Tại sao người đã đen chạy nhanh

Vì Sao Người Mỹ Gốc Phi Chạy Nhanh Tới Vậy? Tai Sao Người Châu Phi Chạy Nhanh Tới Vậy

quý khách gồm từng lưu ý trong số cuộc thi bơi lội, rất ít khi chúng ta phát hiện một vận tải viên lượn lờ bơi lội là fan da đen. Hay chỉ là sự việc vô tình...Thực ra nó bao gồm lý do riêng, cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại như thế nhé.

Bạn đang xem: Vì sao người mỹ gốc phi chạy nhanh tới vậy? tai sao người châu phi chạy nhanh tới vậy


Người châu Phi vốn được coi là những người có khả năng vận động " ttách sinh" - tố hóa học thân thể trời sinc giúp họ có thể lực mạnh khỏe, bền bỉ và không đam mê hợp với lượn lờ bơi lội. Tuy nhiên ngulặng nhân chủ yếu lại là do vụ việc làng mạc hội: tình trạng túng bấn, biệt lập chủng tộc...bắt đầu là nguyên nhân căn uống bản khiến họ không tồn tại sàng lọc theo xua đuổi bộ môn thể dục thể thao này.

Yếu tố di truyền trong thể thao

19/08/2008 10:38 -

Nhìn qua kết quả các kì Thế vận hội (Olympic Games) trong vòng 30 năm qua, rất dễ ghi nhận một khuynh hướng chung: trong khi sự bình đẳng về cơ hội được thi thố tài năng trong các môn thể thao càng ngày càng được nâng cao và bảo đảm, thì kết quả tranh tài trong các bộ môn thể thao loại "tinh hoa" (elite sports) lại càng ngày càng tập trung theo sắc dân. Nói cách khác, trong một số bộ môn thể thao, vận động viên của một vài sắc dân có khuynh hướng thành công nổi trội hơn các sắc dân khác

Trật tự mới
Vào thời trước Thế chiến thứ hai cho đến thập niên 70, khi mà chính sách kì thị chủng tộc và tình trạng kinh tế nghèo nàn còn là hàng rào hạn chế sự tham gia của người da đen trong các cuộc tranh tài thể thao, danh sách vận động viên đoạt huy chương và danh dự hầu như chỉ có tên người da trắng gốc Âu châu. Nhưng những năm gần đây khi nhiều quốc gia Á châu và Phi châu đã có thể gửi các đoàn vận động viên đi tranh tài thì sự phân phối huy chương trong Thế vận hội đã thay đổi rõ nét. Nếu Adolf Hitler có sống lại chắc cũng cảm thấy hỗ thẹn cho cái thuyết "Người Aryan siêu việt" của ông ta.
Phân tích kết quả các kì Thế vận hội trong vòng 3 thập niên qua cho thấy một vài xu hướng thú vị Như sau:
• trong những môn thể thao đòi hỏi thể lực của phần trên cơ thể như cử tạ và ném lao, các vận động viên người da trắng hay Âu châu dẫn đầu;
• trong những môn thể thao đòi hỏi thể lực của phần dưới cơ thể và sự nhanh nhẹn như điền kinh, các vận động viên gốc Phi châu thống lĩnh;
• trong những môn nhảy cao như bóng rổ, người da đen miền Tây Phi châu lại hầu như làm chủ;
• trong những môn thể thao cần sự dẻo dai và thẩm Mỹ như nhảy lộn xuống nước, một số môn trượt băng, và thể dục thẩm Mỹ, người Á châu, đặc biệt là người Đông Á, thường đứng đầu danh sách huy chương vàng.

Tại sao người đã đen chạy nhanh
Sự "phân chia" rõ nét nhất có thể thấy trong các bộ môn điền kinh. Chẳng hạn như trong chạy nước rút 100m, 200m, 400m và chạy việt dã đại đa số [nếu không muốn nói là tất cả] các vận động viên vô địch đều là những người -- hoặc sinh trưởng, hoặc có gốc gác -- ở các nước thuộc vùng Tây Phi châu.
Mà chẳng phải riêng gì trong Thế vận hội, trong các môn thể thao chuyên nghiệp ở Mỹ, sự có mặt của người da đen cũng rất cao. Người Mỹ gốc Phi châu chỉ chiếm khoảng 13% tổng dân số Mỹ, nhưng họ chiếm gần 90% trong lực lượng vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp. Cần nói thêm là khoảng 40 năm về trước, khi mà sự kì thị chủng tộc còn là một vấn đề, người Mỹ da đen chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số vận động viên bóng rổ. Ngoài ra, trong bộ môn bóng bầu dục (American Football), vài mươi năm trước đây 100% cầu thủ là người da trắng; nhưng nay, 70% cầu thủ là người da đen. Ở Âu châu, các vận động viên gốc Phi châu đang tràn ngập các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Pháp, Anh, Hà Lan, Đức, v.v… Dĩ nhiên, chúng ta cũng không nên quên rằng Nigeria và Cameron đang trên đường trở thành hai cường quốc về bóng đá.

Lí do
Tại sao người đã đen chạy nhanh
Có nhiều nguyên nhân kinh tế và xã hội cho xu hướng trên đây. Phi châu không giàu có như các nước Âu Mỹ, nên họ phải chú trọng vào những bộ môn thể thao mà họ có thể tận dụng được với chi phí thấp nhất. Điền kinh và bóng đá là hai môn thể thao không cần đầu tư cao vào cơ sở vật chất, và do đó, rất phù hợp với kinh tế của các quốc gia nghèo. Vì thế, người Phi châu xuất sắc trong hai bộ môn này cũng không phải là điều quá ngạc nhiên.
Nhưng còn có lí do sinh học mà có lẽ ít ai muốn đề cập đến. Mỗi bộ môn thể thao đòi hỏi một khả năng về sinh-cơ lực (biomechanics) và khí lực (aerobics). Hàng trăm nghiên cứu về nhân chủng học trong vài thập niên qua cho thấy rằng các đặc điểm then chốt của người vận động viên như cấu trúc của cơ thể, sự phân bố các cơ bắp, hệ thống nội tiết, công suất của phổi, khả năng sử dụng năng lực, v.v... đều có liên quan tới khả năng và kết quả trong các kỳ tranh tài. Căn cứ trên các dữ kiện về thân thể, người ta có thể đặt giả thuyết là người da đen có nhiều lợi thế hơn người da trắng trong các môn thể thao như chạy đua và nhảy cao. Tính trung bình, các sắc dân Phi châu ở vùng sa mạc Sahara có chung một số đặc tính về cơ thể: mật độ xương cao, tỉ lệ mỡ thấp, chân dài, mông nhỏ, và háng hẹp. Những đặc điểm sinh lý này giúp cho họ những ưu điểm quan trọng trong bộ môn điền kinh. Những dữ kiện này còn giải thích tại sao các sắc dân khác, như người Á châu chẳng hạn, hầu như vắng bóng trong một số bộ môn điền kinh và bóng rổ, vì so với người da trắng và da đen, người Á châu có mật độ xương thấp, chân và tay ngắn, tỉ trọng mỡ thấp, và mông nhỏ.
Để có hiệu quả tối ưu trong các môn thể thao như chạy nước rút và đường dài, vận động viên cần có một hệ thống cơ tốt. Cơ là loại mô có chức năng tạo ra sự chuyển động của cơ thể, giữ vững vị trí cơ thể chống lại trọng lực, tạo chuyển động ở các cấu trúc bên trong cơ thể và làm thay đổi áp suất hay sức căng của các cấu trúc bên trong cơ thể. Trong cơ có các cơ chế chuyển năng lượng hóa học thành năng lượng cơ học. Có thể chia cơ thành hai loại sơ (fibres): sơ có độ co dãn chậm (được gọi là sơ loại I) và sơ có độ co dãn nhanh (sơ loại II). Sơ loại I có chức năng quyết định mức độ chịu đựng, trong khi sơ loại II giúp cho các động tác cần sức mạnh như chạy nước rút hay nhảy cao.
Các vận động viên chạy nước rút có đến 75% (hay cao hơn) sơ loại II (co dãn nhanh). Ngược lại, các vận động viên chạy đường trường thường có đến 75% sơ loại I (co dãn chậm). Người da trắng, tính quân bình, có tỉ lệ sơ loại I ít hơn người da đen gốc Tây Phi châu khoảng 30%.
Thực ra, mô hình về sơ co dãn nhanh hay chậm khá đơn giản. Dựa theo hiệu quả trong qui trình chuyển hóa nội tiết tố, người ta có thể chia các loại sơ co dãn nhanh thành hai loại khác nhau: một loại có hiệu quả cao, và một loại có hiệu quả thấp. Sơ có hiệu quả cao có khả năng thích ứng tốt với môi trường luyện tập; ngược lại, sơ loại có hiệu quả thấp rất "lười biếng", không phản ứng nhạy trong môi trường chuyển hóa. Điều này giải thích tại sao trong một số người dù tập dợt rất nhiều nhưng kết quả chẳng có gì đáng kể. Chẳng hạn như khi vận động viên chạy cực nhanh, oxygen không tiêu hóa kịp, và vì thế bắt buộc các cơ phải dùng oxygen một cách hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, tập dợt không thể biến các loại co dãn nhanh thành sơ co dãn chậm, hay ngược lại (mặc dù con người có thể mất dần dà và vĩnh viễn các sơ co dãn nhanh vì quá trình lão hóa).

Yếu tố gene
Tại sao người đã đen chạy nhanh
Tại sao sự phân phối mật độ xương và cơ khác nhau giữa người Phi và Âu châu? Câu trả lời đơn giản là do di truyền. Thực vậy, sự khác biệt về các đặc điểm trên giữa các dân tộc trên thế giới không thể giải thích đơn thuần bằng sự khác biệt về môi trường sống, mà là còn ở yếu tố di truyền. Một số nghiên cứu của người viết bài này và nhiều đồng nghiệp trên thế giới cho thấy các yếu tố di truyền có thể giải thích khoảng 65% tới 85% những khác biệt về mật độ xương giữa các sắc dân trên thế giới. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu nhân chủng học còn ước đoán là các yếu tố di truyền có thể quyết định khoảng 45% sự khác nhau về mức độ phân phối các loại cơ, các yếu tô môi trường quyết định khoảng 40% và phần còn lại (15%) là do các yếu tố liên quan đến các sai số ngẫu nhiên.
Dựa vào sự phân phối của mật độ xương trong dân số, người ta có thể ước đoán là có khoảng 70 đến 100 gene có ảnh hưởng đến sức mạnh của xương. Trong các gene đó, Vitamin D receptor gene (còn gọi ngắn là VDR) giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì xương. Theo nghiên cứu của người viết bài này, có đến 70-75% trong người Phi châu có gene này; trong khi đó, tỉ lệ này trong người Âu châu là 60% và người Á châu chỉ 10%. Những dữ kiện này có lẽ giải thích tại sao người da đen rất kém trong môn bơi lội. Họ thường được mệnh danh là "sinkers" (người chìm). Họ có một bộ xương nặng và hệ thống cơ bắp tương đối dày, làm cho họ khó mà bồng bềnh trên mặt nước được như người da trắng hay Á châu. Trong lịch sử Thế vận hội, chỉ có một người da đen duy nhất chiếm huy chương vàng trong bơi lội: đó là Anthony Nesty (Mỹ) vào năm 1988.
Một số nhà khoa học ở Úc, trong khi tìm di truyền tố gây ra bệnh loạn dưỡng cơ (muscular dystrophy), phát hiện rằng khoảng 20% người gốc Á châu và Âu châu có một loại gene mà họ gọi là "wimp gene" (gene yếu đuối). Gene này có chức năng ngăn chận cơ thể sản xuất ra chất alpha-actinin-3, một nội tiết tố cung cấp sức mạnh trong các cơ co dãn nhanh. Các mẫu máu lấy từ bộ tộc Zulu thuộc dân tộc Bantus (Tây Phi) cho thấy chỉ có 3% mang "gene yếu đuối" này. Phát hiện này có thể giải thích tại sao một số người dù luyện tập cả đời mà vẫn mãi mãi là “người yếu đuối”, trong khi đó có một số người có mức độ phát triển cơ rất nhanh! Có người suy luận rằng nhu cầu cho một "speed gene" ("gene chạy nhanh") càng ngày càng mất đi, vì tốc độ đi săn thú vật hay chạy thoát kẻ thù để duy trì sự sống còn không cần thiết nữa!
Nhưng dù cho có đủ thành phần sơ cũng chưa chắc đem lại một sự vận động bền bỉ, bởi vì các gene chỉ quyết định khoảng 25% tính bền bỉ. Như vậy, luyện tập vẫn là một yếu tố quan trọng -- nhưng càng quan trọng cho người da đen hơn là cho người da trắng. Nhiều thí nghiệm cho thấy một kết quả chung: chỉ cần tăng cường độ luyện tập khoảng 5%, thể lực của người da đen có thể tăng theo cấp số nhân đến 50%; trong khi đó, dù có tăng cường độ luyện tập ở mức độ tối đa 50%, thể lực trong người da trắng tăng chỉ 5%! Cần nói thêm là mức độ khác biệt giữa các vận động viên trong các bộ môn thể thao tinh hoa như chạy nước rút cực kì nhỏ; nhỏ đến nổi nếu một vận động viên có một cơ thể hay khả năng dùng các cơ sơ (muscles fibres) hữu hiệu hơn thì kết quả sẽ cực kì quan trọng. Một phần phút hay thậm chí một phần giây đồng hồ có thể quyết định một huy chương vàng hay bạc.

Ý nghĩa
Tại sao người đã đen chạy nhanh
Sự thành công của các vận động viên người Phi châu, dù ở Phi châu hay Mỹ hay bất Âu châu thường là con dao hai lưỡi. Nếu họ thắng, họ trở thành mục tiêu của một suy luận thiếu logic như sau: thể lực và trí lực liên hệ với nhau theo tỉ lệ nghịch; và người da đen có thể lực tốt do trời sinh ra như vậy (đồng nghĩa với di truyền); suy ra, người da đen không thông minh bằng người da trắng! Cái thông điệp ngầm và thâm hơn là: đứng trên quan điểm di truyền và cơ thể học, người da đen gần gũi với thú vật hơn người da trắng. Nhưng nếu họ không thắng trong một cuộc thi đua, sẽ có người cho rằng vì họ là sắc dân thấp kém, không chịu nổi sự thách thức của cuộc tranh tài, và kém trí lực để đối xử với tình thế căng thẳng.
Ngược lại, có người dùng lá bài kì thị chủng tộc để chế giễu những nghiên cứu về di truyền học như là một trò chơi phản trí thức. Thực vậy, những bàn tán quanh chủ đề di truyền và thể thao dễ đem lại nhiều hiểu lầm đáng tiếc. Trong bài diễn văn đọc tại Hội nghị của Hiệp hội khoa học tiên tiến (Association for the Advancement of Science, Mỹ) vào năm 1955, Roger Bannister, một nhà tâm thần học danh tiếng, đề cập đến sự liên hệ giữa di truyền và thể thao khi ông cho rằng sự khác biệt về cơ thể của người da đen và da trắng có thể là một yếu tố quan trọng trong các cuộc tranh tài điền kinh. Ngay sau đó, ông ta bị đồng nghiệp chế giễu và xa lánh. Có người cho rằng vì người da trắng thất bại trong môn điền kinh, nên họ tìm cách chạy trốn thực tế bằng cách mang khoa học ra giải thích!
Tất nhiên, những mỉa mai trên đây chỉ là những phản ứng đơn giản hóa vấn đề. Sự thực là phần lớn các sắc dân có những đặc tính sinh lí khác nhau. Tất cả những chỉ số về nội tiết, mật độ xương, cấu trúc của cơ, v.v... có liên hệ mật thiết đến mỗi bộ môn thể thao. Đó là sự thật. Những đặc tính sinh lí trên đây là do các gene quyết định. Đó cũng là sự thật. Tuy nhiên, không có lí do gì để tin rằng các gene làm việc độc lập với môi trường. Theo tôi, bí mật cần được khai thác là gene nào hợp (hay không hợp) với môi trường nào để người vận động viên có một năng suất tối đa trong vận động. Tức là, có trong mình những loại cơ và sơ tốt chưa chắc bảo đảm được chức vị vô địch, nếu người vận động viên không tập dượt.
Thực ra, trong bất cứ hoạt động nào, bộ não (chứ không phải tim hay phổi) mới là cơ quan đóng vai trò chủ đạo. Di truyền học không phải là một trò chơi với tổng số 0, với thể lực và trí lực ở hai thái cực đối nghịch nhau. Chỉ có một số gene liên quan đến thể lực, nhưng gần 50% trong số 25.000 gene tạo nên cái cơ quan phức tạp nhất của con người: bộ não. Như vậy, giả thuyết về kém trí lực trong thể thao xem ra khó có thể tin cậy được.
Do đó, chúng ta có thể làm một dự đoán cho kết quả Thế vận hội Bắc Kinh 2008 mà xác suất đúng có thể khoảng 99%: tất cả các vận động viên sẽ vào vòng chung kết của môn chạy đua 100 thước sẽ là những người được sinh trưởng tại, hay có gốc gác ở, các nước thuộc miền Tây Phi châu. Một dự đoán khác: không ai ngoài các vận động viên Tây Phi sẽ giữ danh hiệu không chính thức "Người nhanh nhất thế giới" trong tương lai.
Điều này cũng có nghĩa là nếu chúng ta, người Việt, muốn lập thêm thành tích trong các kì Thế vận hội, tôi nghĩ rằng chúng ta nên tập trung nhân lực và cơ sở vật chất vào những bộ môn như bơi lội, võ thuật, hay những môn hợp với cơ thể của chúng ta hơn: chân tay tương đối ngắn, mật độ xương thấp so với các sắc dân, nhưng bù lại ta có cơ thể dẽo dai, có thể chịu đựng bền bĩ hơn và trí lực khá. Tất nhiên, chúng ta không nên tập trung tài nguyên vào các bộ môn cần lực mạnh cấp thời như chạy đua hay phóng lao!

Nguyễn Văn Tuấn

Tags:

TTO - Con người xếp thứ 28 trong danh sách các loài chạy nhanh nhất hành tinh, tuy nhiên họ không thể nào chạy nhanh như báo Cheetah. Vì sao?

  • Người đầu tiên vượt tốc độ âm thanh
  • Bay nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh
  • Loài động vật nào 'không sợ ai', kể cả báo, rắn độc?

Trong 10 giây, loài nào chạy xa nhất? - Nguồn: SCIENCE

Tốc độ trung bình của loài báo này khoảng 112km/h, trong khi tốc độ kỷ lục mà "tia chớp đen" Usain Bolt đạt được năm 2009 chỉ là 44,72km/h, tức khoảng 1/3 tốc độ của Cheetah.

Bí ẩn tốc độ khủng khiếp

Theo trang Science ABC, cơ thể của báo đốm Cheetah có rất nhiều lợi thế tạo điều kiện cho những cú nước rút hoàn hảo. Cụ thể, cơ thể báo tương đối nhẹ giúp các chân không hao phí nhiều năng lượng khi di chuyển và lúc xuất phát. Phần sườn thon và cái đầu nhỏ của báo hạn chế lực cản của không khí khi chạy.

Báo Cheetah cũng là loài duy nhất trong số những động vật họ mèo không thể thu móng vuốt vào hoàn toàn khi chạy, từ đó giúp chúng tăng độ ổn định với mặt đất khi di chuyển với tốc độ cao.

Tại sao người đã đen chạy nhanh
Tại sao người đã đen chạy nhanh

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sự phân biệt chủng tộc có thể được hóa giải bằng thực tế và khoa học

Có rất nhiều định kiến và huyền thoại về chủng tộc, nhưng điều này không khiến những chúng thành thực tế.

Nhiều người có thiện ý nhưng kinh nghiệm và lịch sử văn hóa đã khiến cho họ có những quan điểm không được củng cố bởi tính di truyền của con người. Ví dụ: giả định rằng sinh viên Đông Á giỏi toán hơn, người da đen có nhịp điệu tự nhiên hoặc người Do Thái rất giỏi về tài chánh. Chúng ta chắc ai cũng quen biết những người có suy nghĩ như vậy.

Tiến sĩ Adam Rutherford, một nhà di truyền học và người dẫn chương trình của BBC, nói "Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đang được thể hiện công khai ngày hôm nay hơn bất cứ lúc nào tôi có thể nhớ được, và nhiệm vụ của chúng ta là đối chứng điều đó với sự thật."

Vì vậy, ông cho chúng ta một bộ công cụ khoa học để tách thực tế khỏi huyền thoại.

Dưới đây là cách để hóa giải năm huyền thoại bằng chứng cớ khoa học và thực tế.

Tại sao người đã đen chạy nhanh
Tại sao người đã đen chạy nhanh

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

THỰC TẾ: Tất cả mọi người chia sẻ gần như tất cả DNA của nhau

Con người di chuyển nhanh tới mức nào?

Tốc độ di chuyển nhanh kỷ lục của con người đã được xác lập từ 46 năm trước. Khi nào thì kỷ lục này sẽ bị vượt qua? Adam Hadhazy đặt câu hỏi.

Con người chúng ta luôn bị ám ảnh bởi tốc độ. Chẳng hạn như mấy tháng qua, đã có tin rằng các sinh viên ở Đức đã phá kỷ lục về xe điện tăng tốc nhanh nhất và rằng Không quân Hoa Kỳ có kế hoạch phát triển máy bay siêu thanh có khả năng bay nhanh gấp năm lần vận tốc âm thanh - Mach 5, tức là vượt tốc độ 6.100km/h.

Chuyện chưa kể về người chạy nhanh nhất hành tinh

Mục lục

  • 1 Bản thân
  • 2 Thống kê
    • 2.1 Thành tích cá nhân tốt nhất
    • 2.2 Thành tích
  • 3 Sự nghiệp bóng đá
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Bản thânSửa đổi

Bolt được sinh ra tại Trelawny, Jamaica, vào ngày 21 tháng 8 năm 1986 và lớn lên với bố mẹ anh, Jennifer và Wellesley Bolt, cùng với một anh trai và một chị gái Sherine.[4][5] Bố mẹ anh điều hành một cửa hàng tạp phẩm ở vùng nông thôn, còn Bolt thường dành thời gian chơi bóng đá và crickê với anh trai trên đường phố,[6] sau này anh cũng nói, "Khi còn bé, tôi thực sự không nghĩ đến gì khác ngoài những môn thể thao".[7]

Khi còn bé, Bolt nhập học trường tiểu học và trường học dành cho mọi lứa tuổi Waldensia, và chính tại đây, cậu đã lần đầu tiên bộc lộ tiềm năng chạy nước rút của mình, khi đại diện khu Waldensia tham gia chạy trong lễ hội hằng năm cho các trường tiểu học toàn quốc.[1] Đến năm 12 tuổi, Bolt đã trở thành vận động viên chạy nhanh nhất của trường ở cự ly 100mét.[8]

Cùng với việc nhập học trường Trung học vinh danh William Knibb, Bolt tiếp tục chú tâm vào những môn thể thao khác, nhưng huấn luyện viên môn crickê của anh đã chú ý đến tốc độ trong những bước chạy băng về đích của Bolt và do đó đã khuyên anh tham gia những sự kiện điền kinh.[9] Pablo McNeil, nguyên là một vận động viên chạy 100mét Olympic,[10] và Dwayne Barrett đã huấn luyện Bolt, và khuyến khích anh tập trung vào việc nâng cao những kỹ năng môn chạy. Ngôi trường Bolt học có một bề dày thành tích trong bộ môn điền kinh với những học viên cũ, trong đó có vận động viên chạy Michael Green.[1] Bolt giành được huy chương đầu tiên của giải chạy hàng năm cho các trường trung học vào năm 2001, là huy chương bạc ở nội dung 200mét với thời gian 22,04giây.[1] McNeil không lâu sau trở thành huấn luyện viên chính của Bolt, hai người đã có một sự phối hợp ăn ý, mặc dù McNeil từng đôi khi nản lòng bởi sự thiếu tích cực và nghiêm túc trong việc tập luyện của Bolt.[10]

Thống kêSửa đổi

Tính đến thời điểm 22 tháng 8 2009

Thành tích cá nhân tốt nhấtSửa đổi

Bolt tại đường đua 200m Thế vận hội Mùa hè 2016

Ngày Sự kiện Địa điểm Thời gian (giây)
16 tháng 8 năm 2009 100m Berlin, Đức 9,58
17 tháng 5 năm 2009 150m Manchester, Anh 14,35
20 tháng 8 2009 200m Berlin, Đức 19,19
5 tháng 5 2007 400m Kingston, Jamaica 45,28[11]

Thành tíchSửa đổi

Năm Cuộc đấu Địa điểm Kết quả Sự kiện Thời gian (giây)
2002 Giải vô địch thiếu niên thế giới Kingston, Jamaica hạng 1 200m 20.61
2002 Giải vô địch thiếu niên thế giới Kingston, Jamaica hạng 1 4x100m tiếp sức 39.15 NJR
2002 Giải vô địch thiếu niên thế giới Kingston, Jamaica hạng 1 4x400m tiếp sức 3:04.06 NJR
2003 Giải vô địch điền kinh trẻ thế giới Sherbrooke, Canada hạng 1 200m 20.40
2004 Carifta Games Hamilton, Bermuda hạng 1 200m 19.93 WJR
2004 Carifta Games Hamilton, Bermuda hạng 1 4x100m 39.48
2004 Carifta Games Hamilton, Bermuda hạng 1 4x400m 3:12.00
2005 Giải vô địch vùng Trung Mỹ và Caribê Nassau, Bahamas hạng 1 200m 20.03
2007 Giải vô địch điền kinh thế giới Osaka, Nhật Bản hạng 1 200m 19.91
2008 Reebok Grand Prix New York City, Hoa Kỳ hạng 1 100m 9.72
2008 Olympic Bắc Kinh Bắc Kinh, Trung Quốc hạng 1 100m 9.69
2008 Olympic Bắc Kinh Bắc Kinh, Trung Quốc hạng 1 200m 19.30
2008 Olympic Bắc Kinh Bắc Kinh, Trung Quốc hạng 1 4x100m tiếp sức 37.10
2009 Vô địch Thế giới Điền kinh Berlin, Đức hạng 1 100m 9.58
2012 Olympic London London, Anh hạng 1 100m 9.63
2012 Olympic London London, Anh hạng 1 200m 19.32
2016 Olympic Rio de Janeiro Rio de Janeiro hạng 1 100m 9.81
2016 Olympic Rio de Janeiro Rio de Janeiro hạng 1 200m 19.78

Sự nghiệp bóng đáSửa đổi

Ở tuổi 31, Bolt sẽ chia tay sự nghiệp điền kinh để chú tâm theo đuổi ước mơ sân cỏ. Anh từng có thời gian luyện tập cùng đội một Dortmund và tháng 9 tới đây anh sẽ có 3 đến 4 ngày thử việc tại một đội bóng ở nước Đức. Nếu trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, tia chớp người Jamaica chắc chắn soán ngôi vua tốc độ của những Héctor Bellerín hay Pierre-Emerick Aubameyang.

Ngày 21/8/2018, tức là đúng vào dịp sinh nhật thứ 32, Bolt bắt đầu thử việc ở Central Coast Mariners. Ngày 12/10/2018, Bolt đánh dấu cột mốc đầu tiên trong sự nghiệp quần đùi áo số bằng việc ghi cú đúp ngay trong lần ra mắt. Anh giúp Central Coast Mariners đè bẹp Macarthur South West United với tỷ số 4-0 trong trận cầu giao hữu trước mùa giải mới. Phút 57, bất chấp sự truy cản của hậu vệ, Bolt vẫn lạnh lùng tung cú sút bằng chân trái hạ gục thủ thành đối phương, anh đã ăn mừng kiểu "Usain Bolt" quen thuộc. Bàn thắng thứ hai được ghi vào phút 68 sau khi tận dụng sai lầm của hậu vệ, anh đã bắt chước kiểu ăn mừng của Jesse Lingard. Trận này, anh mặc áo số 95.

Xem thêmSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b c d e Lawrence, Hubert; Samuels, Garfield (ngày 20 tháng 8 năm 2007). “Focus on Jamaica – Usain Bolt”. Focus on Athletes. International Association of Athletics Federations. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2008.
  2. ^ a b “Usain BOLT”. usainbolt.com. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ LongNT (ngày 22 tháng 8 năm 2008). “Usain Bolt - Người ngoài hành tinh”. 24h.com.vn. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.[liên kết hỏng]
  4. ^ Helps, Horace (16 tháng 8 năm 2008). “Bolt's gold down to yam power, father says”. Reuters. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2008.[liên kết hỏng]
  5. ^ Layden, Tim (16 tháng 8 năm 2008). “The Phenom”. Sports Illustrated. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008. Không cho phép mã đánh dấu trong: |nhà xuất bản= (trợ giúp)
  6. ^ Sinclair, Glenroy (15 tháng 8 năm 2008). “Bolts bonded”. Jamaica Gleaner. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008. Không cho phép mã đánh dấu trong: |nhà xuất bản= (trợ giúp)
  7. ^ Longmore, Andrew (24 tháng 8 năm 2008). “Brilliant Usain Bolt is on fast track to history”. The Times. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2008. Không cho phép mã đánh dấu trong: |nhà xuất bản= (trợ giúp)
  8. ^ Frater, Adrian (5 tháng 8 năm 2008). “Bolt's Sherwood on 'gold alert'”. Jamaica Gleaner. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008. Không cho phép mã đánh dấu trong: |nhà xuất bản= (trợ giúp)
  9. ^ Williams, Ollie (5 tháng 8 năm 2008). “Ten to watch: Usain Bolt”. BBC Sport. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
  10. ^ a b Luton, Daraine (18 tháng 8 năm 2008). “Pablo McNeil - the man who put the charge in Bolt”. Jamaica Gleaner. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2008. Không cho phép mã đánh dấu trong: |nhà xuất bản= (trợ giúp)
  11. ^ “Focus on Athletes - Usain Bolt”. IAAF. 20 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang web chính thức
    • Usain Bolt trên Facebook
    • Usain Bolt trên Instagram
    • Usain Bolt trên Tumblr
    • Usain Bolt trên Twitter
  • XX CAC Senior Championships - 2005