy hoa trái ;

và bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn,

xúm xít tại bàn ăn.

4 Đó chính là phúc lộc CHÚA dành cho kẻ kính sợ Người.

5 Xin CHÚA từ Xi-on xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc.

Ước chi trong suốt cả cuộc đời

bạn được thấy Giê-ru-sa-lem phồn thịnh,

6 Được sống lâu bên đàn con cháu.

Nguyện chúc Ít-ra-en vui hưởng thái bình.

Tuyệt vời

Đậm tính dân gian...

Trường mẫu giáo thiện lâm nhỏ, sơ thuê giáo viên ngoài về dạy. Bé con bị cô giáo hù doạ và nhốt phạt vào kho nên rất sợ đi học, phải chuyển trường thì bé lại bình thường.

Thưở ban đầu, giáo xứ chỉ là một giáo họ nhỏ lẻ, do những giáo dân của các giáo xứ khác di dân đến Đà Lạt tập trung lại lập ra. Tuy nhiên năm 1975 giáo họ đã được một giám mục nâng lên thành giáo xứ, trải qua rất nhiều đời cha đạo, nhiều lần đổi tên, giáo xứ mới có diện mạo và tên gọi Thiện Lâm như hiện nay

Giáo Xứ Mai Anh

38 đánh giá
Địa chỉ: 1 Ngô Quyền,Phường 6,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Liên lạc: 02633540221
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-mai-anh

Nhà Thờ Giáo Xứ Tà Nung

36 đánh giá
Địa chỉ: W89R+RMX, Xã Tà Nung, Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng,Tà Nung,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Website: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/DaLat/01-Giao-Phan-DaLat-TaNung.htm

Một giáo xứ nghèo nơi bản làng dân tộc Tây Nguyên

Nhờ thờ mang đậm phong cách tây nguyên.thoáng mát.yên lành.

Giờ lễ Nhà Thờ Tà Nung

Chúa nhật : 8:30
Ngày thường : 17:00 [thứ 5, 7]

Giáo xứ mới trước đây là giáo họ Tà Nung thuộc giáo xứ Vạn Thành, nằm trong xã Tà Nung cách thành phố Đà Lạt khoảng 17 km về phía Tây Nam, dân cư ở đây phần lớn là người dân tộc như: K’ho, Lạch, Cil, Mạ, Êđê, Tày, Nùng, Thái, Hoa...

Trước năm 1975, cộng đồng ở buôn làng Tà Nung là những người dân tộc thiểu số bản địa, đường sá đi lại rất khó khăn nhưng cũng đã có các cha thừa sai Camly đến truyền giáo, gieo hạt giống đức tin. Được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, đã có trên 20 người đồng bào dân tộc được nhận biết Thiên Chúa và đón nhận Bí tích Rửa tội. Sau năm 1975, Đức cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đã cử các cha Giuse Nguyễn Văn Hân và Gregoriô Nguyễn Quý Trung đến chăm sóc và cử hành thánh lễ vào các dịp lễ trọng.

Nha thờ tà nung là một trong những nơi thờ đức chúa mà các con chiên làm lễ vào cuối tuần là nơi yên binh, không khi trong lành

Nơi đây nuôi dạy trẻ mồ côi, có các con em người dân tộc, các bé nhỏ tuổi mầm non được các Sơ chăm sóc, còn các em lớn được gửi tới trường, mọi người nếu có lòng hãy giúp đỡ.

Mọi người nhóm tiếng địa phương nhưng vẫn có buổi nhóm song song 2tiếng phổ thông và địa phương. Mục sư thân thiện, ace trong hội thánh đàn hát rất hay

Ok đẹp

Khu tôn giáo trang nghiêm. K nên làm ồn và mặc phản cảm nhé

Nhà thờ Đa Lộc

30 đánh giá
Địa chỉ: QL20,Xuân Thọ,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Liên lạc: 0975800811

Nhà thờ Đa Lộc có kiến trúc đẹp và độc đáo, hướng đi đồi chè cầu đất, qua chùa linh phước khoảng mấy km và nằm bên tay phải hướng từ đà lạt đi đồi chè. View từ trên cao nhìn xuống rất đẹp. Lễ chiều từ thứ 2 đến thứ 7 lúc 17h30, sáng CN lúc 7h [Cập nhật T9/2018]

Nhà thờ Đa Lộc, Đà Lạt thuộc xã Xuân Thọ có view thật đẹp, nơi đây cha xứ đang cho xây dựng nhà mồ dưới núi Đức Mẹ, mong công việc sớm hoàn thành.😍

+ Là nhà thờ nằm dưới Tuý Sơn, Xuân Thọ, Quốc Lộ 20, Đà Lạt
+ Nhà Thờ nhỏ nhưng đẹp
+ Đối với những người nơi khác thì nhỏ nhưng đối với người dân tại đây thì rất lớn

Thích hợp để chụp ảnh cưới :3 đi buổi sáng có sương mờ rất đẹp

Kiến trúc đẹp - bắt mắt,mang nhìu hoài cổ ❤

Một Giáo xứ nhỏ bình yên đẹp giản dị.

Giờ lễ Nhà Thờ Đa Lộc
Ngày thường: Từ thứ Hai cho tới thứ Bảy: Thánh lễ lúc 17h30.
Chúa nhật: Thánh lễ lúc 7h00 sáng

Nhà thờ nhỏ nhìn rất dễ thương.

Nhà Thờ Hà Đông

29 đánh giá
Địa chỉ: 20 Lý Nam Đế,Phường 8,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-ha-dong-da-lat

Nhà thờ nhỏ trong hẽm nhưng ấm cúng , đẹp . Có chỗ để xe rộng rãi . Trang trí Giáng Sinh rất đẹp . Xe hơi vào tận nơi , để xe trong sân nhà thờ .

Không khí ấm cúng, không gian lặng lẽ, bình an. Thánh lễ 17.00h Chủ Nhật

Khuông viên rộng. Nhà thờ không lớn lắm. Giờ lễ ngày thường là 17h30, ngày Chúa Nhật là 5h30. Xung quanh nhà thờ có nhiều homestay. Đường vào đang làm lại nên hơi khó đi.

Giờ Lễ Nhà Thờ Hà Đông
18g00 [thứ ba, năm, sáu, bảy]

6g00 [Chúa nhật]

Đúng với khung cảnh nơi tôn nghiêm

Một nhà thờ mới , giữa khu dân cư lao động bên thung lũng nhỏ Thành phố Đà Lạt.

Có ai biết cho em hỏi nhà thờ ngày thường và cn mấy giờ lễ chiều ko ạ

Khuôn viên rộng rãi , nơi tôn nghiêm đúng nghĩa

Nhà Thờ Đức Mẹ Ban Ơn - Giáo Xứ Bạch Đằng

27 đánh giá
Địa chỉ: XC6F+2V7, Đường Cao Thắng,Phường 7,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-bach-dang

Nhà thờ đang được tu sửa lại, đẹp hơn, khang trang hơn, đang trong quá trình xây dựng thêm công trình thuộc khuôn viên nhà thờ. Nhà thờ tuy nhỏ so với các nhà thờ khác mà mình từng tham dự lễ ở đà lạt [khoảng 11 nhà thờ thôi😄😄😄, chắc rộng ngang ngửa nhà thờ cam ly], giáo dân rất ít nhưng ca đoàn hát rất hay và hết mình, ca đoàn 3 bạn nam và thêm 1 bạn đánh đàn nữa. Đi lễ được 1 lần là chỉ muốn đi tiếp các lần sau, nghe đúng chuẩn ca sĩ hát nhạc thánh ca phát ra từ băng đĩa, nhưng sự thật là nghe live trực tiếp😍😍😍, cha ngoài đến làm lễ cũng phải khen hay. Không tin các bạn có thể đến dự lễ để cảm nhận giống như tôi. Ngay cả bạn đọc lời chúa cũng truyền cảm và rõ ràng, cha rất thân thiện và gần gũi. Tôi rất vui vì được tham dự thánh lễ ở đây😇😇😇Lễ chiều từ thứ 2 đến thứ 6 lúc 17h30, thứ 7 lúc 18h, CN lúc 6h sáng [Cập nhật T9/2018]

Nhà Thờ tọa lạc trên triền đồi thoai thoải ,view nhìn xuống thung lũng phía dưới rất đẹp

Quá ảo mộng

Giáo sở bắt đầu hình thành vào năm 1960 khi cha Fernand Parrel, quản xứ Đà-lạt, có ý định lập một thí điểm truyền giáo cho khu vực cây số 4. Cha Parrel cho dựng một ngôi nhà lợp tôn khá rộng, cha mời 2 nữ tu MTG Thủ-thiêm đến mở lớp học mẫu giáo và làm công tác tông đồ. Thời gian này, cha Giu-se Phùng Thanh Quang, phó xứ Đà-lạt, đến dâng thánh lễ.

Năm 1961, giáo sở được trao cho Dòng Chúa Cứu Thế, ở cây số 6, đảm trách. Các cha Dòng Chúa Cứu Thế, đặc biệt là cha Gia-cô-bê Đài, luân phiên xuống giải tội và dâng thánh lễ mỗi ngày Chúa Nhật. Các thầy ở Học viện của dòng đến tổ chức các sinh hoạt đoàn thể như Hùng tâm dũng chí, ca đoàn, Hội con Đức Mẹ.

Năm 1966, cha Giu-se Phạm Văn Trần thay cha Đài phục vụ giáo sở. Biến cố Mậu-Thân đã phá huỷ hoàn tòan các cơ sở do cha Parrel xây dựng. Đa số giáo dân bỏ đi nơi khác sinh sống. Cha Trần về nhà thờ Chánh tòa, các nữ tu MTG Thủ-thiêm về nhà Bê-ta-ni-a ở đường Thủ Khoa Huân.

Khi một số giáo dân quay trở về xây dựng lại cuộc sống tại đây, Đức Cha Xi-mong Hòa Nguyễn Văn Hiền đã xin các cha Dòng Châu Sơn, Đơn-dương, giúp đỡ tái thiết. Các cha đã dựng một ngôi nhà gỗ lợp tôn hai tầng, tầng trên làm nhà nguyện, tầng dưới làm lớp học mẫu giáo. Đức Cha mời cha An-phong-sô Nguyễn Văn Luận đến dâng thánh lễ mỗi ngày Chúa Nhật và mời các chị Tận hiến đến phụ trách lớp mẫu giáo thay thế các chị MTG Thủ-thiêm.

Giữa năm 1971, cha A-lê-xù Tống Phước Hậu, đang phụ trách giáo xứ Vinh-sơn, được Đức Cha mời thay thế cha Luận. Cha Hậu đã đón các nữ tu MTG Thủ-thiêm trở lại phục vụ giáo sở và nhờ các thầy Học viện Vinh-sơn đến tổ chức lại các đoàn thể như trước.

Với biến cố mùa xuân 1975, lại một lần nữa, đa số giáo dân cũng như các nữ tu rời giáo sở. Không còn lớp học, không còn đoàn thể. Cha Hậu tiếp tục phụ trách giáo sở với những con cái còn ở lại cho đến lễ Phục Sinh 1983.

Từ lễ Phục Sinh 1983 đến lễ Giáng Sinh 1988, giáo sở trở lại tình trạng bơ vơ ban đầu.

Giáng Sinh 1988, cha Hậu lại được đến dâng thánh lễ cho giáo sở vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng như trước.

Đầu năm 1991, giáo xứ K’Đơn thuộc giáo hạt Đơn-dương được thành lập, cha Hậu được đặt làm cha sở giáo xứ mới. Từ đây, cha Giê-ra-đô Trần Công Dụ, cũng thuộc Tu hội truyền giáo Vinh-sơn, được cử thay cha Hậu để chăm sóc giáo sở. Cha đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Măng-linh, cách Bạch-đằng 4 cây số về hướng Tây Bắc. Cha cũng lập hội Legio Mariae để thăm viếng người nghèo, người neo đơn.

TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Linh mục phụ trách: Cha Giu-se Phan Thái Hòa, dòng Vinh-sơn, sinh năm 1949, thụ phong linh mục năm 1993, thay thế cha Giê-ra-đô Trần Công Dụ từ tháng 11-1993.

Nhà thờ Bạch-đằng: Ngày 28-10-1994, giấy phép xây dựng được chính quyền ký. Ngày 15-01-1995, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn làm phép và đặt viên đá đầu tiên. Ngày 24-8-1995, đại lễ làm phép cung hiến và khánh thành, cũng do Đức Giám mục giáo phận chủ sự.

Số giáo dân: 489 người [trong đó có 6 người thuộc một gia đình dân tộc thiểu số].

Đoàn thể:

- Legio Mariae: do cha Giê-ra-đô Trần Công Dụ thành lập năm 1991, đang hoạt động.
- Giảng viên giáo lý: phụ trách các lớp giáo lý Khai tâm, Rước lễ, Thêm sức và Kinh Thánh với sự trợ giúp của các thầy Vinh-sơn.
- Ca đoàn: có hai ca đoàn, ca đoàn Đức Mẹ lên trời của giới trẻ và ca đoàn Thánh Gia [do cha Giu-se Phan Thái Hòa thành lập năm 1995] của giới gia trưởng và hiền mẫu. Ca đoàn Bạch-đằng đã 5 lần tham dự giờ ca nguyện đầu năm dương lịch [1998, 1999, 2000, 2002, 2003] và 3 lần phục vụ thánh lễ giới trẻ vào các chiều thứ Sáu đầu tháng [tháng 9-1994, tháng 3-1997 và tháng 5-1998] tại nhà thờ Chánh Tòa.

Nhà thờ trang nghiêm.

Nằm xa khu trung tâm nhưng kế bên khu đồi trang trại. Là nơi rất nhiều giáo dân ghé thăm

Rất nhỏ

Nhà thờ hiện đại

Nhà thờ Giáo xứ Vạn Thành

21 đánh giá
Địa chỉ: WCV6+XWH,Phường 5,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam

Nhà Thờ Giáo Xứ Đa Lộc

19 đánh giá
Địa chỉ: WGVH+69P,Đa Lộc,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam

Giáo Xứ Vinh Sơn

19 đánh giá
Địa chỉ: WCXG+G9Q,Phường 6,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Liên lạc: 02633825227

Nhà Thờ Giáo Xứ An Bình

16 đánh giá
Địa chỉ: WCCP+WG9, Đường Triệu Việt Vương,Phường 3,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Liên lạc: 02633825819
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-an-binh-da-lat

Nhà thờ An Bình nằm trên đường Triệu Việt Vương, hướng đi hồ tuyền lâm, thiền viện trúc lâm và đường hầm đất sét. Nhà thờ khá nhỏ, nhưng bù lại khuôn viên xung quanh nhà thờ cực kỳ rộng, view trên cao nhìn xuống rất đẹp, quan sát thấy toàn cảnh đà lạt từ trên cao, thú vị nhất là thấy xa xa nhấp nhô các nhà kính trồng rau, trồng hoa nằm trên triền đồi, đặc biệt là thấy được cả đường cáp treo duy nhất ở đà lạt đang hoạt động hướng từ đồi robin vào thiền viện trúc lâm. Các bạn nên thử ít nhất 1 lần đến đây tham dự thánh lễ và cảm nhận không khí cũng như cảnh đẹp đặc trưng của Đà Lạt nơi đây, lễ chiều lúc 17h30 [Cập nhật T9/2018]

Admin nên kiến nghị đổi lại lịch lễ trên trang của giáo phận đà lạt ! Mình là khách du lịch, xem giờ lễ trên trang giáo phận có lễ chúa nhật lúc 9h30 sáng ! Khi mình đến thì có rất nhiều khách đến mà không có lễ

Giờ lễ chiều t7 17h30 cập nhật 8/6/2019

Nhà thờ nhỏ với sức chứa khoảng 200 người. Tôn nghiêm, lịch sự.

Nhà thờ nhỏ nhưng rất dễ thương

Thuở sơ khai, nơi đây được gọi là ấp Saint Jean. Do Lm Jean Perrin thành lập năm 1947.
- 1955 có thêm giáo dân di cư vào đây lập nghiệp. Lúc này Lm Giuse Phùng thanh Quang mới lập thêm ấp Du An liền kề ấp Saint Jean.
- 06/1976 Giáo Sở An Bình mới được nâng lên thành Giáo Xứ. Và LM Giuse Nguyễn kim Ngôn trở thành Lm Tiên khởi.

Ngôi nhà thờ tĩnh lặng trên con đường ra Hồ Tuyền Lâm. Có cây đào gần đó nở vào mùa xuân rất ấn tượng.

Đây là một địa điểm phù hợp để an tĩnh và là nơi mình thường ghé đến khi có dịp. Bình yên, ấm cúng và luôn dễ chịu để tâm sự cùng Đức Tin.

Nhà Thờ Giáo Xứ Phát Chi

13 đánh giá
Địa chỉ: VHC7+377, Xã Trạm Hành,Xuân Trường,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam
Liên lạc: 02633910553
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-phat-chi

Giờ lễ nhà thờ Phát Chi
5g30 [thứ hai, ba tư]
17g30 [thứ năm, sáu, bảy]
7g00 [Chúa nhật]

Lễ sáng chủ nhật lúc 6h30. Cập nhật 01/2021

Jesus giáng sinh trong xóm nhỏ, đơn nghèo... Nguyện đường tĩnh lặng và bình yên.

Giáo xứ đẹp

Quê

Đẹp

Wa tuyet voi

[Bản dịch của Google] Một nhà thờ nhỏ với rất nhiều tính cách. Nó cách xa trung tâm thành phố.

[Bài đánh giá gốc]
A small church with lots of character. It's far from the city centre.

Nhà Thờ

Địa chỉ: 12B Đường Huyền Trân Công Chúa,Phường 4,Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng, Việt Nam

Chủ Đề