Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của cồn ethanol

Ethanol là một loại cồn y tế được sử dụng trong tất cả các bệnh viên, phòng khám với mục đích sát trùng, gây mê. Trong công nghiệp, ethanol được sử dụng làm dung môi pha loãng sơn, mực in,…sản xuất đồ uống có cồn hoặc là nhiên liệu cho động cơ đốt trong,...Vậy ethanol là gì, tính chất của ethanol ra sao, ethanol có tác dụng gì và nó có độc không? Để giải đáp những câu hỏi này, các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Ethanol là gì?

Ethanol là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của ancol và nó được biết đến như một dạng rượu ngũ cốc hay còn gọi là cồn. Đây là chất lỏng không màu, dễ cháy và là một trong những thành phần của đồ uống có cồn.

Công thức hóa học của ethanol là C2H6O hoặc C2H5OH. Ngoài tên gọi ethanol, nó còn được gọi dưới một số cái tên khác như etanol, ancol etylic, rượu etylic, rượu ngũ cốc hoặc cồn công nghiệp.

Hiện nay, ethanol được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống và nó được xem là nguồn nhiên liệu có tiềm năng vô cùng lớn.

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của cồn ethanol

Ethanol là gì?

Cấu tạo phân tử của Ethanol

Ethanol là một ancol mạch hở có công thức phân tử là CH3-CH­2-OH. Trong cấu tạo này thì carbon ở nhóm metyl (CH3-) sẽ liên kết với carbon ở nhóm metylen (-CH2-) và nhóm này lại liên kết với oxy của nhóm hydroxyl (-OH).

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của cồn ethanol

Cấu tạo phan tử ethanol

Tính chất của ethanol

1. Tính chất vật lý

- Ethanol là một chất lỏng trong suốt có vị cay đặc trưng, không màu, có mùi thơm nhẹ và rất dễ cháy. Ở trong nước, ethanol tan vô hạn.

- Kkhối lượng riêng: 0.7936 g/ml ở 15 độ C.

- Nhiệt độ sôi: 78.39 độ C.

- Nhiệt độ hóa rắn: -114,15 độ C.

- So với các hợp chất hữu cơ có cùng khối lượng phân tử thì ethanol có độ nhớt thấp hơn và cũng ít bay hơi hơn.

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của cồn ethanol

Tính chất của ethanol

2. Tính chất hóa học

Ethanol mang đầy đủ tính chất của một ancol đơn chức, đó là:

- Tác dụng với kim loại 

2C2H5OH + 2Na  → 2C2H5ONa + H2

- Phản ứng với đồng hydroxit

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2  → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

- Phản ứng với axit vô cơ

C2H5-OH + H-Br → C2H5-Br + H2O

- Phản ứng với axit hữu cơ hay còn gọi là phản ứng este hóa

CH3COOH + C2H5-OH → CH3COOC2H5 + H2O

Phản ứng xảy ra khi được đun nóng và có tính thuận nghịch nên chú ý đến sự chuyển dịch cân bằng.

- Phản ứng với ancol có xúc tác H2SO4 đậm đặc và đun nóng ở 140 độ C

C2H5-OH + H-O-C2H5 → C2H5-O-C2H5 + H2O

- Phản ứng tách nhóm -OH có xúc tác H2SO4 đậm đặc và đun nóng ở 170 độ C

CH3-CH2-OH  → CH2=CH2 + H2O

CH3-CH2-CHOH-CH3  → H2O + CH3-CH=CH-CH3 (sản phẩm chính) 

CH3-CH2-CHOH-CH3  → H2O + CH3-CH2-CH=CH2 (sản phẩm phụ)

- Phản ứng oxy hóa hoàn toàn

Đối với ancol no, đơn chức mạch hở 

CnH2n+2O + (3n/2)O2 → nCO2 + (n + 1)H2O

Đối với ancol no, đa chức mạch hở 

CnH2n+2Ox + (3n+1-x)/2O2 → nCO2 + (n + 1)H2O

- Phản ứng oxy hóa không hoàn toàn

C2H5OH + CuO  → CH3-CHO + H2O + Cu

Các phương pháp điều chế cồn ethanol được sử dụng hiện nay

1. Lên men hydratcacbon

Cồn ethanol được tạo ra từ quá trình lên men hydratcacbon có trong lúa mì, lúa mạch, ngô, sắn…Trong điều kiện không có oxy, một số loại men rượu sẽ chuyển hóa đường để tạo thành ethanol và giải phóng khí CO2. Phương trình phản ứng xảy ra như sau:

C6H12O6→ 2 CH3CH2OH+ 2 CO2

Quá trình nuôi cấy men rượu được gọi là ủ rượu. Men rượu có thể phát triển khi có sự hiện diện của khoảng 20% rượu. Để tăng nồng độ rượu, người sản xuất sẽ sử dụng phương pháp chưng cất.

2. Hydrat hóa khí etylen có xúc tác là axit

Trong công nghệ hóa dầu tổng hợp thì ethanol được sản xuất trên dây chuyền công nghệ mới bằng phương pháp hydrat hóa khí etylen có xúc tác là axit. Cụ thể thì nhà sản xuất sẽ cho ethylene hợp nước trong điều kiện nhiệt độ 300 độ C và áp suất là 70-80 atm, với chất xúc tác là axit wolframic hoặc axit phosphoric. Phương trình phản ứng hóa học xảy ra như sau:

H2C=CH2+ H2O→CH3CH2OH

3. Làm tinh khiết hỗn hợp nước và etanol

Đối với hỗn hợp ethanol và nước, điểm sôi cực đại của hỗn hợp (azeotrope) ở nồng độ 96% ethanol và 4% nước. Do đó việc chưng cất phân đoạn hỗn hợp ethanol-nước (chứa ít hơn 96% ethanol) sẽ không thể tạo ra ethanol tinh khiết có nồng độ trên 96%. Vì vậy, ethanol 95% là dung môi phổ biến nhất.

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của cồn ethanol

Điều chế ethanol

Ethanol có tác dụng gì?

1. Trong công nghiệp

Ethanol được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp sản xuất dược phẩm, nước hoa, sản xuất sơn, mực in, điện tử,… Trong sản xuất mỹ phẩm, ethanol được dùng làm dung môi để hòa tan các chất và ngăn chặn sự kết tinh của các thành phần trong công thức. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong ngành điện tử để lau vi mạch, bo mạch.

Cồn ethanol thường được trộn lẫn với xăng hoặc dùng thay xăng cho động cơ đốt trong. Ngoài ra, vì có điểm đóng băng thấp nên ethanol cũng được dùng trong các sản phẩm chống đông lạnh. Nó cũng được dùng làm nhiên liệu cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm.

Ethanol được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các hợp chất hữu cơ như dietyl ete, axit axetic,… Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ mà nhiều loại nguyên liệu hóa dầu khác rẻ tiền hơn ethanol đã ra đời và được dùng để thay thế cho nó.

  • Ethanol được sử dụng như một loại nước ướp gia vị hoặc khử mùi tanh trên thực phẩm sống

Tham khảo: Benzy alcohol C6H5CH2OH là gì? Benzy alcohol có tác dụng gì?

2. Trong lĩnh vực y tế

  • Dùng để tiệt trùng, sát khuẩn vết thương

Cồn ethanol là chất có tính sát khuẩn cao, đồng thời chống lại được nhiều loại vi khuẩn, nấm và một số loại virus khác xâm nhập nên nó được dùng để tiệt trùng các thiết bị, dụng cụ phẫu thuật và sát trùng vết thương hở. Với vai trò là chất chống nhiễm trùng, cồn ethanol hoạt động như một chất thẩm thấu hoặc khử nước và làm phá vỡ sự cân bằng thẩm thấu trên màng tế bào của các vi sinh vật.

Cồn y tế thường dùng để sát khuẩn có nồng độ ethanol 70% theo thể tích, phần còn lại bao gồm nước, chất khử màu và dầu nước hoa. Nó được sử dụng như một rubefacient để điều trị đau cơ và khớp. Ngoài ra, nó cũng là thành phần có trong chất khử trùng tay và thuốc nhỏ tai dùng cho những người đi bơi.

Cồn y tế cũng có thể được pha loãng để làm nước súc miệng, tuy nhiên cần chú ý liều lượng, tốt nhất không nên sử dụng vì nó độc hại và có thể gây tử vong với có nồng độ cao. Tùy vào yêu cầu và chỉ dẫn của bác sĩ mà chúng ta sẽ sử dụng dung dịch cồn có nồng độ thích hợp.

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của cồn ethanol

Cồn sát khuẩn ethanol

  • Dùng là một chất làm mềm để hòa tan nhiều loại thuốc không hòa tan
  • Sản xuất thuốc gây mê

Cồn ethanol là một trong những thành phần dùng để sản xuất thuốc ngủ hay thuốc an thần nhẹ, thuốc gây mê cho người bệnh. Ethanol liên kết với các thụ thể GABA, glycine (tiểu đơn vị alpha 1 và alpha 2) và điều chỉnh tác dụng của chúng, đồng thời ức chế chức năng thụ thể NMDA.

Trong ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm, ethanol có thể được dùng với một lượng nhỏ, an toàn trong sản xuất viên nang hoặc viên thuốc dạng nén.

  • Trong sản xuất đồ uống có cồn

Ethanol chính là cồn và có thể được sử dụng như một loại đồ uống với liều lượng tuân thủ tiêu chuẩn an toàn. Khi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành một dạng năng lượng cung cấp chất dinh dưỡng và nếu uống với lượng vừa đủ, nó sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của cồn ethanol

Ethanol dùng trong sản xuất rượu

Ethanol có độc không?

Etanol cùng các sản phẩm của nó có độ cồn trên 50 độ đều là những chất rất dễ gây cháy nổ, kéo theo những thiệt hại về người và tài sản.

Ethanol gây ảnh hưởng đến tế bào thần kinh của não theo nhiều cách. Trong cơ thể người, nó được chuyển hóa thành axetaldehit, một chất có độc tính cao. Nó làm thay đổi màng và các kênh ion, enzyme và thụ thể của tế bào thần kinh. Rượu cũng liên kết trực tiếp với các thụ thể cho serotonin, GABA, acetylcholine và các thụ thể NMDA cho glutamate. Nếu uống quá nhiều đồ uống có cồn, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu, ví dụ như mắc bệnh xơ gan, ung thư và đặc biệt rất dễ bị nghiện rượu. Nếu nồng độ cồn trong máu thấp hơn 0,1%, có thể gây ra tình trạng say xỉn, nồng độ từ 0,3-0,4% sẽ gây ra tình trạng hôn mê và vượt quá 0.5% thì có thể gây tử vong.

Theo như nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra mối liên quan tỷ lệ thuận giữa ethanol và sự phát triển của Acinetobacter baumannii, một loại vi khuẩn gây ra viêm phổi, viêm màng não và các viêm nhiễm hệ bài tiết.

Khi rượu ethanol được tiêm gần với các mô thần kinh, nó sẽ tạo ra viêm thần kinh và thoái hóa thần kinh hay còn gọi là phân giải thần kinh. Trong cơ thể, ethanol cũng được chuyển hóa bởi enzyme dehydrogenase của gan và có đến 90-98% ethanol đi vào cơ thể bị oxy hóa hoàn toàn.

Những lưu ý khi bảo quản ethanol

- Ethanol là chất dễ cháy nên cần bảo quản nó ở khu vực thoáng mát, tránh xa ánh sáng mặt trời, các nguồn nhiệt và những nguồn gây cháy khác. 

- Không để ethanol ở gần các loại bình xịt, các nguyên tố oxy hóa, dễ cháy, chất ăn mòn và những chất dễ cháy khác.

Mua ethanol ở đâu tại Hà Nội uy tín, giá rẻ

Trên đây là một số thông tin về ethanol là gì mà chúng tôi muốn các bạn nắm được. Hy vọng đó sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho các bạn. Ngoài ra, nếu bạn nào đang có nhu cầu tìm mua ethanol để sử dụng thì hãy liên hệ ngay với VIETCHEM theo số điện thoại 096 302 9988 để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất. Tại VIETCHEM hiện đang có cả sản phẩm cồn thơm ethanol 96% phục vụ cho sản xuất công nghiệp và cả cồn ethanol 96% dùng trong phòng thí nghiệm, phù hợp với nhiều nhu cầu của người sử dụng.

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của cồn ethanol

Cồn ethanol 96%

Đến với VIETCHEM, các bạn sẽ được cam kết về chất lượng sản phẩm và chính sách giá thành. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ giao hàng trên toàn quốc với mức phí thấp nhất. Vậy thì các bạn còn chần chừ gì nữa mà không đến ngay với VIETCHEM để mua cho mình sản phẩm cồn ethanol chất lượng với giá thành tốt nhất chứ. Hãy truy cập website https://ammonia-vietchem.vn/ để xem những bài viết mới nhất của chúng tôi!

Xem thêm: