Theo quy luật giá trị việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dục trên cơ sở thời gian

Trần Anh

Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động A. Xã hội cần thiết. B. Cá biệt của người sản xuất. C. Tối thiểu của xã hội.

D. Trung bình của xã hội.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó Đáp án cần chọn là: A

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? A. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa. B. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. C. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. D. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa của mình.
  • Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ A. Thấp hơn. B. Cao hơn. C. Bằng nhau. D. Tương đương.
  • Các sản phẩm nông nghiệp nước ta rất đa dạng, phong phù nhưng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác có chất lượng tốt. Theo em, để vượt qua khó khăn, tăng sức cạnh tranh, người nông dân cần làm gì để tăng tính cạnh tranh? A. Đổi mới công nghệ sản xuất. B. Hạ giá sản phẩm tối đa. C. Sử dụng thêm chất kích thích, chất bảo quản thực vật. D. Bỏ qua yếu tố môi trường.
  • Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định A. giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ. B. khả năng sản xuất của thị trường. C. nhu cầu của thị trường. D. giá cả và nhu cầu xác định.
  • Công dân cần làm gì để chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại? A. Rèn luyện kĩ năng, tay nghề. B. Nâng cao trình độ văn hóa của bản thân. C. Tăng cường khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. D. Cả A, B và C.
  • Nội dung nào dưới đây không phải phương hướng nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh? A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. B. Kết hợp quốc phòng với an ninh. C. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc. D. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện
  • ý thức là gì?
  • Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta? A. Kinh tế nhà nước. B. Kinh tế tập thể. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Thành phần kinh tế nào đóng vai trò là động lực của nền kinh tế? A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế tập thể. D. Kinh tế nhà nước.
  • Mục đích của đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ là nhằm A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận. B. Tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng. C. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. D. Chuyển giao công nghệ, phát triển nông nghiệp nông thôn.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 11 hay nhất

xem thêm

1. Nội dung của quy luật giá trị 

- Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

- Biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:

+ Trong sản xuất: người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

++ Lao động cá biệt = lao động xã hội cần thiết => có lợi nhuận.

++ Lao động cá biệt < lao động xã hội cần thiết => có lợi nhuận cao.

++ Lao động cá biệt > lao động xã hội cần thiết => thua lỗ.

+ Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

+ Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết.

+ Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.

- Nếu vi phạm quy luật giá trị, nền kinh tế sẽ mất cân đối và rối loạn, nếu Nhà nước hoặc người sản xuất không có dự trữ hoặc không được điều chỉnh kịp thời.

2. Tác động của quy luật giá trị

a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi lãi nhiều thông qua biến động của giá cả trên thị trường.

b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên

Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay ngề  của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa à làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.

c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

- Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người là khác nhau.

- Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết => giàu lên => tiếp tục mở rộng sản xuất.

- Những người không có điều kiện sản xuất thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất kém, gặp rủi ro nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản => nghèo khó.

=> Đây là một trong những mặt hạn chế của quy luật giá trị cần được tính đến khi vận dụng nó ở nước ta hiện nay.

3. Vận dụng quy luật giá trị

- Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Ban hành chính sách, pháp luật để điều tiết thị trường, phát huy mặt tích cực và hạn chế phân hóa giàu nghèo và những mặt tiêu cực khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

- Phấn đấu giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.

- Kịp thời điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Đổi mới kĩ thuật – công nghệ, hợp lí sản xuất à nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tăng lên.

Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ.

Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo.

Video liên quan

Chủ Đề