Thuốc tipho là thuốc gì

Đờm hay đàm, là chất nhầy được tiết ra từ tế bào đường hô hấp dưới, thành phần bao gồm bạch cầu mủ, hồng cầu, tế bào miễn dịch, có thể chứa những chất được hít vào phổi,... Một số bệnh lý sẽ khiến lượng đờm tiết ra nhiều hơn bình thường như ho, viêm phế quản,... Sử dụng thuốc long đờm đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

1. Nguyên nhân khiến cơ thể tiết nhiều đờm

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể sản xuất nhiều đờm hơn bình thường khiến chúng dày đặc hơn và thường có màu vàng hoặc xanh. Trong một số trường hợp hút thuốc quá nhiều đờm khạc ra có thể dính máu do những tổn thương của niêm mạc đường hô hấp.

Hen suyễn: Những người bị hen suyễn đường thở của họ khá nhạy cảm do đó dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc dị ứng với môi trường. Đây là nguyên nhân khiến đường thở bị viêm và đờm được sản xuất nhiều hơn.

Cảm cúm: Cảm cúm là căn bệnh phổ biến, nhiều bệnh nhân có xu hướng tiết ra nhiều đờm xanh hơn bình thường.

Viêm phế quản: Những người bị viêm phế quản thường tiết ra nhiều đờm hơn so với bình thường, khi khạc nhổ đờm sẽ có màu xanh lục hoặc vàng xám.

Viêm phổi: Các mô phổi bị sưng lên do nhiễm trùng các loại vi khuẩn, bệnh nhân ho ra đờm có màu xanh lá cây, nâu, vàng hoặc đờm dính máu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Tổn thương các đường thở trung tâm, có thâm nhiễm các tế bào viêm ở bề mặt biểu mô đường thở, các tuyến tiết nhầy dưới niêm mạc to ra, tăng số lượng các tế bào Goblet dẫn đến tăng tiết chất nhầy .

Ngoài ra còn có một số bệnh lý khác gây ho có đờm: lao phổi, giãn phế quản, viêm họng, viêm xoang, trào ngược dạ dày,...

2. Thuốc long đờm là gì?

Thuốc tiêu đờm hay thuốc tiêu chất nhầy được sử dụng để làm long tiết dịch từ niêm mạc phế quản, khí quản. Thuốc có tác dụng làm thay đổi cấu trúc, giảm độ quánh nhớt của đờm nhầy, từ đó khiến đờm có thể tống ra khỏi đường hô hấp bằng hành động khạc nhổ hoặc thông qua hệ thống lông chuyển.

Nhóm thuốc long đờm bao gồm các loại sau: eprazinon, carbocystein, bromhexin, acetylcystein, ambroxol,...

Sử dụng thuốc long đờm để bạn có thể khạc nhổ dễ dàng hơn

Thuốc long đờm đơn chất chỉ chứa duy nhất một trong số thành phần ở trên như: Acemuc (chỉ chứa acetylcystein), Bisolvon (chỉ chứa bromhexin), Mucosolvan (chỉ chứa ambroxol). Một số loại thuốc long đờm phối hợp như thuốc trị ho Solmux Broncho, Atussin,...

3. Một số loại thuốc long đờm hiện nay

3.1. Thuốc chứa Carbocistein

Tác dụng tiêu đờm, thường được sử dụng cho bệnh nhân bị hô hấp mạn tính ví dụ như COPD. Thuốc sẽ làm đờm bớt dày và dính hơn giúp người bệnh khạc nhổ một cách dễ dàng. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng lồng ngực.

3.2. Thuốc chứa Acetylcystein

Dùng để long đờm các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Sau khi dùng, thuốc sẽ làm loãng đờm nhầy, di chuyển qua phổi dễ dàng hơn và tống ra ngoài thông qua việc ho. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giải độc khi sử dụng quá liều paracetamol.

3.3. Thuốc chứa Bromhexin

Bao gồm dạng đơn chất và dạng phối hợp, thuốc trị nhiễm khuẩn, loãng đờm trong bài tiết phế quản, giúp người bệnh tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.

3.4. Thuốc chứa Ambroxol

Tác dụng tương tự Bromhexin, loại thường dụng phổ biến như Muscosolvan.

4. Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc long đờm?

4.1. Tác dụng phụ của thuốc long đờm

Có một số trường hợp sau khi sử dụng thuốc long đờm sẽ có những tác dụng phụ như sau:

- Thuốc khiến chất nhầy bảo vệ dạ dày loãng ra dễ gây viêm loét dạ dày cho người sử dụng.

- Thuốc có thể gây khởi phát các cơn co thắt phế quản.

- Ngoài ra còn một số tác dụng phụ khác như: hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, buồn ngủ,...

Tác dụng phụ của thuốc long đờm có thể khiến người uống bị hoa mắt chóng mặt

4.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc

Lưu ý chung

- Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, tránh gây nên những tác dụng phụ mà chúng tôi đã liệt kê ở trên. Sử dụng thuốc theo đơn kê và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất.

- Người hen suyễn cẩn thận khi sử dụng thuốc long đờm, do thuốc có thể khiến bệnh nhân bị co thắt phế quản. Nếu tình trạng này xảy ra thì nên ngưng sử dụng thuốc rồi xin tư vấn của bác sĩ.

- Những người bị suy nhược sức khỏe cũng không nên sử dụng do cơ thể yếu không thể khạc hoặc không biết khạc đờm sẽ gây nên tình trạng ứ đọng đờm làm tính trạng bệnh ngày càng tệ hơn.

- Trường hợp bệnh nhân muốn giảm ho mà phế quản có nhiều đờm loãng thì phải thực hiện hút đờm nhầy.

- Nếu đang sử dụng thuốc giảm khả năng bài tiết dịch phế quản hoặc thuốc trị ho thì cũng không nên sử dụng thuốc long đờm.

- Sử dụng thuốc long đờm trong khoảng thời gian 8 - 10 ngày, không tự ý kéo dài sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng cho trẻ em

Chỉ sử dụng thuốc long đờm cho trẻ em trên 12 tuổi theo sự chỉ định của bác sĩ

- Cho trẻ đến thăm khám ở chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp nhất bởi thuốc long đờm bản chất là thuốc kháng sinh, cha mẹ tự ý sử dụng có thể khiến trẻ bị kháng kháng sinh vĩnh viễn, rất nguy hiểm.

- Chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc long đờm ngay tại bệnh viện để có những biện pháp can thiệp kịp thời như hút đờm, vỗ rung long đờm.

Thuốc long đờm cần sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp một số biện pháp hỗ trợ khác để đạt hiệu quả điều trị cao.

Bệnh viện MEDLATEC là một trong những Bệnh viện Đa khoa uy tín nhất hiện nay. Bệnh viện khám và điều trị các bệnh lý nội, ngoại khoa, sản khoa,... thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại như MRI, X-Quang, CT Scanner, hỗ trợ hơn 500 loại xét nghiệm kiểm tra bệnh tật khác nhau, và đặc biệt là dịch vụ xét nghiệm tại nhà vô cùng tiện lợi.

Chỉ cần đăng ký thông qua tổng đài 1900 56 56 56 hoặc qua website medlatec.vn, MEDLATEC sẽ cho nhân viên đến tận nhà để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, giá chỉ 10 ngàn đồng/lần. Kết quả sẽ được trả online hoặc thông qua hình thức gửi thư tận nhà.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, dễ xảy ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để chữa trị dứt điểm tình trạng này? Bạn đọc có thể tham khảo một số loại thuốc viêm mũi dị ứng được dùng phổ biến trong bài viết.

1. Tổng quan về viêm mũi dị ứng

viêm mũi dị ứng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại những chất gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, thời tiết giao mùa, lông động vật, nước hoa, khói thuốc,... khiến lớp màng lót bên trong mũi (niêm mạc) bị viêm lên.

Tùy vào sức khỏe, cơ địa mỗi người mà tình trạng dị ứng sẽ có mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu để dị ứng diễn ra liên tục, kéo dài và không chữa trị sớm, bệnh sẽ dẫn đến một số biến chứng như viêm xoang nhiễm khuẩn, polyp mũi - xoang, viêm tai giữa,...

Có 2 loại dị ứng thường gặp là dị ứng quanh năm và dị ứng theo mùa, bệnh có thể được điều trị bằng thuốc viêm mũi dị ứng hoặc nặng hơn là phẫu thuật để đảm bảo sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Một số triệu chứng thường gặp khi bị viêm mũi dị ứng như:

  • Người bệnh thường xuyên hắt hơi, sổ mũi khi gặp phải các vật gây dị ứng. Khi thời tiết thay đổi, người bệnh sẽ hắt hơi nhiều hơn kèm cảm giác đau đầu mỗi lần hắt hơi.

  • Ngứa mũi, da và các vùng khác trên cơ thể.

  • Phát ban, mệt mỏi, thường xuyên bị đau đầu.

  • Người bệnh có thể bị nghẹt mũi, khó thở, có khi phải thở bằng miệng.

  • Người bệnh có thể bị viêm họng hoặc ngứa họng.

Người bị viêm mũi dị ứng thường xuyên hắt hơi, sổ mũi khi gặp phải các vật gây dị ứng

2. Những loại thuốc viêm mũi dị ứng được dùng phổ biến

Nhóm thuốc kháng Histamin

Đây là loại thuốc thường được chỉ định điều trị trong hầu hết trường hợp bị viêm mũi dị ứng. Thuốc có tác dụng hạn chế hoạt động phóng thích histamin vào da và niêm mạc.

Thuốc có thể được dùng để điều trị các triệu chứng gây ra do dị ứng như ngứa, sổ mũi, nổi mề đay,...

Tuy nhiên, thuốc dễ gây buồn ngủ và giảm độ tập trung khi sử dụng, vì vậy, người bệnh hạn chế dùng thuốc khi đang lái xe, điều khiển máy móc,... Ngoài ra, nhóm thuốc kháng Histamin có thể gây nên một số triệu chứng phụ khác như khô mắt, táo bón, chóng mặt nhẹ,...

Một số thuốc trong nhóm như: Clorpheniramin, Levocetirizine, Fexofenadine, Acrivastine, Loratadin,...

Thuốc viêm mũi dị ứng - Nhóm thuốc corticoid

Thuốc có hai dạng xịt và dạng hít, thuốc corticoid được xem là phương pháp phổ biến để điều trị các thể của viêm mũi xoang mãn tính hiệu quả., có tác dụng kháng viêm và chống dị ứng mạnh. Thuốc sử dụng để điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, ú tắc xoang,... của viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên nhóm thuốc corticoid dựa trên cơ chế ức chế hoạt động miễn dịch vì vậy nếu bạn bị bị thương ở vùng niêm mạc hô hấp, việc dùng thuốc sẽ khiến giảm tốc độ hồi phục của vết thương.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc coiticoid - dạng xịt

Một số chú ý khi sử dụng thuốc:

  • Không lạm dụng thuốc, vì nếu sử dụng thuốc nhiều và dài ngày có thể khiến khả năng miễn dịch của niêm mạc hô hấp bị kém đi, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus dễ gây bệnh.

  • Thuốc không được sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi

  • Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc có thể xảy ra như: buồn nôn, đau đầu, ho,...

Thuốc vệ sinh mũi chứa Nacl 0.9 %

Nước muối sinh lý NaCl 0.9% có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi, hỗ trợ dẫn dịch tiết hô hấp và giảm viêm, cải thiện tình trạng khô mũi.

Thuốc chứa NaCl 0.9% hầu như không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Vì vậy, có thể sử dụng thuốc cho cả các đội tướng nhạy cảm như trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú,...

Thuốc kháng sinh cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm thường do vi khuẩn hoặc nấm men gây nên. Để điều trị, nhóm thuốc như Penicillin hay kháng sinh chứa sulfur như Sulfamethoxazole, Trimethoprim,... là những nhóm thuốc kháng sinh chủ yếu được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng nhóm Cephalosporin trong trường hợp bội nhiễm tái phát nhiều lần, hay vi khuẩn có dấu hiệu kháng thuốc. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh kháng nấm như trong trường hợp viêm mũi dị ứng bội nhiễm do nấm như Amphotericin B hoặc Voriconazole.

Trong quá trình điều trị, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh liên tục theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cũng có thể gây nên một số phản ứng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,...

Sử dụng thuốc kháng sinh cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý rằng, trong trường hợp nặng, sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng lâu ngày nhưng không hiệu quả, bạn có thể phải phẫu thuật để điều trị.

3. Một số điểm người bệnh cần chú ý khi sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng

Hiện nay, không có thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, những loại thuốc nêu trên được sử dụng để cải thiện và làm giảm các triệu chứng của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, khi sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng, người bệnh cần lưu ý.

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc viêm mũi dị ứng khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt với các đối tượng như trẻ em và phụ nữ có thai.

  • Kết hợp việc sử dụng thuốc điều trị cùng với việc hạn chế, trách tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng để việc chữa trị có hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát.

  • Không lạm dụng thuốc, sử dụng đúng liều lượng và thời gian điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí,... để lọc những bụi bẩn, hạn chế dị ứng bị nặng thêm; ngoài ra cũng có thể xông mũi với gừng tươi để cải thiện một số triệu chứng của bệnh.

  • Trong khi sử dụng thuốc, nếu có những dấu hiệu của tác dụng phụ, bạn nên thông báo với bác sĩ điều trị để tìm giải pháp thích hợp.

Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng

Trên đây là một số thông tin về thuốc viêm mũi dị ứng thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị. Nếu bạn còn có thắc mắc nào cần tư vấn liên về căn bệnh viêm mũi dị ứng hay việc sử dụng thuốc, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900565656 để được các chuyên gia y tế của MEDLATEC hỗ trợ và giải đáp.