Top 20 ngôi chùa lớn Huyện An Nhơn Bình Định 2022

Bài viết đánh giá Top 20 ngôi chùa lớn Huyện An Nhơn Bình Định 2022 theo quan điểm cá nhân của tác giả

Chùa Thiên Hưng

1981 đánh giá
Địa chỉ: W36V+XPV,Nhơn Hưng,Tx. An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

Chùa rộng rải, thoáng mát, khung cảnh đẹp dễ dàng checkin sống ảo. Mình đi trúng ngày rằm có khá nhiều sư thầy đến tụng kinh dự lễ khi ra về còn được 1 túi quà mang về. Tuy nhiên xung quanh chùa có nhiều người chèo kéo mùa đồ và mua nước mình không thích điều này. Và có nhiều người xin tiền, thấy khá là phiền.

Quá đẹp ạ
Mẹ mình đau chân không leo được cao
Mẹ thích đi chùa
Chùa không gian đẹp thoáng mát
Mẹ mình thích lắm

Đây là chùa Thiên Hưng tại Bình Định [quê của mình]. Được biết nơi đây được ưu ái với biệt danh Phượng Hoàng cổ trấn tại Việt Nan với những khoảnh khắc được ghi lại qua các nhiếp ảnh gia. Mình đã nhiều lần đến chùa, và không có lần nào là mình không khỏi buông lời cảm thán về chùa. Ngôi chùa này ngày càng hoàn thiện hơn, rộng lớn hơn và không gian lúc nào cũng nhộn nhịp. Nhộn nhịp ở đây là do có rất nhiều người ghé thăm, trong đó có các phật tử và cả những ông bà, cô chú và các bạn trẻ đến đây để cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu công danh sự nghiệp và cầu tình duyên, và để có những bức ảnh đẹp. Tết vừa rồi mình cũng được làm phó nháy cho người chị của mình. Mong rằng những lời bình luận của mình cùng với những bức ảnh duyên dáng trên sẽ tạo cảm hứng để bạn sắp xếp thời gian và cùng gia đình, bè bạn đến viếng thăm ngôi chùa này.

Chùa đẹp. Có không khí rất yên tĩnh cho những người thích nhẹ nhàng như mình. Gió mát

Khung cảnh trong này thật mát mẻ và yên bình, nhưng chữ Hán viết trước chánh điện nên thống nhất giản thể hay phồn thể chứ nhìn giản thể, phồn thể trộn chung thấy kỳ lắm.

Chùa đẹp, cảnh đẹp, yên tĩnh. Rộng rãi thoáng mát

Đẹp và thanh, ko như những chùa nổi tiếng gần trong khu vực

Điểm này rất đẹp, bạn nào đam mê chụp ảnh thì sẽ có quá nhiều ảnh luôn

Linh Phong Thiền tự - Chùa Ông Núi

1436 đánh giá
Địa chỉ: Đường TL 639 thôn,Phương Phi,Phù Cát,Việt Nam

Đến Bình Định, bên cạnh những bãi biển xinh đẹp nổi tiếng thì một địa danh mà du khách không nên bỏ qua chính là chùa Ông Núi – ngôi chùa cổ và nổi tiếng nhất ở đây. Trong đó điểm nổi bật nhất của chùa chính là bức tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á. Chùa nằm trên đỉnh núi mặt hướng ra biển đông

Nếu không có chỉ dẫn của ông xe ôm thì hầu hết mng đều không biết chùa Ông Núi gồm 2 quần thể riêng biệt. Cụm chùa phía bên tay trái là ngôi chùa cổ dựng từ thời Minh Mạng được xây dựng từ lâu và dân địa phương vẫn tiếp tục đóng góp để xây dựng. Chùa dưới chân của tượng phật khổng lồ là khu mới đc đầu tư bởi đại gia đã hết thời đất Bình Định. Trên thực tế du khách đến chủ yếu sẽ bị thu hút bởi tượng phật a di đà to lớn tọa trên đỉnh núi chứ k biết đến ngôi chùa cổ.
Dịch vụ xe ôm lên tận chùa hóa ra là trò lừa phỉnh của mấy ông xe ôm. Lúc ban đầu hỏi thì nói chắc như đinh đóng cột là sẽ chở khách thẳng lên chân tượng phật ở đỉnh núi. Nhưng hóa ra họ chỉ chở mình tới đc chùa cổ, sau đó phải leo bậc đá từ chùa cổ tới hàng rào ngăn với chùa mới và leo bậc thang tiếp lên tượng phật. Đoạn này có lẻ mới chỉ đc 1/2 quãng đường lên tượng phật khổng lồ. Do đó mọi ng sử dụng dịch vụ xe ôm [50k/ lượt lên, 30k/lượt xuống] cần lưu ý.
Chùa to, rộng, xây dựng kì công, ngắm được toàn cảnh bán đảo Phương Mai, thật sự cảm thấy rất đã, k bõ công leo bậc thang

Khuôn viên phía Linh Phong Tự rất rộng và đẹp. Hiện chưa xây xong hoàn chỉnh nhưng đã rất nhiều góc đẹp rồi. Du khách tới đây có thể thử sức bền với hơn 500 bậc thang để lên tới chân tượng Phật, hoặc có thể đi xe ôm [xe thồ] lên với giá tầm 30k.
Tới đây rồi thì mọi người nhớ sang hành lễ ở chùa cổ bên tay trái tượng Phật nhé. 2 khu tách biệt đó ạ. Hỏi những người dân/người bán nước ở dưới cổng để người ta chỉ lối đi cho nhé. Bên chùa cổ đi lên trên còn có Chùa Hang nơi thờ ông tổ nữa.
Mọi người nên dành 1 buổi để có thể đi lễ, tham quan hết 2 khu này.

Chùa đẹp phong cảnh quá đẹp tượng Phật hướng ra biển. Bạn nào đi quy Nhơn nên đi chùa này 1 lần, mấy bạn đi xe máy mà tay lái cứng thì nên chạy thẳng lên chùa, còn ai đi ô tô thì gửi xe dưới chân chùa đi lên 80k/1 người

Không gian rộng lớn, kiến trúc chứa nhiều nét cổ kính xưa và nay, là nơi du lịch chứa nhiều bản sắc văn hóa tâm linh.

Không có gì để chê, 1 trong những chùa tôi thấy đẹp nhất, từ nội cho đến ngoại thất, từ phong cảnh thiên nhiên cho đến giá cả đồ ăn ngoài chùa rất rẻ

Cảnh đẹp, hi vọng có cáp treo, người già sợ leo không nổi. [ có thể đi xe ôm 50k lượt lên, 30k lượt xuống]

Vẫn là ngôi chùa được viếng thăm nhiều nhất tại Bình Định dịp Tết

Chùa Thập Tháp

215 đánh giá
Địa chỉ: W3QH+5WR, Cầu Vạn Thuận 1,Nhơn Thành,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam
Liên lạc: 02563839363
Website: http://buddhism.vn/

THẬP THÁP DI ĐÀ TỰ
Chùa Thập Tháp, ngôi cổ tự 345 năm, đệ nhứt cổ tự của Bình Định.

Chùa do tổ sư Nguyên Thiều lập vào năm 1665, trên một gò đất vốn trước đây có 10 cái tháp Chăm nhưng đã bị đổ nát, nên gọi là gò Thập Tháp. Ban đầu chùa chỉ là túp lều cỏ, sau đó tổ sư Nguyên Thiều lấy gạch đá từ 10 cái tháp Chăm đổ nát kia xây dựng dần dần, và được vua Lê Hiển Tông ban cho biển ngạch đề Thập tháp di đà tự vào năm 1691. Đây cũng là tổ đình của phái Lâm Tế tại VN.

Ngôi chùa nằm tựa lưng vào đồi Long Bích, kế bên Thành Đồ Bàn. Thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, cách sân bay Phù Cát chừng 5 cây số.

Ngôi chùa cổ kính qua hơn 3 thế kỷ với mái ngói âm dương, các ngôi tháp cổ rêu phong và nhiều tượng trăm tuổi. Không gian rất yên tịnh, trong lành, trầm mặc chớ không xô bồ, khói nhang, tiền cúng như các công ty chùa thời nay. Thập Tháp là chùa thuộc GH Phật giáo Thống nhất.

Đây là một ngôi chùa Cổ có niên đại hơn 300 với sự tích hòn đá chém nổi tiếng.

VÀI NÉT LỊCH SỬ TỔ ĐÌNH THẬP THÁP

Định danh: Thập Tháp Di Đà là Danh xưng của ngôi chùa Nguyễn xưa kla, tại vùng đất này có mười ngôi tháp của Chiêm Thành, trải qua thời gian lâu dài hoang tàn sụp đổ, chỉ còn lại địa danh Thập Tháp. Di Đà [Mifa] cũng có nghĩa là lý tánh bản giác chúng sanh. Tổng hợp hai ý nghĩa trên, ngôi chùa này được mệnh danh là Thập Tháp Di Đà Tự.

Vị trí: Chùa Thập Tháp Di Đà được tọa lạc cạnh phía bắc thành Đỏ Bàn, tựa lưng vào Đổi Long Bích, nay thuộc khu vực Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Nguồn gốc sáng lập: Chùa do tổ sư Nguyên Thiều khai sáng. Ngài họ Tạ, quê quán tỉnh Quảng Đông. Năm Đinh Tỵ [1677], Tổ sự sang Việt Nam khai sơn chùa Thập Tháp Di Đà, sau đó ra Thừa Thiên Huế sáng lập chùa Quốc Ân, chùa Hà Trung và tháp Phổ Đống...
Hình thái kiến trúc: Ngôi chùa này được kiến trúc theo mô hình chữ Khẩu. Gồm bốn tòa chính là Chánh điện, Phương trượng, Đông đường và Tây đường. Ngôi chánh điện gồm bốn vây ba gian hai chái, mái thẳng, vách xây bằng gạch và đá ong. Đặc biệt: Cột keo xiên, trình, đều làm bằng danh mộc đã tồn tại trên 300 năm.

Hệ phái truyền thừa: Tổ sư Nguyên Thiều thuộc phải Thiên Lâm Tế, đời thứ 33, hủy Nguyễn Thiều - Siêu Bạch, hiệu Hoàng Sích. Kể từ Tổ khai sơn đến nay, Tổ đình Thập Tháp được nếu tiếp truyền thừa trải qua 15 đời trụ trì, thời gia gần ba trăm kim mươi năm.

Tổng luận: Theo dòng lịch sử Phật Giáo Việt Nam, Tổ đình ấn thập Tháp đã truyền bá và phát huy nền văn hóa tổng hợp. gắn liền với lịch sử Dân tộc qua sự nghiệp khai quốc, kiến quốc cũng như mở mang đất nước xứ Đàng Trong. Do vậy, ngôi chùa Thập Tháp Di Đà đóng một vai trò Lịch sử - Văn Hóa - Kiến Trúc không nhỏ.

Chùa có lịch sử lâu đời, cảnh quan đẹp, thanh tịnh.
Đặc biệt, Hòn đá chém - xưa vua Nguyễn dùng kê chém đầu nghĩa quân Tây Sơn được đặt tại chùa.

Chùa có kiến trúc cổ xưa, lịch sử trên 300 năm. Đi vào chùa tránh những ngày lễ lớn cảm giác vô cùng bình yên.

Chùa Thập Tháp Di Đà tọa lạc ở thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Chùa thuộc hệ pháp Bắc tông.
Theo quốc lộ I từ Quy Nhơn ra Quảng Ngãi, qua khỏi thị trấn Đập Đá, đến cầu Vạn Thuận, có con đường bên trái khoảng 200m dẫn vào chùa.
Tên chùa “Thập Tháp” là nguyên trước đây trên khu đồi này có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ. Tên “Di Đà” là danh hiệu đức Phật giáo chủ cõi Cực lạc. Di Đà cũng có nghĩa là lý tánh, bản giác của chúng sinh. Tập hợp các ý nghĩa trên, tổ đình mang tên Thập Tháp Di Đà Tự.
Chùa tổ đình Thập Tháp Di Đà gắn với tên tuổi vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều. Nhiều tư liệu ngày nay cho biết Ngài họ Tạ, tự là Hoán Bích, người huyện Trình Hương, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ngài sinh năm Mậu Tý [1648], năm 19 tuổi xuất gia ỏ chùa Báo Tự. Năm 1677, Ngài theo thuyền buôn của người Trung Quốc đến phủ Quy Ninh, nay thuộc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 25 km, dựng thảo am thờ Phật A Di Đà.
Chùa đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch và câu đối vào năm 1691.
Chùa kiến trúc theo kiểu chữ “Khẩu”; gồm chánh điện, đông đường, tây đường và nhà phương trượng.
Chùa đã trải qua 16 đời truyền thừa với nhiều vị thiền sư danh tiếng như: Thiền sư Liễu Triệt, Thiền sư Minh Lý, Thiền sư Phước Huệ… Thiền sư Phước Huệ đã được tôn làm Quốc sư. Ngài đã được mời vào giảng kinh trong hoàng cung nhà Nguyễn từ đời vua Thành Thái đến vua Bảo Đại, và giảng dạy Phật pháp ở Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên [Huế] từ năm 1935.
Chánh điện do Thiền sư Liễu Triệt cho trùng kiến vào năm 1749. Phật điện được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa thờ Tam Thế Phật, Ca Diếp, A Nan; hai bên vách đặt tượng Thập bát La hán và tượng Thập điện Minh Vương. Hầu hết các tượng thờ đều được tạc vào thời Thiền sư Minh Lý trụ trì [1871–1889].
Phía sau chánh điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh lập năm 1876 và một tấm bia ghi bài chí chùa Thập Tháp của Thị giảng Học sĩ Võ Khắc Triển lập năm 1928.
Chùa là ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.
Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
[Võ văn Tường - Chùa Việt Nam Xưa và Nay]

Ngôi chùa không chỉ đẹp cổ kính mà còn có kiến trúc độc đáo.Ngoài ra ngôi chùa còn lưu giữ một kỷ vật quý báu đó là “ Hòn Đá Chém “ và nó còn là nhân chứng lịch sử của cuộc thanh trừng đẫm máu quân đội Tây Sơn dưới bàn tay của quân đội Nguyễn Ánh[ Nhà Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn ]

Chùa Thập Tháp là một ngôi chùa lâu đời ở Bình Định, nơi đây lưu giữ Hòn Đá Chém, một vật chứng sống đầy đau thương về sự thay đổi triều đại thời phong kiến của dân tộc ta.

Chùa là một Di tích lịch sử nổi tiếng, gắn liền với sự tích Hòn đá Chém, là vật vua Gia Long đã dùng để xử trảm các vị tướng nhà Tây Sơn.

Chùa Long Đa

32 đánh giá
Địa chỉ: Chợ Phú Đa,Tân Dân,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam
Liên lạc: 0987157179

Chùa có cổng đẹp

Chùa rất đẹp và sư thầy rất dễ thương❤️❤️❤️

Sạch sẽ, nhiều cây xanh

Là nơi tín ngưỡng tôn giáo của bà con mặc dù chùa còn hơi nhỏ

Chùa đẹp; sư thầy thân thiện

chùa cổ đẹp

Ngôi chùa của quê tôi

Đẹp nhìu phật tử

Chùa Nhơn Từ

24 đánh giá
Địa chỉ: V2X9+QV8,Nhơn Phúc,Tx. An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

Chùa tu theo Pháp Môn: Niệm Phật
Khuyên niệm: A Di Đà Phật cầu Vãng Sanh Tây Phương
- Thường tổ chức những ngày Niệm Phật
- Đạo Tràng Niệm Phật

Tâm luôn nhớ: Niệm Phật

A Di Đà Phật

Thầy trụ trị rất tốt bung

Chìa tâm linh tại thôn Nhơn Ngĩa Tây, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Phong cảnh rất yên tĩnh, chùa rất trang nghiêm!
Nam Mô A Di Đà Phật

Chùa rất đẹp, cảnh quan tĩnh mịch. Rất hợp vs tôi

Về quê hương Nhơn Nghĩa nhớ viếng chùa Nhơn Từ.

Chùa nhơn từ đẹp quá mọi người

về nhơn phúc nhớ ghé nhơn từ

Chùa Nhạn Sơn - Ông Đen, Ông Đỏ

20 đánh giá
Địa chỉ: W36C+3W6,Nhơn Hậu,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam
Liên lạc: 0914742599

Chùa Nhạn Sơn nằm ở phía bắc cách thành Bình Định 5-6km. Từ Bình Định đi đến ga Vân Sơn, trông về hướng tây thì thấy một hòn núi đất sỏi, ba ngọn tròn trịa, màu gạch, Đó là núi Long Cốt, trước kia làm tiền án cho thành Đồ Bàn, hiện nay làm bức bình phong yểm hộ chùa Nhạn Sơn. Núi nằm trong thôn Nhạn Tháp, nên cũng thường gọi là núi Nhạn Tháp, và chùa nằm dưới chân núi nên mang tên là chùa Nhạn Sơn.

Trước kia gọi là Thạch Công Tự, tục gọi là chùa ông Đá

Điều đặc biệt đầu tiên và dễ thấy nhất là kích thước “khổng lồ” của hai pho tượng, mỗi tượng cao 2,40 m, không kể phần bệ. Và, cả pho tượng và bệ tượng đều được tạc liền từ một khối đá. Với kích thước như trên, hai pho tượng này thuộc loại lớn nhất và là những hình ảnh Dvarapala cuối cùng của nền nghệ thuật điêu khắc Phật giáo cổ của Chămpa. Ngay từ đầu thế kỷ XX, khi điều tra và viết về các vết tích ở Nhạn Tháp tại phía Nam thành Đồ Bàn, ông H. Parmentier đã nhận thấy sự to lớn và vị trí đặc biệt của hai pho tượng Hộ Pháp này: “Giả thuyết về một kiến trúc Chămpa được minh xác trong sự tồn tại ở phía Đông và dưới chân đồi, sườn ở đoạn này thoải dốc, hai pho tượng Hộ Pháp khổng lồ ngày nay trang trí chùa Nhạn Sơn, thuộc làng Nhạn Tháp, tổng An Nghĩa, phủ An Nhơn” . Hơn nửa thế kỷ sau, nhà nghiên cứu người Pháp J. Boisselier đã xếp các pho tượng Dvarapala chùa Nhạn Sơn vào phong cách nghệ thuật Tháp Mắm [thế kỷ XII]. Ngoài ra, ông còn có nhận xét: “Chính với những Dvarapala này, mà dường như kết thúc, ở nước Chămpa, một loạt tượng thú vị, trong đó, truyền thống đầu được minh hoạ ở Hoà Lai trong các hình phù điêu, được trang bị những đặc điểm cốt yếu ngay từ phong cách Đồng Dương…”. Sở dĩ J. Boisselier xếp các pho tượng của Nhạn Sơn vào phong cách nghệ thuật Tháp Mắm vì các tượng Hộ Pháp của chùa Nhạn Sơn có nhiều nét rất gần với phong cách các tượng Hộ Pháp được tìm thấy ở Tháp Mắm [phế tích gò Tháp Mắm nằm cách khu chùa Thập Tháp không xa về phía Bắc].

Chùa nhìn cũng đơn giản, lúc mình đến thì chùa đoang cửa không vào được. chùa ít cây, tương đối nắng,

Địa điểm phật giáo tâm linh tôn nghiêm.là di tích lịch sử cấp quốc gia về tính ngưỡng văn hoá[ chùa Chăm Pa]

Chùa Nhạn Sơn còn gọi là chùa Ông Đen Ông Đỏ

Tượng Ông Đen và Ông Đỏ ở chùa Nhạn Sơn, xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào ngày 21/1/2020 vừa qua.

Chùa lâu năm, tương truyền do vua Gia Long sắc phong. Chùa có 2 tượng phán quan gọi là Ông Đỏ và Ông Đen tượng trưng kiểm soát cho sự thiện và sự ác.

Chùa có 2 tượng môn thần bằng đá do người chăm tạc từ thế kỷ 13. Hai tượng được công nhận di tích cấp quốc gia.

Một ngôi chùa cổ nhỏ, nằm khá sâu trong làng, thú vị. Ngôi chùa này có 2 bức tượng bằng đá rất to có từ thời vương quốc Champa, bị vùi lấp hàng trăm năm. Sau này do người dân vô tình phát hiện ra và thờ phụng. Hai bức tượng đá được sơn 1 đen, 1 đỏ, được Việt hóa trong chùa Việt, tuy nhiên các kiến trúc của 2 bức tượng vẫn thể hiện được tính Champa với các chi tiết trang trí rắn thần Naga, chân uốn cong,...

Chùa Nhạn Sơn

20 đánh giá
Địa chỉ: W36F+34M,Thôn Bắc Nhạn Tháp Xã Nhơn Hậu Huyện An,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

Chùa có ông đen ông đỏ

Chùa mới xây lại khá hoành tráng nhưng mất hẳn vẻ cổ xưa. Món đồ cổ còn sót lại là 2 tượng môn thần Chămpa được sơn đen đỏ, cho mặc áo thụng và đặt trong chánh điện thờ Phật nhìn có vẻ không ổn lắm. Bù lại là hồ sen trước sân chùa với đủ loại sen hồng, súng vàng, súng tím rất đẹp.

Chùa nổi tiếng của Bình Định có hai ông đỏ và ông đen rất linh thiêng.

Ngôi chùa cổ tại Nhơn Hậu, gần kiến trúc tháp chàm Cánh Tiên.

chùa sạch phong cảnh đẹp

Ngôi chùa cổ linh thiêng

Di tích quốc gia.

Chùa đẹp

Tổ Đình Thiên Bình

14 đánh giá
Địa chỉ: W4GG+PV8, 636A,Nhơn Phong,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam
Liên lạc: 02563612134

Chùa Bích Liên

12 đánh giá
Địa chỉ: W483+HG9,Nhơn An,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

Tình cờ được biết chùa ngay ngày tiễn đưa thầy.

Ngôi chùa cũ xưa xen lẫn giữa vườn cây thuộc thôn Háo Đức xã Nhơn An.

Vào nhà người thân gần đó

Yên bình

li nh

Tuyet dep

Linh thiên

[Bản dịch của Google] và để

[Bài đánh giá gốc]
Y á

Chùa Quan Âm

7 đánh giá
Địa chỉ: QL1A, Tiên Hội,,Nhơn Thành,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

Chùa Tịnh Liên

5 đánh giá
Địa chỉ: V4JC+RW4, Huỳnh Thúc Kháng,TT. Bình Định,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

Chùa Khánh Sơn

3 đánh giá
Địa chỉ: ĐT636A, Nhơn An,,Nhơn Hưng,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam
Liên lạc: 0348297402

Chùa cổ kính, không gian đẹp, yên tĩnh

Chùa Khánh Liên

2 đánh giá
Địa chỉ: V4P8+3J3,TT. Bình Định,Tx. An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

Chùa Phước Ân

2 đánh giá
Địa chỉ: V49F+QPX, Cầu Huỳnh Kim 2,Nhơn Hoà,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

Chùa được xây dựng mới trong năm 2017 thay cho ngôi chùa nhỏ trước đây.

TỔ ĐÌNH GIÁC HOÀNG BÌNH ĐỊNH

1 đánh giá
Địa chỉ: 01 Nguyễn Thị Minh Khai,TT. Bình Định,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam
Liên lạc: 0964800222

[Bản dịch của Google] Địa điểm nhất định phải xem khi bạn đến thăm An Nhơn, Bình Định.

[Bài đánh giá gốc]
Must see place when you visiting An Nhơn, Binh Đinh.

Chùa Trúc Liên

1 đánh giá
Địa chỉ: V4P8+2P5,TT. Bình Định,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

❤😊😊😊

Chùa Sơn Thành

1 đánh giá
Địa chỉ: Nam Tượng 2, Tx.,Nhơn Thọ,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

Chùa Pháp Ấn

1 đánh giá
Địa chỉ: 258 Tân Dân 1,Nhơn An,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam
Liên lạc: 0911551819

Chùa Khuôn Hội

Địa chỉ: W3WG+6VJ, QL1A,Nhơn Thành,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

Chùa Hòa Quang

Địa chỉ: W26M+X2F,Nhơn Mỹ,An Nhơn,Bình Định, Việt Nam

Chủ Đề