Thông chốt là gì

Vừa rồi tôi và nhóm bạn uống say nên có liều lĩnh chơi trò "Thông chốt" CSGT, tức là khi chạy qua chốt thì chúng tôi nẹt bô, tăng ga mặc kệ cảnh sát giao thông yêu cầu dừng chúng tôi vẫn tống ga chạy tới, không may chúng tôi bị camera giao thông ghi lại hình ảnh, vừa rồi tôi mới nhận được thông báo xử phạt nguội từ CSGT cho tôi hỏi với hành vi này chúng tôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Mới đây, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm soát phòng, chống COVID-19 tại khu vực gần Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, phát hiện một xe taxi đang lưu thông hướng Hoà Bình - Hà Nội, bỗng nhiên dừng lại cách chốt kiểm soát vài chục mét.

Khoảng vài phút sau, một nam thanh niên mở cửa xe taxi bước xuống tiến về chốt kiểm soát. Vừa bước lại gần, đối tượng nhặt lấy hòn gạch, chửi bới, yêu cầu chốt kiểm soát mở chốt để xe lưu thông, đồng thời ném thẳng gạch vào tổ công tác đang làm nhiệm vụ.

Lực lượng công an bắt giữ đối tượng đi xe taxi cầm gạch ném chốt kiểm soát dịch COVID-19 đòi "thông chốt".

Các thành viên trong chốt kiểm soát đã nhanh chóng khống chế đối tượng. Kiểm tra xe taxi, tổ công tác phát hiện trên xe chở gỗ nhiều chủng loại khác nhau. Lái xe taxi tường trình nhận chở khách trên và không quen biết đối tượng vi phạm. Đối tượng được làm rõ là Nguyễn Văn Phi [SN 1992, ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương]. Chốt kiểm soát đã bàn giao đối tượng và tang vật đến Công an huyện Thạch Thất, Hà Nội để xử lý.

Trước đó, Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng đã tạm giữ Nguyễn Quang Tú [SN 2002, ở huyện Đan Phượng, TP Hà Nội] vì điều khiển xe máy "thông chốt" làm bị thương một chiến sĩ cảnh sát tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quận. 

Thăm hỏi, động viên Thượng úy Công an bị đối tượng "thông chốt" đâm trọng thương.

Tại cơ quan công an, Tú khai là shipper tự do, do lo sợ bị phạt vì vi phạm quy định phòng, chống dịch nên khi thấy lực lượng chức năng ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra, Tú đã bất chấp, tăng ga lao thẳng vào người Thượng úy Công an để bỏ chạy khiến chiến sỹ này bị thương khá nặng...

"Thông chốt" có thể bị ngồi tù đến 7 năm

Theo Luật sư Nguyễn Tiến Thủy - Văn phòng luật sư Việt Lý [Đoàn Luật sư TP Hà Nội], trong khi lực lượng chức năng đang căng mình ngày đêm chốt chặn, kiểm soát dịch bệnh để ngăn ngừa sự lây lan trong cộng đồng thì có nhiều đối tượng đã vượt chốt kiểm soát, qua mặt lực lượng chức năng, thậm chí chống người thi hành công vụ để "thông chốt" kiểm dịch. Đây là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bởi chỉ cần "lọt" một trường hợp nghi nhiễm bệnh sẽ tốn rất nhiều công sức truy vết của lực lượng chức năng.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, hàng ngày ghi nhận rất nhiều ca nhiễm trong cộng đồng thì những hành vi "thông chốt", trốn kiểm dịch cần bị xem xét xử lý hình sự chứ không chỉ dừng lại ở phạt hành chính.

  • Lật tẩy chiêu trò xe khách dán mác chở hàng cứu trợ “thông chốt” vào Hà Nội

Theo quy định, về xử phạt vi phạm hành chính, những cá nhân có hành vi dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ trong phòng chống dịch COVID-19 sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2, 3 của Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, đối với cá nhân có hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng. Trong trường hợp có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền lên đến 5 triệu đồng.

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội "chống người thi hành công vụ" theo quy định tại Điều 330-Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 

Trong trường hợp phạm tội từ 2 lần trở lên; có tổ chức; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; Gây thiệt hại về tài sản 50 triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm sẽ bị phạt tù lên đến 7 năm.

"Thông chốt" vốn là từ dùng cho đám quái xế, chuyên rú ga, nẹt pô, không đội mũ bảo hiểm lượn lờ ngoài đường, chẳng may gặp lực lượng chức năng thì tìm cách tháo chạy. Tất nhiên, cũng có những cuộc bỏ chạy thành công, nhưng không ít lần, hành vi "thông chốt" khiến cho cả quái xế lẫn người thực thi công vụ phải đổ máu.

Ấy thế mà, trong đợt dịch bệnh đang có phần diễn biến phức tạp, một số công dân cũng “bẻ lái” thông chốt.

Mới đây thôi, bà Đỗ Thị M. [SN 1967, trú tại xã Nam Hồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương] bị UBND phường Trần Phú [TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương] xử phạt hành chính 3 triệu đồng vì có hành vi "thông chốt" vào khu cách ly để giao rượu. Hành vi này đã vi phạm quy định về phòng chống dịch Covid-19.

Khu vực xóm Gốc Mít, phường Trần Phú vốn là ổ dịch phức tạp của TP.Hải Dương, đến nay đã ghi nhận hơn 10 ca bệnh. Vậy mà lợi dụng lực lượng chức năng mở hàng rào chắn cho xe rác vào khu vực cách ly y tế tại ổ dịch xóm Gốc Mít của phường Trần Phú để thu gom rác, bà M. đã đi xe máy bám theo đuôi xe rác này để lao vào trong. Tuy nhiên, hành vi của bà bị phát hiện khi chiếc xe mới di chuyển được khoảng 10m. Đáng buồn, phải hết hơi cơ quan chức năng mới “thông não” được cho bà M.. Sau khi bị xử phạt và có kết quả xét nghiệm âm tính, người phụ nữ này đã được hướng dẫn tự cách ly tại nhà.

Trước bà M., cơ quan chức năng cũng đau đầu với trường hợp một phụ nữ được phát hiện trốn khỏi khu phong toả ở Vĩnh Phúc, về bán hàng ở khu vực chợ Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội. Ngoài bị xử phạt 7,5 triệu đồng, người này được đưa trở lại khu phong toả để tiếp tục thực hiện cách ly.

Chỉ cần một cái tặc lưỡi "có sao đâu" của những cá nhân chủ quan rất có thể là nguyên nhân gây ra một điểm dịch. [Ảnh minh họa]

Rõ ràng, các cơ quan ban ngành, từ Chính phủ đến bộ Y tế, bộ Thông tin truyền thông đã phối hợp tuyên truyền sâu rộng về dịch bệnh Covid-19. Chưa kể, trước đó, có rất nhiều “tấm gương” đã bị bêu tên, thậm chí xử lý hình sự về hành vi “thông chốt”, chống đối lực lượng chức năng. Một trong số những cái tên không thể không nhắc tới là Vũ Văn Tập [32 tuổi, trú xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang]. Sau khi đấm thẳng vào mặt phó trưởng Công an xã Tân Việt, tổ trưởng chốt kiểm soát - ra hiệu dừng xe để vào khai báo y tế tại chốt kiểm dịch, Tập bị khởi tố, bắt tạm giam và lĩnh 15 tháng tù về tội chống người thi hành công vụ.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, các lực lượng chức năng đều đang căng mình chống dịch. Đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu được tăng cường đến những điểm nóng như Bắc Giang, Bắc Ninh… Xót xa thay, họ làm việc đến kiệt sức, rồi nằm xuống sàn đất thiếp đi từ lúc nào chẳng hay.

Cán bộ ngành quân đội, công an… cũng dốc lòng, dốc sức đảm bảo công tác chống dịch. Có người, có người hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, có người dù cha mất nhưng không thể về chịu tang. Để đảm bảo phục vụ phòng chống dịch, được sự cho phép của thủ trưởng đành dựng tạm bàn thờ để tưởng nhớ đấng sinh thành.

Đau lòng hơn, chỉ mới đây thôi, thiếu tá Nguyễn Thành Trí [SN 1970, cán bộ thị đội Phú Mỹ] - người đã 3 lần cùng đồng đội phục vụ đồng bào trở về từ vùng có dịch, lần này tiếp tục xung phong và cống hiến sức mình đến giây phút cuối cùng. Anh ra đi mãi mãi vì làm việc quá sức. Bỏ lại đồng đội, bỏ lại gia đình và những lời hứa, ước mơ dang dở.

Không ít người dân, vô tình trở thành thành F1, phải cách ly cũng thật sự đáng thương khi phải sống chuỗi ngày xa cách người thân, công việc thì dở dang. Có những đứa trẻ trong khu cách ly bỗng bơ vơ khi mẹ là F0, ông bà ốm đau không thể chăm lo…

Vậy thôi đã đủ xót xa, đã thấy nỗi đau nghẹn ngào!

Không rõ, động cơ của những người dân “thông chốt” kiểm dịch là gì? Nếu chỉ là để bán vài lít rượu, về đi chợ, hành vi đó liệu có đáng không?

Nếu quyết tâm, nếu đồng lòng chúng ta có thể nhanh chóng xóa bỏ dịch bệnh khỏi cộng đồng sớm nhất có thể. Còn nếu đặt lợi ích cá nhân lên trên, e rằng, bao nhiêu nỗ lực cũng chỉ như “muối bỏ biển” mà thôi.

Chủ Đề