Thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành bao nhiều phân khu và cụm cứ điểm

Để đối phó với hoạt động của quân ta trong Đông Xuân 1953-1954, sau khi cho quân nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ, 3-12-1954, Navarre quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh gồm 3 phân khu với 49 cứ điểm.

Để đối phó với hoạt động của quân ta trong Đông Xuân 1953-1954, sau khi cho quân nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ, 3-12-1954, Navarre quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh gồm 3 phân khu với 49 cứ điểm.

1. Phân khu Nam Hồng Cúm là một cụm cứ điểm có trận địa pháo binh và sân bay Hồng Cúm, ngăn chặn quân ta tiến công từ phía Nam.

2. Phân khu Bắc gồm hai trung tâm đề kháng Độc Lập và Bản Kéo. Cùng với cụm cứ điểm Him Lam [thuộc phân khu Trung tâm] hình thành ba trung tâm đề kháng, bảo vệ Điện Biên Phủ từ phía Bắc.

3. Phân khu trung tâm Mường Thanh quan trọng nhất gồm 5 cụm cứ điểm với 2/3 lực lượng: Cụm Him Lam, cụm Tây Bắc và Tây Nam có các cứ điểm: 105, 106, 206, 311, 311A, 311B và 310. Hai cụm trên dãy đồi phía Đông có các cứ điểm: E1, D1, D2, C1, C2, A1.

Dưới thấp còn có các cứ điểm: 505, 505A, 506, 507, 508, 509, 210.

Chính giữa là Sở chỉ huy của Tướng De Castrie với nhiều cứ điểm bao bọc chung quanh. Lực lượng địch có 16.200 tên, vũ khí, phương tiện do Mỹ viện trợ. Cả Mỹ lẫn Pháp đều cho rằng Điện Biên Phủ là một Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, là pháo đài không thể công phá nổi.

Về phía Việt Nam, sau khi phân tích điểm mạnh, yếu của tập đoàn cứ điểm, Ban Thường vụ Đảng Lao động Việt Nam hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, nhân dân các nơi nô nức đi dân công, làm đường, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược bằng nhiều phương tiện. Bộ đội cùng với nhân dân xẻ núi, lấp khe làm đường, đưa 24 khẩu lựu pháo 105 ly, 24 khẩu pháo cao xạ 37 ly vượt qua núi cao, suối sâu vào trận địa.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, với 3 đợt tiến công dũng mãnh, ngày 7 - 5 - 1954 quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, buộc chính quyền Pháp sau đó phải ký vào Hiệp định Giơnevơ, lập lại hoà bình Đông Dương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trước khi Đại tướng lên đường đi chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn: “Tướng quân tại ngoại, giao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau”.

Khi chia tay, Bác chỉ thị: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chỉ Huy trưởng mặt trận Điện Biên Phủ giao nhiệm vụ cho chỉ huy các đơn vị thực hiện Kế hoạch tác chiến theo phương châm “đánh nhanh thắng nhanh”, ở Thẩm Púa [Sở chỉ huy thứ nhất, 14.1.1954]. Với phương châm này, ngày nổ súng là ngày 25.1.1954 và đánh chiếm Điện Biên Phủ trong 2 đêm 3 ngày bằng tiến công ồ ạt đồng loạt.

Dân công các dân tộc Tây Bắc tham gia mở đường lên mặt trận Điện Biên Phủ

Từng đoàn ngựa thồ của đồng bào các dân tộc thiểu số chở vũ khí đạn dược, lương thực ra tiền tuyến

Xe đạp thồ vượt dốc trên đôi vai dân công hỏa tuyến

Các đoàn dân công hỏa tuyến với xe đạp thồ đưa hàng ra mặt trận

Lúc 17 giờ [trước giờ nổ súng] ngày 26.1.1954, hội nghị Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch họp tại Nà Tấu [Sở Chỉ huy thứ hai], Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển phương châm "Đánh nhanh thắng nhanh" sang "Đánh chắc thắng chắc, giành thắng lợi hoàn toàn".

Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp kiểm tra pháo cao xạ 37 ly, đầu tháng 3.1954 trước khi kéo pháo vào trận địa

Bộ đội ta kéo pháo vào vị trí tập kết chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu cho Chiến dịch Điện Biên Phủ [1954]

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát Mặt trận Điện Biên Phủ [1954]

Hội nghị Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch tại Mường Phăng [Sở Chỉ huy cuối cùng hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ [22.4.1954]

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ nghiên cứu từng trận đánh. Trong ảnh: Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Cục trưởng Cục Tác chiến Trần Văn Quang, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Liêm và Cục trưởng Cục Quân báo Lê Trọng Nghĩa

Đại tướng kiểm tra trận địa chuẩn bị cho giờ G nổ súng

Giờ G đã điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17h 30 ngày 13.3.1954

Pháo ta đồng loạt dội bão lửa lên đầu thù tại cứ điểm Him Lam mở đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ chiều 13.3.1954

Mật lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc Tổng công kích

Bộ đội ta dũng mãnh đánh chiếm đồi Him Lam

 

Tấn công vào khu trung tâm Mường Thanh

Khối bộc phá nặng 960 kg nổ lúc 20 giờ 30 phút ngày 6.5.1954 trên đồi A1 là hiệu lệnh Tổng Công kích của Bộ Chỉ huy Chiến dịch cho các đơn vị trên chiến trường Điện Biên Phủ

Lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" tung bay trên nóc hầm Tướng De Castrie

Tướng De Castrie và Bộ Chỉ huy ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống [1954]

Toàn cảnh Mặt trận Điện Biên Phủ lúc 17 giờ 30 phút ngày 7.5.1954

Hơn một vạn lính Pháp tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt làm tù binh [1954]

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau khi được giải phóng

Đại tướng Võ Nguyên Giáp biểu dương khen ngợi bộ đội pháo binh bắn giỏi góp phần quan trọng cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các chiến sỹ Quân y kịp thời cứu chữa cho tù binh thương binh Pháp

 Về chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng viết:

"Dân tộc ta có thể tự hào rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, chúng ta đã chứng minh một chân lý vĩ đại. Chân lý đó là trong thời đại ngày nay một dân tộc thuộc địa bị áp bức khi đã biết đứng dậy đoàn kết đấu tranh, kiên quyết chiến đấu cho độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội xâm lược hùng mạnh của một nước đế quốc chủ nghĩa...

Điện Biên Phủ mãi mãi sẽ được ghi vào lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc ta và của nhân dân các dân tộc trên thế giới"

Cũng về chiến thắng Điện Biên Phủ, Tướng De Castrie viết: "Tôi thừa nhận Tướng Giáp đã sành sỏi, khôn ngoan hơn cả Tướng Cogny và Navarre. Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm "Kẻ chiến bại trực tiếp" của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông ta".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao cờ cho đơn vị lập công xuất sắc Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tại Núi Hồng, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang [2/7/1954]

Lễ duyệt binh Chiến thắng Điện Biên Phủ tại chiến trường [1954]

Bút tích Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp viết về chiến thắng Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng

Các chiến sỹ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong lễ mừng công

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng và Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm hỏi động viên cán bộ, chiến sỹ lập công xuất sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đến thăm thương bệnh binh [1954]

Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm cán bộ, chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu ở Campuchia về nước theo Hiệp định Geneve [1954]

Nguồn: Sách Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Video liên quan

Chủ Đề