Tại sao đi ngủ hay bị giật mình

70% mọi người có tình trạng giật mình và bị đánh thức trong khi ngủ. Tuy nhiên ít ai hiểu được lý do dẫn tới điều này. Một số người cho rằng đây là hoạt động kiểm tra não bộ xem bạn có còn sống hay không. Người khác lại nghĩ đây là cơ thể bạn đang bí mật phát triển chiều cao. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, vấn đề này thực sự không đơn giản.

Tại sao cơ thể đột nhiên bị giật mình khi bạn ngủ?

Tại sao đi ngủ hay bị giật mình

Hiện tượng này về mặt học thuật được gọi là "giật mình khi ngủ". Đây là cảm giác kỳ lạ khi bạn ngủ, cơ thể bị rung chuyển khoảng vài giây như điện giật. Trong thời điểm này, tất cả các cơ bắp co thắt mạnh khiến bạn đột ngột tỉnh giấc. Hiện tượng này là do khi bạn bắt đầu chìm vào giấc ngủ, tần số thở nhanh chóng giảm xuống, trong khi cảm xúc và cơ bắp được thư giãn. Tuy nhiên, những điều này lại khiến bộ não tưởng như dấu hiệu của cái chết. Nó sẽ báo với cơ thể bằng cách khiến bạn choáng váng, giật mình, cơ thể cố gắng nắm lấy một vật gì đó nên chúng ta mơ thấy mình bị rơi xuống vách đá hoặc cảm giác giẫm chân lên không khí.

Khi ngủ bị giật mình cũng là tín hiệu cảnh báo sức khỏe

Thỉnh thoảng bị giật mình khi ngủ không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ cần trở mình và ngủ tiếp. Nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên, có thể là cơ thể đang kêu cứu.

1. Lo âu căng thẳng

Tại sao đi ngủ hay bị giật mình

Việc lao động và hoạt động quá sức vào ban ngày, kể cả làm việc tay chân hay trí óc đều khiến bạn dễ dàng gặp phải tình trạng này. Sự lo âu căng thẳng gây áp lực đè nặng lên hệ thần kinh phản xạ truyền tới não trong khi ngủ. Và theo các nghiên cứu tâm lý trên thế giới, hơn 70% dân số thế giới mắc phải chứng giật mình khi ngủ và họ luôn đối mặt với sự lo lắng, mệt mỏi, stress ở trường học hay nơi làm việc.

2. Thiếu canxi

Thiếu canxi gây ra hiện tượng co cơ và dây thần kinh khiến bạn thường xuyên giật mình khi ngủ. Cuộc sống bận rộn không ngừng nghỉ của xã hội hiện đại, hay nhiều người trẻ không quan tâm đến bữa ăn lành mạnh dẫn đến tình trạng thiếu chất trầm trọng, đặc biệt là canxi đối với trẻ em và các bạn độ tuổi phát triển cơ thể.

3. Bệnh não

Nếu cơ thể thường xuyên bị giật mình khi ngủ, khi thức giấc bạn sẽ đột ngột đau đầu, chóng mặt, buồn nôn..., điều đó có nghĩa là có thể xuất hiện vấn đề về não như khối u, bệnh thoái hóa, di chứng đột quỵ, di chứng chấn thương sọ não,…

Cách khắc phục hiện tượng giật mình khi ngủ?

Nếu bạn rất khó chịu với những cơn giật mình thường xuyên khi ngủ, để khắc phục bạn phải thay đổi lối sống và chế độ làm việc hợp lý. Cùng tìm hiểu một số phương pháp để cải thiện giấc ngủ dưới đây.

Tại sao đi ngủ hay bị giật mình

Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, đảm bảo tinh thần thoải mái, giấc ngủ ngon, người lớn cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, buổi trưa có thể chợp mắt 15-20 phút.

Hạn chế uống các loại đồ uống chứa caffein: Uống quá nhiều các loại thực phẩm chứa caffein như cà phê, trà đặc có thể gây căng thẳng thần kinh và rối loạn lo âu. Người lớn khỏe mạnh nên tiêu thụ ít hơn 400 mg caffeine và không quá 3 tách cà phê mỗi ngày. Bạn nên uống nhiều nước lọc, nước hoa quả vừa giúp đẹp da, đẹp dáng vừa có giấc ngủ ngon.

Kéo giãn cơ: Nửa giờ trước khi đi ngủ, bạn có thể thực hiện một số động tác kéo giãn cơ hoặc yoga nhẹ nhàng để giảm căng cơ và giảm hiện tượng chuột rút cơ khi ngủ.

Bổ sung canxi: Ăn một số loại thực phẩm có thể bổ sung canxi (các sản phẩm từ sữa, đậu nành, các loại hạt,…) để giảm chứng co giật khi ngủ do thiếu canxi.

Tại sao đi ngủ hay bị giật mình

Tư thế ngủ đúng: Cố gắng tránh nằm sấp hoặc cuộn tròn khi ngủ, lúc này khoang ngực sẽ bị chèn ép, tim phổi bị khó chịu, khi tức ngực và thở không nhịp nhàng sẽ gây ra hội chứng co giật cơ khi ngủ.

Hiện tượng giật mình khi ngủ diễn ra ở mỗi cơ thể có sự khác nhau, người sẽ bị co giật nhẹ nhàng, người lại có cảm giác lo âu, sợ hãi, đi cùng hiện tượng co giật liên tục. Thế nên trước tiên, chúng ta phải tự điều chỉnh thói quen hàng ngày một cách khoa học. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra mỗi đêm sau khi bạn đã ăn ngủ điều độ thì nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị hợp lý và hiệu quả.

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/thuong-giat-minh-khi-ngu-ban-nen-canh-giac-3-benh-...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/thuong-giat-minh-khi-ngu-ban-nen-canh-giac-3-benh-nay-dac-biet-dieu-cuoi-rat-nguy-hiem-d246515.html

Theo HÀ VŨ. Dịch từ Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Vì sao khi ngủ hay giật mình?

Nhiều người hay có triệu chứng giật mình khi ngủ. Quan trọng cần xác định giật mình do sinh lý hay do bệnh lý.

Giật mình khi ngủ là hiện tượng cơ thể suy nhược, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, phải lo lắng nhiều việc của cơ quan, gia đình, học hành.

Theo đông y, giật mình khi ngủ là bệnh mất ngủ thuộc thể "Tâm đởm khí hư", triệu chứng thường gặp là: hồi hộp, ngủ hay mơ, có tiếng động nhẹ là giật mình.

Bệnh thường gặ̣p nhiều ở những người sống ở thành thị, nơi đông người, mức lưu lượng xe đông đúc hoặc có thể bạn chưa thích nghi với môi trường làm việc, nơi ở mới... làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý rồi đi vào giấc ngủ gây giật mình.

Ngoài các nguyên nhân trên giật mình khi ngủ còn do tật nghiến răng, ngủ ngáy, tâm thần phân liệt, bệnh lý tim mạch...

Một nguyên nhân khác là do tư thế ngủ không được đúng. Với con người, ngủ là đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, an toàn, song nếu vô tình ngủ trong tư thế sai, bộ não sẽ nhận thức rằng, cơ thể có một mối nguy hiểm cận kề, vì thế khiến ta ngủ không sâu.

Sau một thời gian não sẽ chỉ định gây ra một cú sốc điện bên trong để cơ thể kịp thời sẵn sàng phản ứng với những kích thích có thể xảy ra. Đó chính xác là cảm giác bạn bị hụt chân, ngã xuống từ nhà cao tầng rồi đột ngột… bừng tỉnh giấc.

Cách khắc phục giật mình khi ngủ

Để khắc phục tình trạng giật mình khi ngủ bạn phải thay đổi lối sống và chế độ làm việc, phân bố lại lịch làm việc hợp lý.

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục.

Tránh những căng thẳng đối với cơ thể, phát sinh do môi trường làm việc hay công việc áp lực gây nên.

Đồng thời bạn nên điều trị các bệnh lý đi kèm nếu có.

Theo Phương Vũ

Nguyên nhân gây giật mình

Mặc dù nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong lĩnh vực này, nguyên nhân chính xác gây giật mình vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ giật mình

Nếu bạn bị lo âu hoặc căng thẳng, bạn có nhiều nguy cơ bị giật mình khi ngủ

Uống rượu và đồ uống chứa caffein trước khi đi ngủ cũng có thể gây giật mình. Do vậy, bạn nên tránh xa những loại đồ uống này trước khi đi ngủ.

Thực hiện những bài tập nặng vào tối muộn có thể dẫn tới giật mình đột ngột khi ngủ, điều này cũng có thể do thiếu canxi, magiê hoặc sắt.

Ngủ trong tư thế không thoải mái hoặc thiếu ngủ cũng có thể dẫn giật mình khi ngủ vì người ta cho rằng một số bộ phận của não vẫn hoạt động khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.

Sử dụng các chất kích thích như các thuốc không kê đơn và thuốc có thể cũng gây giật cơ.

Tại sao và khi nào bạn bị giật mình?

Giật mình thường xuất hiện khi bạn rơi vào giấc ngủ quá nhanh. Trong giai đoạn đầu giấc ngủ, nhịp tim và hơi thở chậm dần. Tuy nhiên, nếu bạn đang kiệt sức và mê mệt trên giường, não trải qua giai đoạn này quá nhanh. Khi các cơ thư giãn và não vẫn hoạt động nó tạo ra cảm giác rơi xuống, điều này khiến não phản ứng với một cú giật hóa học khiến bạn giật mình và tỉnh giấc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thiếu một số dinh dưỡng nhất định như magiê canxi, vitamin B12 cũng có thể dẫn tới giật mình khi ngủ.

Tại sao đi ngủ hay bị giật mình

Phòng ngừa giật mình như thế nào?

Nếu bạn nghi ngờ có một trong những yếu tố nguy cơ, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách dưới đây:

Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng và cố gắng dậy đúng giờ mỗi sáng.

Tránh tập luyện khoảng 6 giờ trước khi đi ngủ

Đảm bảo dành một khoảng thời gian để  thư giãn trước khi ngủ với các kỹ thuật thư giãn hoặc tắm nước ấm hoặc đọc sách trước khi ngủ.

Tránh uống soda, cà phê hoặc các đồ uống chứa caffein khác trước khi ngủ. Cũng tránh hút thuốc và uống rượu ngay trước khi lên giường.

Cố gắng tránh suy nghĩ hoặc hoạt động gây căng thẳng vào buổi chiều cũng như buổi tối trước khi đi ngủ

Đảm bảo bổ sung đủ magiê, canxi trong chế độ ăn để phòng ngừa co cơ và dây thần kinh. Cố gắng thực hiện chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Ăn ít thực phẩm nhiều đường, muối và nhiều hoa quả tươi, rau.

Nếu giật mình đang cản trở giấc ngủ của bạn hoặc nếu cảm giác về chúng khiến bạn ngủ không đủ 8 tiếng, bạn nên không nên bỏ qua và nên đi khám bác sĩ.

Điều trị giật mình như thế nào?

Không có phương pháp điều trị giật mình vì nguyên nhân chính xác gây ra nó chưa được làm rõ. Trong nhiều trường hợp, nó xuất hiện một cách tự nhiên ở người khỏe mạnh bất kể người đó có bị rối loạn giấc ngủ hay không. Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy rằng có thể giảm giật mình khi ngủ bằng cách giảm sử dụng các chất kích thích hoặc tuân thủ nghiêm ngặt một lịch trình giấc ngủ hoặc giảm hoạt động thể chất nặng vào buổi tối.