Sự kiện nào sau đây thuộc nội dung lịch sử thế giới cận đại 1956 1917

1. Cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI)

Đây là sự kiện đầu tiên, mở đầu cho lịch sử cận đại của thế giới. Cách mạng Hà Lan cũng đồng thời là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, giải phóng và điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở Hà Lan phát triển.

2. Cách mạng Tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)

Đây là cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng và triệt để nhất châu Âu, mang ý nghĩa lớn đối với lịch sử phát triển của thê giới, song còn những hạn chế nhất định.

3. Cách mạng Công nghiệp ở Anh (từ những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XX)

Cách mạng công nghiệp ở Anh đã lan nhan sang các nước tư bản khác và thành công ở nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới; hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

4. Duy Tân Minh Trị (bắt đầu từ khi Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi - năm 1868)

Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị, giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, đưa nước này phát triển theo con đường tư bản rồi chuyển sang đế quốc.

5. Chiến tranh thế giới thứ nhất (năm 1914 - năm 1918)

Nguyên nhân gián tiếp của cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên này là do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XĨ - đầu thế kỉ XX. Các cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa đã diễn ra.

Cuộc chiến tranh khép lại với kết cục đầy bị thảm và sự phân chia lại thuộc đại. Mĩ bán vũ khí cho các bên nên được lợi nhiều nhất; các nước Anh, Pháp & Mĩ mở rộng được thuộc địa trong khi Đức mất trắng.

Đây là sự kiện cuối cùng, khép lại lịch sử thế giới Cận đại.

_ Cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI) Đây là sự kiện đầu tiên, mở đầu cho lịch sử cận đại của thế giới. Hà Lan có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu. Sự thống trị của Tây Ban Nha đã ngăn cản sự phát triển này.

Nhân dân Nedecland nhiều lần nổi dạy chống lại Vương quốc Tây Ban Nha. Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan được chính thức công nhận. Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, giải phóng Hà Lan và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Hà Lan

Tuy nhiên, xét theo tính chất, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

_ Cách mạng tư sản Anh diễn ra vào thế kỉ XVII trong sự phát triện của chủ nghĩa tư bản ở Anh. Sự thay đổi kinh tế và những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản quý tộc mới với chế độ phong kiến là nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng.

Kết quả: Chế độ phong kiến bị lật đổ và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.

_ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mĩ.

Đầu thế kỉ XVIII: thực dân Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ => kinh tế tư bản chủ nghĩa của 13 thuộc địa bị cản trở bởi Anh.

Chiến tranh bùng nổ vào tháng 4 năm 1775, ngày 4 - 7- 1776, Tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền thuộc địa được xác lập.

_ Cách mạng Pháp: Đây là cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng và triệt để nhất châu Âu, mang ý nghĩa lớn đối với lịch sử phát triển của thê giới, song còn những hạn chế nhất định.

Các mặt tích cực: Lật đổ chế độ phong kiến mục nát, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp. Quần chúng nhân dẫn là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao.

Các mặt còn hạn chế: chưa giải quyết hết được các vấn đề về quyền lợi của người dân, đặc biệt là vấn đề ruộng đấng, cách mạng chưa hoàn toàn rõ ràng, đến nơi, không xóa bỏ chế độ bóc lột bên ngoài thì áp bức thuộc địa.

_ Cách mạng Công nghiệp ở Anh:

_ Lĩnh vực công nghiệp từ nửa  sau thế kỉ XVIII sản xuất bằng máy móc được tiến hành đầu tiên ở Anh, (với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt) sau đó lan rộng sang các nước Âu – Mĩ.

=> Tạo nên cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới

_ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, nhiều phương pháp mới ra đời nhanh và rẻ hơn, nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng như than đá, sắt (nguyên liệu chủ yếu),… _ Máy hơi nước của James Watt được phát minh vào năm 1784 là một phát minh quan trọng, có tính cơ sở, làm nền tảng cho sự phát triển công nghiệp cũng như sự ra đời của nhiều máy móc khác, thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển (=> đến năm 1870 thế giới đã có hơn 200 000 km đường sắt và hơn 500 tàu thủy). >=> Giao thông phát triển => hoạt động giao thương trở nên nhộn nhịp hơn => công nghiệp phát triển (=> quá trình đô thị hóa) _ Một số phát minh tiêu biểu là: Máy kéo sợi Jenny; Tàu hỏa Stephenson; Đèn sợi đốt; Tàu thủy Fulton; Bảng chữ cái và máy điện tín Morse; Động cơ đốt trong; Động cơ hơi nước; Động cơ diesel;….

=> thê kỉ XX là thế kỉ sắt, máy móc và động cơ hơi nước.

_ Ngoài ra, nông nghiệp cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật với sự ra đời của phân hóa học, máy kéo chạy, mày cày nhiều lưỡi, máy gặt đập,… – được sử dụng phổ biến và rất rộng rãi. _ Trong lĩnh vực quân sự, nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, súng trường bắn nhanh và xa, ngư lôi bắt đầu được sử dụng, khí cầu trinh sát trận địa đối phương,… => Thế kỉ XVIII – XIX là thời kì nở rộ của khoa học kĩ thuật so với các thể kỉ trước có nhiều phát minh và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.

_ Nửa đầu thế kỉ XIX diễn ra nhiều phong trào công nhân và đập phá máy móc ở Anh, Pháp, Bỉ & Đức. Tuy đều thất bại do chưa có sự lãnh đâo và đương lối chính trị đứng đắn, nhưng các phong trào này đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và đồng thời tạo tiền đề cho lí luận cách mạng.

_ Các Mác và Ăng gel là hai người bạn thân và hai nhà lí luận cách mạng lỗi lạc. Cả hai đều cho rằng dưới giai cấp vô sản hoàn toàn có khả năng tự giải phóng khỏi sự thống trị của giai cấp tư sản nếu có đường lối tư tưởng đúng đắn.

Tháng 2 năm 1848, cương lưỡng của Đồng minh những người Cộng sản được công bố ở London dưới hình thức một bản tuyên ngôn - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Đây là cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, soi đường cho giai cấp công nhân.

ngày 28 tháng 9 năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập => thúc đầy chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân quốc tế.

_ Ngày 18 tháng 3 năm 1871: quần chúng Paris tiến hành khởi nghĩa. Âm mưu chiếm đồi Mông mác của Chie thất bạn, nhân dân làm chủ Paris. Ủy ban Trung Ương Quốc dân quân đảm nhiệm vai trò Chính phủ mới.

Ngày 28 tháng 3 năm 1871, Công xã Paris thành lập. Đây là một nhà nước kiểu mới, tuy chỉ tồn tại 2 ngày nhưng đã để lại nhiều bài học quý báu.

_ Cùng với sự phát triển của các nước tư bản là sự xâm lược thuộc địa phương Đông của các nước Phương Tây, đặt ách thống trị với nhiều chính sách hà khắc, tàn bạo. Hậu quả rất nặng nề và đã dẫn đến nhiều phong trào đấu tranh quyết liệt như Thái Bình Thiên Quốc, Duy Tân Mậu Tuất (Trung Quốc); Phong trào Cần Vương, Yên Thái (Việt Nam); khởi nghĩa Xipay ở Ấn Độ, các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á song hầu hết đầu thất bại do nhiều nguyên nhân, song hầu hết vẫn do thiếu tư tưởng và đường lối tư tưởng rõ ràng, đứng đắn, lực lượng tham gia còn yếu,..

_ Riêng Nhật Bản lại thoát khỏi ách thống trị của thực dân Phương Tây. Tháng 1 năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi và tiến hành nhiều cải cách về mọi mặt:

Triều đình Minh Trị đưa ra khẩu hiệu “Phú quốc cường binh” (富国強兵, fukoku kyohei) nhằm khai thác tâm lý lo sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây nếu không chịu canh tân. Trên cơ sở đó, họ đã thuyết phục được Thiên hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây. Người Nhật trở nên nhiệt tình với văn minh khai hóa

Để xóa quyền lực của các đại danh, triều đình đã thực hiện phế phiên, lập huyện, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời, họ tuyên bố “tứ dân bình đẳng”, nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt. Điều này gây bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên triều đình Minh Trị phải vừa đàn áp vừa xoa dịu bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản tiền nhận được từ triều đình cộng với tri thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản. Giai cấp võ sĩ quý tộc tư sản chủ trương xây dựng Nhật Bản theo con đường quân sự là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản sau này trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.

Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Yên), xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường sắt) và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn.

Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật. Toà án mới (kiểu tư sản) được thành lập. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bắt đầu được quan tâm phát triển. Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật.

Về quân sự, quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh và tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược.

Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Những học sinh giỏi được cử sang du học ở nước ngoài.

Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành quy định Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến.

Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị, giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, đưa nước này phát triển theo con đường tư bản rồi chuyển sang đế quốc.

_ Tôn Trung Sơn (1866 - 1925) là đại diện ưu tú của cách mạng tư sản Trung Quốc. Tháng 8 - 1905, ông thành lập Trung Quốc đồng minh hội với học thuyết Tam Dân nhằm đánh bại Mãn Thanh phục hồi Trung Hoa.

Ngày 29/12/1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh: Trung Hoa dân quốc. Tuy nhiên, Tôn Trung Sơn cuối cùng lại để một viên quan nhà Thanh là Viên Thế Khải lên thay ông lãnh đạo => cách mạng kết thúc.

Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng có ý nghĩa lớn, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc, song còn nhiều hạn chế, lớn nhất vẫn là không đề ra mục tiêu đánh đuổi thực dân và vẫn chưa phần nào giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

_ Sự kiện cuối cùng, đã khép lại lịch sử cận đại thế giới chính là Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Nguyên nhân sâu xa chính là sự phát triển không đều giữa chủ nghĩa tư bản ở các nước. Nhiều cuộc chiến tranh để tranh giành thuộc địa đã diễn ra. Vấn đề càng trở nên gay gắt khi các nước thành lập hai khối quân sự thù địch nhau:

  • Khối Liên minh (1882): Đức, Italia & Nga
  • Khối Hiệp ước (1907): Anh, Pháp & Áo-Hung

Hai khối này ráo riết chạy đua vũ trang, mong muốn chia lại thuộc địa dể bá chủ thế giới. Sau khi thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Serbia, cuộc chiến tranh đã xảy ra.

Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916): lợi thế thuộc về phe Liên minh, năm 1916, hai phe đầu cầm cự quân và không có tiếng súng nổ ra. Giai đoạn thứ hai (1917 - 1918): phe Hiệp ước phản công và phe Liên minh thất bại hoàn toàn, chính phủ Đức đầu hàng vô điều kiện.

Kết cục: cuộc chiến gây tai họa cho nhân loại, vì không chỉ 6 mà rất nhiều nước tham gia vào, tổng cộng hơn 10 triệu người chết và 20 triệu người bị thương. Chiến phí lên tới 85 tỉ đô la, nhiều đường xá, cơ sở vật chất, giao thông bị phá hủy, thiệt hại nặng nề.

Mĩ được lợi nhất sau cuộc chiến vì không trực tiếp tham gia mà chỉ bán vũ khí cho cả hai bên. Đức mất hết thuộc địa và tay Anh, Pháp và Mĩ.

Lịch sử cận đại của thế giới (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) chính thức khép lại. Trong thời điểm này đang diễn ra cách mạng tháng 10 Nga - sự kiện mở đầu cho Lịch sử hiện đại của thế giới.