Thuốc fabamox 1g giá bao nhiêu

Amoxicillin

Công dụng (Chỉ định)

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: bao gồm (tai, mũi, họng) viêm Amidan, viêm xoang, viêm tai giữa.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: Do liên cầu, phế cầu, tụ cầu khuẩn
  • Ngoài ra: nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, bệnh lậu, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn da.

Liều dùng

Cách dùng :

  • Dùng uống.
  • Uống trước hoặc sau bữa ăn đều được.

Liều dùng:

Liều dùng thuốc Fabamox 500 cho người lớn

  • Theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
  • Liều thường dùng là 250 mg – 500 mg, cách 8 giờ một lần.

Liều dùng thuốc Fabamox 500 cho trẻ em

  • Trẻ em từ 6 tuổi đến 10 tuổi có thể dùng liều 125 – 250 mg, cách 8 giờ một lần.
  • Trẻ dưới 20 kg thường dùng liều 20 – 40 mg/kg thể trọng/ngày.

Liều cao hơn, uống liều duy nhất hoặc trong các đợt ngắn, được dùng trong một vài bệnh:

  • Liều 3 g, nhắc lại một lần nữa sau 8 giờ để điều trị áp xe quanh răng hoặc nhắc lại sau 10 -12 giờ đề điều trị nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu không biến chứng.
  • Để dự phòng viêm màng trong tim ở người dễ mắc, cho liều duy nhất 3 g, cách 1 giờ trước khi làm thủ thuật như nhổ răng.
  • Dùng phác đồ liều cao 3g amoxicilin 2 lần/ngày cho người bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng hoặc tái phật.
  • Nếu cần, trẻ em 6 -10 tuổi viêm tai giữa có thể dùng liều 750 mg/lần, 2 lần mỗi ngày, trong 2 ngày.
  • Đối với trẻ em dưới 6 tuổi nên dùng dạng bào chế khác thích hợp hơn (như dạng thuốc bột pha hỗn dịch uống).

Liều dùng thuốc Fabamox 500 cho người có bệnh thận và gan

Đồi với người suy thận, phải giảm liều theo hệ số thanh thải creatinin

  • Cl creatinin < 10 ml/phút: 500 mg/24 giờ.
  • Cl creatinin > 10 ml/phút: 500 mg/12 giờ.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại penicilin nào.
  • Dị ứng các cep

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Ngoại ban (3-10%), thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.

Các tác dụng phụ ít gặp

Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100

  • Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
  • Phản ứng quá mẫn: Ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hộl chứng Stevens- Johnson.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Gan: Tăng nhẹ SGOT.
  • Thần kinh trung ương: Kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt.
  • Máu: Thiếu mau, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

Tương tác với các thuốc khác

  • Hấp thu amoxicilin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày, do đó có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
  • Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicilin.
  • Khi dùng alopurinol cùng với amoxicilin hoặc ampicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của ampicilin, amoxicilin.
  • Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicilin và các chất kìm khuẩn như cloramphenicol.tetracyclin.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Phải định kỳ kiểm tra các chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày.
  • Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin hoặc các dị nguyên khác, nên cần phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với penicillin, cephalosporin và các dị nguyên khác.
  • Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, phải ngừng dùng amoxicillin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxy, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng penicillin hoặc cephalosporin nữa.

**** Một số sản phẩm trên Website không hiển thị giá chúng tôi chỉ chia sẻ thông tin tham khảo, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sỹ chuyên môn.

*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. *** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.

*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Qúy khách hàng lưu ý, chosithuoc không bán lẻ thuốc trên Online, Chúng Tôi chỉ bán " Thuốc tây " cho các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân kinh doanh " Thuốc tây, dược phẩm "  thông qua hợp đồng mua bán giữa các đối tác. Chosithuoc là trang web giới thiệu sản phẩm thông qua môi trường tiếp thị Online, việc hiện thị giá bán lẻ là giá thị trường để Qúy Khách tham khảo giá chung. Qúy Khách có nhu cầu " mua thuốc tây " vui lòng liên hệ nhà thuốc gần nhất. Chosithuoc xin cảm ơn. Thân ái!

*** Website chosithuoc.com không bán lẻ dược phẩm, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức hợp đồng mua bán với các đối tác có đủ điều kiện kinh doanh Dược phẩm như: Bệnh viện, Nhà Thuốc,... Chúng tôi không hoạt động bán lẻ dược phẩm dưới bất kỳ hình thức nào trên Website.

Trong bài viết này,nhà thuốc Lưu Anh giới thiệu đến các bạn sản phẩmthuốcFabamox được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm TW1( Pharbaco) – VIỆT NAM, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-25792-16, được đăng ký bởi công tyCông ty cổ phần dược phẩm TW1( Pharbaco).

Fabamox là thuốc gì?

Thuốc Fabamox là thuốc điều trị nhiễm khuẩn như chống viêm đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường mật có thành phần chính là Amoxicillin với hàm lượng 500 mg/viên; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: viên nang cứng.

Quy cách đóng gói: mỗi hộp thuốc Fabamox gồm 5 vỉ, mỗi vỉ chứa 12 viên.

Bảo quản: thuốc Fabamox bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa với tầm tay trẻ em.

ThuốcFabamox giá bao nhiêu? bán ở đâu?

Thuốc Fabamox giá 107.000 đồng 1 hộp 60 viên bán tại nhà thuốc Lưu Anh, chúng tôi giao hàng toàn quốc.

Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:

  • ThuốcCefoxitin
  • thuốcTedavi400mg/ 57mgđược sản xuất bởi công ty dược phẩm BILIM ILAC SANAYI VE TICARET
  • thuốcMilrixađược sản xuất độc quyền bởi công ty dược phẩm Vianex S.A đến từ Hy Lạp

Thuốc Fabamox có tác dụng gì?

Thuốc Fabamox được sử dụng cho các trường hợp:

  • Điều trị viêm đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, …
  • Điều trị viêm đường hô hấp dưới do 1 số vi khuẩn Gram dương: viêm phổi, viêm phế quản cấp, …
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng, đường mật.
  • Điều trị cho người mắc bệnh lậu.
  • Điều trị nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn E. coli có sự nhạy cảm với amoxicillin.

Liều dùng và Cách dùng thuốc Fabamox như thế nào?

Thuốc viên nang dùng đường uống, dùng sau ăn.

Liều lượng khuyến cáo như sau:

  • Liều điều trị thông thường: mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 250 – 500 mg.
  • Liều điều trị dành cho trẻ em 10 tuổi trở lên: có thể dùng liều 125 – 250 mg mỗi lần, mỗi ngày 3 lần.
  • Liều điều trị dành cho trẻ em cân nặng dưới 20 kg: có thể dùng liều điều trị 20 – 40 mg/kg cân nặng/ngày.
  • Liều điều trị dành cho bệnh nhân điều trị các ổ viêm quanh răng: dùng liều 3 gam nhắc lại sau 8 giờ.
  • Liều điều trị dành cho bệnh nhân điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa bị biến chứng: dùng liều 3 gam nhắc lại sau 10-12 giờ.
  • Liều điều trị dành cho bệnh nhân điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng hoặc bị tái phát: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3g.

Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân suy thận cần hiệu chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin.

Không sử dụng thuốc Fabamox khi nào?

Không dùng thuốc Fabamox cho người có tiền sử quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Fabamox

  • Để đảm bảo hiệu quả điều trị với liều dùng tối ưu, phải kiểm tra thường xuyên chức năng gan và thận khi dùng thuốc kéo dài.
  • Cần phải kiểm tra kỹ xem bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh penicillin hay không.
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
  • Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng, … hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng Fabamox nếu cần thết.
  • Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.

Lưu ý:

  • Với các thuốc Fabamox hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc thì không nên sử dụng tiếp.
  • Tránh để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
  • Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Fabamox

Khi sử dụng thuốc Fabamox có thể gặp tác dụng không mong muốn như:

  • Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
  • Phản ứng dị ứng: ban đỏ, ban dát sần, mề đay, hội chứng Stevens-Johnson.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Tăng nhẹ SGOT.
  • Kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi hành vi, chóng mặt.
  • Thiếu máu, giảm số lượng tế bào dòng tiểu cầu, bạch cầu, …

Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ về các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Fabamox.

Người lái xe và vận hành máy móc có dùng thuốc Fabamox được không?

Thuốc Fabamox có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc không ảnh hưởng đến tâm thần và sự tập trung.

Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Fabamox được không?

Tốt nhất nên thận trọng nếu đang cân nhắc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú. Để có quyết định chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc Fabamox.

Tương tác thuốc

Thuốc Fabamox khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc

  • Thuốc chẹn beta giao cảm Nifedipin, thuốc điều trị Gout Alopurinol
  • Chất diệt khuẩn amoxicillin và các chất có tác dụng kìm khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin.
  • Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Triệu chứng: Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các độc tính trên thận, gan hoặc gặp một số biểu hiện giống với tác dụng không mong muốn của thuốc.

Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.

Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.

Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.