Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu huyện thị xã?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Thanh Hóa có bao nhiêu huyện? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Thanh Hóa có bao nhiêu huyện?

Câu hỏi: Thanh Hóa có bao nhiêu huyện?

Trả lời: Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện.

Bạn đang xem: Thanh Hóa có bao nhiêu huyện?

Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu huyện thị xã?
Thanh Hóa có bao nhiêu huyện?
  1. Thành phố Thanh Hóa
  2. Thị xã Bỉm Sơn
  3. Thị xã Sầm Sơn
  4. Thị xã Nghi Sơn
  5. Huyện Đông Sơn
  6. Huyện Quảng Xương
  7. Huyện Hoằng Hóa
  8. Huyện Hậu Lộc
  9. Huyện Hà Trung
  10. Huyện Nga Sơn
  11. Huyện Thiệu Hóa
  12. Huyện Triệu Sơn
  13. Huyện Yên Định
  14. Huyện Nông Cống
  15. Huyện Ngọc Lặc
  16. Huyện Cẩm Thủy
  17. Huyện Thạch Thành
  18. Huyện Vĩnh Lộc
  19. Huyện Thọ Xuân
  20. Huyện Như Thanh
  21. Huyện Như Xuân
  22. Huyện Thường Xuân
  23. Huyện Lang Chánh
  24. Huyện Bá Thước
  25. Huyện Quan Hóa
  26. Huyện Quan Sơn
  27. Huyện Mường Lát

Thông tin tham khảo

Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đồng thời là một tỉnh lớn của Việt Nam, có dân số đứng thứ 3, diện tích đứng thứ 5 cả nước.

Thanh Hóa là một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng thời cũng là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung.

Địa giới hành chính tỉnh Thanh Hoá:

Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của Cục Bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18′ Bắc đến 20°40′ Bắc, kinh tuyến 104°22′ Đông đến 106°05′ Đông.

  • Phía Bắc giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình
  • Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An
  • Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (tiếng Lào: ແຂວງ ຫົວພັນ) của Lào với đường biên giới 192 km
  • Phía Đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với đường bờ biển dài hơn 102 km

Các điểm cực của tỉnh Thanh Hóa

  • Điểm cực Bắc tại: xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa.
  • Điểm cực Đông tại: xã Nga Điền, huyện Nga Sơn.
  • Điểm cực Tây tại: xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
  • Điểm cực Nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn.

Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.120,6 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².

Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.

Cách đây khoảng 6.000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối – Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã phát triển rực rỡ.

Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh miền Trung, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía Bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa nóng lạnh khá rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng 23,8°-24,5°C. Về ngôn ngữ, người Thanh Hóa có âm vực giống với phương ngữ Bắc Bộ nhưng khá khác về cách phát âm các từ (ví dụ: người Bắc nói “chị” thì người Thanh Hóa nói là “chậy”) và sử dụng khá phong phú các từ ngữ của phương ngữ Nghệ – Tĩnh.

Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 23 huyện, với diện tích 11.133,4 km² và số dân 3.712.600 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H’mông, Dao, Thổ, Khơ Mú, trong đó có khoảng 855.000 người sống ở thành thị. Năm 2005, Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%

Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu huyện thị xã?
Địa giới hành chính tỉnh Thanh Hoá

Địa hình, địa mạo

Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, những đồi núi cao trên 1000 m đến 1500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền:

+ Miền núi và trung du: Miền núi và trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung.

+ Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa được chia làm 3 bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Cẩm Thủy, Thạch Thành và Ngọc Lặc. Vùng đồi núi phía Tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.

Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ 3 của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1m.

Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Nghi Sơn, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai[9] rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).

Tài nguyên thiên nhiên

Thanh Hóa có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khoáng sản khác nhau: đá granit và marble, đá vôi làm xi măng, sét làm xi măng, crôm, quặng sắt, secpentin, đôlômit, ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác. Tổng trữ lượng nước ngọt bề mặt của Thanh Hóa khoảng 19,52 tỷ m³ hàng năm

Lịch sử

Các di chỉ khảo cổ cho thấy người Việt đã sống ở đây cách nay 6.000 năm. Thời kỳ dựng nước nó là bộ Cửu Chân và bộ Quân Ninh của nước Văn Lang.

Thời Nhà Hán chính quyền đô hộ Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân. Sang đến thời Tam Quốc, nhà Đông Ngô trực tiếp cai trị. Sau khi tách quận Cửu Chân thành hai quận Cửu Chân và Cửu Đức thì thuộc quận Cửu Chân mới gồm đất Thanh Hóa ngày nay và Ninh Bình. Cửu Chân được chia làm 7 huyện: Tư Phố, Di Phong, Cư Phong, Trạn Ngô, Kiến Sơ, Phù Lạc, Thường Lạc, Tùng Nguyên. Sang đến thời nhà Lương, Lương Võ Đế đổi Cửu Chân làm Ái Châu. Đến thời Nhà Tùy gọi là Cửu Chân quận.

Ở thời kỳ tự chủ thì Thanh Hóa được đổi tên nhiều lần nhưng Thanh Hóa vẫn là tỉnh có số lần sáp nhập và chia tách ít nhất cả nước.

Ở thời Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo Ái Châu. Ở thời Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, đến đời Lý Thái Tông niên hiệu Thiên Thành năm thứ 2 (1029), Kỷ Tỵ, đổi Ái Châu thành phủ Thanh Hoá. Danh xưng Thanh Hóa bắt đầu từ đây.

Năm 1242, vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có Thanh Hóa phủ lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông – năm 1397) đổi làm trấn Thanh Đô. Trấn Thanh Đô lúc này gồm 7 huyện và 3 châu (mỗi châu có 4 huyện). Trong đó, 7 huyện là: Cổ Đằng, Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, Yên Định, Lương Giang. 3 châu bao gồm: châu Thanh Hóa gồm huyện Nga Lạc, huyện Tế Giang, huyện Yên Lạc, huyện Lỗi Giang; châu Ái gồm huyện Hà Trung, huyện Thống Bình, huyện Tống Giang, huyện Chi Nga; châu Cửu Chân gồm huyện Cổ Chiến, huyện Kết Thuế, huyện Duyên Giác, huyện Nông Cống.

Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện: châu Thanh Hóa (gồm Nga Lạc, Tế Giang, Yên Lạc, Lỗi Giang); châu Ái (gồm: Hà Trung, Thống Bình, Tống Giang, Chi Nga); châu Cửu Chân (gồm: Cổ Chiến, Kết Thuế, Duyên Giác, Nông Cống); huyện Cổ Đằng, huyện Cổ Hoằng, huyện Đông Sơn, huyện Vĩnh Ninh, huyện Yên Định, huyện Lương Giang, huyện Cổ Lôi.

Năm 1403, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi:

Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu Chân và Ái Châu làm “tam phủ” gọi là Tây Đô. Thời thuộc Minh, trấn Thanh Đô đổi thành phủ Thanh Hóa (năm 1407 – theo Đào Duy Anh) và Thời thuộc Minh lại làm phủ Thanh Hóa, lãnh 4 châu là Cửu Chân, Ái Châu, Thanh Hóa, Quỳ Châu và 11 huyện. Trong đó, 11 huyện là Yên Định, Nông Cống, Vĩnh Ninh, Tống Giang, Cổ Đằng, Nga Lạc, Lương Giang, Lỗi Giang, Đông Sơn, Yên Lạc, Cổ Lôi

Sau khi Nhà Hồ thất thủ, Nhà Minh cai trị Đại Việt, lại đổi lại làm phủ Thanh Hóa như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên. Về địa giới vẫn không đổi.

Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Hậu Lê cầm quyền. Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc Hải Tây đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hóa, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo “Thiên Nam dư hạ tập” lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu.

Thời Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa (Thanh Hoa), gồm phần đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực thuộc) và tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm). Xứ Thanh Hoa thời Nhà Lê với 6 phủ:

  • Phủ Thiệu Thiên (Thiệu Hóa), nằm ở phía tây tây bắc xứ Thanh, có 8 huyện: Thụy Nguyên, Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc), Đông Sơn, Lôi Dương, Yên Định, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quảng Bình.
  • Phủ Hà Trung phủ có 4 huyện: Hoằng Hóa, Thuần Lộc (Hậu Lộc), Nga Sơn, Tống Sơn.
  • Phủ Tĩnh Gia có 3 huyện: Nông Cống, Ngọc Sơn, Quảng Xương.
  • Phủ Thanh Đô có 4 châu và 1 huyện là huyện Thọ Xuân và các châu: Khai Na (Quan Da), Tàm (châu), Lương Chính (Lang Chánh), Sầm (châu) (nay thuộc Lào).
  • Phủ Trường Yên, nay là một phần tỉnh Ninh Bình, có 3 huyện: Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang (Yên Khánh).
  • Phủ Thiên Quan (Nho Quan), ở phía Tây Bắc xứ Thanh, giáp với trấn Sơn Tây và trấn Sơn Nam, nay thuộc các tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình, có 3 huyện: Phụng Hóa, Yên Hóa, Lạc Thổ (Lạc Sơn).

Sau khi Nhà Nguyễn lên nắm quyền, vào năm Gia Long thứ nhất (1802), đổi gọi là trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Thanh: trong sạch, Hoa: tinh hoa). Đến năm Thiệu Trị thứ ba (1843), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa. Tên gọi Thanh Hóa không đổi từ đó cho tới ngày nay.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các cấp hành chính là châu, phủ, quận được bãi bỏ. Tỉnh Thanh Hóa lúc này có 21 đơn vị hành chính gồm thị xã Thanh Hóa và 20 huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Xuân, Nông Cống, Quan Hóa, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Vĩnh Lộc, Yên Định.

Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu huyện thị xã?
Tỉnh Thanh Hóa có nhiều đổi mới

Ngày 16 tháng 12 năm 1964, huyện Triệu Sơn được thành lập trên cơ sở tách 13 xã thuộc huyện Thọ Xuân và 20 xã thuộc huyện Nông Cống

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Hà Trung và Nga Sơn thành huyện Trung Sơn; hợp nhất 2 huyện Vĩnh Lộc và Thạch Thành thành huyện Vĩnh Thạch; hợp nhất 2 huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc thành huyện Lương Ngọc; hợp nhất huyện Yên Định và 15 xã của huyện Thiệu Hóa ở tả ngạn sông Chu thành huyện Thiệu Yên; hợp nhất huyện Đông Sơn và 16 xã còn lại của huyện Thiệu Hóa ở hữu ngạn sông Chu thành huyện Đông Thiệu.

Ngày 18 tháng 12 năm 1981, thành lập 2 thị xã Bỉm Sơn (tách ra từ huyện Trung Sơn) và Sầm Sơn (tách ra từ huyện Quảng Xương).

Ngày 30 tháng 8 năm 1982, chia các huyện Lương Ngọc, Trung Sơn, Vĩnh Thạch thành các huyện như cũ; đổi tên huyện Đông Thiệu thành huyện Đông Sơn nhưng vẫn giữ nguyên địa giới như cũ.

Ngày 1 tháng 5 năm 1994, chuyển thị xã Thanh Hóa thành thành phố Thanh Hóa.

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, chia huyện Quan Hóa thành 3 huyện Quan Hóa, Quan Sơn và Mường Lát; chia huyện Như Xuân thành 2 huyện Như Xuân và Như Thanh; hợp lại 16 xã thuộc huyện Đông Sơn ở hữu ngạn sông Chu và 15 xã thuộc huyện Thiệu Yên ở tả ngạn sông Chu thành huyện Thiệu Hóa; đổi tên huyện Thiệu Yên thành huyện Yên Định.

Ngày 19 tháng 4 năm 2017, chuyển thị xã Sầm Sơn thành thành phố Sầm Sơn.

Ngày 1 tháng 6 năm 2020, chuyển huyện Tĩnh Gia thành thị xã Nghi Sơn.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Thanh Hóa có bao nhiêu huyện?. Mọi thông tin trong bài viết Thanh Hóa có bao nhiêu huyện? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.