Tại sao rắn thích chui vào máy lạnh

Con rắn độc dài hơn 1m bò vào phòng khách của nhà dân ở huyện Diễn Châu

Khoảng 2h sáng 3/7/2021, chị N.T.L. [SN 2000] ở làng Yên Phú, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn [Nghệ An] đang ngủ ở nhà. Khi chị L. kéo chăn lên đắp, thì bị rắn độc cạp nia bò ra cắn vào cổ và cánh tay.

Chị L. nhanh chóng hô hoán lên và được người thân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc. Xác định chị L. bị rắn độc cắn, nên cơ quan y tế đã chuyển xuống Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục cấp cứu. Sau 5 ngày được điều trị tích cực nhưng chị L. không qua khỏi, đã tử vong ngày 8/7.

Tiếp đến, chiều ngày 10/7, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận cháu bé N.T.Q. [5 tuổi] trú tại xã Hưng Đông, TP. Vinh nhập viện cấp cứu do rắn cạp nia tấn công. Theo gia đình cháu Q: Khoảng 20h ngày 8/7, cháu Q. ra vườn nhà không may bị rắn cạp nia cắn vào chân phải.

Ngay sau đó, Q. được người thân đưa đi cấp cứu. Thời điểm nhập viện, cháu Q. vẫn tỉnh, không sốt, không khó thở, da niêm mạc hồng, không phù, không xuất huyết dưới da, tuyến giáp không to, hạch ngoại vi không sờ thấy, đồng tử 2 bên 2mm, cóphản xạánh sáng, tần số thở 25 lần/phút... Do được cấp cứu kịp thời, sức khỏe cháu Q. đã dần ổn định và qua cơn nguy kịch.

Ngày 14/7, anh Hoàng Phúc, trú tại xóm Mỹ Thượng, xã Hưng Lộc, TP. Vinh [Nghệ An] cho biết, con chó Pitbull nặng gần 60kg của gia đình vừa bị một rắn hổ mang cắn chết ngay trong đêm. Theo anh Phúc, vào khoảng 21h ngày 13/7, một con rắn hổ mang đã bò vào nhà anh. Con chó Pitbull nặng khoảng gần 60kg nhìn thấy nên đã chạy lại. Không may con chó này bị rắn cắn và chết sau đó khoảng 10 phút. Ngay khi phát hiện sự việc, anh Phúc đã dùng xẻng đập chết con rắn.

Đó là một số trường hợp rắn độc bò vào khu vực dân cư [nhà ở, vườn, sân] gây ra những vụ việc đáng tiếc. Những ngày qua, nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp rắn độc bò vào nhà ở, nhà tắm, nhà kho, sân… bị người dân phát hiện kịp thời.

Vì sao, chỉ trong một thời gian ngắn đã xuất hiện nhiều loại rắn độc bò vào nhà dân gây tâm lý hoang mang cho mọi người. Theo nhiều người dân địa phương, những ngày qua, nhiều khu vực ở Nghệ An nắng nóng, thời tiết hanh khô khó chịu, độ ẩm thấp…; trong khi khu vực nhà dân với bể nước, nhà tắm… có độ ẩm cao đã là môi trường lý tưởng thu hút sự chú ý của các loài rắn.

Sự việc cô gái trẻ N.T.L tử vong do rắn cạp nia cắn khiến nhiều người xót xa

Nhiều người còn lý giải rằng, lý do khiến rắn cạp nong hay cạp nia thường đi vào khu vực nhà dân, là do mùa Hè nóng bức, chúng ta thường sử dụng điều hòa để làm mát và hệ thống đường ống thoát nước điều hòa, là một nơi rắn vô cùng ưa thích. Rắn có thể chui theo đường ống thải và chui vào trong mặt lạnh của điều hòa; lúc này rắn có thể chui vào phòng thông qua cửa gió của máy điều hòa, đó cũng chính là lý do rắn có thể leo lên tầng 2 hay thậm chí tầng 10.

Một lý do nữa khiến rắn rất thích chui vào hệ thống điều hòa, là do đây cũng là một trong những nơi mà chuột rất thích làm tổ. Như vậy, bên cạnh việc tìm kiếm nguồn nước, thì điều hòa là nơi lý tưởng để rắn có thể tìm kiếm thức ăn. Ngoài ra, nhà vệ sinh, bể nước, khu vực xả nước thải… cũng là nơi có nguồn nước mà rắn có thể chui vào do thói quen uống nước mát của rắn; hoặc có thể rắn tìm đến để chống lại cái nắng nóng gay gắt.

Vậy nên với những gia đình có cây cối rậm rạp, không nên lắp đặt ống thoát nước thải điều hòa sát mặt đất [nếu thấp thì nên bọc lưới kẽm ở đầu ống]. Một cách đơn giản khác để đề phòng rắn xung quanh nhà, những người có chuyên môn khuyên rằng: Có thể sử dụng bột sulfur hay Enta snake powder, bột hùng hoàng [tên khoa học là: Arsenic sulfide]..., rắc quanh nhà để đuổi rắn đi; đồng thời diệt chuột thường xuyên để triệt tiêu nguồn thức ăn của rắn.

Còn người dân quê thì vẫn truyền tụng những cách phòng chống rắn vào nhà rất hiệu quả như: Trồng cây nén, cây sả, cây lưỡi hổ, cây sắn dây… để tinh dầu, mùi nồng của những loại cây này xua đuổi rắn. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, phát quang bụi rậm quanh nhà; khi rắn đã bò vào trong nhà, thật bình tĩnh, dùng gậy dài để nhẹ nhàngxua rắn ra phía cửa rồi tìm cách xử lý chúng.

Báo động rắn độc cắn mùa nước nổi


Vào mùa hè, thời tiết nóng hầm hập như lò nướng thì chẳng gì sung sướng hơn việc được nằm trong phòng điều hòa mát lạnh. Thế nhưng, việc sử dụng thiết bị điện này cũng tiềm ẩn những nguy hiểm mà chúng ta không thể tưởng tượng được.

Ví dụ mới đây, trên một diễn đàn chia sẻ hình ảnh rắn chui vào điều hòa cùng lời cảnh báo: "Khẩn cấp thông báo với mọi người mùa hè này, đặc biệt những nhà ai gần vườn cây cối nhiều thì bịt cho kĩ đường ống giữa cục nóng lạnh đi qua tường nhé.

Ảnh này của một bạn thợ điều hoà gửi cho mình, xem thôi mà rùng mình, thực sự đáng sợ. Mọi người đề phòng cẩn thận vẫn hơn đặc biệt nhà có trẻ nhỏ nhé".

Rắn bò vào điều hòa khiến nhiều người rùng mình

Những hình ảnh này khiến nhiều người rùng mình. Không hiểu sao điều hòa ở trên cao mà loài rắn lại chen chúc chui lên để làm gì. Dân mạng cũng ngưỡng mộ sự can đảm của thợ sửa điều hòa: "Phải công nhận anh thợ sửa điều hòa gan dạ thật"; "Hỏi thật chứ ai là người bình tĩnh chụp mấy bức ảnh này vậy"; "Sợ quá đi mất thôi, làm sao mà lũ rắn có thể chui vào đó được nhỉ"; "Nổi hết cả gai ốc lên rồi, kinh khủng khiếp"; "Chúng nó ở trong đấy mà không bị điện giật à"; "Nhìn cảnh này bỗng thót tim ngước lên nhìn điều hòa"...

Những hình ảnh đàn rắn sau khi được gỡ ra khỏi điều hòa.

A.N [Theo Nld.com.vn]

  • Tag
  • rắn chui vào điều hòa
  • rắn vào điều hòa
  • điều hòa

Liên tiếp trong mấy tháng qua, người dân đã phát hiện rắn bò vào máy lạnh và ở trong đó. Trường hợp gần đây nhất xảy ra tại nhà bà Nga, trên đường Hải Thượng Lãn Ông, TP. Phan Thiết.

Bà Nga cho biết: Vào trưa 26/6/2015, trong lúc nằm trên giường chuẩn bị ngủ trưa thì con trai út của bà vô tình nhìn lên máy lạnh và phát hiện một cái đuôi rắn thò ra. Khoảng một lúc sau, gia đình bà nhìn thấy tới 3 cái đuôi rắn màu xanh thò ra ngoài ở vị trí cửa thổi gió máy lạnh. Sau khi phát hiện có rắn trong máy lạnh, gia đình bà Nga rất hoang mang và phải cử người trực, phòng trường hợp rắn bò xuống nền nhà. Sau đó bà Nga gọi điện nhờ nhân viên sửa chữa máy lạnh đến kiểm tra. Khi nhân viên sửa máy lạnh mở phần vỏ nhựa phía ngoài thì phát hiện 3 con rắn màu xanh toàn thân [dân gian thường gọi là rắn lá] đang ở trong máy lạnh. Thấy người, rắn bò theo vị trí lỗ trống trên tường [dùng để đưa dây đồng, dây thoát nước vào dàn điều hòa] ra ngoài.

Theo quan sát của chúng tôi, gia đình bà Nga đặt cục nóng phía ngoài và rất gần với vị trí mái tôn phía sau. Đồng thời một số cành cây sa kê phía sau tiếp giáp với mái tôn. Có thể từ cây sa kê rắn đã bò lên mái tôn và theo đường dây đồng bò vào máy lạnh. Theo nhân viên cửa hàng Nhật Huy, TP. Phan Thiết thì ngoài trường hợp nhà bà Nga, cách đây khoảng 1 tháng, nhân viên cửa hàng cũng bắt được 2 con rắn lá tại nhà một hộ dân ở xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc.

Nhân viên cửa hàng điện lạnh này khuyến cáo, khi đặt cục nóng máy lạnh, người dân không nên đặt quá gần mái tôn, cây xanh. Đồng thời khi khoan tường đưa dây đồng, ống thoát nước vào dàn điều hòa cần kiểm tra lại khe hở tại vị trí đó. Nếu khoảng trống quá lớn thì cần bịt kín, tốt nhất là dùng keo silicon bịt kín các khoảng trống trên tường sau khi hoàn thành việc lắp đặt.

Thời gian gần đây, tại TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong cả nước đang xảy ra tình trạng rắn lục đuôi đỏ tấn công người dân gây hoang mang trong xã hội. Rắn lục đuôi đỏ là loại rắn cùng họ với rắn lá và cùng sống trên cây như rắn lá. Tuy nhiên rắn lục đuôi đỏ rất độc, nhiều người đã mất mạng khi bị loại rắn này cắn. Để đảm bảo an toàn, người dân cần kiểm tra lại vị trí đưa dây đồng vào dàn nóng lạnh và kiểm tra lại máy lạnh của gia đình mình, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.

1.513 views

- Nhiều trường hợp từng gặp rắn trong điều hòa, điều đó cho thấy nguy cơ này là có thật.

Tin liên quan

Khoe làm điều hòa tự chế cho mùa hè chỉ vài trăm ngàn, tưởng được...

Cho cây "nằm" điều hòa, tắm nắng "sung sướng", anh chàng nhận cái kết "khó...

Điều hòa có rắn khiến nhiều người thất kinh không phải là không có dù khá là hiếm gặp. Điều đó cho thấy mọi người nên cảnh giác với vấn đề này.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh điều hòa được tìm thấy có rắn làm tổ bên trong. Hình ảnh được chia sẻ khiến nhiều người không khỏi khiếp sợ. Chủ nhân chiếc điều hòa cho hay, bật điều hòa 16 độ không thấy mát, tự tháo xuống vệ sinh và cái kết.

Chiếc điều hòa được mở ra, bên trong có những con rắn màu xanh. Nghe tưởng chuyện đùa song thực tế đây là lời cảnh tỉnh cho mọi người.

Vấn đề rắn làm tổ trong điều hòa là có thể xảy ra do gia chủ ít kiểm tra, vệ sinh, thêm nữa đây là môi trường mát mẻ rất dễ hút rắn.

Năm 2019, tại Thái Lan, một gia chủ cũng chia sẻ câu chuyện trên Facebook tương tự. Theo đó, người này về nhà, mở điều hòa lên cho bớt nóng nực thì nghe âm thanh lạ. Chủ nhân mở điều hòa ra thì phát hiện có búi rắn xanh đang cuộn lấy nhau. Anh liền đưa chúng ra ngoài và tổng có 5 con.

Tuy nhiên, anh không biết lý do vì sao chúng có thể cùng lúc chui vào điều hòa. Quan trọng hơn, anh này là người sợ rắn từ nhỏ nên chỉ muốn tiêu diệt hết lũ bò sát gớm ghiếc đang oằn oèo ngoài sân.

Trước đây, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng rắn làm tổ trong tủ, trong giường hay trong các ô, hộc bàn. Tuy nhiên, điều hòa cũng có thể là nơi lý tưởng cho rắn chui vào. Theo các chuyên gia, nơi mà có thể rắn bám vào để chui vào chính là đường ống nối giữa dàn lạnh và nóng.

Nhiều gia đình có vườn, cạnh các cây lớn, hoặc các bụi rậm rạp thì đây là môi trường cho rắn trú ngụ. Rắn theo đường dây đồng đi vào điều hòa.

Tầm quan trọng của vệ sinh kiểm tra điều hòa

Việc để phát hiện rắn hay các loài bò sát chui vào trong điều hòa không có biện pháp gì hơn là kiểm tra thường xuyên. Nhiều gia đình dùng điều hòa suốt thời gian dài nhưng không chịu vệ sinh, không chịu kiểm tra hằng năm.

Khi có tiếng động lạ trong điều hòa, đừng nên tự động mở ra có thể tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm mà nên báo cho thợ điều hòa chuyên nghiệp. Họ sẽ có cách để mở và sửa chữa bằng các dụng cụ an toàn.

Bên cạnh đó, các khu vực vườn, bụi cây xung quanh nhà cũng cần được thường xuyên dọn, làm sạch để đảm bảo không có rắn rết trú ngụ. Với dây nối giữa dàn nóng và dàn lạnh là dây đồng cũng cần chú ý kiểm tra xem có chỗ hở nào hay không. Ngoài ra, cần dùng tấm chắn mắt lưới nhỏ để bít các lỗ hở nhằm tránh những loài vật như chuột, rắn bò vào nhà qua đường này.

AM

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Video liên quan

Chủ Đề