Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học dân gian

_Văn học dân gian.

Văn học dân gian(VHDG) hayvăn học truyền miệnglà những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. VHDG cũng là những sáng tácnghệ thuậtngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng vềlịch sửra đời & phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác & lưu truyền, về nội dung tư tưởng & thể loại nghệ thuật

_Văn học trung đại

Sự ra đời và hình thành phát triển
I/ Sự ra đời
- Từ thế kỉ thứ X đén trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian.
- Đầu thế kỉ thứ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam.
- Văn học còn được gọi là:
+ văn học trung đại
+ văn học phong kiến
+ văn học cổ
Tồn tại từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

II/ Qúa trình phát triển
1.từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
a) Lịch sử
Giai cấp phong kiến Việt Nam rất thịnh trị, đoàn kết dân tộc, liên tiếp đánh bại quân xâm lược của phong kiến phương Bắc : năm 938, năm 988,thế kỉ X, thế kỉ XIII, thế kỉ XV.
b) Văn học
- Chủ đề tập trung của giai đoạn này là nâu cao tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần quyết chiến.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt
+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
2. Từ đầu thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII
a) Lịch sử
Xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng , các cuộc nội chiến nổ ra tranh giành quyền lực, người dân lầm than khổ cực
b) Văn học
- Tập trung phản ánh và phê phán xã hội
- Tác giả tiêu biểu :
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ Nguyễn Dữ
3. Từ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
a) Lịch sử
- Giai cấp phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng.
- Khởi nghĩa nông dân nổi lên ở khắp nơi, điển hình là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đứng đầu là ba anh em Nguyễn Huệ.
b) Văn học
-Tập trung phê phán xã hội, khẳng định quyền sống của con người.
- Tác giả tiêu biểu:
+ Hồ Xuân Hương
+ Nguyễn Du
+ Bà huyện Thanh Quan
+ Đoàn Thị Điểm
4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
- Pháp xâm lược nước ta, chính quyến đang từng bước dâng nước cho Pháp (1884)
- Nhiều cuộc kháng chiến nổi lên chống Pháp
b) Văn học
- văn học hướng hẳn vào phê phán những thói hư dởm đời .
- Bên cạnh đó, văn học còn hướng tới cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tác giả tiêu biểu:
+ Nguyễn Đình Chiểu
+ Nguyễn Khuyến
+ Trần Tế Xương

_Văn bản Nhật dụng

  • Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc vớicuộc sống con người và cộng đồng.
  • Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ để cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản)
  • Tính cập nhật của văn bản: kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày,cuộc sống hiện đại thể hiện rõ ở chức năng,để tài (đề tại có tính chất cập nhật). Văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinhhòa nhập với xã hội.
  • Văn bản nhật dụng có thế mạnh riêng giúp học sinhthâm nhập cuộc sống thực tế.
  • Tính văn chương của văn bản nhật dụng: không phải là yêu cầu cao, nhưng là yêu cầu quan trọng mới chuyển tải một cách cao nhất – sâu sắc – thấm thía tới người đọc về tính chất thời sự nóng hổicủa vấn để văn bảnđề cập

Trong dòng chảy miên viễn của nền văn học Việt Nam, chúng ta thấy rằng đó là sự tích hợp giữa hai dòng văn học: văn học dân gian và văn học viết. Phân biệt được hai dòng văn học này là vấn đề cơ bản của lịch sử văn học dân tộc. Bởi lẽ, nó không chỉ có hai phương thức sáng tác khác nhau, truyền miệng và thành văn, mà còn liên quan đến hai loại hình thức tác giả có vị trí xã hội, hoàn cảnh sinh sống, quan niệm nhân sinh, tư tưởng tình cảm, kể cả hoàn cảnh sáng tác, tâm thế sáng tác, động cơ sáng tác cũng khác nhau.

Sự giống nhau giữa văn học nhân gian và văn học viết

Giữa văn học dân gian và văn học viết chúng ta thấy có một số điểm giống nhau như:

  • Cả hai đều là sản phẩm của lao động trí óc, là sáng tạo của con người
  • Đều phản ánh bộ mặt xã hội, thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả
  • Chúng cùng sử dụng ngôn từ như phương tiện quan trọng nhất để sáng tạo hình tượng nghệ thuật, cùng thể hiện tư tưởng, quan niệm, thái độ, tình cảm của tác giả qua những hình tượng nghệ thuật đó.
  • Chúng cùng tác động đến thực tiễn, có tác dụng cải biến thực tiễn

Sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết

Sự khác nhau được thể hiện thông qua các đặc trưng của văn học viết và văn học nhân gian như lực lượng sáng tác, cách thức lưu truyền, hình thức tồn tại, vai trò, vị trí, nội dung phản ánh, lịch sử hình thành và phát triển,...

+ Lực lượng sáng tác

  • Là sáng tác tập thể, không có tác giả cụ thể
  • Là sáng tác của một hoặc một nhóm mang dấu ấn riêng

+ Cách thức lưu truyền

  • Truyền miệng từ đời này sang đời khác
  • Được lưu truyền dưới dạng chữ viết

+ Hình thức tồn tại

  • Gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày, trong đời sống xã hội
  • Là một tác phẩm cố định dưới dạng chữ viết, mang tính độc lập của một cá nhân hoặc một nhóm

+ Vai trò, vị trí

  • Là nền tảng của văn học nước nhà
  • Là sự tiếp thu những cái mới, đồng thời kết hợp với cái hay, cái đẹp của văn học dân gian

+ Nội dung phản ánh

  • Do đặc trưng của văn học dân gian về lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác nên nội dung của nó hướng đến đời sống dân dã. Đó là những vấn đề thiết thân, quen thuộc hằng ngày với nhân dân lao động, chẳng hạn qua thể loại ca dao - dân ca ta bắt gặp các chủ đề hết sức bình dị.
  • Thể hiện tâm tư, tình cảm, ước mơ mang nét riêng của tác giả

+ Lịch sử hình thành và phát triển

  • Văn học dân gian: Ra đời từ khi con người bắt đầu có tiếng nói, nhận thức
  • Văn học viết: Ra đời vào thế kỉ 10, chia làm 2 giai đoạn là văn học trung đại và văn học hiện đại

+ Cách phản ứng hiện thực:

  • Dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng hình ảnh biểu tượng để phản ánh hiện thực....
  • Dùng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật....

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học nầy bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết

Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.

Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian...

Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện . Chẳng hạn , tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao ( những nhân vật trong Truyện Kiều , Lục Vân Tiên ...)

Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Có thể nói, mảng truyện thơ Nôm khuyết danh là sự gặp gỡ của hai bộ phận văn học dân tộc.

Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Trái lại, văn học viết có tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về So sánh văn học dân gian và văn học viết (Đầy đủ) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết

Câu hỏi:So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại

Trả lời:

Giống nhau:

-Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước.

Khác nhau:

- Văn học trung đại (thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX):

+ Chữ Hán là chữ viết chính thức; sử dụng nhiều điển cố, điển tích theo lối ước lệ, tượng trưng, thường xuyên sử dụng lối văn biền ngẫu trong diễn đạt.

+ Lấy các thể loại trong văn học Hán làm cơ bản: Thơ Đường luật, tiểu thuyết chương hồi, cáo, hịch...

- Văn học hiện đại từ đầu thế kỉ XX:

+ Viết bằng chữ quốc ngữ, lối diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh.

+ Xóa bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng các thể thơ tự do; bỏ tiểu thuyết chương hồi, thay bằng tiểu thuyết hiện đại; bỏ các thể cáo, hịch, chiếu, chỉ dụ, văn tế, chuyển thành các dạng văn xuôi; các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, kí, phóng sự, tùy bút ra đời và chiếm ưu thế...

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

I. Văn học trung đại

1. Văn học trung đại là gì ?

Văn học trung đại (hay là văn học viết thời phong kiến) từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX đi cùng với sự xuất hiện của một số tác phẩm văn học của các tác giả hoặc khuyết danh.

Tầng lớp tinh thông và tâm huyết về hán học có tinh thần dân tộc công khai mở đầu cho dòng văn học viết này.

Văn học trung đại ra đời đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình văn học Việt Nam cùng với văn học dân gian làm cho diện mạo văn học của dân tộc được hoàn chỉnh và phong phú.

Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.

Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.

Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm

2. Phân loại văn học trung đại

* Văn học trung đại gồm hai thành phần chính

- Văn học chữ Hán

Được sáng tác bằng chữ Hán, song vẫn có tinh thần dân tộc cao bởi phản ánh được tình hình đất nước, xã hội và con người Việt Nam. Mặc dù vậy thì bộ phận văn học này vẫn có những hạn chế nhất định bởi vì chữ Hán không được dùng phổ biến ở nước ta (thường chỉ dùng trong tầng lớp quý tộc).

Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu như: Nguyễn Trãi (Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, Lam Sơn thực lực, Phú núi chí linh, Quân trung từ mệnh tập…), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân thi tập), Nguyễn Dữ (truyền kỳ mạn lục), Ngô gia văn phái (Hoàng Lê nhất thống chí), Lê Hữu Trác (Thượng kinh kí sự)…

- Văn học chữ Nôm

Văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán (khoảng thế kỷ XIII), tuy nhiên đây lại là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển văn học của dân tộc.

Nhìn chung, văn học chữ Nôm ra đời được thuận lợi hơn khi đã phản ánh một cách trung thực hiện thực cuộc sống cũng như đời sống tâm hồn con người Việt Nam thời bấy giờ.

3. Nội dung văn học trung đại

* Chủ nghĩa yêu nước

- Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam.

-Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” (trung với vua là yêu nước, yêu nước là trung với vua).

-Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện rất phong phú, đa dạng, là âm điệu hào hùng khi đất nước chống ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình thịnh trị.

-Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện tập trung ở một số phương diện như:

+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc (Sông núi nước Nam, Đại cáo bình Ngô).

+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù (Hịch tướng sĩ).

+ Tự hào trước chiến công thời đại (Phò giá về kinh), tự hào trước truyền thống lịch sử (Phú sông Bạch Đằng, Thiên Nam ngữ lục).

+ Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).

+ Tình yêu thiên nhiên đất nước (những bài thơ viết về thiên nhiên trong văn học Lí – Trần, trong sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến…).

* Chủ nghĩa nhân đạo

-Chủ nghĩa nhân đạo cũng là nội dung lớn, xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam.

-Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội nguồn văn học dân gian, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

-Truyền thống nhân đạo của người Việt Nam biểu hiện qua những nguyên tắc đạo lí, những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người… Tư tưởng nhân văn của Phật giáo là từ bi, bác ái; của Nho giáo là học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân; của Đạo giáo là sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên.

-Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao phẩm chất, tài năng của con người; những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

-Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo qua các tác phẩm văn học của Nguyễn Trãi (Đại cáo bình Ngô, Tùng, Cảnh ngày hè…), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ghét chuột, Nhàn…), Nguyễn Dữ (Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên…).

-Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX nhưChinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương (Bánh trôi nước, Mời trầu,chùm thơTự tình),Truyện Kiềucủa Nguyễn Du,Lục Vân Tiêncủa Nguyễn Đình Chiểu…

* Cảm hứng thế sự

- Biểu hiện rõ nét từ văn học cuối thời Trần (thế kỉ XIV). Khi triều đại nhà Trần suy thoái là lúc văn học hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân.

-Cảm hứng thế sự trở thành nội dung lớn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những bài thơ viết về nhân tình thế thái.

-Văn học viết về thế sự phát triển trong hai thế kỉ XVIII và XIX; nhiều tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”. Lê Hữu Trác viếtThượng kinh kí sự, Phạm Đình Hổ viếtVũ trung tùy bút.

-Bức tranh về đời sống nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, một xã hội thành thị trong thơ Tú Xương. Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực sau này.

II.Văn học hiện đại

1. Khái niệm và sự hình thành văn học hiện đại

Văn học hiện đại hoặc văn học hiện đại đề cập đến cuối thế kỷ 19 và đầu 20 thứ tự phong cách / phong trào thế kỷ phá vỡ các phong cách truyền thống. Văn học đương đại là thời kỳ tiếp nối văn học hiện đại. Văn học hiện đại đề cập đến văn học có niên đại từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 1960 trong khi văn học đương đại đề cập đến văn học có niên đại từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Như vậy, điểm khác biệt chính giữa văn học hiện đại và đương đại là khoảng thời gian của chúng. Hơn nữa, văn học hiện đại chủ yếu bao gồm văn học Bắc Mỹ và châu Âu trong khi văn học đương đại bao gồm văn học trên toàn thế giới.

2. Đặc điểm văn học hiện đại

- Cộng đồng văn học của thời kì này là trí thức tiểu tư sản Tây học

+ Trí thức tiểu tư sản sống ở thành thị nên chịu sự tác động của đời sống đô thị hoá.

+ Chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây làm thức tỉnh cái tôi cá nhân ,muốn khẳng định sự tồn tại của cá nhân trong đời sống.

+ Họ viết văn để khẳng định cái tôi cá nhân của mình , hình thành nên một phong trào sáng tác văn chương nên thúc đẩy Vh phát triển. Về văn học lãng mạn và văn học hiện thực:

- Không phân biệt lãng mạn và hiện thực, mà lãng mạn và hiện thực là 2 khuynh hướng thẫm mĩ đáp ứng 2 nhu cầu tâm hồn của con người.

*Về văn học lãng mạn: khẳng định cái tôi cá nhân được giải phóng về tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng.

+Đề tài ưa thích của văn học lãng mạn:

Thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo. Văn học lãng mạn thích nói cái biệt dị (những vùng xa lạ, những tính cách phi thường) .Coi buồn đau là phạm trù của mĩ học. Nhân vật của văn học lãng mạn có nhu cầu đau khổ: ho lao,ốm yếu, chết (Tố Tâm, Chương)

+ Thể loại : thích hợp với thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình

* Về Văn học hiện thực: ngược lại với văn học lãng mạn, đi vào những cảnh bình thường ở nông thôn, đi sâu vào bản chất nên các nhà văn hiện thực coi . Sáng tạo những điển hình để phản ánh xã hội, không thích tả thiên nhiên chỉ tả hiện thực. Trọng sự chân thực của chi tiết, nghiên cứu sự thật công phu. Nên VHHT thường dùng nguyên mẫu

+ Về thể loại: tiểu thuyết và phóng sự là 2 thể loại mà văn học hiện tại thể hiện đầy đủ các đặc điểm của mình . Văn học hiện tại phê phán chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa để phân biệt với hệ thống xã hội chủ nghĩa mình là nhà khoa học để phát hiện bản chất .

3. Nội dung văn học hiện đại

-Dựng lên được hình tượng những con người mới trong lao động sản xuất và chiến đấu.

-Ca ngợi công cuộc xây dựng cuộc sống mới CNXH ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà; ca ngợi sự đổi thay của đất nước, con người và tinh thần lạc quan tin tưởng.

-Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; khơi dậy được tinh thần yêu nước của toàn dân.

-Nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao biểu hiện sự tìm tòi cách thể hiện mới và cách tân. Đánh dấu một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại: tập trung thể hiện cuộc ra quân của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam; khái quát tầm vóc dân tộc trong thời đại mới, tăng cường chất suy tương chính luận, tạo âm vang rộng lớn mang hơi thở thời đại.

-Mang đến cho văn học tính chất trẻ trung, sôi nổi, thông minh, lạc quan, yêu đời…

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết

+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…