Tại sao thẻ ngân hàng bị khóa

Thẻ ATM không dùng bao lâu thì bị khóa? Nguyên nhân khóa thẻ là gì? Sau khi khóa thẻ phải làm như thế nào để có thể mở khóa thẻ ngay lập tức.

Chiếc thẻ atm không còn xa lạ gì với tất cả mọi người. Sở hữu thẻ atm là bạn đã có thể trải nghiệm được rất nhiều tính năng, tiện ích liên quan đến giao dịch và quản lý tài chính. Cũng chính bởi lý do đó mà nhiều người mở thẻ atm ồ ạt, ngân hàng nào cũng phải sở hữu ít nhất 1 cái thẻ. Vậy nên có những chiếc thẻ atm đã không được sử dụng đến và rơi vào lãng quên. Đến khi lấy ra sử dụng lại thì thẻ đã bị khóa. Vậy thẻ atm không sử dụng bao lâu thì bị khóa? Bankcuatoi.com sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi  ngay sau đây.

Một số nguyên nhân dẫn đến việc thẻ ATM bị khóa

Tại sao thẻ ngân hàng bị khóa

  • Thẻ hết hạn sử dụng: Tất cả các ngân hàng đều có quy định rõ ràng về thời gian sử dụng thẻ atm. Thông thường 1 chiếc thẻ atm chỉ có hiệu lực từ 5 – 7 năm. Hết thời hạn này thẻ sẽ bị khóa. Bạn phải đến ngân hàng làm thẻ mới hoặc xin gia hạn thẻ.
  • Thẻ lâu ngày không sử dụng: Thẻ để quá lâu không phát sinh giao dịch nào sẽ bị cho là thẻ không còn sử dụng nữa. Ngân hàng sẽ khóa thẻ này để tránh lãng phí tài nguyên của ngân hàng. Và cũng là để quản lý sô lượng thẻ phát hành ra một cách triệt để hơn.
  • Nhập sai mã pin thẻ từ 3 lần: Ngân hàng bắt buộc phải làm điều này để đảm bảo an toàn cho chính tài khoản. Giả sử có kẻ xấu cố tình mò mã pin. Ngân hàng sẽ khóa thẻ để ngăn chặn hành vi này ngay lập tức.
  • Chủ thẻ yêu cầu khóa thẻ: Khi chủ thẻ không còn nhu cầu sử dụng thẻ atm nữa. Hoặc nghi ngờ có người xâm nhập tài khoản, đánh mất thẻ… Thì có thể chủ động báo ngân hàng khóa thẻ tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Ngân hàng khóa thẻ: Do chủ thẻ vi phạm chính sách, điều khoản của ngân hàng. Hoặc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp cần phong tỏa tài khoản để giải quyết.
  • Khóa thẻ theo yêu cầu của cơ quan điều tra: Khi chủ thẻ dính vào 1 vụ án nào đó cần điều tra, giải quyết. Cơ quan chức năng có quyền yêu cầu ngân hàng khóa thẻ atm của cá nhân, tổ chức nào đó. Tránh trường hợp tẩu tán tài sản, phục vụ cho công tác điều tra.

Tại sao thẻ ngân hàng bị khóa

Nhìn chung có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thẻ ATM bị khóa. Nhưng nếu do nguyên nhân thẻ lâu ngày không phát sinh giao dịch thì sao? Thẻ ATM không sử dụng bao lâu thì bị khóa? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Thẻ ATM không dùng bao lâu thì bị khóa?

Tùy vào quy định của mỗi ngân hàng mà thời gian có thể thay đổi khác nhau. Thông thường, 1 chiếc thẻ atm có vòng đời từ 5 – 7 năm. Chỉ cần khách hàng lấy thẻ từ ngân hàng về và kích hoạt là có thể sử dụng được hết thời hạn hiệu lực này. Khi thẻ sắp hết hạn phải đi gia hạn thẻ hoặc làm thẻ atm mới. Nếu làm thẻ mới thì số thẻ thay đổi nhưng số tài khoản và số tiền trong tài khoản được giữ nguyên.

Tại sao thẻ ngân hàng bị khóa

Một số ngân hàng khác khắt khe hơn. Nếu thẻ để quá lâu không phát sinh giao dịch (từ 1 năm trở lên) thì thẻ sẽ bị khóa. Trường hợp lấy thẻ từ ngân hàng về nhưng lâu không kích hoạt (1 tháng kể từ ngày phát hành thẻ). Thì thẻ cũng sẽ bị khóa và tự động hủy số thẻ trên hệ thống.

Vậy thẻ ATM không dùng bao lâu thì bị khóa? Trong vòng 12 tháng nếu thẻ, tài khoản ngân hàng không phát sinh bất cứ giao dịch gì. Ngân hàng sẽ tự động khóa tài khoản và thẻ để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Tránh gặp phải trường hợp xảy ra các giao dịch không phải do chủ thẻ thực hiện. Đồng thời cũng giảm bớt các khoản phí dịch vụ đi kèm.

ĐỌC THÊM:

Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không?

Nếu nghi ngờ thẻ của mình bị khóa, bạn có thể tự mình thử bằng một số cách sau:

  • Thử tại máy atm: Bạn chỉ cần cho thẻ vào máy atm và thực hiện giao dịch bất kỳ. Nếu thẻ bị khóa, máy atm sẽ thông báo ngay và tất nhiên là giao dịch không thể thực hiện được rồi.
  • Mang thẻ đến quầy giao dịch ngân hàng để kiểm tra. Nhớ mang theo CMND để nhân viên kiểm tra qua số CMND nhé.
  • Gọi điện đến tổng đài CSKH nhờ tra cứu tình trạng thẻ.
  • Có những trường hợp ngân hàng chỉ khóa thẻ atm mà không khóa tài khoản. Nên nếu thẻ bị khóa thì bạn vẫn có thể giao dịch được qua các ứng dụng ngân hàng tiện ích như Internet banking, Mobile Banking.

Thẻ bị khóa có mở được không?

Nếu thẻ atm của bạn chỉ bị khóa tạm thời thì có thể mang CMND đến ngân hàng yêu cầu mở thẻ. Còn nếu thẻ bị khóa đã bị khóa vĩnh viễn, tức là ngân hàng đã hủy thẻ thì không thể mở thẻ lại được nữa. Việc mở khóa thẻ không mất phí.

Xem thời hạn hiệu lực thẻ ở đâu?

Trên mặt thẻ atm có những thông tin được in nổi. Trong đó có ngày phát hành thẻ. Bạn có thể lấy ngày này cộng thêm 5 năm – 7 năm (thời gian thẻ có hiệu lực) để tính được ngày thẻ atm hết hạn sử dụng.

Ngoài ra trên bề mặt thẻ atm còn có tên chủ tài khoản và số thẻ atm. Trong số thẻ sẽ chia thành các cụm số đầu, giữa và cuối. Tương ứng với mã ngân hàng, loại tiền tệ và mã khách hàng.

Thẻ ATM không sử dụng có tính phí không

Nếu thẻ ATM của bạn không sử dụng và hiện tại đang bị khóa thì sẽ không mất kỳ khoản phí nào. Chỉ trừ khoản phí duy trì thẻ hàng năm đã được trừ ngay từ đầu năm. Còn nếu kỳ đóng phí thường niên tiếp theo mà thẻ hiện đang khóa thì sẽ không mất phí.

Thẻ ATM bị khóa có chuyển tiền vào được không

Thẻ ATM là công cụ giúp chúng ta rút tiền, chuyển tiền. Còn tài khoản ngân hàng mới là nơi để nhận tiền vào tài khoản. Nếu như thẻ ATM bị mà tài khoản chưa bị khóa thì vẫn có thể nhận tiền được.

Thẻ ATM hết tiền có bị khóa không

Không, thẻ của bạn sẽ không bị khóa cho dù trong thẻ không có tiền. Chỉ trừ trường hợp tới hạn đóng phí thường niên cho thẻ mà không có đủ số dư thì mới bị khóa.

Tóm lại

Muốn biết chính xác thẻ atm không dùng bao lâu thì bị khóa? Bạn có thể hỏi nhân viên ngân hàng lúc đăng ký làm thẻ. Họ sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất. Tốt hơn hết khi sử dụng thẻ, bạn nên duy trì thẻ bằng cách thực hiện các giao dịch tài chính qua thẻ. Và nhớ rằng luôn để số dư duy trì tài khoản từ 50.000 VND trở lên.

Khi sử dụng thẻ ATM, bạn có thể sẽ gặp phải trường hợp thẻ bị khóa. Lúc này, bạn sẽ không cần phải lo lắng khi đã biết nguyên nhân bị khóa thẻ và cách mở lấy lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điều này. Các lỗi khóa thẻ ATM ngân hàng hay gặp hiện nay là gì? Cách để mở khóa thẻ ra sao?

Tổng hợp các lỗi khiến thẻ ATM ngân hàng bị khóa

Một số lỗi thường gặp khiến thẻ ngân hàng của bạn có nguy cơ bị khóa như sau:

Thẻ bị quá hạn

Thẻ ATM thường có hạn sử dụng. Tùy theo loại thẻ mà hạn sử dụng sẽ khác nhau. Thông thường hạn sẽ trong khoảng bốn đến bảy năm. Bạn sẽ thấy được thời hạn thẻ của mình được in dập nổi ở mặt trước của thẻ. Khi sử dụng thẻ, bạn nên chú ý đến thời hạn này. Bởi nếu như quá hạn, việc sử dụng thẻ có thể khiến thẻ bị khóa và không mở lại được.

Dù vậy, trường hợp khóa thẻ này không gây rủi ro cho bạn. Bạn sẽ chỉ không thể rút tiền, chuyển khoản, tra cứu sao kê bằng thẻ. Còn tài khoản của bạn vẫn hoạt động bình thường. Điều này nghĩa là tiền của bạn sẽ không mất đi do thẻ bị khóa. Bạn vẫn có thể thực hiện các giao dịch tài chính qua quầy giao dịch hoặc ứng dụng, internet banking.

Thẻ lâu không được sử dụng

Hầu hết các ngân hàng ở nước ta hiện nay đều có chính sách khóa thẻ tự động nếu như thẻ không được sử dụng. Thời gian cho phép là một năm. Nếu bạn đã làm thẻ từ một năm trước mà không dùng, khả năng bị khóa thẻ là rất lớn. Điều này sẽ được các giao dịch viên tư vấn cho bạn khi mở thẻ. Nếu không muốn thẻ bị khóa, bạn có thể thỉnh thoảng mang qua ATM để sử dụng như kiểm tra số dư.

Tham khảo thêm: thẻ ATM bị lỗi chip là sao

Nhập sai mã pin thẻ ATM nhiều lần

Đây là lỗi bị khóa thẻ phổ biến nhất. Việc bạn nhập sai mã pin liên tục ba lần sẽ khiến thẻ bị khóa. Đây là chính sách của ngân hàng giúp hạn chế rủi ro mất tiền cho chính bạn. Chính sách này bảo vệ tiền của bạn trong trường hợp thẻ bị lấy cắp. Do vậy, việc ghi nhớ mã pin thẻ ATM ngân hàng là rất quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối không nên ghi mã pin trên thẻ.

Tham khảo thêm: nhập sai mã pin ATM 3 lần phải làm sao

Sử dụng sai máy ATM

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có sự liên kết với nhau. Điều này có nghĩa là bạn có thể dùng thẻ ATM của ngân hàng này tại máy ATM của ngân hàng khác. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp cây ATM bạn sử dụng không chấp nhận thẻ của bạn. Bởi hai ngân hàng không liên kết với nhau. Trong trường hợp này, thẻ của bạn sẽ bị khóa nếu bạn cố thực hiện giao dịch.

Để biết thẻ của bạn có thể sử dụng tại máy ATM hay không, bạn theo dõi bảng các thẻ được phép ngay tại cây ATM đó. Nếu thẻ của bạn không nằm trong danh mục này, hãy chọn cho mình một máy ATM khác.

Tham khảo thêm: tài khoản còn tiền nhưng không rút được

Thẻ ATM ngân hàng bị lỗi

ATM ngân hàng sử dụng được là nhờ bộ phận vô cùng quan trọng là phần dải băng từ. Nếu trong quá trình lưu giữ thẻ, bạn khiến dải băng này bị xước thì máy ATM sẽ không nhận dạng được thẻ. Điều này cũng có thể khiến cho thẻ bị khóa. Đây cũng là một trong những chính sách giúp hạn chế rủi ro cho tài khoản của bạn.

Máy ATM bị lỗi

Trường hợp máy ATM bị lỗi gây khóa thẻ rất hiếm gặp nhưng cũng đã từng xảy ra. Điều này là do máy đọc sai thông tin thẻ. Lúc này bạn đừng lo lắng, hãy tìm tới chi nhánh ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ.

Tại sao thẻ ngân hàng bị khóa

Tại sao thẻ ngân hàng bị khóa

Tổng hợp Lỗi thẻ ATM ngân hàng bị khóa và cách mở lấy lại

Hệ thống phần mềm ngân hàng bị lỗi

Có nhiều trường hợp phần mềm ngân hàng liên quan tới đường truyền máy ATM bị lỗi. Điều này cũng gây ra việc đọc sai thông tin thẻ khiến thẻ ATM bị khóa. Dù lỗi do hệ thống ngân hàng nhưng bạn cũng hãy bình tĩnh. Tiền của bạn vẫn hoàn toàn an toàn trước sự cố này. Bạn hãy liên hệ với ngân hàng để được giải quyết.

Tham khảo thêm: bị nuốt the ATM có rút được tiền không

Bạn thực hiện khóa nhầm thẻ

Với những bạn sở hữu nhiều thẻ ngân hàng, việc khóa đi một hai thẻ có thể rất cần thiết. Nếu bạn đã từng thực hiện khóa thẻ qua quầy giao dịch hoặc internet banking, thì bạn cần kiểm tra lại số thẻ. Bởi có thể bạn đã khóa nhầm chiếc thẻ mình cần sử dụng. Trong trường hợp này, nếu bạn khóa thẻ bằng hình thức online thì bạn cũng có thể mở lại thẻ qua trực tuyến ngay lập tức.

Cách xử lý khi thẻ bị khóa

Tùy từng ngân hàng mà sẽ có các cách mở khóa thẻ khác nhau. Tuy nhiên, có hai cách chính đang được áp dụng hiện nay như sau:

Gọi tổng đài

Việc gọi tổng đài của ngân hàng để được hỗ trợ là biện pháp nhanh chóng, giúp bạn không mất thời gian di chuyển. Chỉ với một cú điện thoại, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, không phải trường hợp bị khóa thẻ nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Bên cạnh đó, không phải ngân hàng nào cũng hỗ trợ mở khóa thẻ qua tổng đài.

Đến quầy giao dịch

Đến quầy giao dịch là cách bạn có thể giải quyết việc thẻ ATM bị khóa trong mọi trường hợp. Thời gian mở khóa thẻ sẽ khác nhau đối với từng nguyên nhân gây ra nó. Cách này chỉ mất của bạn ít thời gian nhưng hoàn toàn là miễn phí và lại an toàn. Nếu mở khóa thẻ do nhập sai mã pin, bạn cũng có thể xin cấp mã pin mới dễ nhớ hơn thay vì xin lại mã pin cũ.

Trên đây là các thông tin về lỗi khóa thẻ ATM ngân hàng phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề xuất các cách mở khóa lấy lại thẻ ATM. Trong một số trường hợp bạn sẽ không mở được khóa mà phải làm thẻ mới như thẻ bị hết hạn. Tuy nhiên, dù vì nguyên do nào thì bạn cũng có thể an tâm vì tiền của bạn an toàn.

Một số bài viết bạn tham khảo thêm:

  • Lỗi không nhận được phản hồi từ ngân hàng thụ hưởng