Tại sao tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp

Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về

A. nông nghiệp và công nghiệp

B. nông nghiệp và lâm nghiệp

C. công nghiệp và lâm nghiệp

D. nông nghiệp và dịch vụ

1. Khái quát chung

- Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Diện tích: 54,7 nghìn km2 [16,5%], dân số 5,9 triệu người [6,1% - 2019].

- Tiếp giáp: Là vùng duy nhất không giáp biển, giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, giáp hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.

2. Phát triển công nghiệp lâu năm

a] Điều kiện phát triển

- Đất badan [khoảng 1,4 triệu ha] có tầng phong phú hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài [có khi 4-5 tháng]. Khí hậu phân hóa theo độ cao nên phát triển cây có nguồn gốc cận và ôn đới [chè].

b] Tình hình phát triển

- Cà phê: cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích hơn 568,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.

- Chè: được trồng chủ yếu trên các cao nguyên ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.

- Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk.

- Dâu tằm: là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta [cao nguyên Di Linh].

- Các cây công nghiệp khác: bông, hồ tiêu, điều khá phát triển.

=> Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút nguồn lao động từ các vùng khác.

Tây Nguyên là vùng có diện tích cà phê lớn nhất ở nước ta hiện nay

Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước ta

c] Giải pháp

- Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng mới.

- Tăng cường công tác thủy lợi [công trình thủy lợi kết hợp thủy điện].

- Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải [Bắc - Nam, Đông - Tây].

- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

- Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn, kĩ thuật.

- Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp và thu hút vốn đầu tư.

- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu.

KHAI THÁC MỘT SỐ THẾ MẠNH CHỦ YẾU VỀ NÔNG, LÂM NGHIỆP

Ở TÂY NGUYÊN

3. Khai thác và chế biến lâm sản

a] Vai trò

- Tây Nguyên là “kho vàng xanh”, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ với 35% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

- Trong rừng có nhiều gỗ quý: cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc,…

- Là môi trường sống của nhiều chim, thú quý: voi, bò tót, gấu,...

- Cân bằng sinh thái, giữ mực nước ngầm, chống xói mòn, rửa trôi,…

Tây Nguyên được mệnh danh là “kho vàng xanh” của cả nước

b] Hiện trạng

- Tài nguyên rừng bị suy giảm.

- Nguyên nhân: khai thác bừa bãi, cháy rừng,…

- Hậu quả: mất lớp phủ thực vật, trữ lượng gỗ ít, nước ngầm hạ thấp, đe dọa môi trường sống của các loài động vật,…

c] Phương hướng

- Ngăn chặn nạn phá rừng.

- Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

- Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.

- Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

4. Khai thác thủy năng kết hợp thuỷ lợi

- Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai,... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.

+ Hệ thống thủy điện trên sông Xê Xan: Yaly [720MW], Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 và Plây krông.

+ Sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, thuỷ điện Buôn Kuôp [280MW]; thủy điện Buôn Tua Srah [85MW],…

+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: Đa Nhim [160MW], Đại Ninh [300MW], Đồng Nai 3 [180MW],…

Một góc thủy điện Yaly - Thủy điện có công suất lớn nhất vùng Tây Nguyên

- Ý nghĩa

+ Các công trình thuỷ điện tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp của vùng phát triển, trong đó có khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn Bôxit.

+ Các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

CÁC BẬC THANG THỦY ĐIỆN TRÊN TÂY NGUYÊN

Nhận diện "điểm nghẽn"

Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 5.454.831ha, chiếm 16,46% diện tích của cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 91,75%; dân số hơn 5,9 triệu người, chiếm 4,4% dân số cả nước và có 47 dân tộc sinh sống với văn hóa phong phú, đặc sắc. Đặc biệt, Tây Nguyên có diện tích đất bazan lớn và khí hậu thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, công nghiệp, lâm nghiệp, dược liệu với chất lượng cao, sản lượng lớn, sức cạnh tranh mạnh như: Cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, cao su, sắn, gỗ, sâm Ngọc Linh... Hệ thống giao thông không ngừng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển, chế biến, tiêu thụ nông sản giữa các tỉnh trong vùng và liên kết vùng với Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh, các quốc gia trong khu vực... Nhờ vậy, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020 tăng 6,05%/năm, riêng năm 2021 tăng 5,8% và chiếm gần 12,8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cả nước. Nền tảng của nông nghiệp Tây Nguyên tiếp tục được củng cố với hàng loạt dự án lớn trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến.

Mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao kết hợp với sản xuất phân bón của Công ty 74, Binh đoàn 15.

Mặc dù vậy, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh Tây Nguyên, doanh nghiệp vẫn cho rằng, nông nghiệp Tây Nguyên còn những “điểm nghẽn” nên chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng. Đồng chí Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Nông trăn trở khi tỉnh nhà có nhiều sản vật giá trị nhưng lại vắng bóng trên kệ hàng siêu thị ở các thành phố lớn trong cả nước. Rào cản làm cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Đắc Nông chưa bay xa chính là hạ tầng kinh tế-xã hội, hạ tầng giao thông không đồng bộ; khả năng chế biến sâu để tạo ra chuỗi giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế; công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, tìm đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn, làm cho doanh nghiệp còn ngại khi đến với Đắc Nông. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum thừa nhận rằng, sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung; diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều; việc thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đủ tiềm lực tham gia chuỗi liên kết trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn; các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ mới được hình thành và có quy mô nhỏ, sản phẩm không thường xuyên nên tính liên kết thiếu chặt chẽ. Ngành nông nghiệp tỉnh Đắc Lắc cũng đang gặp khó khăn khi giá đầu vào sản xuất tăng cao trong khi giá bán các sản phẩm nông nghiệp lại thấp. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng bộ và thiếu kinh phí thực hiện; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn manh mún; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp...

Phải làm giàu từ nông nghiệp

Tại các diễn đàn, hội thảo mới đây và qua trao đổi với lãnh đạo các tỉnh, phóng viên ghi nhận, quyết tâm mạnh mẽ từ Trung ương đến địa phương trong cơ cấu, đổi mới toàn diện nền nông nghiệp vùng Tây Nguyên. Tập trung thực hiện nghiêm túcKết luận số 12-KL/TW ngày 24-10-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị [khóa IX] về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020; Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 1-3-2020 của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường. Triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ. Chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Coi trọng đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên động lực “khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng chí Hồ Văn Mười cho biết, Đắc Nông xác định 3 trụ cột trong phát triển kinh tế của tỉnh là:Phát triển công nghiệp; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch. Trên cơ sở đó mời gọi các doanh nghiệp có tiềm lực đến với Đắc Nông để nông nghiệp không chỉ đủ ăn, đủ sống mà phải làm giàu từ nông nghiệp. Đồng chí Vũ Đức Côn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắc Lắc chia sẻ: Tỉnh Đắc Lắc còn nhiều dư địa phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ với nhiều loại cây trồng và sản phẩm có giá trị. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắc Lắc cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách cụ thể, tạo môi trường, động lực cho phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai ra Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 20-1-2022 về đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch đến năm 2030,xác định rõ mục tiêu đưa Gia Lai trở thành trung tâm chuyên sản xuất các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao vào năm 2030. Để thực hiện nghị quyết, UBND tỉnh Gia Lai ban hành chương trình hành động với giải pháp, lộ trình, bước đi cụ thể. Đẩy mạnh quy hoạch và cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các dự án thế mạnh của tỉnh như: Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô khoảng 8.621ha; các dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, quy mô khoảng 8.404ha; dự án khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mang Yang, quy mô khoảng 328ha và các dự án công nghiệp chế biến, logistics...

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, đại dịch Covid-19 và chiến tranh đã làm đứt gãy nhiều chuỗi sản xuất trên thế giới nhưng là thời cơ để kết nối Tây Nguyên với quốc tế. Vì vậy, không để Tây Nguyên đóng khung trong Tây Nguyên mà phải kết nối Tây Nguyên với cả nước và Tây Nguyên với quốc tế. Điều cần làm là hệ thống chính trị các tỉnh trong vùng phải vào cuộc một cách chủ động, đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo với sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương. Khắc phục những hạn chế về hạ tầng kết nối, hạ tầng nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ, chế biến thô sơ, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới công nghệ chậm... tạo hệ sinh thái nông nghiệp và môi trường đầu tư lành mạnh để thu hút “đại bàng” [doanh nghiệp lớn] đến với Tây Nguyên.

Bài và ảnh:NGUYỄN ANH SƠN

Video liên quan

Chủ Đề