Sự khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2010, Hàn Quốc có 3,2 triệu sinh viên đại học và 316 ngàn sinh viên sau đại học. Các đại học Hàn Quốc đã bắt đầu tạo được uy danh trên trường quốc tế.

Sự khác nhau về cách tổ chức hệ thống giáo dục:

Hệ thống giáo dục tại Hàn Quốc gồm 6 cấp, cũng giống hệ thống tại Việt Nam. Tuy nhiên, Hàn Quốc chú trọng trong việc giáo dục bậc tiểu học với thời gian là 6 năm bắt buộc, nhiều hơn so với Việt Nam 1 năm, để tạo một nền tảng kiến thức vững chắc cũng như rèn luyện đạo đức và tính kỷ luật cho học sinh tiểu học trước khi bước vào bậc trung học cơ sở.

Theo đánh giá khách quan thì sự khác biệt trong nền giáo dục của 2 nước đó là giáo dục ở Hàn Quốc nghiêm khắc hơn giáo dục ở Việt Nam. Học sinh Hàn Quốc có áp lực học tập rất lớn với những bài kiểm tra chất lượng định kì và khối lượng kiến thức trên lớp nặng hơn ở Việt Nam rất nhiều. Điều này giúp học sinh Hàn Quốc có tinh thần tự giác cao trong học tập, luôn định hướng vươn lên và tiến tới mục tiêu trở thành những sinh viên của các trường đại học danh giá.

Người dân Hàn Quốc luôn quan niệm Đại học là cánh cửa quyết định cả cuộc đời và đặc biệt nếu bước chân vào một trong những trường đại học danh giá như: Đại học quốc gia Seoul, Đại học Korea, Đại học quốc gia Busan, Đại học quốc gia Kyungpook, Đại học quốc gia Hanyang...

Sự khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Sự khác nhau về phương pháp giảng dạy và thời gian học:

Sự chuyên nghiệp trong các giảng dạy của giáo viên ở Hàn Quốc được thể hiện trong các bài giảng bằng powerpoint để phục vụ cho công việc lên lớp. Các phòng học được trang bị thiết bị hiện đại với một máy tính kết nối với một hệ thống máy chiếu hiện đại hoặc màn hình phẳng LCD cỡ lớn.

Những thiết bị công nghệ hiện đại giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách nhanh hơn so với việc giảng dạy truyền thống bằng việc viết bảng. Việc giảng dạy thông qua các thiết bị công nghệ giúp truyền đạt đến học sinh theo một cách đầy đủ và tốt hơn thông qua những hình ảnh hay video, slide...

Giáo viên có thể giao tiếp với học sinh bằng email. Việc này rất tiện lợi để trao đổi và thảo luận các bài giảng trên lớp vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đây mà không cần gặp mặt, giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức chi phí đi lại của cả học sinh và giáo viên.

Sử dụng thiết bị điện tử dạy học cũng giúp sinh viên có thể chủ động học tập và nghiên cứu độc lập. Sinh viên có thể thảo luận theo nhóm thông qua thiết bị điện tử và internet giúp việc học tập của mình đạt kết quả cao hơn.

Thời gian học của học sinh Hàn Quốc nhiều hơn Việt Nam rất nhiều. Trung học học sinh Hàn Quốc học trên lớp 16 tiếng một ngày kể cả thứ 7 (khoảng từ 8h sáng đến 10 tối). Đối với các học sinh có lực học trung bình chúng sẽ phải học nhiều hơn để tiến gần tới mục tiêu đậu vào trường đại học. Thời gian rảnh học sinh Hàn Quốc thường dành nhiều thời gian đọc sách và tự học trên thư viện để nâng cao tinh thần tự giác học tập và rèn luyện. Vì thời gian học trên lớp chiếm phần lớn thời gian nên những sinh hoạt ăn uống nghỉ ngơi ngay tại trường với đồ ăn được chuẩn bị sẵn từ nhà mang theo hoặc có căng tin phục vụ ngay trong khuôn viên trường học.

Nếu ở Việt Nam mỗi năm học có 2 học kỳ thì tại Hàn Quốc có những 4 học kỳ. Thời gian bắt đầu năm học tại Việt Nam là tháng 9, còn Hàn Quốc là tháng 3. Các ký nhập học của trường Hàn Quốc là tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12.

Sự khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Có thể thấy rằng, nền giáo dục Hàn Quốc phát triển hơn so với giáo dục Việt Nam. Xu hướng du học Hàn Quốc vừa là cơ hội đồng thời là thách thức với giáo dục nước nhà. Hãy cho bản thân một cơ hội trải nghiệm nền giáo dục Hàn Quốc tiên tiến, một môi trường học tập hiện đại để đổi mới bản thân, hình thành tư duy, phong thái tốt hơn, phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của các doanh nghiệp yêu cầu.

Ngày nay, du học Hàn Quốc là mong muốn của nhiều bạn trẻ Việt Nam bởi Hàn Quốc là nước có nền giáo dục xuất sắc trong khu vực châu Á cũng như luôn đứng top trong các nước có đầu tư cao về giáo dục. Bên cạnh đó Hàn Quốc cũng là một quốc gia với nền văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú vậy nên trước khi bạn đặt bước chân thật sự trên xứ sở kim chi, điều bạn cần phải làm phải tìm hiểu văn hóa ở Hàn. Dù Hàn Quốc là môi trường không quá xa lạ như châu Âu nhưng văn hóa ở xứ kim chi là khá mới mẻ với nhiều Việt Nam. Việc tìm hiểu văn hóa Hàn trước khi đến du học mang nhiều lợi ích, đầu tiên không chỉ giúp bạn hiểu hơn về nơi bạn sắp đến mà còn giúp bạn hòa nhập môi trường mới nhanh chóng hơn, thậm chí là giúp bạn không bị “sốc văn hóa” ở những ngày đầu ở Hàn Quốc.

Sự khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc

1.Những thói quen hằng ngày

  • Đối với việc vệ sinh răng miệng, người Hàn thường “ngâm” rất lâu bàn chải đánh răng trong miệng, vừa lục sục chải răng vừa làm việc khác như làm tiếp bài tập, dùng điện thoại hay laptop thậm chí là nói chuyện với người khác. Trong khi đó người Việt coi hành động là mất lịch sự, người Việt chỉ đánh răng trong phòng vệ sinh và đi ra ngoài khi đã sạch sẽ tươm tất.
  • Trong đi ăn ở ngoài, người Hàn thường kêu từng món, ăn từng món riêng lẻ, ví dụ ăn xong món thịt nướng mới tiếp tục gọi cơm hoặc mì ăn thêm, không ăn kèm 2 món cùng 1 lúc. Sau khi ăn xong ra về người Hàn sẽ thanh toán ngay tại quầy thu ngân. Người Việt thường kêu nhiều món cùng một lúc, ăn kết hợp với nhau; người Việt thường sẽ gọi nhân viên thanh toán tại bàn.
  • Bữa sáng ở Hàn Quốc được chuẩn bị sẵn ở nhà, cả nhà quay quần cùng một bàn ăn trước khi bắt đầu một ngày làm việc, học tập và hầu như vì thói quen này nên buổi sáng ở Hàn Quốc, khó để tìm một quán ăn mở bán ngoài cửa hàng tiện lợi. Người Việt ít ăn sáng ở nhà, thường mua thức ăn ở ngoài hoặc là sà vào một quán trên đường đi làm, những món ăn sáng ở Việt Nam lại rất đa dạng như bánh mì, xôi, khoai luộc, phở, bún, cơm sườn, …
  • Vào ngày nghỉ, người Hàn thường hẹn bạn bè, đồng nghiệp ăn uống ở ngoài. Người Việt sẽ dành ngày nghỉ bên cạnh gia đình nhiều hơn. Ngoài ta người Hàn cũng thích các hoạt động rèn luyện sức khỏe vào cuối tuần như leo núi, đi bộ, chơi goft.
  • Ở Hàn Quốc dễ bắt gặp các cụ già thường đi một mình, hoặc hai cụ cùng đi với nhau, các cụ còn thường tụ họp đi chơi với nhau theo nhóm còn Việt Nam các cụ già thường được con cháu đưa đi.
  • Việt Nam thì thường có vụ tip, tiền bo trong khi Hàn Quốc không có văn hóa tip , bồi dưỡng cho nhân viên dịch vụ bởi vì đã tính trong giá dịch vụ rồi, hành động đưa tiền tip cho nhân viên là hành động thiếu tôn trọng và mất lịch sự.

2.Đặc điểm về con người

  • Người Hàn khá thẳng thắn, bộc trực, không ôn hòa như người Việt. Họ không dùng lời nói tránh, nói khéo vì sợ mích lòng người nghe.
  • Người dân ở xứ kim chi thường thể hiện cảm xúc nóng giận vui buồn rõ ngoài mặt, người Việt kín đáo, giỏi che giấu cảm xúc và khá điềm tĩnh.
  • Phụ nữ Hàn thường rất coi trọng nhan sắc nên hầu như tất cả phụ nữ ở Hàn dù còn trẻ hay già đều thích trang điểm, trang điểm thường xuyên. Các cô gái trẻ thì thường muốn cải thiện vẻ đẹp nên chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ đau đớn, đây cũng lý do ngành phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc rất phát triển, nhiều kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến và đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm. Trong khi người Việt đề cao vẻ đẹp tự nhiên, thường trang điểm vào những dịp đặc biệt hoặc chỉ khi đi làm đi học. Phụ nữ Việt phải “ công dung ngôn hạnh” tức là dịu dàng, đảm đang.
  • Đàn ông Hàn thường được đề cao về tiêu chuẩn lịch lãm, ga lăng, điềm đạm, mày râu nhẵn nhụi. Đàn ông Việt mạnh mẽ, bề ngoài gai góc,thẳng thắng.
  • Ở các cửa hàng, quán ăn ở Hàn Quốc, người bán hàng rất nhiệt tình và niềm nở với khách hàng, luôn nở nụ cười và chào hỏi khách.
  • Ở Hàn, nhà thường xây với phong cách khá thấp, nhiều phòng nhỏ, còn Việt Nam xây nhà với tiêu chí “nhà cao cửa rộng”.
  • Người Hàn Quốc không tin tưởng tin ngưỡng như ở Việt, rất ít nhiều theo đạo. Tuy nhiên ở Việt Nam, tôn giáo và tín ngưỡng khá phong phú.
  • Người Hàn xem người trẻ hơn hoặc vị trí thấp hơn thì phục vụ, tôn trọng người lớn tuổi. Người Việt Nam thì xem đạo lý “kính trên nhường dưới” làm quan trọng , anh nhường em, nam nhường nữ , mạnh nhường yếu …
  • Người Hàn có tính đề cao dân tộc, bảo thủ, bảo hộ thị trường và văn hóa trong nước như các sản phẩm trong nước, không tin tưởng sài hàng nhập từ nước ngoài. trong khi người Việt thường thích sài hàng “ngoại”, suy nghĩ thoáng nên xã hội mang tính hội nhập cao. Bên cạnh đó, người Hàn cũng sử dụng các website trong nước.
  • Khi sử dụng các dịch vụ Internet, người Hàn luôn khai thật số công tước cũng như các thông tin cá nhân, còn ở Việt Nam thì hoàn toàn phản đối chuyện này.
  • Cả hai dân tộc đều có ngày lễ và Tết . Người Hàn trong những ngày này về thăm ông bà cha mẹ theo luật lệ , không ai dám làm trái. Làm luật xong rồi thì về nhà đi chơi, ăn bánh nếp ngọt (tok), nấu mi-yok-kuk (canh tảo) , ăn khoảng 4-5 loại món ăn truyền thống như sườn bò xào ngọt , miến ngọt (chap-che) … 
  • Người Hàn có tính kỷ luật cao, chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ của một công dân, thậm chí rất hào hứng và vui mừng khi tham gia nghĩa vụ quân sự.

3.Văn hóa ăn uống

Sự khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc

  • Ẩm thực Hàn Quốc không có nhiều gia vị và rau thơm như ở Việt Nam. Món ăn Hàn Quốc chỉ gồm 1- 2 vị chính: chua-ngọt, chua-cay, cay-mặn, cay-ngọt. Ở Việt Nam một món ăn có thể kết hợp nhiều gia vị và nguyên liệu tạo sự hòa quyện nhiều vị.
  • Món ăn ở Việt Nam được chế biến theo trình tự và nguyên tắc để đảm bảo độ dinh dưỡng, không sống cũng không quá chín; trong khi người Hàn Quốc thường chế biến theo kiểu bỏ cùng một lúc và nấu chín lên.
  • Bên cạnh đó, người Hàn không có bước tẩm ướt nguyên liệu trước khi nấu.vì ở Hàn, có sở thích ăn những món với nguyên liệu nguyên chất tươi sống, cụ thể họ thích những món sasimi như người Nhật.
  • Người Hàn ăn từng miếng to, ăn nhanh, đó là cách để thể hiện sự biết ơn với người nấu món ăn, để họ biết món ăn rất ngon. Còn người Việt ăn uống khá từ tốn, ăn theo cách thưởng thức món ăn.
  • Bữa ăn của người Hàn thường chỉ có một món chính nhưng có rất nhiều món ăn kèm như các loại kim chi rau dưa. Trong khi người Việt, một mâm ăn có 2- 4 món chính như: món kho mặn, rau luộc hoặc xào, món canh và một chén nước mắm.
  • Người Hàn dùng bàn thấp và ngồi bệt dưới đất, không bao giờ nâng bát lên mà dùng thìa để vét cơm, và ăn canh; dùng đũa để lấy thức ăn.
  • Người Hàn dùng cả muỗng và đũa trong bữa ăn, đũa người Hàn là đũa sắt. Ở Việt Nam thường chỉ dùng đũa tre và đũa gỗ.
  • Người Hàn chỉ thích uống rượu soju dù là ngon hay dở. Người Việt có nhiều loại loại rượu khác nhau, mỗi nhà sẽ có một bình rượu quý để mời khách đến chơi.

(Visited 28.035 times, 5 visits today)

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC TOÀN CẦU XANH (BGC)

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Prima – Số 22 Mai Anh Tuấn, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0986231268 – 02436412999

Email:

Website: https://duhocbgc.com

Fanpage: https://www.facebook.com/DuhocBGC