Tâm sự của sinh viên sư phạm tiểu học

Nếu như đối với giáo viên THCS hay THPT thì chủ yếu đảm nhận giảng dạy một môn học cụ thể thì ở bậc tiểu học đòi hỏi giáo viên phải rất “đa năng”. Ngoài việc rèn luyện chữ viết đến khả năng ca hát, hội họa còn đòi hỏi giáo viên có thể giảng dạy nhiều môn học. Chính vì thế những sinh viên khi theo học sư phạm giáo dục tiểu học đều phải bắt đầu lại từ…lớp 1.

Khổ công rèn chữ

Đối với sinh viên sư phạm tiểu học [SPTH] thì công việc rèn chữ khó khăn và vô cùng cực nhọc so với nhiều công việc khác. Chính vì thế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sinh viên theo học ngành này đều phải cần mẫn trong việc rèn chữ và quá trình này vẫn tiếp tục cho dù đã đứng lớp.

Lê Lan, sinh viên Trường CĐ Sư phạm Bắc Ninh, tâm sự: “Trong suốt thời gian học phổ thông thì hầu hết học sinh đều phải tập viết nhanh để theo kịp bài giảng. Chính vì thế mẫu chữ thường không theo quy chuẩn. Khi bắt đầu làm quen lại với công việc của cái thời cách đây 15-16 năm quả thực không phải là dễ”.

Để có thể viết theo đúng quy chuẩn, việc đầu tiên của sinh viên ngành SPTH là mua vở ô li sau đó mua sách hướng dẫn cách viết chữ hoa, chữ thường và hí hoáy tự ngồi luyện viết. Nói thì có vẻ là dễ nhưng để có thể làm được điều này nhiều sinh viên phải mướt mồ hôi.

“Cái khó của việc rèn chữ đó là tính tỉ mỉ và kiên trì. Một đoạn văn ngắn nếu viết thông thường thì chỉ cần mất khoảng 5-7 phút nhưng khi viết quy chuẩn thì tiêu tốn cả tiếng là chuyện bình thường”, Nguyễn An, một sinh viên khoa SPTH bật mí.

Cũng theo An, cái khó có việc rèn chữ là sinh viên không được viết bút bi mà thay đó là bằng bút mực. Tùy từng yêu cầu mà phải dùng những bút mực có độ đậm nét khác nhau. Chỉ mỗi việc nhớ được các quy chuẩn này sinh viên cũng đã “bở hơi tai”.

Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, với đa số sinh viên đăng ký học khoa tiểu học thì công việc ngốn nhiều thời gian nhất là rèn chữ. Công tác kiểm tra chữ viết được các giáo viên đặc biệt chú ý, chính vì thế có muốn lười cũng không được. Bên cạnh đó để có thể “viết chữ đẹp”, nhiều sinh viên còn bắt buộc phải thuê gia sư hướng dẫn “tập viết”.

Nhiều lần khóc vì…kiến tập

Sinh viên khoa SPTH hay khóc bởi nhiều lý do, từ chuyện cháy giáo án, bị giáo viên soi, hay thậm chí do bị mất bình tĩnh.

Thu Hương, sinh viên năm cuối, tâm sự: “Khác với thực tập là được giảng dạy trực tiếp các em nhỏ thì ở kì kiến tập, người đóng vai trò học sinh là những sinh viên trong lớp. Mới lần đầu đứng trên bục giảng lại phải đối mặt với một rừng học trò “lớn tuổi” thì dù có tự tin đến mấy cũng đôi lúc…phát hoảng”.

Cô bạn cùng lớp tên Ngân kể thêm: “Có một lần mình bật khóc vì một cậu bạn trong vai học sinh “bảo thủ không nghe lời”. Cảm giác lúc đó hụt hẫng và ấm ức bởi không biết xử lý như thế nào”.

Theo đánh giá của hầu hết sinh viên thì cảm giác đáng sợ nhất là “quên bài giảng” và “cháy giáo án”. Lúng túng, bối rối cộng thêm sự soi xét của giáo viên ngồi phía dưới khiến sinh viên chỉ biết “mếu máo”.

“Mặc dù giáo viên chủ nhiệm động viên là hít thở thật sâu để lấy bình tĩnh nhưng không hiểu sao lúc đó mình không thể làm được. Tim đập loạn cả lên, tay thì run, miệng chỉ biết ú ớ…Chưa làm chủ được tình huống, lại nhìn thấy hội bạn ở dưới cười toe toét thế là mình “khóc” luôn” - Lê Thị An, sinh viên Ttrường CĐ Sư phạm Bắc Ninh khi kể lại câu chuyện phải phì cười vì lý do khóc “ngớ ngẩn” của mình.

Nguyễn Hùng

Ngày 26/4, kết quả khảo sát về ngành sư phạm từ 200 sinh viên và 53 giáo viên, nhân viên trường phổ thông được công bố tại tọa đàm Kỹ sư tâm hồn - giữ vững lòng tin, tổ chức ở trường THPT Nguyễn Du [quận 10, TP HCM].

Tác giả khảo sát là nhóm giảng viên Đại học Sư phạm TP HCM, gồm: TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Ths Đào Thị Duy Duyên và Ths Đinh Thảo Quyên.

Với câu hỏi "Tâm trạng của bạn với những sự kiện giáo dục đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua", nhóm nhận được 22 câu trả lời từ sinh viên sư phạm là "cảm thấy tự ti, xấu hổ khi học ngành này".

Một số sinh viên nói không dám giới thiệu là đang học trường sư phạm, chỉ nói chung chung là đang học đại học khi được ai đó hỏi thăm. Gần 100 người cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn trong công việc ở tương lai.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, điều này ảnh hưởng bất lợi đến động cơ phấn đấu trở thành nhà giáo mẫu mực, gây khó khăn cho quá trình và hiệu quả đào tạo của trường sư phạm.

Quảng cáo

Thất vọng về tư cách, tác phong người thầy

Cũng với câu hỏi trên, khoảng một phần tư sinh viên không bất ngờ mà "cảm thấy bình thường bởi việc này tồn tại từ lâu rồi". Họ giải thích trước đây bản thân từng bị giáo viên cư xử tệ và các em của những sinh viên này vẫn đang chịu đựng thái độ không đúng mực của thầy cô ở trường phổ thông.

Theo nhóm nghiên cứu, suy nghĩ trên phản ánh sự thất vọng của một bộ phận sinh viên sư phạm về tư cách, tác phong người thầy. Bức xúc nhưng phần lớn sinh viên [85%] vẫn mong muốn cải tiến ngành giáo dục để điều chỉnh nhận thức xã hội về nghề giáo.

Trong khi đó, cũng câu hỏi trên, khoảng một nửa giáo viên cùng suy nghĩ với sinh viên sư phạm, rằng họ hoang mang về sự an toàn của bản thân trong công tác giáo dục học sinh. Chỉ một số ít người xấu hổ, mất tự tin khi đang làm nghề, còn phần lớn thầy cô đều muốn một sự cải tiến để ngành sư phạm tốt hơn.

Quảng cáo

"Nhiều sinh viên sư phạm và giáo viên chia sẻ lo ngại vì gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực như phụ huynh đánh giáo viên, học trò đâm thầy, học trò ghi âm những lời nói bất cẩn của thầy cô rồi phát tán lên mạng", TS Nguyễn Thị Bích Hồng giải thích.

Nhiều giáo viên cảm thấy hoang mang về sự an toàn trong công tác giáo dục học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Bổ sung kỹ năng giải tỏa phiền muộn

Tại buổi tọa đàm, một số đại biểu cho rằng, nhiều thầy cô hiện thiếu kỹ năng giao tiếp và ứng xử với học sinh. Một số giáo viên còn quan niệm "người thầy là số một, họ luôn đúng vì họ là người lớn".

"Có người thiếu sự tôn trọng, đồng cảm với học sinh. Điều này dẫn đến việc thầy cô thiếu kiềm chế, điềm tĩnh cần thiết trong quá trình giảng dạy và đã có những hành xử không đúng mực", bà Hồng nhận xét.

Giải pháp được nhóm nghiên cứu và các đại biểu đưa ra là trường sư phạm phải chú trọng bồi dưỡng cho sinh viên kỹ năng ứng xử khi lên lớp. Ngoài việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, các trường cần bổ sung kỹ năng giải tỏa phiền muộn cho thầy cô trong tương lai.

Từ đầu năm đến nay, nhiều sự việc tiêu cực liên quan đến giáo dục phổ thông xảy ra khắp nước. Cuối tháng 2, tại trường Tiểu học Bình Chánh [Bến Lức, Long An], nhóm phụ huynh tìm gặp nữ giáo viên phản đối vì cho rằng cô phạt học sinh quỳ gối, khiến các em sợ phải nghỉ học. Trong lúc nói chuyện, cô giáo đã quỳ gối xin lỗi phụ huynh.

Đầu tháng 4, một nam giáo viên THPT Trần Hưng Đạo [Lệ Thủy, Quảng Bình] bị một nam sinh đâm trúng bụng. Nguyên nhân là thầy giáo phát hiện em này xăm hình ở cổ, yêu cầu em rời lớp học, xóa hình xăm.

Cùng thời gian này, tại TP HCM, nữ giáo viên dạy Toán ở trường THPT Long Thới [huyện Nhà Bè] bị phản ánh suốt ba tháng lên lớp không nói, chỉ ghi bài giảng lên bảng gây bức xúc dư luận. 

Lâu nay có thực trạng sinh viên sư phạm ra trường không được đi dạy bởi thừa giáo viên. Đây là một sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực xã hội, tốn thời gian, tiền của cũng như đánh mất cơ hội lập thân, lập nghiệp của sinh viên.

Sinh viên sư phạm thực tập trước thời điểm dịch Covid-19

Người bạn là hiệu trưởng một trường tiểu học ở Diên Khánh, Khánh Hòa có con sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Khánh Hòa, tâm sự: “Bây giờ kiếm chỗ dạy hợp đồng vô cùng khó như mò kim đáy biển đừng nói đến chuyện thi viên chức vì có thi tuyển đâu mà thi nên đành ở nhà dạy kèm”.

Một người bạn khác cũng có con học sư phạm, kết thúc kỳ thực tập thi tốt nghiệp ra trường, kể: “Đi đến trường nào xin dạy hợp đồng hiệu trưởng đều nói một câu giống nhau: 'Xin lỗi, trường không có nhu cầu'”. Vậy là con anh phải gác lại giấc mơ làm thầy, vào TP.HCM học nghề nấu ăn để còn có hy vọng xin làm ở quán ăn, nhà hàng, khách sạn. Tôi hỏi anh sao không cho con đi dạy kèm để chờ cơ hội? Anh thật thà nói: “Em nó học sư phạm lịch sử nên không ai mời dạy kèm”.

Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có sự thay đổi tuyển sinh ngành sư phạm để đảm bảo chất lượng. Để giải quyết thực trạng này, nên có những thay đổi sau:

Sửa đổi bổ sung luật Giáo dục, luật Viên chức để làm cơ sở hành lang pháp lý thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức ngành giáo dục với đặc thù riêng. Thực thi tuyển sinh sư phạm như lực lượng vũ trang [có nhu cầu bao nhiêu thì tuyển bấy nhiêu]. Sinh viên ra trường được phân công công việc, tránh tình trạng phải đi thi công chức, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc nhưng vẫn không có việc làm. Khi thay đổi được vấn đề tuyển sinh và chế độ thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên một cách tự nhiên.

Rất hy vọng cần một sự cải cách đích thực của ngành giáo dục nước nhà nhất là tuyển sinh ngành sư phạm năm 2022.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề