Tại sao giá heo hơi giảm

Tại sao giá heo hơi giảm

Theo TS Hoàng Thanh Vân, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), nếu như cuối 2015 đến đầu 2016, giá heo tăng rất mạnh, thì từ nửa cuối năm 2016 đến hết năm 2017, lại là giai đoạn mà chăn nuôi heo gặp sự cố khủng hoảng rớt giá trầm trọng nhất.

Tại sao giá heo hơi giảm

Việc giá heo tăng rất mạnh giai đoạn cuối năm 2015 đến nửa đầu năm 2016 có thể giải thích do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc xuất khẩu tiểu ngạch tăng mạnh, khiến giá nhích từng ngày. Sự tăng giá bất thường đó đã khiến cho một cơn lốc đầu tư và đổ xô vào nuôi heo gia tăng đột biến.

Thời điểm đó, cả nước vẫn còn tới hơn 4 triệu hộ dân có liên quan tới chăn nuôi heo. Đặc biệt, số trang trại chăn nuôi heo từ cuối 2016 sang đầu năm 2017 đã tăng khoảng 23%, tương đương 22.600 trang trại (trong tổng số 34.200 trang trại chăn nuôi của cả nước, chiếm gần 63%).

Tháng 3 - 4/2017, khi mà giá heo đã tụt rất thấp, thậm chí có nơi còn 15.000 đến 17.000 đồng/kg, đàn heo vẫn không có dấu hiệu giảm xuống so với thời điểm cuối năm 2016 mà vẫn ở mức khoảng 29 triệu con, gần tương đương với cuối năm 2016.  Đến cuối năm 2017, mặc dù tổng đàn heo cả nước đã giảm, nhưng vẫn còn hơn 27,1 triệu con.

Về bản chất thì với quy mô đàn heo cả nước khoảng trên 27 triệu con, sản lượng thịt heo sản xuất ra hàng năm vẫn lên tới khoảng 4,5 - 4,6 triệu tấn/năm. Trong khi đó theo tính toán, lượng tiêu thụ thịt heo trung bình cả nước chỉ khoảng 3,2 - 3,6 triệu tấn/năm. 

Như vậy nếu không xuất khẩu được, chúng ta sẽ thường xuyên dư thừa từ 300.000 - 400.000 tấn thịt heo/tháng, tương đương khoảng 1 triệu tấnheo hơi/năm. Trong khi đó, đến cuối năm 2017, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được một lượng rất ít (khoảng 30.000 tấn) thịt heo choai. Điều này lí giải vì sao thực tế suốt từ cuối năm 2016 đến cuối năm 2017, giá thịt heo chưa bao giờ vượt qua được mặt bằng giá thành (ngoại trừ việc sốt giá ảo trở lại trong thời gian rất ngắn sau đợt "giải cứu" thịt heo).

Bước sang năm 2018, ngành chăn nuôi heo có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn về giá cũng như sản xuất. Sau Tết Nguyên đán năm 2018, giá heo hơi vẫn chưa có nhiều thay đổi, duy trì ở mức thấp khoảng 28.000 – 35.000 đồng/kg trên cả nước.

Tại sao giá heo hơi giảm

Tại sao giá heo hơi giảm
Tại sao giá heo hơi giảm

Giá lợn hơi ngày 17/4/2017 giảm sâu còn trên dưới 15.000 đồng/kg, việc tiêu thụ rất khó khăn khiến gia đình ông Nguyễn Minh Giám ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) buộc phải cắt bớt thức ăn công nghiệp, dùng cám rau chăm sóc lợn (Ảnh: Trần Quang).

Việc giá heo xuống thấp trong thời gian kéo dài khiến nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ, dẫn tới phải treo chuồng và giảm đàn trong giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán. Điều này đã dẫn tới tình trạng thiếu cung trong những tháng sau đó, giúp giá heo hơi phục hồi trở lại vào tháng 4/2018.

Đặc biệt tại miền Bắc, nguồn cung thiếu hụt đã hỗ trợ kéo giá heo trong khu vực, lúc cao điểm có nơi lên tới 56.000 – 57.000 đồng/kg. Hai khu vực còn lại cũng báo giá heo hơi phục hồi nhưng không mạnh như miền Bắc.

Đà tăng của giá heo miền Bắc chậm lại và chấm dứt sau tuần đầu tiên của tháng 8/2018 vì nhu cầu yếu và chính phủ bắt đầu điều tiết thị trường để hạ nhiệt giá heo. 

Vừa mới phục hồi từ cuộc khủng hoảng giá năm 2017, ngành chăn nuôi heo của Việt Nam lại vấp phải sự bùng phát của dịch tả heo châu Phi (DTLCP).

Ngày 19/2/2019, sau khi có dịch DTLCP được xác nhận xuất hiện tại Hưng Yên vì người tiêu dùng lo ngại không dám tiêu thụ thịt heo khiến giá heo hơi giảm sâu. Tuy nhiên, giá heo đã tăng trở lại từ tháng 7/2019.

Tính đến cuối năm 2019, dù DTLCP dần được khống chế, song việc phải tiêu huỷ khoảng 6 triệu con lợn đã khiến khủng hoảng nguồn cung lớn chưa từng có, giá cả theo đó tăng vọt.

Tại miền Bắc, mức giá ngày 23/12/2019 dao động trong khoảng 92.000-97.000 đồng/kg, trong khi ở miền Nam giá heo hơi giao dịch tại các vùng từ 92.000-95.000 đồng/kg.  

Trang trại của HTX Hòa Mỹ (Hà Nội) còn hàng nghìn con lợn quá lứa, tiêu thụ chậm khiến nông dân thiệt hại nặng.

Theo ghi nhận của Bộ Công Thương đến giữa tháng 12/2019, giá các mặt hàng thịt heo tăng khoảng 60-80% so với tháng 9 và tăng 60-95% so với hồi đầu năm.

 Thậm chí, tháng 5/2020, thị trường ghi nhận giá thịt heo hơi cao nhất lịch sử, vượt qua mốc 100.000 đồng/kg. 

Tại sao giá heo hơi giảm

Diễn biến giá heo hơi trong năm 2020 tại các vùng (Nguồn: Tổng hợp thị trường Vietnambiz/Đơn vị: đồng/kg.

Tại sao giá heo hơi giảm

Giá heo hơi tăng cao đến khoảng cuối tháng 7/2020 khi có thông tin Bộ NNPTNT đồng ý cho phép nhập khẩu lợn sống vào Việt Nam. Chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường nông sản Việt Nam Nguyễn Đình Bích, việc nhập khẩu lợn sống đáp ứng được nhu cầu thịt nóng của người tiêu dùng trong nước đã  có tác dụng kéo giá thịt lợn trong nước xuống nhanh.

Theo đó, tính đến tháng 6/2020, giá heo hơi tại các trang trại, hộ dân đã giảm từ gần 90.000đ/kg xuống mức mức 71.000 – 74.000 đồng/kg vào tháng 9/2020. 

Đến tháng 10/2020, giá heo hơi xuống thêm còn 66.000-76.000 đồng/kg tùy vùng.

Những tháng cuối năm 2020, giá lợn hơi đồng loạt lao dốc. Từ đỉnh cao lịch sử 100.000 đồng/kg, giá lợn hơi giảm còn 60.000-70.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho rằng: Đây là mức giá có thể hài hòa giữa 3 bên (nhà sản xuất, nhà cung ứng, vận chuyển và người tiêu dùng).

"Có nhiều lý do tác động dẫn đến giá lợn hơi giảm trong thời gian này: Thứ nhất, Bộ NNPTNT cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện được nhập lợn thịt về thịt; tăng cường nhập khẩu thịt lợn đông lạnh. Thực tế tổng 2 nguồn thịt lợn trên chỉ chiếm chưa tới 4% so với tổng nguồn cung thịt trên thị trường, nhưng cũng có hiệu ứng để đưa giá thịt giảm so với trước.

 Điều căn bản nhất vẫn là lượng lợn tái đàn lớn từ các địa phương trong thời gian qua, đã giúp cân bằng giữa cung và cầu", Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi nói.

Cập nhật giá heo hơi 14/10/2021 tại các vùng, PV Dân Việt nhận thấy, mặt hàng này vẫn đang có xu hướng giảm. Hiện, giá heo hơi loại đẹp tại các trại ở các vùng miền Bắc và miền Nam có nơi chỉ còn trên 30.000 đồng/kg. Mức giá này chưa bằng một nửa so với thời điểm tháng 5/2020 khi giá heo hơi đạt trên dưới 100.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Trọng cho biết, 9 tháng đầu năm 2021, giá  lợn hơi xuất chuồng theo xu hướng giảm từ tháng 3, 4 (giá bình quân khoảng 70.000-75.000 đồng/kg) đến tháng 7, 8/2021 (giá bình quân từ 50.000-58.000 đồng/kg, có địa phương xuống dưới 50.000 đồng/kg).

Sang tháng 9/2021 giá tiếp tục giảm, tính đến thời điểm hiện tại, giá bình quân đang dao động trên dưới 40.000 đồng/kg tùy từng vùng, đặc biệt có một số địa phương giá heo xuống còn trên 30.000 đồng/kg, lợn thịt quá lứa đang ứ đọng khoảng 30%.

Trong khi đó, giá thành sản xuất nếu chăn nuôi theo chuỗi từ nuôi lợn nái đến nuôi lợn thịt giá thành khoảng 45.000-50.000 đồng/kg; chăn nuôi phải mua con giống giá thành khoảng từ 53.000-60.000 đồng/kg.

Theo ông Trọng, nguyên nhân giá lợn hơi vẫn ở mức thấp dù một số địa phương nới lỏng giãn cách xã hội là do trong thời kỳ dịch bệnh, số lượng lợn hơi đến kỳ xuất chuồng bị ứ đọng, tồn đọng lớn, giờ mới bắt đầu đẩy ra thị trường. "Chúng ta chưa thể hy vọng ngày một, ngày hai mà giá lợn hơi tăng trở lại", ông Trọng nói.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhìn nhận, giá giảm nên người nuôi không xuất chuồng lợn hơi, do vậy việc tái đàn gặp khó khăn. Nguồn cung thịt lợn trong thời gian từ nay tới cuối năm vẫn phụ thuộc vào 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn, dù chỉ chiếm thị phần 23 - 24% nhưng lại ảnh hưởng lớn tới thị trường.

Tại sao giá heo hơi giảm

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cũng khẳng định, giá lợn hơi đang tiếp tục rơi vào "khủng hoảng". Nguyên nhân là do thời gian qua sức tiêu thụ giảm mạnh, trong khi giãn cách xã hội khó vận chuyển nên lượng lợn thịt tồn đọng trong chuồng trại rất nhiều.

"Bình quân mỗi ngày Đồng Nai tồn đọng khoảng 5.000 con lợn thì tính ra cả tháng dư đến cả 100.000 con, trong khi sức mua vẫn rất chậm" - ông Đoán nói.

Tại sao giá heo hơi giảm

Theo nhận định của một số chuyên gia, giá lợn hơi có thể sẽ tiếp tục giảm sâu trong tháng 10/2021, thậm chí có thể "chạm đáy" vì lượng lợn thịt quá lứa cần tiêu thụ rất lớn, trong khi sức mua chưa tăng trở lại.

Với kinh nghệm trên 20 năm chăn nuôi lợn, ông Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc HTX Chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) nhận định, sau nhiều tháng lao dốc không phanh, giá hơi xuất chuồng hiện tại chỉ còn khoảng 32.000 đồng/kg cho thấy cuộc "khủng hoảng" rớt giá năm 2017 đang đăng quay trở lại và có phần trầm trọng hơn.

Theo ông Thanh, thời điểm tháng 4/2017 giá lợn giảm sâu kỷ lục  và về đáy còn khoảng trên dưới 20.000 đồng/kg nhưng giá thức ăn chăn nuôi chỉ khoảng trên dưới 8.000 đồng/kg, giá thành chăn nuôi khoảng trên 30.000 đồng/kg. Chỉ trong một thời gian ngắn đơn vị của ông chịu thua lỗ khoảng 100 tỷ đồng.

Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi các tháng trong năm 2021 liên tục tăng cao, đến giờ đã ở ngưỡng trên 13.000 đồng/kg khiến giá thành sản xuất đội lên khoảng trên 50.000 đồng/kg (khoảng gần 60.000 đồng/kg đối với các cơ sở, trang trại không chủ động được con giống). 

Theo đó, với giá heo hơi khoản trên 30.000 đồng/kg, người nuôi bị âm từ 2 đến 3 triệu đồng/1 con lợn 100kg. Vấn đề nghiêm trọng hơn là hiện giờ đa phần các trại đều ứ đọng số lượng lớn heo quá lứa từ 140kg đến 170kg/con khó tiêu thụ càng làm cho người nuôi bị thua lỗ nặng nề hơn.

"Với mức ứ đọng hàng nghìn con, hiện mỗi ngày đơn vị của tôi chịu thua lỗ khoảng trên 100 triệu đồng. Nếu giá lợn hơi vẫn tiếp tục rớt sâu và kéo dài thì số tiền thua lỗ của Hòa Mỹ sẽ vượt xa mức âm của năm 2017", ông Thanh khẳng định.

Tại sao giá heo hơi giảm

Ông Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc HTX Hòa Mỹ"Với mức ứ đọng hàng nghìn con, hiện mỗi ngày đơn vị của tôi chịu thua lỗ khoảng trên 100 triệu đồng. Nếu giá lợn hơi vẫn tiếp tục rớt sâu và kéo dài thì số tiền thua lỗ của Hòa Mỹ sẽ vượt xa mức âm của năm 2017"

Ông Nguyễn Như So - Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết, hiện nay trong chăn nuôi heo, CP (Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam) và Dabaco đang tồn nhiều loại heo 33-34 tuần tuổi, phải bán nối tiếp 2 tháng mới tiêu thụ hết được số heo đang tồn đọng.

Tại sao giá heo hơi giảm

Trong khi, giá heo hơi ở miền Bắc giảm xuống 36.000 – 37.000 đồng/kg, giảm 40 – 50% so với đầu năm, giá gà cũng vẫn ở mức thấp, việc tiêu thụ rất chậm. Với mức giá này, ngay cả những doanh nghiệp chủ động 60% thức ăn chăn nuôi cho đàn heo cũng lao đao.

Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi và doanh nghiệp, người đứng đầu Tập đoàn Dabaco kiến nghị Bộ NNPTNT phối hợp các bộ ngành, các địa phương tiếp tục tháo gỡ khó khăn, áp dụng đồng bộ các quy định trong lưu thông, vận chuyển để người dân, doanh nghiệp tiêu thụ hết sản phẩm tồn đọng và phục hồi sản xuất, chăn nuôi.

Đồng thời, Chính phủ xem xét mở rộng đối tượng bảo hiểm nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi để giảm tránh bớt rủi ro cho doanh nghiệp và nông dân.

Bên cạnh đó, Dabaco cũng kiến nghị Bộ NNPTNT cần có dự báo chính xác về nguồn cung thực phẩm, thị trường để tránh dư thừa phải giải cứu. Như hiện nay chi phí nuôi một con heo đang ở mức rất cao. Ở các doanh nghiệp như Dabaco chi 1 triệu đồng đến 1,1 triệu đồng sản xuất heo giống; 2,7 triệu đồng cho thức ăn chăn nuôi; 1.400 – 1.700 đồng thuốc thú y; 7.000 đồng chi phí chuồng trại; tỷ lệ chết, hao hụt 5%…

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nói về hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi.

Theo nhận định của lãnh đạo Tập đoàn Dabaco, nếu cứ để tình trạng giá heo tăng cao lại giảm thất thường, chi phí sản xuất, giá thành chăn nuôi tăng cao như trong thời gian vừa qua thì nông dân sẽ tiếp tục lỗ và lỗ mãi nếu không có giải pháp tốt về dự báo.

"Mong Bộ NNPTNT sớm có giải pháp tháo gỡ các khó khăn cho người dân, doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi ổn định, bền vững. Nếu không cứ để tình trạng giá lợn, gà lên xuống thất thường, dư thừa lại giải cứu như vừa qua thì lợn, gà sẽ ăn hết "sổ đỏ" của nông dân thì bà con không biết lấy gì mà thế chấp ngân hàng để vay vốn phục hồi sản xuất tiếp", Chủ tịch Tập đoàn Dabaco nói.

Cục Xuất nhập khẩu và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), dự báo đầu tháng 11/2021, khi nhu cầu tăng theo quy luật thị trường, thì giá lợn hơi sẽ bắt đầu tăng trở lại.

Tại sao giá heo hơi giảm

Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội, Ninh Bình cho thấy, giá thịt lợn đang ở mức từ 80.000 - 120.000 đồng/kg. Đơn cử như giá thịt lợn ba chỉ bán tại các chợ Hà Đông (Hà Nội) vẫn ở mức từ 115.000 đồng đến 120.000 đồng/kg, các loại thịt còn lại khoảng trên dưới 10.000 đồng/kg, tùy loại. 

Tại sao giá heo hơi giảm

Chia sẻ với chúng tôi, nhiều tiểu thương cho biết, dù giá lợn hơi giảm, các khâu lưu thông, vận chuyển thuận lợi hơn trước nhưng nhiều khâu khác như giết mổ, vận chuyển... vẫn đang ở mức cao làm cho giá thịt lợn mảnh bán ra cho người tiêu dùng vẫn không giảm nhiều.

Theo Cục Chăn nuôi, giá lợn hơi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn tại các cửa hàng thịt, các chợ truyền thống và các siêu thịt vẫn cao do các chi phí liên quan đồng loạt tăng, đặc biệt là chi phí vận chuyển và chi phí phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, thị trường bị tác động lớn bởi dịch bệnh và yếu tố tâm lý. Dịch COVID-19 khiến số lượng người bán hàng giảm, việc lưu thông hàng hóa gặp khó khăn hơn, một bộ phận người tiêu dùng đã mua tích trữ thực phẩm; trong đó có thịt lợn để hạn chế số lần đi chợ. Do vậy, giá thịt lợn giảm chậm hơn so với giá lợn hơi.

Ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, mức chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá lợn hơi vẫn quá cao. Nguyên nhân do khâu trung gian, phân phối có bất cập khiến giá lợn hơi xuất chuồng và giá thịt lợn bán lẻ vẫn ở mức cao.

Tại sao giá heo hơi giảm
Tại sao giá heo hơi giảm

Tại sao giá heo hơi giảm

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong 8 tháng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu thịt đạt hơn 681.700 tấn, trị giá đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, nhập khẩu thịt lợn đạt hơn 256.800 tấn, trị giá đạt hơn 507,8 triệu USD, tăng 62,2% về lượng và tăng 83,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thịt gà đông lạnh đạt hơn 167.800 tấn, trị giá đạt hơn 148,8 triệu USD, giảm 23,8% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo thời gian tới, lượng nhập khẩu thịt lợn đông lạnh tiếp tục tăng nhanh, do các nước xuất khẩu lớn như EU, Brazil... dư thừa về sản lượng (thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc giảm nhập khẩu), có giá rẻ hơn so với giá thành sản xuất của Việt Nam.

Tại sao giá heo hơi giảm
Tại sao giá heo hơi giảm

Tại sao giá heo hơi giảm

Theo Cục Chăn nuôi, trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm chăn nuôi ước trên 2,7 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật là 1,12 tỷ USD, tăng 28,6%.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định: Nếu so sánh về lượng nhập khẩu thịt thì năm 2020 chúng ta nhập nhiều hơn năm 2021 rất nhiều.

Tại sao giá heo hơi giảm

Đặc biệt là sau khi khủng hoảng giá và mất cân đối cung cầu do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi,  Bộ NNPTNT đã cho nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về từ ngày 12/6/2020 đến 1/7/2021 đã tạm dừng việc nhập mặt hàng này.

Theo ông Trọng, khi nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ tính toán sử dụng vào các phân khúc thị trường thấy hiệu quả mới nhập, việc này không ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước.

"Đây là cơ chế thị trường rất bình thường, lúc thừa có thể xuất khẩu, lúc thiếu thì nhập về", ông Trọng nói.

Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn nhập khẩu thịt lợn đông lạnh về để phục vụ chế biến, bởi thực tế hiện nay người tiêu dùng của chúng ta vẫn giữ thói quen sử dụng thịt nóng (nguồn thịt trong nước) là chính.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho hay: Hiện việc nhập khẩu thịt lợn về giảm nhiều, vì giá lợn hơi trong nước thấp và giá lợn hơi tại Trung Quốc cũng thấp khoảng 35.000 đồng/kg như thế chỉ ngang với Việt Nam.

"Chúng ta phải xác định cạnh tranh ngay trên sân nhà. Với gần 100 triệu dân, khoảng 20 triệu khách du lịch, chúng ta phải tạo ra được các sản phẩm có giá cạnh tranh, đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng cao thì mới cạnh tranh được các sản phẩm nhập khẩu", Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh.

Về nhập khẩu các sản phẩm thịt tăng trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, do Việt Nam đã vào WTO, hội nhập mở rộng. Tuy nhiên, Bộ sẽ chỉ đạo Cục Thú y cân nhắc vấn đề này để đảm bảo sản xuất trong nước có hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới.

Tại sao giá heo hơi giảm

Trong văn bản kiến nghị một số giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, dù quy mô đàn lợn của Việt Nam đứng thứ 6-7, đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới nhưng điều khiến người chăn nuôi đau đầu vẫn là giá lợn hơi, giá gia cầm biến động thất thường, trong khi chi phí sản xuất ngày càng tăng cao.

Cả nước hiện có hơn 2 triệu hộ nuôi lợn, gần 2,2 triệu hộ nuôi trâu bò, gần 7 triệu hộ nuôi gia cầm và hàng trăm ngàn hộ nuôi các loại vật nuôi khác.

Theo ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, với mức tăng trưởng bình quân từ 5-6%/năm, ngành chăn nuôi đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu.

Tại sao giá heo hơi giảm

Nhiều lĩnh vực của chăn nuôi Việt Nam đã có thứ bậc cao trong khu vực và trên thế giới, như: quy mô đàn lợn đứng thứ 6-7, đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, năng suất bò sữa và công nghiệp chế biến sữa đứng đầu các nước ASEAN...

Tuy vậy, ông Vang cho rằng, sản xuất chăn nuôi trong nước vẫn tồn tại không ít khó khăn, bất cập đang là trở ngại lớn đến sự phát triển bền vững trong thời gian tới, nhất là trong điều kiện dịch bệnh, biến đổi khí hậu và khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam ký kết phát huy hiệu lực...

Nguyên nhân là do chăn nuôi quy mô nhỏ, số người tham gia hoạt động chăn nuôi chiếm tỷ lệ rất cao, mức đầu tư cho chăn nuôi thấp, trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh theo ngành hàng còn nhiều bất cập.

Kiểm soát dịch bệnh, giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi còn nhiều tồn tại. Chi phí đầu vào của sản xuất chăn nuôi trong nước thuộc nhóm  cao trong khu vực, nhất là chi phí mặt bằng, vận chuyển và tín dụng. Tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y cao. 

Từ những vấn đề còn tồn tại của ngành chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ NNPTNT Cơ cấu và chỉ đạo điều hành sản xuất theo các ngành hàng đối với một số sản phẩm chăn nuôi chính, như: thịt lợn, thịt gia cầm, thịt trâu bò, trứng và sữa theo các chuỗi liên kết khép kín phù hợp với tiềm năng, nhu cầu của thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.

Trong đó, cần phát huy tối đa vai trò của các doanh nghiệp, hiệp hội để cân đối, điều hòa sản xuất sát hơn với thị trường.

Phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ sáp nhập Cục Chăn nuôi và Cục Thú y thành Cục Chăn nuôi và Thú y (hoặc Cục Phát triển chăn nuôi) phù hợp với hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi, thú y ở cấp địa phương.

Đặc biệt, Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Công Thương kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sản phẩm giá rẻ và vật nuôi sống thương phẩm.

"Có nhiều mặt hàng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu đã tăng đột biến trong thời gian gần đây, năm 2020 so với năm 2019 nhập khẩu thịt lợn tăng 404%, thịt gia cầm tăng 15%, thịt trâu bò tăng 44% đã gây thêm rất nhiều khó khăn cho sản xuất chăn nuôi trong nước" - Hội Chăn nuôi Việt Nam nêu rõ.

Tại sao giá heo hơi giảm

Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động lưu thông và bình ổn thị trường sản phẩm chăn nuôi phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất chăn nuôi trong nước phát triển; mở rộng hệ thống cửa hàng, siêu thị thực phẩm mát trên thị trường, ngay cả ở các vùng nông thôn.

Đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, trong đó chú ý đến các sản phẩm thịt gia cầm đã qua xử lý nhiệt, đây sẽ là mặt hàng có lợi thế của chăn nuôi trong nước thời gian tới;

Đàm phán với các nước xuất khẩu lớn (Mỹ, Brazil, Argentina, Ấn Độ, Australia, Nga, Ucraina...) có chính sách, điều kiện thương mại ưu đãi cho xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản vào Việt Nam, vì hiện nay nước ta đang nhập siêu về nhóm mặt hàng này (trung bình khoảng 6-6,5 tỷ USD/năm).

Bộ Tài chính rà soát điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản xuất chăn nuôi trong nước theo các khung thuế xuất mà Việt Nam đã cam kết trong các hiệp định thương mại. Trong đó: tăng hoặc giữ mức thuế nhập với mặt hàng thịt lợn, thịt gia cầm; giảm thuế nhập khẩu với ngô, đậu tương.

Ngân hàng Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi, khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho doanh nghiệp và người chăn nuôi vay vốn khôi phục sản xuất.

Bộ Giao thông vận tải: có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống kho, cảng biển, cảng sông và logistics hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và nông sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có chính sách về đất đai cho phát triển chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn phù hợp với Luật Chăn nuôi và Luật Đất đai sửa đổi; điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải phù hợp với thực tế của ngành chăn nuôi trong nước.

Nhóm PV