Sự kiện nào được đánh giá là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam năm 1930

Sự kiện nào được đánh giá là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Cách mạng tháng tám 1945 thành công

B. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời [1945]

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời [1930]

Đáp án chính xác
Xem lời giải

Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bước ngoặt vĩ đại của cách mạng nước ta

Thứ Hai, 11-01-2021, 02:02
Facebook Email Bản in +

LTS - Chào mừng Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng, từ số ra hôm nay, Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc “Những chặng đường vẻ vang của Ðảng”. Ðó là những mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam gắn liền với quá trình ra đời và phát triển của Ðảng qua mỗi kỳ Ðại hội.

Sau nhiều năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, vừa lao động, kiếm sống vừa nghiên cứu lý luận và thực tiễn các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc nhận ra một chân lý, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản và để thực hiện mục tiêu đó, phải có đảng cách mạng. Từ đó, Người sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên [tháng 6-1925]; tích cực huấn luyện cán bộ, tổ chức truyền bá tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào nước ta qua các phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào cách mạng Việt Nam, tháng 3-1929, tại nhà số 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập. Chủ trương là tích cực vận động thành lập một Ðảng Cộng sản, thay Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, để lãnh đạo cách mạng. Ba tháng sau, ngày 17-6-1929, tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, đại biểu các tổ chức cơ sở đảng ở miền bắc, họp và quyết định thành lập Ðông Dương Cộng sản Ðảng. Sau đó, tháng 8-1929, An Nam Cộng sản Ðảng được thành lập ở Nam Kỳ và ngày 1-1-1930, Ðông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập.

Chỉ một thời gian ngắn, ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản ra đời phản ánh tất yếu của xu thế cách mạng lúc bấy giờ, nhưng cũng báo hiệu nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ rất lớn. Trong khi đó, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Ðảng Cộng sản thống nhất trong cả nước lãnh đạo. Theo đề nghị của Quốc tế Cộng sản và với tư cách là phái viên của tổ chức này, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập, chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng. Từ ngày 6-1 đến đầu tháng 2-1930, Hội nghị họp tại Cửu Long, Hồng Công [Trung Quốc], với sự tham dự của các đại biểu Ðông Dương Cộng sản Ðảng và An Nam Cộng sản Ðảng, đã nhất trí hợp nhất hai tổ chức cộng sản này, thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Ðiều lệ vắn tắt của Ðảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Hội nghị chủ trương xây dựng các tổ chức Công hội, Nông hội, Hội phản đế và Hội cứu tế. Ngày 3-2-1930 trở thành Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Sau Hội nghị này, ngày 24-2-1930, Ðông Dương Cộng sản Liên đoàn đã đề nghị và được chấp nhận nhập vào Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Gắn liền với tên tuổi Nguyễn Ái Quốc, Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp ở nước ta; kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm đầu thế kỷ 20. Sự kiện lịch sử trọng đại này đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ dài bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước. Từ đây, cách mạng nước ta chuyển sang một thời kỳ phát triển mới.

[Biên soạn từ: Văn kiện Ðảng toàn tập; Lịch sử biên niên Ðảng Cộng sản Việt Nam].

Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam

[Chinhphu.vn] - Ngày 28/1/1941 [tức mùng Hai tết Tân Tỵ, 1941], sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng, tạo bước ngoặt to lớn và mở ra thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam.
Ngày đăng : 28/01/2021 Xem với cỡ chữ
Bản in
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, mở ra thời kỳ chuẩn bị về mọi mặt, tiến tới phát động cao trào Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 - tiền đề cho những thắng lợi sau này.

Người thanh niên yêu nước và khát vọng về con đường giải phóng dân tộc

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đất nước ta đắm chìm trong đêm trường nô lệ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Chúng biến Việt Nam thành nước thuộc địa nửa phong kiến và dùng mọi thủ đoạn thâm độc khai thác tài nguyên, bóc lột dã man của cải và sức lao động của nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc.

Phát huy truyền thống yêu nước, nhân dân đã đứng dậy tiến hành nhiều cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và bè lũ tay sai, nhưng đều thất bại. Nhiều chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã xuất dương tìm đường cứu nước nhưng vẫn không tìm ra một con đường hiệu quả.

Trong bối cảnh đó, tại một làng quê nhỏ bé - làng Sen ở Nam Đàn, Nghệ An, có người thanh niên vẫn ngày ngày nung nấu quyết tâm “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”, đó chính là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một làng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

Ngày 5/6/1911 với tên gọi là Văn Ba, Nguyễn Tất Thành đã lên tàu Amiran Amiral Latouche-Tréville, rời bến Nhà Rồng, khởi đầu một cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Người đã bôn ba khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu nước đáp ứng yêu cầu cứu nước - cứu dân.

Trong những chuyến đi, Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa, qua đó bổ sung được cho mình những kiến thức vô cùng phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và bao quát.

Người đã rút ra kết luận: Chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa.

Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Marx-Lenin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.

Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng tháng Mười Nga mở ra, Người xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, khám phá ra chân lý lịch sử: Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.

Sau khi tìm ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tập trung mọi nỗ lực truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một đảng cách mạng tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng [Trung Quốc], Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.

Đây là bước ngoặt lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về đường lối chính trị và về tổ chức của các phong trào yêu nước Việt Nam.

Sự ra đời của Đảng khẳng định tầm nhìn, vai trò, bản lĩnh, trí tuệ và uy tín của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam; là cống hiến to lớn và đầy sáng tạo của Người trong việc vận dụng chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam.

Tầm nhìn chiến lược của lãnh tụ thiên tài

Đầu năm 1940, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển mau chóng. Sự kiện Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức [tháng 6/1940] theo Người nhận định “là thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước để tranh thủ nắm thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”.

Ngày 28/1/1941 [tức ngày mùng hai tết Tân Tỵ], lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt qua mốc 108 [nay là cột mốc 675] biên giới Việt Nam-Trung Quốc về đến Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Không phải ngẫu nhiên Bác chọn Cao Bằng là nơi trở về.

Đây là một sự tính toán kỹ lưỡng liên quan tới triển vọng của phong trào cách mạng cả nước. Với tầm nhìn chiến lược của một vị lãnh tụ thiên tài, Người đã phát hiện Cao Bằng là nơi hội tụ đủ cả “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để xây dựng căn cứ địa cách mạng của cả nước.

Tháng 10/1940, khi chính thức quyết định chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”.

Tầm nhìn của ãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chọn Cao Bằng là một địa bàn có ý nghĩa chiến lược cho cách mạng giải phóng dân tộc, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa một địa phương với toàn quốc, giữa phong trào cách mạng một vùng với phong trào cách mạng cả nước, nhận thức, đoán định được hiện tại và triển vọng tương lai.

Với nhận định đánh giá và sự lựa chọn thiên tài của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Pác Bó-Hà Quảng-Cao Bằng đã trở thành “đại bản doanh” của căn cứ Việt Bắc, trở thành cội nguồn, chiếc nôi của cách mạng Việt Nam.

Những tư tưởng chỉ đạo cách mạng của Người được đưa vào thực tế một cách nhanh chóng và linh hoạt, từng bước đưa cách mạng cả nước tới thắng lợi mà đỉnh cao là thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa [nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam].

Tạo bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam

Việc Bác Hồ trở về Tổ quốc vào mùa xuân năm 1941 đã đáp ứng đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng trong nước và sự phát triển của tiến trình lịch sử đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc Việt Nam.

Người đã cùng Trung ương Đảng hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam và phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, tập hợp lực lượng cùng toàn Đảng, toàn dân hướng vào mục tiêu cao nhất là giành độc lập dân tộc và chính quyền về tay nhân dân; thúc đẩy toàn bộ tiến trình của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần lan tỏa, lan rộng các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ tới Nam Kỳ; cùng với đó là việc củng cố tổ chức, hệ thống Đảng từ Trung ương đến địa phương, tập hợp các lực lượng tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng.

Quyết định của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi trở nước cũng là cơ sở quan trọng sau này để Việt Nam củng cố các mối quan hệ với các nước Đồng minh chống lại chủ nghĩa phátxít; cũng như tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhiều nước đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và Cách mạng tháng Tám 1945.

Sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho thấy tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ thiên tài, không chỉ tạo ra bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Đó là bài học về xây dựng căn cứ địa cách mạng; bài học về dự báo và nhận định, đánh giá đúng tình hình, xu thế vận động của cách mạng từ đó kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra; bài học về xác định thời cơ và chớp thời cơ cách mạng; bài học về xây dựng thế trận lòng dân, tuyệt đối trung thành, ủng hộ, bảo vệ Đảng và cách mạng; bài học về xác định nhiệm vụ cách mạng; bài học về tập hợp, xây dựng lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi [Mặt trận Việt Minh]; bài học về công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trước sự thay đổi của tình hình.

Những bài học này có giá trị và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mãi mai sau.

Kỷ niệm 80 năm Ngày Bác Hồ về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vào thời điểm đang diễn ra Đại hội lần thứ XIII của Đảng là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; từ đó khẳng định ý nghĩa, giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Qua đó giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, thể hiện lòng tự hào, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước./.

[theo TTXVN]

VP. Võ Sóng Hồng
Lần xem: 468
Go top

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng nước ta, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc.

  • Mãi mãi niềm tin theo Đảng

  • Bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại mặt trận Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới. Ảnh: Tư liệu TTXVN

87 năm qua, dù con đường đi lên có lúc quanh co, phức tạp, dù có lúc phạm khuyết điểm, sai lầm, nhưng với bản lĩnh vững vàng, thực sự khiêm tốn, cầu thị, nên Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng nước ta

Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đất nước ta chìm trong đêm dài nô lệ. Nhân dân ta liên tiếp đứng lên chống ách áp bức, bóc lột của thực dân cướp nước và phong kiến tay sai. Các phong trào diễn ra mạnh mẽ, tràn đầy khí phách bất khuất và sáng ngời tinh thần yêu nước, nhưng tất cả đều không thành công, vì thiếu một đường lối đúng.

Trong bối cảnh ấy, đồng chí Nguyễn Ái Quốc với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, đã bôn ba khắp thế giới để tìm đường cứu nước, cứu dân và Người đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".

Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của Người, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam khi đó [Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn] đã họp Hội nghị hợp nhất thành một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thảo luận và thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đồng thời định kế hoạch lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Các văn kiện trên đã xác định nhiệm vụ cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, lập ra Chính phủ của nhân dân, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được sống tự do, hạnh phúc.

Với sự kiện lịch sử trọng đại này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức được thành lập. Từ đây cách mạng nước ta có đường lối đúng đắn. Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự trở thành người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Đây là sự phát triển tất yếu của lịch sử, là kết quả của sự phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng nước ta, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta. 87 năm qua, dù con đường đi lên có lúc quanh co, phức tạp, dù Đảng ta có lúc phạm khuyết điểm, sai lầm, nhưng do có bản lĩnh vững vàng, thực sự khiêm tốn, cầu thị, Đảng ta nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, được nhân dân tin yêu, ủng hộ, cho nên Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, không một thế lực nào ngăn cản nổi. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã lập nên những kỳ tích trong thế kỷ XX, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; thắng lợi của các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; thắng lợi của công cuộc đổi mới, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Để có được những thành quả vĩ đại đó, Đảng ta và nhân dân ta đã phải đổ bao xương máu, gánh chịu biết bao hy sinh. Chỉ riêng cuộc "khủng bố trắng" của thực dân Pháp trong những năm 1931-1932, đã có hàng vạn cán bộ, đảng viên và những người yêu nước bị giam cầm, tù đày, giết hại; nhiều đồng chí lãnh đạo xuất sắc của Đảng như: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai... bị sát hại. Trong các nhà tù khét tiếng của địch như Côn Đảo, Sơn La, Hoả Lò, Lao Bảo, Phú Quốc,... giam cầm, tra tấn hết sức dã man những người cộng sản; riêng ở nhà tù Côn Đảo có 793 đồng chí hy sinh; ở Kon Tum có 339 đồng chí bị thủ tiêu. Trong những năm 1954-1959, ở miền Nam có 466.000 đảng viên và những người yêu nước bị bắt giam, 400.000 người bị đưa đi đày và 68.000 người bị giết. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160.000 đảng viên hy sinh...

Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi

Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam trong suốt 87 năm qua đã chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta; đồng thời chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang. Và cũng chính trong quá trình đó, Đảng ta đã tích luỹ và đúc rút được nhiều bài học quý báu, hun đúc nên những truyền thống vẻ vang mà hôm nay chúng ta có trách nhiệm phải ra sức giữ gìn và phát huy.

Đó là truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ có đi theo con đường cách mạng mà Đảng ta và Bác Hồ đã lựa chọn thì cách mạng Việt Nam mới giành được thắng lợi trọn vẹn, đất nước ta mới thật sự được độc lập; dân tộc ta mới thật sự được tự do; nhân dân ta mới có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đó là truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng. Trong mỗi giai đoạn, Đảng ta luôn thấm nhuần quan điểm chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để xác định phương hướng, nhiệm vụ, phương pháp của cách mạng Việt Nam.

Đó là truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu. Nhân dân ta đã nuôi dưỡng và bảo vệ Đảng từ những ngày còn trứng nước, hết lòng tin yêu Đảng, ủng hộ và ra sức phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Sức mạnh vô tận của nhân dân làm nên sức mạnh vô địch của Đảng; nguồn gốc sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó máu thịt với nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Đó là truyền thống đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình và tình thương yêu đồng chí. Trải qua những thử thách khắc nghiệt trong nhà tù đế quốc, trước lưỡi lê, họng súng của kẻ thù hay trên chiến trường lửa đạn, những người cộng sản Việt Nam đã nêu những tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết gắn bó, thương yêu nhau; về tình đồng chí, đồng đội. Chính tình nghĩa cộng sản đó đã gắn kết những người cách mạng Việt Nam thành một đội tiên phong gang thép được nhân dân tin yêu, bạn bè ngưỡng mộ, kẻ thù khiếp sợ; tạo thành sức mạnh để Đảng ta vượt qua mọi thử thách, hy sinh, giữ vững niềm tin và giương cao ngọn cờ lãnh đạo.

Đó là truyền thống đoàn kết quốc tế thuỷ chung, trong sáng dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu cao cả. Đây là cơ sở vững chắc để Đảng ta hình thành và thực hiện thành công đường lối đối ngoại đúng đắn qua các thời kỳ, phát huy đến đỉnh cao sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa cách mạng Việt Nam liên tục phát triển.

Minh Duyên [TTXVN]
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào?

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Đảng Cộng sản Việt Nam,
  • bước ngoặt lịch sử,
  • Nguyễn Ái Quốc,
  • cách mạng Việt Nam,

Video liên quan

Chủ Đề