Tiền đề nào là nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học?

Chủ nghĩa Mác ra đời là một trong những bước ngoặt lớn nhất, giá trị to lớn của Chủ nghĩa Mác là không thể phủ nhận được. Vậy những điều kiện tiền đề của sự ra đời Chủ nghĩa Mác là gì?

Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ trình bày nhưng nội dung liên quan tới điều kiện tiền đề của sự ra đời Chủ nghĩa Mác.

Điều kiện của sự ra đời Chủ nghĩa Mác

Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Vậy những điều kiện tiền đề của sự ra đời Chủ nghĩa Mác là gì?

+ Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới tạo ra điều kiện thực tiễn tuyệt đối cần thiết cho sự thoát khỏi lý tưởng không tưởng xã hội chủ nghĩa cho Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, bởi lẽ chính sự phát triển của kinh tế tư bản chú nghĩa mới tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cho việc thực hiện những nguyên lý của chủ nghĩa Cộng sản.

+ Chính sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản đã đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn, lý luận, chính trị, xã hội… đòi hỏi các nhà lý luận phải giải trả lời, nghĩa là nó kích thích cho các trào lưu tư tưởng triết học ra đời trong đó có triết học Mác.

+ Chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa làm cho giai cấp công nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng phát triển chuyển từ tự phát lên tự giác.

Từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị, điển hình như cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liong [Pháp – 1831], khởi nghĩa của thợ dệt ở Xiledi [Đức – 1844], phong trào Hiến chương ở Anh [từ năm 1836 đến năm 1847].

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có một lý luận khoa học, cách mạng dẫn đường, trong khi đó có rất nhiều các trào lưu tư tưởng phản khoa học tìm cách len lỏi vào phong trào công nhân.

Điều này đã thúc đẩy cho sự ra đời của triết học Mác. Có thể nói, sự xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài lịch sử cùng với cuộc đấu tranh mạnh mẽ của họ là điều kiện chính trị – xã hội quan trọng nhất thúc đẩy sự ra đời của Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.

Tiền đề của sự ra đời Chủ nghĩa Mác

– Tiền đề lý luận:

Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế – chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và Anh.

+ Với Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Ph.Hêghen là L.Phoibac đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác.

Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác đã kế thừa những nội dung cơ bản trong phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật của Phoiobac. Đồng thời, các ông cũng khắc phục những hạn chế cơ bản của hai học thuyết ấy; đó là thế giới quan duy tâm trong triết học Hêghen và phương pháp siêu hình trong triết học của Phoiobac.

Trên cơ sở đó các ông đã sáng lập ra một thế giới quan triết học mới là: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật. Nhờ thế giới quan mới này các ông đã vận dụng nó vào việc nghiên cứu một cách khoa học những quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội, đặc biệt là nghiên cứu những quy luật ra đời, phát triển, suy tàn của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội.

+ Với kinh tế – chính trị cổ điển Anh, đặc biệt là với các học thuyết của những đại biểu lớn của nó [A.Xmit và Đ.Ricacdo], C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa những quan điểm hợp lý khoa học của những học thuyết này. Đó là: Quan điểm duy vật trong nghiên cứu lĩnh vực khoa học kinh tế chính trị và học thuyết giá trị về lao động. Đồng thời, các ông cũng phê phán và khắc phục tính chất chưa triệt để trong học thuyết giá trị về lao động và phương pháp siêu hình trong nghiên cứu của các nhà kinh tế học cổ điển Anh. Trên cơ sở đó các ông đã xây dựng thành công học thuyết về giá trị lao động và học thuyết giá trị thặng dư.

+ Với Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở nước Anh và Pháp, đặc biệt là với những biểu lớn của nó là H.Xanh Ximong, S.Phurie và R.Ooen, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những tư tưởng nhân đạo và những sự phê phán hợp lý của các nhà tư tưởng này đối với những hạn chế cảu Chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, các ông cũng khắc phục và vượt qua những hạn chế trong học thuyết của họ. Đó là tính chất không tưởng trong các học thuyết ấy. Từ đó, các ông xây dựng nên một lý luận mới – lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội.

– Tiền đề khoa học tự nhiên:

Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng, cung cấp cơ sở tri thức khoa học để tư duy biện chứng trở thành khoa học.

+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã dẫn đến kết luận triết học là sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hóa những hình thức vận động của chúng.

+ Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và thực vật; giải thích quá trình phát triển của chúng; dặt cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền sinh học; bác bỏ quan niệm siêu hình về nguồn gốc và hình thức giữa thực vật với động vật.

+ Thuyết tiến hóa đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và động vật không có sự liên hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh học cơ sở khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài.

Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử. Sự ra đời của nó không những do nhu cầu khách quan của thực tiễn xã hội lúc bấy giờ, do sự kế thừa những thành tựu trong lý luận và được kiểm chứng bằng các thành tựu của khoa học, mà còn do bản thân sự phát triển của lịch sử đã tạo ra những tiền đề khách quan cho sự ra đời của nó.

Như vậy, những điều kiện tiền đề của sự ra đời Chủ nghĩa Mác bao gồm một điều kiện về kinh tế – xã hội và hai tiền đề. Bởi vậy, Chủ nghĩa Mác “cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại” và Đảng Cộng sản Việt Nam “kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng”.

Chủ nghĩa xã hội khoa học là thuật ngữ được Friedrich Engels nêu ra[1] để mô tả các lý thuyết về kinh tế-chính trị-xã hội do Karl Marx và ông sáng tạo. Thuật ngữ này đối lập với chủ nghĩa xã hội không tưởng vì nó trình bày một cách có hệ thống và nêu bật lên được những điều kiện và tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học đó là nó chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học để loại bỏ tình trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức xã hội mới không biết đến những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã mơ ước nhưng không thực hiện được.[2]

Mục lục

  • 1 Thuật ngữ
  • 2 Đối tượng nghiên cứu
  • 3 Nội dung
  • 4 Tham khảo
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích

Thuật ngữSửa đổi

Theo các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marx-Lenin thì chủ nghĩa xã hội khoa học về mặt lý luận nằm trong khái niệm "chủ nghĩa xã hội", là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Marx-Lenin, nghiên cứu sự vận động xã hội nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo nghĩa hẹp thì chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Marx-Lenin. Chủ nghĩa xã hội khoa học đã dựa trên phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời cũng dựa trên những cơ sở lý luận khoa học về các quy luật kinh tế, quan hệ kinh tế... để luận giải một cách khoa học về quá trình nảy sinh cách mạng xã hội chủ nghĩa, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, gắn liền với sứ mệnh lịch sử có tính toàn thế giới của giai cấp công nhân hiện đại, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội.[3]

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Marx-Lenin [bao gồm cả ba bộ phận]. Nghĩa rộng của chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I.Lenin khẳng định: "chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Mác".[3] Vì triết học Marx lẫn kinh tế chính trị Marx đều dẫn đến cái tất yếu lịch sử là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo họ, những người lãnh đạo, tổ chức cùng nhân dân thực hiện sự nghiệp cách mạng lâu dài và triệt để đó chỉ có thể là giai cấp công nhân hiện đại, thông qua đảng của nó. V.I. Lenin nhận định: "bộ "Tư bản" - tác phẩm chủ yếu và cơ bản ấy trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học... những yếu tố từ đó nảy sinh ra chế độ tương lai".[4]

Đối tượng nghiên cứuSửa đổi

Các quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, điều kiện, con đường và hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nội dungSửa đổi

Nội dung quan trọng của lý thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một thành tích chủ nghĩa Marx - Lenin.

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo Marx và Engels là những người công nhân sẽ xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

Ph. Ăngghen phát biểu rằng:[5]

Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại

Sau V.I. Lenin cũng phát biểu rằng:[6]

Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa

Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được K. Marx và F. Engels trình bày trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm này các ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

  • Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và, với tính cách như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
  • Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.
  • Địa vị kinh tế - xã hội khách quan tạo cho họ khả năng làm việc đó, tức là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp và khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh.

Tham khảoSửa đổi

  • Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004
  • Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin [tái bản], Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005
  • Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [tái bản có sửa đổi, bổ sung], Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Nhập môn Marx, Rius [Eduardo del Rio], người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006
  • Một số vấn đề Triết học Mác – Lênin: Lý luận và thực tiễn [tái bản có bổ sung], Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Triết học Mác – Lênin [tập II], Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 [xuất bản lần thứ ba]
  • Triết học Mác – Lênin [tập III], Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 [xuất bản lần thứ ba]
  • Triết học Mác – Lênin [tập II], Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 1996
  • Kinh tế Chính trị Mác – Lênin [in lần thứ 2 có sửa chữa, bổ sung], Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007
  • 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin [tái bản lần thứ 5], An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008
  • Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 [tái bản có bổ sung, sửa chữa]

Xem thêmSửa đổi

  • Phê phán chủ nghĩa tư bản
  • Chủ nghĩa thực dân
  • Chủ nghĩa đế quốc
  • Chủ nghĩa tự do
  • Kinh tế thị trường

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Socialism: Utopian and Scientific”. Truy cập 13 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006, trang 8
  3. ^ a b Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006, trang 10
  4. ^ V.I. Lênin: Toàn tập [tập 1], Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1974, trang 226
  5. ^ C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1995, tập 20, trang 393
  6. ^ V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1980, tập 23, trang 1

Video liên quan

Chủ Đề