Thuận lợi trong quá trình dạy môn khoa học tự nhiên là gì
- Dưới góc nhìn của một giảng viên, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đã có những chia sẻ về việc dạy học môn học KHTN này trong trường phổ thông.

>> Những câu hỏi cho Ban soạn thảo chương trình phổ thông mới
>> Dự thảo chương trình GD phổ thông như bài thơ viết vội
>> Công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Khoa học Tự nhiên (KHTN) là môn học mới (so với chương trình giáo dục hiện hành), là môn học tích hợp phát triển từ môn Tìm hiểu tự nhiên ở các lớp 4, 5. KHTN là môn học bắt buộc ở các lớp 6, 7, 8 và 9 của THCS và là môn tự chọn 2 ở các lớp 10 và lớp 11 của THPT.

Vì sao cần dạy học tích hợp trong môn KHTN ?

Giáo dục KHTN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc giáo dục nhân cách của học sinh, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.

Trên thế giới môn học KHTN được học ở các lớp và các cấp học khác nhau, tên gọi và tiêu chí xây dựng và mức độ tích hợp có khác nhau nhưng xu hướng chung là tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hoá dần ở các lớp trên. Trong chương trình giáo dục mới của chúng ta lần này, giáo dục KHTN với chủ trương tích hợp thành một môn học ở THCS và phân hoá sâu thành các môn ở THPT là phù hợp với xu hướng chung trên thế giới, trong đó có nhiều nước giáo dục phát triển.

Môn KHTN của một số nước:

Thuận lợi trong quá trình dạy môn khoa học tự nhiên là gì

Qua bảng trên cho thấy, việc tích hợp nhiều phân môn thành môn Khoa học (hay KHTN) là xu hướng chung trên thế giới. Ở cấp THPT, KHTN được phân hoá thành các môn học riêng rẽ. Bên cạnh đó, có nhiều nước vẫn dạy môn tích hợp (môn KHTN) bên cạnh các môn riêng rẽ (ví dụ như ở Nhật Bản, Australia; Ở châu Âu có Bỉ, Bungari, Thụy sỹ, Luxembourg,).

Việc xây dựng môn khoa học tự nhiên, môn khoa học xã hội góp phần làm giảm số môn học, đồng thời tránh sự trùng lặp kiến thức giữa các môn học.

Có nhiều mức độ tích hợp khác nhau (sơ đồ 1). Theo đó, mức độ tích hợp đơn giản nhất là tích hợp nội môn, tiếp theo đến liên môn, cao hơn là tích hợp xuyên môn và tích hợp đa môn. Trong chương trình đổi mới lần này chúng ta chọn mức độ tích hợp liên môn là dựa trên năng lực của giáo viên, của các tác giả chương trình, sách giáo khoa, của kinh nghiệm giáo dục nhiều năm qua,... Tích hợp liên môn sẽ không làm xáo trộn đội ngũ giáo viên hiện tại mà vẫn đạt được mục tiêu đổi mới giáo dục. Hiện nay nhiều nước trên thế giới có tích hợp liên môn nên chúng ta có nhiều cơ sở để học tập kinh nghiệm.

Thuận lợi trong quá trình dạy môn khoa học tự nhiên là gì

Sơ đồ: Các hình thức tích hợp trong dạy học

Tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên như thế nào?

Giáo dục KHTN là tạo cơ hội cho học sinh được quan sát, thực nghiệm; tìm hiểu và khám phá khoa học; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn; thông qua đó phát triển các phẩm chất và năng lực.

Từ những phân tích trên cho thấy, để đạt được mục tiêu phát triển năng lực, trong đó chú trọng tới con đường hình thành kiến thức của học sinh, giáo dục KHTN cần đi đôi với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thực nghiệm khoa học. Trong chương trình giáo dục mới, trải nghiệm sáng tạo đã được thiết kế thành hoạt động học tập quan trọng ngay trong từng môn học (trong đó có môn KHTN) và cả những hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế mang tính liên môn/tổng hợp.

Ở cấp THCS, môn KHTN là môn học bắt buộc được phát triển từ môn Tìm hiểu tự nhiên ở các lớp 4, 5. Đây là giai đoạn giáo dục cơ bản nên giáo dục môn KHTN tập trung vào những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cốt lõi và phổ thông.

Ở cấp THPT - đây là giai đoạn giáo dục phân hoá và định hướng nghề nghiệp, các lĩnh vực khoa học tự nhiên được tách thành môn học riêng rẽ: Vật lý, Hóa học, Sinh học, là những môn tự chọn ở các lớp 10, 11 và 12. Nội dung các môn học này được thiết kế theo logic tuyến tính tiếp theo giai đoạn giáo dục cơ bản, đảm bảo logic phát triển các kiến thức cốt lõi, nâng cao và chuyên sâu, đáp ứng tốt định hướng nhóm ngành cụ thể sau THPT. Bên cạch đó, môn Khoa học tự nhiên là môn học tích hợp, là môn tự chọn được học ở lớp 10 và lớp 11, dành cho học sinh không chọn học các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học. Giáo dục KHTN ở cấp THPT nhằm củng cố những tri thức khái quát nhất, có tính nguyên lý chung nhất của giới tự nhiên cần thiết cho tất cả học sinh để duy trì sự hiểu biết rộng và nâng cao, theo định hướng nghề nghiệp ở bất kỳ nhóm ngành nào.

Hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; trong đó tập trung đánh giá năng lực tìm tòi khám phá tự nhiên và năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Sử dụng đa dạng các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá; phối hợp đánh giá của giáo viên và học sinh, đánh giá trong nhà trường và ngoài nhà trường, bài thi (bài kiểm tra) theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan, các dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thu hoạch tham quan thực tế

Yêu cầu đào tạo giáo viên

Khoa học tự nhiên là môn tích hợp chủ yếu từ các môn Vật Lý, Hoá học, Sinh học. Về hình thức tích hợp nếu chúng ta chọn Tích hợp liên môn thì trong chương trình và SGK mới sẽ có những bài thiên về Vật lý, Hoá học hay Sinh học.

Do vậy giáo viên được đào tạo môn nào sẽ thuận lợi dạy môn đó. Thời gian đầu khi bắt đầu chuyển đổi, phân công giáo viên theo môn được đào tạo là phù hợp.

Thuận lợi trong quá trình dạy môn khoa học tự nhiên là gì

Tuy nhiên, hiện nay chương trình đào tạo trong các trường sư phạm đã mang tính tổng hợp nên việc bồi dưỡng thêm cho giáo viên của môn này để dạy được môn học khác là hoàn toàn có thể. Ví dụ như giáo viên dạy Sinh học, trong trường sư phạm đã được học 4 đơn vị học trình hoá đại cương và hoá hữu cơ; 4 đơn vị học trình Vật lý đại cương, như vậy thì hoàn toàn có thể bồi dưỡng thêm để dạy các nội dung phổ thông về hoá học và vật lý. Tương tự như vậy sinh viên khoa Hoá học cũng đã được học nhiều kiến thức Vật lý,

Một điểm cần lưu ý, trong chương trình dạy học mới không quá chú ý tới kiến thức chuyên sâu mà nhấn mạnh tới việc hình thành và phát triển kỹ năng của học sinh. Do vậy, với những giáo viên đã giỏi về phương pháp dạy học, đã quen với phương pháp dạy học tích cực thì việc dạy thêm một số bài của môn KHTN với mức độ kiến thức phổ thông sẽ rất thuận lợi.

Tất nhiên trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới sẽ gặp một số khó khăn về việc phân công giáo viên, nhưng đây là vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được.

Để giải quyết tốt khâu giáo viên, hoạt động tập huấn giáo viên và đào tạo giáo viên theo yêu cầu dạy môn KHTN cần được chủ động và thực hiện trong tất cả các trường sư phạm.

Phúc Nguyên(ghi)