Tại sao phải cúng rằm tháng 7

Rằm tháng 7: Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều nên biết

Lan Anh

07:15 22/08/2021

Rằm tháng 7 là một trong những dịp lễ Tết quan trọng của người Việt. Đây là ngày lễ để con cháu tri ân, báo hiếu với tổ tiên, cha mẹ với mục đích giáo dục con người về lòng biết hơn, hiếu thảo với đấng sinh thành. Tuy nhiên, ít ai biết rõ nguồn gốc, ý nghĩa, câu chuyện về ngày Rằm tháng 7 ra sao?

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Điều ít ai biết, lễ cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc, về sau mới lan rộng đến những nước khác ở châu Á, tuy nhiên có những điểm khác biệt tùy theo văn hóa của mỗi quốc gia mà cách thể hiện mỗi nơi có khác nhau.

Vào thời cổ đại, việc cúng "ngày Rằm tháng bảy" vốn là lễ cúng tổ tiên của người dân Trung Quốc, có nguồn gốc từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Quan niệm của đạo này cho rằng tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch [ngày “mở cửa quỷ môn”] cho đến ngày 30 tháng 7 [ngày “đóng cửa quỷ môn”].

Đầu tháng này, cửa địa ngục mở ra cho các cô hồn bị chết oan, chết bất đắc kỳ tử hay chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng.

Người trần gian muốn tránh các cô hồn phá rối hay làm hại tính mạng của mình nên vào ngày rằm tháng 7 họ làm lễ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn. Trước là cho cô hồn ăn uống, sau là cầu mong cô hồn đừng làm hại mình.

Ảnh minh họa.

Ở Trung Quốc lễ cúng cô hồn được gọi là Tiết Trung Nguyên, người Việt đọc trại thành Tết Trung Nguyên, tất cả những điều này đều được ghi rõ trong Huyền Đô Đại Hiến kinh của Đạo Giáo.

Lễ này thường được tổ chức vào buổi chiều hoặc ban đêm vì người ta tin rằng hồn ma sẽ thoát khỏi địa ngục lúc mặt trời lặn. Các nhà sư và thầy cúng thường ném gạo hoặc những thức ăn nhỏ khác vào không khí theo mọi hướng để phân phát cho các hồn ma.

Vào ngày thứ mười lăm, cõi thiên đàng và địa ngục và cõi người sống mở cửa và cả tín đồ Đạo giáo và Phật giáo sẽ thực hiện các nghi lễ để chuyển hóa và giải oan khổ của người quá cố.

Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng 7 thường được cúng ở chùa [thờ Phật] trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi mặt Trời đã lặn.

Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày "Xá tội vong nhân" nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là "cúng cô hồn", "cúng thí thực" [tặng thức ăn].

Vì vậy, vào tháng 7 âm lịch, dân gian còn hay gọi là "tháng cô hồn", phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện. Dù vậy, có nhiều nhà kinh doanh cho rằng, tháng 7 âm lịch cũng là tháng bắt đầu mua hàng để tích trữ bán trong dịp tết Nguyên đán.

Rằm tháng 7 [hay còn có tên gọi khác là lễ Vu Lan] còn là ngày lễ để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Theo truyền thống lâu đời của người Việt Nam, lễ này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm và được người dân khá coi trọng.

Nguồn gốc của lễ Vu Lan

Nguồn gốc của ngày rằm tháng 7 bắt nguồn từ sự tích Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Mẹ của Mục Kiền Liên là một người sống rất xa hoa, tham lam, độc ác và không tin vào Tam Bảo. Thường ngày, bà nấu rất nhiều thức ăn và làm vương vãi khắp nơi trên mặt đất. Còn cậu bé Mục Kiền Liên - con trai của bà có tính tình hiền lành, chịu khó, trái ngược hoàn toàn với mẹ cậu. Cậu bé luôn nhặt lại những hạt cơm của mẹ làm rơi xuống, rửa sạch đi rồi ăn lại chúng.

Vì vậy, tất cả mọi người xung quanh và quen biết đều rất yêu mến, khen ngợi cậu hết lời. Sau khi bà Thanh Đề qua đời, Mục Kiền Liên đã xin xuất gia theo học Phật và trở thành đệ tử của Đức Phật. Khi có được phép thuật, Mục Kiền Liên liền dùng tuệ nhãn để tìm mẹ khắp nơi trong trời đất, cuối cùng cậu đã thấy mẹ nơi đại địa ngục.

Ảnh minh họa.

Mục Kiền Liên trông thấy mẹ tóc tai rối xù, thân hình chỉ còn da bọc xương, đói khát, úp mặt xuống đất không thể ngưỡng nổi đầu lên. Mục Kiền Lên đau xót vô cùng, ôm mẹ bật khóc rồi dâng cho mẹ một bát cơm ăn cho đỡ đói. Thế nhưng, bà Thanh Đề vẫn còn quá sân tham, vì vậy khi đưa cơm đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được.

Mục Kiền Liên đã bất lực khi nhìn thấy cảnh này, cậu càng đau xót khi không thể cứu được mẹ mình và quay về tìm sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn.

Đức Phật nói nếu muốn cứu mẹ thoát khỏi kiếp đọa đày, được sanh về cõi lành thì ngày 15 tháng 7 Âm lịch tức là ngày Tự Tứ của chư Tăng, cậu hãy mời tất cả các nhà sư lại và sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để lấy phước cứu mẹ.

Cũng kể từ đó, ngày 15 tháng 7 [tức Rằm tháng Bảy] trở thành ngày tri ân, báo hiếu theo tương truyền trong Phật giáo.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Về mặt ý nghĩa, ngày lễ Vu Lan là ngày để tưởng nhớ đến công ơn của cha mẹ và tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi chúng ta. Vu Lan là “báo hiếu”, không chỉ dừng lại là báo hiếu đối với bố mẹ ở kiếp này mà còn là đối với cha mẹ ở nhiều kiếp trước.

Theo đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đây là dịp để mỗi chúng ta có thể tỏ lòng thành kính, hiếu thảo và biết ơn đối với công sinh thành, nuôi dưỡng với các bậc cha mẹ.

Ảnh minh họa.

Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu có nguồn gốc từ Đạo Phật Bắc Tông [Đại thừa], là một ngày lễ chính của Bắc Tông. Câu chuyện nguồn gốc ra đời của ngày này liên quan đến sự tích về đại đức Mục Kiền Liên [đệ tử của Phật Thích Ca] với lòng đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Từ đó, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ [và tổ tiên nói chung] - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Chủ đề: nguồn gốc Rằm tháng 7 ý nghĩa ngày Rằm tháng 7 sự tích Rằm tháng 7 ý nghĩa lễ Vu Lan

Theo văn hóa truyền thống của người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm có hai lễ lớn là Xá tội vong nhân và Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Tuy nhiên hai tập tục này khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa, nguồn gốc và bản chất.

Trong đó, lễ xã tội vong nhân là để cầu siêu, tưởng nhớ cho những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa còn trọng tâm của lễ Vu Lan báo biếu là giáo dục Phật tử về lòng hiếu thảo, biết nhớ ơn và đền ơn các đấng sinh thành.

Khác với các ngày rằm khác trong năm, nhiều người quan niệm cúng rằm tháng 7 không nên thực hiện đúng ngày 15/7 âm lịch mà nên thực hiện trước. Ảnh minh họa

Năm nay, ngày rằm tháng 7 diễn ra vào thứ 7, ngày 25/8/2018. Thông thường bắt đầu từ ngày mồng 2 đến ngày 14/7 âm lịch nhiều gia đình đã làm lễ cúng chúng sinh và cử hành đại lễ Vu Lan tại nhà.

Khác với các ngày rằm khác trong năm, nhiều người quan niệm cúng rằm tháng 7 không nên thực hiện đúng ngày 15/7 âm lịch mà nên thực hiện trước.

Chia sẻ với PV Dân trí, tiến sỹ Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, thực tế điều này xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Người xưa quan niệm ngày 15/7 âm lịch là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa”, sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận đồ được nữa.

Ở nước ta, tục giật cô hồn khá phổ biến ở các tỉnh miền Nam tức là người sống giành giật những mâm cúng, gia chủ phát tiền cho người sống. Ảnh: Nguyễn Quang

Cũng có truyền thuyết kể lại trong “thế giới tâm linh” có một dòng sống chở hàng của người trần gửi cho người âm, đó là Sông Chở Mã. Sau ngày 15/7 âm lịch, “thuyền chở mã” đã rời bến nên đốt mã sau ngày đó sẽ không có giá trị cho người âm nữa. Cũng vì quan niệm trên mà dân gian thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước ngày 15/7 âm lịch, lâu dần hình thành thói quen, tục lệ truyền từ đời này sang đời khác.

Về thời gian cúng rằm tháng 7, người xưa thường thực hiện lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên vào ban ngày. Còn lễ bố thí cho các cô hồn khi thất thế, sa cơ lỡ vận, không nơi nương nựa vào buổi chiều tối. Trong đó, mâm lễ cúng cô hồn thường không nên làm cỗ mặn như: thịt gà, xôi, thịt, chả, cá tôm… bởi theo quan niệm dân gian, đồ ăn mặn sẽ khơi dậy “tham, sân, si” ở các vong hồn khiến họ khó siêu thoát, quanh quẩn trần thế quẫy nhiều dương gian.

Lòng thành của con người thể hiện ở cái tâm, không cần chú trọng vào “mâm cao, cỗ đầy”. Mâm cỗ cúng cô hồn trong truyền thống thường bao gồm: cháo loãng, gạo, muôi, cơm trắng, canh, nước lã, xôi, chè [các loại chè], khoai [khoai lang, khoai sọ] luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, hương hoa, quần áo chúng sinh… Yêu cầu mâm cúng được trình bày đẹp mắt, sạch sẽ gọn gàng và thể hiện được thái độ trân trọng.

Nơi cúng cô hồn thường được đặt ở vỉa hè, khu vực ngã ba, cổng làng... Tuyệt đối không để mâm cúng trong nhà hoặc phạm vi nơi ở. Việc cúng cô hồn tiến hành sau khi đã cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên.

Theo tập tục truyền thống sau khi cúng lễ cô hồn xong phải thực hiện việc mời các vong đi, tức là phải có thủ tục “tiễn khách” để tránh đưa vong hồn vào nhà. Ở một số nơi, người dân còn vãi gạo, muối ra sân, đường làng.

Ở nước ta, tục giật cô hồn khá phổ biến ở các tỉnh miền Nam tức là người sống giành giật những mâm cúng, gia chủ phát tiền cho người sống. Họ tin rằng nếu người sống giành giật càng đông, thì gia chủ càng xua đuổi được điều xui xẻo, không may trong cuộc sống. Tục giật cô hồn còn có ý nghĩa đẹp ở chỗ gia chủ cúng xong rồi phân phát thực phẩm, đồ đạc, tiền coi như một dịp để bày tỏ tấm lòng chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo khó.

Hiệp Nguyễn

Video liên quan

Chủ Đề