Suy nghĩ của em về quan niệm Sống, phải học hỏi

Tuyển chọn những bài văn hay Trình bày suy nghĩ của em về việc học.Với những bài mẫu đặc sắc, chi tiết dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 1

Trong phong trào thi đua“Học tốt”,vấn đề tự học được nhiều người quan tâm và nhắc đến, càng trở nên thiết thực, giàu ý nghĩa.

Vậy thế nào là tự học? – Không học ở trường lớp, không có thầy dạy bảo cho, mà tự mình đọc sách, tự nghiên cứu, tự thực hành,… thì gọi làtự học.

Tại sao phải tự học? Học thầy, học ở trường, học ở lớp chưa đủ mà phải biết tự học. Hai chữ“học hành”đã bao gồm chuyện tự học. Ớ nhà, học sinh biết thức khuya dậy sớm để học bài, làm bài, đọc sách để tham khảo và giải trí, làm thí nghiệm, thực hành… là đã tự học.

Thầy bạn hữu có điều gì hay, điều gì tốt là ta noi gương và làm theo. Cuộc sống là một pho sách quý đồ sộ, không có trang cuối, rất cần cho ai hiếu học để tự học, học làm người, phát triển tài năng, mở rộng và nâng cao kiến thức, tự hoàn thiện nhân cách văn hoá của mình. Các câu tục ngữ: “Học thầy không tày học hạn”, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”,…là những lời khuyên chí lí về việc tự học.

Cuộc sống luôn luôn phát triển và biến đổi không ngừng, có nhiều vấn đề về kinh tế, khoa học, xã hội… phát sinh nên ai cũng phải tự học. Nhà bác học cũng phải tự học. Từ trẻ đến già, ai cũng cần tự học. Biển học rộng bao la, nên phải tự học. Tự học để tự đổi mới mình, đúng là phải“Học, học nữa, học mãi”.Một số nhà giáo như Hoàng Tuỵ, Nguyễn Cảnh Toàn, Trương Tửư, Hoàng Như Mai,… chỉ mới có bằng Trung học dưới thời Pháp thuộc, sau năm 1945, nhờ thông minh và có tinh thần tự học mà trở thành giáo sư, đóng góp tích cực và to lớn cho nền giáo dục cách mạng nước nhà được vinh dành kính phục.

Nhiều truyện cổ nhắc lại bao tấm gương sáng về tự học, làm cho chúng ta cảm động. Có chú tiểu quét lá đa, đêm đêm đốt lá đa lên lấy ánh lửa đọc sách mà về sau thi đỗ nên ông Cống, ông Nghè. Có chú bé con nhà nghèo bắt đom đóm bỏ vào bong bóng làm đèn để đọc sách thâu canh. Văn hào Go-rơ-ki [Nga], thuở nhỏ đọc sách dưới trăng, Lê Quý Đôn đọc sách thâu canh, Tể tướng Khuông Hoành thời Tây Hán [Trung Quốc] thuở hàn vi ngồi trên lưng trâu đọc sách,v.v… Xung quanh ta hiện nay có rất nhiều tấm gương tự học mà báo chí hết lời ca ngợi.

Muốn tự học cần có những điều kiện nào? Muôn tự học phải có chí kiên nhẫn, tinh thần bền bĩ và có trí thông minh. Ngu đần, dốt nát, lười biếng, hay nản lòng thì khó mà tự học! Tự học phải có mục đích và phương pháp. Tự học cái gì, tự học môn nào, tự học vấn đề gì,… sao cho thiết thực. Nhiều nông dân trồng hoa, trồng cây ăn trái, nuôi cá, nuôi gia súc,… mà trở thành tỉ phú, họ đã nêu lên nhiều bài học quý về mục đích và phương pháp tự học.

Tóm lại, tự học rất quan trọng. Học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải học chăm, phải tự học để sớm thành đạt.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 2

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việchọc tậpcũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: tronghọc tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì?

Tự học là gì? Học là quá trìnhcon ngườitiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việccon ngườiphát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn…dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.Vì vậy, tự học còn giúp bạn hình thành đức tính cần cù, chịu thương chịu khó… giúp bạn vượt qua mọi trở ngại vàtự tinvào cuộc sống!

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay…hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, làcon đườngđưa ta đến thành công…Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra đượccon đườngcứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 3

Học tập luôn là vấn đề nóng nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Phương pháp học luôn là điều quan trọng với mỗi người học. Cũng có câu "Học thày không tày học bạn". Chính vì thế các phương pháp học luôn được tìm tòi và trở thành trào lưu. Có rất nhiều trào lưu phương pháp học đúng đắn chẳng hạn như việc học trực tuyến. Đây là một phương pháp học rất phù hợp với sự phát triển của giáo dục ngày nay. Nhưng bên cạnh những phương pháp học tiến bộ và phù hợp đó vẫn có lối học không tốt. Cụ thể là tình trạng học lệch ôn thi lệch của học sinh ngày nay.

Học lệch ôn thi lệch là học và ôn thi chỉ tập trung vào một số môn cụ thể mà không quan tâm đến những môn khác. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở bậc trung học phổ thông. Bởi với bậc trung học phổ thông kì thi vào đại học là quan trọng nhất. Và kì thi đại học được thi phân loại theo từng nhóm môn học khác nhau. Giáo dục Việt Nam bao gồm những khối học truyền thốngnhư A[Toán, Lý, Hóa]; B[Toán, Hóa, Sinh]; D[Toán, Văn, Anh]; C[Văn, Sử, Địa]. Một số khối học, tổ hợp môn học mới như A1[Toán, Lý, Anh], [Toán, Hóa, Anh]…. Chính vì thế mà học sinh cấp ba thường chỉ tập trung vào khối thi đã chọn của mình và sao nhãng những môn học khác có trong chương trình cơ bản trong phần giáo dục bắt buộc theo qui định của Bộ giáo dục hiện nay. Nhưng vấn đề là việc học lệch và ôn thi lệch không hề đem lại hậu quả ngay tức khắc. Ngược lại, nó còn có thể mang lại kết quả tốt đep. Việc học lệch và ôn thi lệch còn mang kết quả tốt hơn so với việc học đồng đều. Khả năng của con người là có hạn và người học cũng vậy. Việc học lệch và ôn thi lệch tạo điều lý tưởng để người học có thể tập trung nhiều thời gian để đem lại hiệu quả tốt nhất cho môn học đó. Chính vì lý do này mà tình trạng học lệch vẫn tiếp diễn mặc dù nhà trường đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng này. Bởi vậy, giảm tình trạng học lệch luôn là vấn đề nan giải và đau đầu với nhà trường cũng như những nhà phát triển giáo dục. Việc học lệch có thể mang lại kết quả tốt ngay tức thì nhưng hậu quả của nó là mãi về sau này. Học lệch, tập trung vào một số môn học sao nhãng, lơ là các môn học còn lại làm cho bạn bị thiếu hụt kiến thức. Không phải ngẫu nhiên mà người phát triển giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục lại sắp xếp, lựa chọn chương trình các môn học. Tất cả các môn học đều có lợi cho sự phát triển tri thức một cách đồng đều. Việc học lệch có thể làm lu mờ tầm quan trọng của những môn học khác. Nhưng tôi dám khẳng định với bạn rằng, chắc chắn một ngày nào đó bạn phải sử dụng đến những kiến thức mà bạn đã từng lãng quên ấy. Không cần phải xa xôi đâu cả. Ngay khi bạn học đại học, những kiến thức mà có thể bạn đã từng lãng quên ấy là hành trang không thể thiếu để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của bạn. Ngoài ra việc học lệch ôn thi lệch còn khiếncho não bộ phát triển không đồng đều. Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều. Cũng có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do người học không quyết tâm, cố gắng, không học đúng nghĩa của người học. Họ học không đúng nghĩa đam mê tìm tòi học hỏi với mục đích phát triển trí tuệ. Họ chỉ học bởibố mẹcho đi học chỉ học như một việc rất đỗi bình thường. Với thái độ học tập như vậy nên việc học đều là điều ít có thể xảy ra. Nguyên nhân khách quan là do phương pháp giảngdạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Giáo viên chưa truyền hết được nhiệt huyết của mình với môn học khiến cho học sinh không yêu, không nhiệt huyết với môn học khiến cho việc học lệch ngày càng gia tăng. Không hứng thú với môn học dù là do nguyên nhân nào đi nữa cũng là tác nhân chính gây nên hiện tượng học lệch và ôn thi lệch. Trước tình trạng này, mọi người và đặc bệt là người quan tâm đến giáo dục nước nhà luôn tìm cách để khắc phục chúng. Như cải cách, đổi mới phương pháp giảng dạy và thi cử. Khẳng định rõ vai trò và vị trí của những môn học nền tảng còn lại. Không còn đặt suy nghĩ với học sinh khái niệm môn phụ môn chính, tạo điều kiện cho học sinh học đều và toàn diện. Học lệch và ôn thi lệch cũng giống như cái cây lớn lên mà không đủ rễ. Nó vẫn có thể sống nhưng không thể phát triển khỏe mạnh như những cây khác cũng loài. Học lệch và ôn th lệch không thể giúp người học phát triển trí tuệmột cách toàn diện. Không đạt được điều đó, ta vẫn chưa thể đạt được mục đích thật sự của việc học hỏi. Với phương chân là phát triển toàn diện, chúng ta cần nhận rõ ý nghĩa cũng như hiểm họa mà việc học lệch gây ra. Học sinh nên cần được giáo dục nhận thức hàng ngày để hiểu rõ mình đi học để làm gì? Nhận thức được điều đó tự khắc nội dung trong chương trình học tập sẽ được học sinh tiếp thu tìm hiểu một cách khoa học nhất. Không phải chỉ có học lệch và ôn thi lệch mới có kết quả cao nhất trong học tập. Đã có rất nhiều tâm gương học đều học xuất sắc. Không cần phải đi tìm kiếm tấm gương ở đâu xa. Trong lớp học của bạn chắc chắn có không ít những bạn học đều giỏi tất cả các môn học. vậy thì tại sao những người khác lại phải chọn con đường học và ôn lệch. Thiết nghĩ điều đó là không cần thiết. Hãy để kiến thức trên trường lớp là hành trang quí báu để bạn bước vào đời.

Học lệch và ôn thi lệch là một phương pháp không hợp lý. Trái lại với học lệch và ôn thi lệch là học đồng đều với đam mê tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ và tối ưu nhất. Như tôi đã nói ở trên, học lệch giống như cái cây sống không đủ rễ vậy. Không đủ rễ không chỉ không phát triển vượt trội mà còn dễ bị quật ngã trước bão táp sóng gió của cuộc đời. Kiến thức, tri thức không bao giờ là thừa thãi. Hãy cố gắng lấp đầy nó để tự tin bước trên con đường mình đã chọn.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 4

Tự học là một quá trình tự bản thân người học thu thập thông tin, xử lý thông tin để biến thành kiến thức của mình.

Hiện nay trong nhà trường khâu tự học chưa được coi trọng đúng mức. Do nhiều nguyên nhân, học sinh hiện nay đều ỷ lại thầy cô giáo: ngồi học chỉ biết chép vào vở, học thuộc và trả bài đúng như bài giảng. Mức độ này chỉ tái hiện vấn đề chứ chưa tái tạo, chưa mang tính sáng tạo cá nhân. Vì vậy, học sinh thường mau quên kiến thức, ra trường là “chữ thầy lại trả cho thầy”, kiến thức chẳng đọng lại được bao nhiêu.

Muốn quá trình dạy và học đạt kết quả, vai trò của người thầy rất quan trọng. Thầy là người định hướng kiến thức, đóng vai trò cố vấn cho học sinh. Cho nên, thầy cần khuyến khích động viên khi học sinh có những tìm tòi, sáng tạo hoặc có những bài giải hay ý kiến khác mình, thậm chí khác cả với sách giáo khoa.

Mặt khác, học sinh cần xác định động cơ, mục đích việc tự học, thấy được lợi ích của việc tự học. Từ đó, nó đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì, miệt mài trong học tập. Bởi kiến thức ở trường chỉ là kiến thức cơ bản. Muốn mở rộng, khắc sâu thì không có con đường nào ngoài tự học. Sự sáng tạo sẽ nảy sinh trong quá trình tự học. Nếu cứ phụ thuộc vào sách giải, sách mẫu; vào bài giải của giáo viên trong những buổi học thêm thì kiến thức không bền, bởi đó không phải do kết quả tư duy của bản thân. Tư duy là suy nghĩ trong hoàn cảnh có vấn đề. Tư duy là mức độ cao nhất của quá trình nhận thức. Rèn luyện phương pháp tư duy trong tự học rất quan trọng, nó góp phần cho bản thân nhìn rõ và xử lý nhanh vấn đề, thông tin cần biết. Bên cạnh đó, vai trò của cha mẹ là không thể thiếu trong việc tạo điều kiện cho con tự học. Trong nhà, cần có “góc học tập” tạo nên một không gian riêng cho con. “Góc học tập” cần thoáng, mát, đầy đủ ánh sáng để tạo cảm giác thoải mái trong khi tự học ở nhà. Cha mẹ cũng nên khuyến khích, động viên, khuyên nhủ con về mặt tích cực của quá trình tự học, tự lĩnh hội kiến thức. Nếu có tranh luận, cần tôn trọng ý kiến của con, không áp đặt cách hiểu của người lớn cho con. Ngoài ra, mối liên thông giữa nhà trường và gia đình cần liên hệ thường xuyên để nắm bắt thông tin về việc học tập, rèn luyện của con mình.

Tự học là con đường đi tới mọi thành công trong cuộc sống. Tự học giúp ta chủ động tìm hiểu, thu thập kiến thức, tự làm giàu kho kiến thức của mình. Tự học lúc còn học phổ thông sẽ là tiền đề tốt cho cho việc tự học ở bậc đại học, sau đại học sau này.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 5

Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội

Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu… Gia đình, cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình…

Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học nìà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.

Xã hội: cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. Nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp. Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều.

Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào cáctệ nạnxã hội. Cá nhân học sinh: tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội [một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn], có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mấttuổi trẻ…Gia đình sẽ mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui, gia đình không hoà hợp.

Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém… Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc… Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp vs học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực. Gia đình nên có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình… Xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài… Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao… Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.

Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xâ hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 6

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc: “Bất học bất tri lí” [Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải].

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết [sách]. Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức [chất xám] của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.

Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả [“Bể học vô bờ”]. Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên: “Học! Học nữa! Học mãi!”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 7

Học để làm gì? Cứ như những câu trả lời của các học giả xưa nay thì có đáp án vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng sự học là: Học để làm người.

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc học, quả thật “học” là một việc nan giải nhất của cuộc đời ta. Mỗi người ở một vị trí khác nhau có những suy nghĩ về việc học hoàn toàn khác nhau. Giá như những suy nghĩ trên là suy nghĩ của một người đã trưởng thành thì dưới đây lại là suy nghĩ của một người đã “xế chiều” mà tôi từng đọc được trên một trang báo mạng: Cái mục đích chân chính của sự học là thế đó. Học như thế mới mong bổ ích cho đời, làm được một phần việc trong xã hội. Trái lại, nếu cắp sách đến trường mà trong não đã mơ tưởng đến chức kia hàm nọ, thấy người xuống ngựa lên xe, mà cũng ao ước cho được cửa cao nhà rộng, thì cái bả hư vinh, cái mồi phú quý ấy chắc không chắc không sao nhắc ta lên cái địa vị làm một người chân chính ở đời được. Vậy ai muốn khỏi cái tiếng hư sinh thì cần phải “học để làm người”; mà học để làm người không phải cắp sách đến trường và thi đỗ bằng này bằng nọ, nhưng chính là noi gương kim cổ mà học theo, làm cho hết nghĩa vụ một người đối với nhân quần xã hội vậy.

Nếu như một người đã đứng tuổi suy nghĩ về việc học sau khi đã có nhiều kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời mình thì một học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường lại có một suy nghĩ hoàn toàn khác. Đó là sự trăn trở, lo lắng cho tương lai của mình sau này, sự trăn trở về công việc cho tương lai, vì không thể xác định được tương lai của mình nằm ở đâu.

Nhiều khi việc học, việc lo lắng cho tương lai của những người trẻ vẫn là mông lung lắm, đôi khi không biết bắt đầu từ đâu cho cái sự học của mình. Nếu bạn đã từng đọc Oxford thương yêu thì bạn đã nhận ra một điều, đôi khi cái “sự học” của người Việt Nam nhận được một cái nhìn phiến diện từ những đất nước khác. Điều làm tôi ấn tượng là việc học và những suy nghĩ về việc học tập của người Việt hiện nay. Thật là khó chịu nếu bị một người nói thẳng vào mặt là phát triển không có nhiều cơ hội hoàn thành khóa học; rằng người Việt mình không được dạy cách học và làm việc khoa học, có hiệu quả; rằng thực ra niềm tự hào của chúng ta chẳng là gì cả. Nhưng thực sự thì đó là sự thật, đó cũng là vấn đề của nền giáo dục nước nhà, mình không có đủ trình độ để đưa ra nhận xét hay giải quyết, nhưng vấn đề là sinh viên của Việt Nam tuy thông minh nhưng không có cách học hiệ quả. Fernando đã nói với Kim rằng học sinh ở Anh được cách sắp xếp thời gian biểu và học tập hiệu quả nhất, còn cô gái Việt Nam này phải đến cao học mới bắt đầu. Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam không biết cách làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Có nên chăng dành hẳn một môn học cho những học sinh tiểu học về cách phân chia thời gian biểu và sử dụng tốt chúng thay vì bắt ép các em tham gia những lớp học thêm và bị nhồi nhét một cách không cần thiết?

Một điều nhức nhối nữa là người Việt mình bị bệnh thành tích, mọi người chỉ quan tâm mình được bao nhiêu điểm, quan tâm con mình có được học sinh giỏi không, và mọi người xung quanh nhìn mình hay con mình ngưỡng mộ như thế nào. Để làm cái gì? Nếu như khả năng thực sự của học sinh không đúng như bằng cấp hay điểm số phản ánh. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và khả năng thực sự trong khi cái mà chúng ta quan tâm chỉ có thành tích, thành tích, thành tích. Và chúng ta cứ lôi cái bốn ngàn năm văn hiến ra để tự hào với nhau. Trong các buổi gặp mặt ngoại giao, có ai thẳng thừng nói đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, rằng bây giờ không phải lúc, không phải lúc để ôm mãi những chiến thắng của quá khứ. Ghi nhớ lịch sử là một điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải làm sao để ngay cả những người dân sống ở các nước phát triển tôn trọng và đánh giá cao người Việt Nam.

Sinh viên Việt Nam đi du học có thể dễ dàng làm quen với nếp sống, cách học tập và làm việc ở nước ngoài, và khi về nước họ được đánh giá cao bởi tác phong, kinh nghiệm và những kiến thức thực sự, trừ những trường hợp ngoại lệ, nhưng đó chỉ là một con số vô cùng nhỏ xét trên hàng triệu người dân Việt. Bắt đầu từ đâu? Ngẫm lại thì việc học của người Việt ta quả thật vẫn còn là một vấn đề quá nan giải, vẫn là một bài toán còn bỏ ngỏ mà không biết đến bao giờ mới được đáp số chính xác.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 8

Học để làm gì? Cứ như những câu trả lời của các học giả xưa nay thì có đáp án vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng sự học là: Học để làm người.

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc học, quả thật “học” là một việc nan giải nhất của cuộc đời ta. Mỗi người ở một vị trí khác nhau có những suy nghĩ về việc học hoàn toàn khác nhau. Giá như những suy nghĩ trên là suy nghĩ của một người đã trưởng thành thì dưới đây lại là suy nghĩ của một người đã “xế chiều” mà tôi từng đọc được trên một trang báo mạng: Cái mục đích chân chính của sự học là thế đó. Học như thế mới mong bổ ích cho đời, làm được một phần việc trong xã hội. Trái lại, nếu cắp sách đến trường mà trong não đã mơ tưởng đến chức kia hàm nọ, thấy người xuống ngựa lên xe, mà cũng ao ước cho được cửa cao nhà rộng, thì cái bả hư vinh, cái mồi phú quý ấy chắc không chắc không sao nhắc ta lên cái địa vị làm một người chân chính ở đời được. Vậy ai muốn khỏi cái tiếng hư sinh thì cần phải “học để làm người”; mà học để làm người không phải cắp sách đến trường và thi đỗ bằng này bằng nọ, nhưng chính là noi gương kim cổ mà học theo, làm cho hết nghĩa vụ một người đối với nhân quần xã hội vậy.

Nếu như một người đã đứng tuổi suy nghĩ về việc học sau khi đã có nhiều kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời mình thì một học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường lại có một suy nghĩ hoàn toàn khác. Đó là sự trăn trở, lo lắng cho tương lai của mình sau này, sự trăn trở về công việc cho tương lai, vì không thể xác định được tương lai của mình nằm ở đâu.

Nhiều khi việc học, việc lo lắng cho tương lai của những người trẻ vẫn là mông lung lắm, đôi khi không biết bắt đầu từ đâu cho cái sự học của mình. Nếu bạn đã từng đọc Oxford thương yêu thì bạn đã nhận ra một điều, đôi khi cái “sự học” của người Việt Nam nhận được một cái nhìn phiến diện từ những đất nước khác. Điều làm tôi ấn tượng là việc học và những suy nghĩ về việc học tập của người Việt hiện nay. Thật là khó chịu nếu bị một người nói thẳng vào mặt là phát triển không có nhiều cơ hội hoàn thành khóa học; rằng người Việt mình không được dạy cách học và làm việc khoa học, có hiệu quả; rằng thực ra niềm tự hào của chúng ta chẳng là gì cả. Nhưng thực sự thì đó là sự thật, đó cũng là vấn đề của nền giáo dục nước nhà, mình không có đủ trình độ để đưa ra nhận xét hay giải quyết, nhưng vấn đề là sinh viên của Việt Nam tuy thông minh nhưng không có cách học hiệ quả. Fernando đã nói với Kim rằng học sinh ở Anh được cách sắp xếp thời gian biểu và học tập hiệu quả nhất, còn cô gái Việt Nam này phải đến cao học mới bắt đầu. Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam không biết cách làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Có nên chăng dành hẳn một môn học cho những học sinh tiểu học về cách phân chia thời gian biểu và sử dụng tốt chúng thay vì bắt ép các em tham gia những lớp học thêm và bị nhồi nhét một cách không cần thiết?

Một điều nhức nhối nữa là người Việt mình bị bệnh thành tích, mọi người chỉ quan tâm mình được bao nhiêu điểm, quan tâm con mình có được học sinh giỏi không, và mọi người xung quanh nhìn mình hay con mình ngưỡng mộ như thế nào. Để làm cái gì? Nếu như khả năng thực sự của học sinh không đúng như bằng cấp hay điểm số phản ánh. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và khả năng thực sự trong khi cái mà chúng ta quan tâm chỉ có thành tích, thành tích, thành tích. Và chúng ta cứ lôi cái bốn ngàn năm văn hiến ra để tự hào với nhau. Trong các buổi gặp mặt ngoại giao, có ai thẳng thừng nói đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, rằng bây giờ không phải lúc, không phải lúc để ôm mãi những chiến thắng của quá khứ. Ghi nhớ lịch sử là một điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải làm sao để ngay cả những người dân sống ở các nước phát triển tôn trọng và đánh giá cao người Việt Nam.

Sinh viên Việt Nam đi du học có thể dễ dàng làm quen với nếp sống, cách học tập và làm việc ở nước ngoài, và khi về nước họ được đánh giá cao bởi tác phong, kinh nghiệm và những kiến thức thực sự, trừ những trường hợp ngoại lệ, nhưng đó chỉ là một con số vô cùng nhỏ xét trên hàng triệu người dân Việt. Bắt đầu từ đâu? Ngẫm lại thì việc học của người Việt ta quả thật vẫn còn là một vấn đề quá nan giải, vẫn là một bài toán còn bỏ ngỏ mà không biết đến bao giờ mới được đáp số chính xác.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 9

"Học ! Học nữa ! Học mãi !" Từ xa xưa ông bà ta đã khuyên dạy con cháu học để có một tương lai tốt đẹp . Họ không phải là cho người khác , mà là cho chính bảnh thân chúng ta. Nhưng một số người không nhận thức được mục đích của việc học . Có người thì cho rằng học để mai sau kiếm nhiều tiền , cũng có người thì là muốn góp ích cho đất nước , có người thì là vì đam mê năng khiếu từ nhỏ . Những điều đó không sai , là mục đích học của mỗi con người . Chúng ta sẽ chẳng thể làm được gì nếu không có mục đích , vì như thế việc làm đấy thật vô nghĩa. Tuổi chúng em bây giờ có nhiệm vụ chính là học , vậy theo em , chúng ta phải có mục đích học của riêng mình và phải cố gắng kiên trì để đạt được mục đích đó.

Trên thực tế, mỗi người có một mục đích học tập khác nhau, từ đó có những phương pháp học tập khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Còn với em, mục đích học tập của em đó chính là học để có được kiến thức nền tảng vững chắc, để có được một công việc tốt sau này và để có thể tiếp cận với những cơ hội giáo dục tốt hơn. Việc học trên trường sẽ giúp em có được kiến thức cơ bản của các môn học, kiến thức ấy có thể sẽ được ứng dụng vào cuộc sống của em sau này. Hơn nữa, với em, học là để phát triển bản thân, giúp bản thân tiếp cận được với những cơ hội giáo dục tốt hơn sau này. Ví dụ: thành tích học tập tốt sẽ được cấp học bổng tại các trường đại học danh giá trên khắp thế giới, được trở thành sinh viên trao đổi,.... Đồng thời, việc có thành tích học tập tốt cũng sẽ là điều kiện để các nhà tuyển dụng có thể xét duyệt hồ sơ xin việc sau này. Tóm lại, mỗi người cần xác định cho mình những mục tiêu học tập phù hợp để có phương pháp học tập hiệu quả nhất.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 10

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Nhân bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có hiệu quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.

Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Qúa trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo … Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.

Học là một hành động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trog xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vài trò vô cùng quan trọng.

Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trog cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự ông đã trở thành một đại văn hào của Nga. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua đầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa đó là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người làm việc quét tuyết trog công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa và người đã trở thành một doanh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu có ngày đầy tổ”.

Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học chay, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy cô nâng đỡ. Phải chăng đó là điều các bạn muốn? Để tự tin hơn trong học tập, cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một phương pháp học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trog những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học. Vì vậy, mỗi người cần phải chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.

Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân chúng ta phải xây dựng cho mình tihh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trog học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và là duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 11

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh… Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiều quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 12

Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Thế nhưng, cách học hiệu quả nhất là tự học. Chỉ có tự học mới giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu sắc kiến thức một cách chủ động và dễ dàng nhất.

Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ, tự khám phá, nghiên cứu các kiến thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức không của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình phải đào sâu suy nghĩ. Nếu như suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất của vấn đề, sau một thời gian sẽ quên mất. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của kiến thức. Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí nhớ. Có rất nhiều cách tự học nhưng bất cứ các cách tự học nào thì cũng bao gồm các khâu tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Có thể tự học qua sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế… Sách báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Học qua sách báo có nghĩa là thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức mà sách báo mang lại cho ta.

Tự học còn thể hiện qua cách nghe giảng bài. Nghe giảng không đơn thuần chỉ là nghe rồi chép vào vở rồi bỏ đấy mà khi nghe giảng còn phải hiểu và nắm vững vấn đề. Có thể tự đặt ra các câu hỏi khi nghe giảng như: Bài giảng đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó đã triển khai như thế nào? Cốt lõi của vấn đề là gì?… Có thể nói, tự học qua nghe giảng là cách học phổ biến nhất. Khi nghe giảng, ta có thể nhanh chóng thu nhận được lượng kiến thức khá lớn trong một khoảng thời gian không nhiều. Đó cũng là hạn chế của việc tự học qua nghe giảng bởi với lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian hạn chế, người học có thể không có thời gian đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, do đó không hiểu hết hay không nắm chắc vấn đề.

Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp ta củng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn để. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn gọn, súc tích và chính xác. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp học sinh nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học thuộc lòng. Cách học này không phải là học vẹt khi học phải hiểu rõ mình đang học cái gì? Nội dung của nó ra làm sao?… Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị quên. Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý quan trọng mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào cuộc sống. Điều này giúp chúng ta không bị xa rời thực tế, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, vào sản xuất nông – công nghiệp hoặc một ngành nghề nào đó. Khi áp dụng vào thực tế, các kiến thức sẽ được sử dụng triệt để, sâu sắc nhất đồng thời cũng là cách tự học hiệu quả nhất, bởi nó giúp chúng ta không chỉ nắm vững các kiến thức đã được cung cấp mà còn khám phá ra nhiều vấn đề mới nảy sinh, cần phải giải quyết bằng các thao tác tổng hợp: tra cứu sách vở, học hỏi những người có kinh nghiệm, bàn luận với bạn bè…

Vì vậy, tự học là một cách học rất quan trọng, nếu bản thân mỗi người không tự tạo cho mình được một thói quen tự học thì sẽ bị lệ thuộc vào những điều mà thầy cô đã dạy cho mình và quan trọng hơn là sẽ không nắm vững được bài. Tự học sẽ giúp chúng ta có tính chủ động học tập, là con đường dẫn tới sáng tạo, khơi nguồn lòng đam mê, tìm tòi những điều mới lạ.

Chính vì thế, tự học là khâu quan trọng nhất trong việc học – tìm hiểu kiến thức. Với mỗi người, bất kể cách học gì thì cũng phải tự học. Chỉ có tự học mới giúp ta hiểu rõ được kiến thức, hiểu được các sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 13

Mỗi người có một phương pháp học tập khác nhau tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều lựa chọn cho mình cách học tủ và học vẹt. Phương pháp học tập này đang ngày một trở nên phổ biến.

Học tủ là cách học sinh lựa chọn những phần, bài học mà học sinh đó cho là có khả năng cao xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi. Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.

Ngoài việc giúp cho học sinh qua cái bài kiểm tra, bài thi, dù là học vẹt hay học tủ thì cả hai cách học này đều mang lại nhiều tác hại trực tiếp tới học sinh. Học tủ chỉ mang tính chất xác suất, may rủi nên trong nhiều trường hợp, khi không gặp đúng bài mình đã học, học sinh đó sẽ không có khả năng, không đủ kiến thức làm bài. Từ đó, học sinh dễ nảy sinh các vấn đề khác như quay cóp, gian lận trong thi cử … Học vẹt là một sự chống đối của học sinh, mang nhiều sự nguy hiểm khi mà bên ngoài thì học sinh đó có vẻ là một người chăm chỉ nhưng bản chất bên trong thì trống rỗng, dẫn tới kiến thức tiếp thu được chỉ là con số không. Từ đó, học sinh không có khả năng vận dụng những gì mình được dạy đưa vào thực tế.

Một trong những nguyên nhân có thể kể đến chính là do chương trình học của bộ giáo dục đề ra nặng về kiến thức, khô khan, cứng nhắc khiến một bộ phận học sinh chán học, học chống đối. Bản thân các bậc phụ huynh lại tạo sức ép, gây áp lực học tập lên con cái trong khi chưa hề có một định hướng cụ thể. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận nguyên nhân một phần cũng một phần xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh. Chưa có ý thức tự giác trong học tập, học sinh nảy sinh việc học chống đối, thụ động. Nhiều học sinh ngay từ đầu đã không có mục đích, động cơ học tập rõ ràng dẫn đến lười học, học chưa đúng phương pháp. Game online, Facebook, … chiếm khoảng thời gian lớn trong ngày khiếm học sinh không đủ giờ để ôn tập và hệ thống kiến thức được học cũng là lí do dẫn đến việc học đối phó.

Gia đình, nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để giảm thiểu, bài trừ những phương pháp học tiêu cực này. Phụ huynh cần có những định hướng cụ thể trong việc học tập của con em, dành thời gian bên con em và cho phép con mình tham gia các hoạt động ngoài trời lành mạnh, bổ ích. Nhà trường cần có những phương pháp nhằm giảm thiểu áp lực cho học sinh trong từng bộ môn. Bản thân mói học sinh cũng cần xây dựng cho mình ý thức tự giác. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần có sự sắp xếp thời gian hợp lí giữa việc học và các hoặt động giải trí khác.

Học tủ, học vẹt là cách học rất nguy hại, cần phải bài trừ và loại bỏ. Nếu không thay đổi phương phát học tập thì sẽ không chỉ ảnh hưởng tới tương lai của học sinh khi bước vào đời, mà còn tác động đến tương lai của cả đất nước. Học sinh chúng ta cần phải thay đổi cách học tập để lấp đầy tri thức, để hoàn thiện bản thân.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 14

Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình. Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn. Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. Thứ ba, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình. Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên.Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc.Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình Tóm lại, học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.

Trình bày suy nghĩ của em về việc học - Bài mẫu 15

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm racách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh… Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

Học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ với mỗi người học sinh. Bở vì, đối với gia đình việc các bạn học tập tốt sẽ là sự trả ơn công dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, là món quà quý giá đáp lại sự dạy dỗ của thầy cô. Vì vậy, việc học tập không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng ta. Top lời giải xin gửi tới thêm bạn đọc 5 bài văn mẫu về Trách nhiệm của học sinh trong việc học tập.

Trách nhiệm của học sinh trong việc học tập - Bài mẫu 1

Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay! Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó chính là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất. Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang - anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa. Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế. Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan.” Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa. Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước. Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình. Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc. Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.

Trách nhiệm của học sinh trong việc học tập - Bài mẫu 2

Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chẳng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hòa nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chỉnh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng cũng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

Trách nhiệm của học sinh trong việc học tập - Bài mẫu 3

Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra. Và học sinh chúng ta - những người chủ tương lai của đất nước - phải góp một phần sức cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra: Thái độ sống và học tập của học sinh ngày nay là gì?

Trước hết chúng ta phải hiểu được “thái độ sống” là gì? Thái độ sống là thái độ mà mỗi con người thể hiện. Người có thái độ sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Thái độ này thể hiện cách họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Bên cạnh đó, thái độ sống sẽ góp phần quyết định thái độ học tập của mỗi học sinh. Trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, cần lắm những thái độ sống đúng mực, tích cực, đồng thời thái độ cầu tiến trong học tập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam lên tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu. Nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”. Thế học sinh chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định thái độ sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng. Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vận dụng những điều đã học vào thực tế.

Ngày xưa, anh hùng Lý Tự Trọng đã từng nói:”Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!” trong thời kỳ chiến tranh bao lớp học sinh xông pha lên đường với một mục tiêu - lý tưởng “ Tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tự do của đất nước”. Biết bao thế hệ học sinh đã ngã xuống vì một lý tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát triển thì thái độ sống tốt đẹp và học tập chăm chỉ của học sinh lại càng đóng vai trò quan trọng. Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng cần phải sống có mục đích cao đẹp, thái độ đúng mực, cố gắng học tập, rèn luyện bản thân. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em”. Lời nhắn nhủ thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó khăn trước mắt, luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam, hay những tấm huy chương vàng, huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Lý, Hoá, Sinh, trong những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: "Hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi". Và chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết những Enstein, Môza, Đác-uyn,... Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên điều vĩ đại và được lưu danh muôn thuở. Như mục đích "ra đi tìm đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc " của Bác. Đó là một minh chứng rất cao đẹp!

Nhưng hiện nay, một bộ phận lớn học sinh lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”. Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Dưới tác động của những mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng cũng đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên, học sinh -sinh viên có lối sống lệch lạc, sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật; có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí, có biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, tội phạm. Các phương tiện thông tin, báo chí, truyền hình, internet thời gian qua đã phản ánh nhiều hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên, học sinh-sinh viên “Ngắn trước, rách sau” “Siêu mỏng”, rồi các “Hót girls, hót boy”; truy cập các trang Web độc hại, Chát Nude, đua xe, quan hệ tình dục ở lứa tuổi thanh niên, học sinh-sinh viên…đang có chiều hướng gia tăng. Mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trường hợp là học sinh THPT. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở mức báo động. Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng đáng lo ngại. Tại TPHCM, 1,4% học sinh THPT nam tham gia nghiên cứu này cho biết đã từng sử dụng ma tuý. Trong khi đó, các chương trình giáo dục, nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh, sinh viên về các vấn đề này còn thiếu và yếu...Những thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai Dự án Giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh trung học tháng 11/2008. Tuy nhiên, cũng không phải vì những điều này mà chúng ta võ đoán, quy kết vội vàng cho rằng thanh niên hôm nay ít có lý tưởng cao đẹp như lớp thanh niên cách mạng giải phóng dân tộc. Cũng đừng vội quy thanh niên hôm nay quá vị kỷ, không có lý tưởng cao đẹp, không biết quê hương, dân tộc…nhưng đại đa số bạn học sinh bây giờ đều ham học, ham làm sống có hoài bão, luôn sẵn sàng khẳng định tài năng và trí tuệ của mình phục vụ cho xã hội.

Tóm lại, học sinh chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một thái độ sống tốt đẹp, thái độ học tập chăm chỉ vì một tương lai tươi sáng của đất nước và chính bản thân chúng ta. Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Coocsaghin trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy [tác giả Nikolai Ostrovsky]: "Cái quý nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".

Trách nhiệm của học sinh trong việc học tập - Bài mẫu 4

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chẳng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hòa nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chỉnh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng cũng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

Trách nhiệm của học sinh trong việc học tập - Bài mẫu 5

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới, Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các em”. Học tập và rèn luyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của người học sinh. Chỉ có học tập, chúng ta mới trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Khi xưa, anh hùng Lý Tự Trọng từng nói: “Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!”. Nếu như trong thời chiến, lẽ sống của người học sinh là vì lý tưởng, vì đất nước thì nay, khi cuộc sống đã hòa bình, nhiệm vụ thiết yếu nhất của chúng ta là học tập và rèn luyện. Lê- nin có một câu châm ngôn nổi tiếng rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập trong bất kì thời đại nào cũng vô cùng quan trọng. Nhờ có học tập, chúng ta mới có thể tích lũy thêm kiến thức, làm đầy những khiếm khuyết của bản thân, tự hoàn thiện chính mình. Học tập đồng nghĩa với việc chúng ta đang từng bước chinh phục biển tri thức rộng lớn, mênh mông của nhân loại. Với vốn tri thức tích lũy được, nó sẽ là hành trang quý giá để ta vững bước vào tương lai, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách của cuộc đời. Đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nếu không học tập, chúng ta sẽ không thể theo kịp bước tiến của thời đại, mãi mãi chỉ là những con người nghèo nàn, lạc hậu. Học tập cũng là cách giúp ta nâng cao vị thế, tự khẳng định giá trị của bản thân. Bằng chứng là có rất nhiều các bạn học sinh tuy trẻ tuổi nhưng đã đạt được những thành tích cao trên các đấu trường quốc tế, đưa cái tên Việt Nam vang lên đầy tự hào, sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới. Không chỉ học ở trường, trong sách vở, chúng ta còn cần phải học ngoài thực tế, bởi lẽ: “Lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.

Bác Hồ cũng từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Song song với việc tích lũy kiến thức, chúng ta còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người vừa có đức vừa có tài. Là con người trong thời đại mới, người học sinh cần phải có thái độ tích cực, chăm chỉ, khiêm tốn trong mọi việc, tuân thủ kỉ cương, luật lệ, đoàn kết trong tập thể... Đó là những hành trang cần thiết và vững bền để chúng ta bước vào thế kỉ mới- nơi có môi trường cạnh tranh, đào thải vô cùng khắc nghiệt. Hướng về tương lai nhưng chúng ta cũng cần biết ơn và trân trọng quá khứ, thực hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân của dân tộc, sống chan hòa, nhân ái với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay, chúng ta vẫn có những bạn học sinh lười biếng, không tích cực học tập và rèn luyện. Các bạn không có một mục đích sống cụ thể, sống hoài, sống phí những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời. Nếu không thay đổi, trong tương lai, họ sẽ sớm bị đào thải, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Với xu thế hội nhập như ngày hôm nay, mỗi người học sinh cần xác định rõ ràng về nhiệm vụ học tập và trách nhiệm rèn luyện của chính bản thân mình. Nó sẽ là vốn liếng quý báu để chúng ta trở thành công dân toàn cầu, góp phần đưa quê hương, đất nước phát triển hơn nữa.

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Trình bày suy nghĩ của em về việc học doTop lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề